intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt giải toán có lời văn

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

481
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, học toán học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác. Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán các em sẽ áp dụng vào thao tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt giải toán có lời văn

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải toán có lời văn
  2. A.ĐẶT VẤN ĐỀ Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Mục tiêu giáo dục của Đảng đã chỉ rõ: …Đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa phổ thông và hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khỏe tốt. Muốn đạt được mục tiêu này thì dạy và học Toán trong trường phổ thông là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ môn toán: Trong các môn khoa học và kĩ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu như: cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Để đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và đạo tạo phải có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi vầ
  3. nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp. Hội nhị BCH trung ương khóa VIII lần thứ hai đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”. Trong luật Giáo dục, khoản 2, điều 24 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò – chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình này. Đổi mới phương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học chính là làm
  4. thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Mặt khác môn Toán thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học theo đặc trưng và khả năng của môn Toán, cụ thể là chuẩn bị cho cho học sinh những tri thức, kĩ năng toán học cơ bản, cần thiết cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, học toán học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác. Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán các em sẽ áp dụng vào thao tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học. Rồi mai đây, các em lớn lên, nhiều em trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, … trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực lao động, đời sống, … nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết các số 1, 2, 3,… học các phép tính cộng, trừ, … vì đó là kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa, những con số, những phép tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời. Đối vớ mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn”, là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học.
  5. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Chính những yếu tố trên nên tôi đã chọn và đưa ra: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải toán có lời văn.
  6. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I/ Một số thực trạng: Học sinh: Trong tuyến kiến thức toán ở chương trình Toán Tiểu học thì tuyến kiến thức: “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: ngôn ngữ nói chưa mạch lạc, nhiều học sinh đọc còn ê a, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa có thói quen đọc kỹ đề, chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học càng hạn chế, kĩ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán; các em học toán và giải toán một cách máy móc, nặng về rập khuôn, bắt chước.
  7. Giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy, vào lề lối dạy học hằng ngày. Việc hướng dẫn giải toán có lời văn chưa theo quy trình thích hợp, chưa cho học sinh nhận biết cấu tạo của bài toán có lời văn, giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng minh họa, ngại tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hình vẽ hay đoạn thẳng. Chưa tập cho học sinh tư duy ngược cũng như việc tập cho học sinh phát triển ngôn ngữ. mà chủ yếu là cho học sinh tìm ra phép tính gì, kết quả bài toán là bao nhiêu? Thiết bị đồ dùng: Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, trực quan hình ảnh, để học tốt “ Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh họa. Mặc dù, hằng năm qua nhà trường cũng đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học đồng bộ để dạy cho cả cấp học nhưng theo thống kê danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải toán có lời văn”. Phụ huynh: Phụ huynh còn coi nhẹ kiến thức toán của lớp Một
  8. Chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành các phương pháp giải cho học sinh mà chỉ hướng dẫn một cách áp đặt, thậm chí còn giải giúp cho học sinh. II/ Các biện pháp thực hiện: Chúng ta biết rằng khả năng giải toán phản ánh năng lực vận dụng kiến thức toán của học sinh. Giải toán có lời văn là cách giải quyết vấn đề trong môn toán. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo lời giải và cuối cùng ra đưa ra đáp số của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một. Vì thế tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Nắm bắt nội dung chương trình: Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm bắt hệ thông hóa nội dung chương trình sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng Toán Tiểu học, và đặc biệt là toán lớp 1 thì ai mà chả dạy được. Đôi khi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy. Nhiều khi giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức bài ấy, còn các kiến thức cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. Người ta thường nói: “Biết 10 dạy 1” chứ không thể “ Biết 1 dạy 1” vì kết quả thu được sẽ không còn là một nữa.
  9. a/Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tận tuần 21, học sinh mới được chính thức học về “ Bài toán có lời văn” song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài “Phép cộng trong phạm vi 3” (Luyện tập/ Tr. 46 ) ở tuần 7. Và nó có thể chia thành các mức độ như sau: *Mức độ 1: Bắt đầu từ tuần 7 đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10 đều có các dạng bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh vẽ viết phép tính thích hợp”, ở đây học sinh được làm quen với việc : -Quan sát tranh vẽ. -Tập nêu bài toán bằng lời. -Nêu câu trả lời. -Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). Ví dụ: Bài tập 5a trang 46 (SGK)
  10. -Sau khi quan sát tranh học sinh tập nêu bằng lời: “Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bóng?” , rồi học sinh tập nêu miệng bằng lời: “có tất cả 3 quả bóng”, sau đó viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính đúng: 1 + 2 = 3
  11. Với bài toán này khi học sinh trả lời các câu hỏi và nêu phép tính: 1 + 2 = 3 thì giáo viên hỏi ngay học sinh là em còn có phép tính nào khác nữa? Nhiều em sẽ trả lời được là phép tính: 2 + 1 = 3 2 + 1 = 3 Hoặc: *Mức độ 2: Tiếp theo đó kể từ tuần 16, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số cùng phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống để có phép tính đúng mà không nhìn vào tranh vẽ nữa. Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và viết phép tính. Chính vì vậy ngay sau các bài tập “Nhìn tranh viết phép tính thích hợp giáo viên cần phải chịu khó đặt câu hỏi để các em trả lời miệng.
  12. Hoặc ví dụ: Bài tập 4 trang 47
  13. Từ bức tranh học sinh có thể nêu được đề toán:“Có 3 con chim ở trên cành, 1 con chim nữa bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Giáo viên hỏi tiếp vậy “có tất cả mấy con chim?” để học sinh trả lời miệng: “Có tất cả 4 con chim”. Hoặc “số con chim có tất cả là bao nhiêu?” (số con chim có tất cả là 4), … Cứ như vậy học sinh sẽ quen dần với trả lời miệng và nêu lời giải bằng miệng. Do đó các em sẽ dễ dàng viết được các câu lời giải sau này.
  14. *Mức độ 3: Trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì khó có thể giải thích cho học sinh “ Bài toán là gì?” nên mục tiêu của tiết này là chỉ giới thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán: +Những cái đã cho (dữ kiện ) +Và cái phải tìm (câu hỏi ) Bài toán này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn” Ví dụ: Bài 1 trang 115 SGK Toán 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
  15. Bài toán: Có … bạn, có thêm …. bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
  16. -Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài toán: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. -Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: +Có bao nhiêu bạn đang đứng? +Có bao nhiêu bạn nữa đang đi tới? +Bài toán hỏi gì? -Dựa vào phần phân tích đề toán vừa nêu giáo viên yêu cầu học sinh tự điền các dữ kiện còn thiếu trong đề bài đã cho để có một bài toán hoàn chỉnh “Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?” Giáo viên chốt lại đề bài một lần nữa để học sinh nắm. Ví dụ: Bài 3 trang 116 SGK Toán Viết tiếp câu hỏi để có bài toán:
  17. Bài toán: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi …………………………………? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài toán theo các bước sau: -Cho học sinh nêu yêu cầu của bài toán: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. -Yêu cầu học sinh quan sát tranh và hướng dẫn học sinh phân tích đề: +Có mấy con gà mẹ? +Có mấy con gà con? -Dựa vào phần cho đã biết giáo viên cho học sinh tự nêu câu hỏi của bài toán “Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?” Rồi cao hơn nữa sang bài 4 trang 116 SGK Toán 1các em quan sát hình vẽ rồi điền dữ kiện vào chỗ chấm và viết tiếp câu hỏi. Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0