Trường TH Krông Ana<br />
<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản văn<br />
hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em chung sống,<br />
mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau.<br />
Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm cho<br />
kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân<br />
dân ta chắt lọc, mài dũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó<br />
với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn<br />
hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.<br />
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắm<br />
mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệu<br />
dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người<br />
dân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những<br />
nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là<br />
trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp<br />
biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên<br />
những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tớ i<br />
sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.<br />
Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và<br />
đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào<br />
trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm<br />
nhạc của bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các<br />
em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn<br />
lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới<br />
việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình.<br />
Trong những năm qua, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân<br />
thiện - Học sinh tích cực”, Nhà trường và Phòng giáo dục & ĐT huyện Krông Ana<br />
đã tổ chức nhiều Hội thi học sinh Tiểu học hát dân ca. Thông qua hội thi nhằm phát<br />
triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học. Tuy nhiên để phong trào đó<br />
mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải<br />
có những hoạt động thường xuyên hơn, tích cực hơn. Vì vậy, là một giáo viên Âm<br />
nhạc, tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi: Phải làm gì, và làm như thế nào để<br />
duy trì và phát triển được phong trào hát dân ca trong trường Tiểu học, học sinh đam<br />
mê tìm hiểu, yêu thích học hát các bài dân ca? Từ thực tế học tập của học sinh và<br />
qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp cũng như nghiên cứu<br />
trên các tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh<br />
nghiệm trao đổi với mong muốn định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học<br />
sinh, đồng thời góp phần lưu giữ, bảo tồn giá trị văn học truyền thống của dân tộc,<br />
giúp cho tất cả học sinh Tiểu học yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài dân ca,<br />
góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc, thông<br />
1<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
qua đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học”.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu<br />
Đưa ra những biện pháp để học sinh Tiểu học yêu thích học hát các bài dân ca. Đồng<br />
thời, giúp các em nhận ra những giá trị văn hóa to lớn, tìm hiểu sâu hơn, tăng cường<br />
vốn hiểu biết về kho tàng dân ca Việt Nam, từ đó các em thêm trân trọng, yêu quý và<br />
biết lưu giữ những điệu hồn của dân tộc Việt.<br />
Nhiệm vụ<br />
Thực hiện các giải pháp trong đề tài nhằm tạo được tâm lí thoải mái, hào hứng,<br />
ý thức học tập tốt mỗi khi đến tiết Âm nhạc có nội dung học hát các bài hát dân ca,<br />
đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kĩ năng sáng tạo, phát triển khả năng cảm<br />
thụ âm nhạc, góp phần học tốt các môn học khác.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh trường Tiểu học Krông Ana, năm học 2013- 2014<br />
I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Phần dạy – học hát các bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc Tiểu học.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập các tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.<br />
- Phương pháp trải nghiệm thực tế: Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân<br />
vào các tiết dạy hát dân ca ở trường.<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả<br />
thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.<br />
- Phương pháp quan sát sư phạm<br />
- Phương pháp so sánh<br />
- Khảo sát trình độ học sinh<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với Âm<br />
nhạc. Với nhận thức của học sinh tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọng<br />
trong nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái “Chân Thiện - Mỹ”. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát<br />
dân ca mà quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của dân ca,<br />
từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc, góp phần giáo<br />
dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Ngoài ra, còn giúp các em có<br />
tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.<br />
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được<br />
thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân<br />
môn Học hát có ba dạng bài là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát<br />
nước ngoài. Việc dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học là rất khó so với dạy các bài<br />
2<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
hát thiếu nhi trong chương trình sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chương<br />
trình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của<br />
một vùng, hoặc của đặc thù riêng một dân tộc, có cách nói, cách diễn đạt khác nhau<br />
giữa vùng này với vùng khác, từ thực tiễn đó đã trở thành động cơ để tôi tìm tòi<br />
khám phá, thử nghiệm bằng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ của mình để tìm ra<br />
kinh nghiệm sư phạm, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của dạy hát<br />
dân ca, giúp các em nhanh tiếp cận với văn hóa âm nhạc dân gian, nhẹ nhàng và hiệu<br />
quả hơn.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi – khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy dân ca vào các trường<br />
học phổ thông từ cấp học Mầm non với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Do<br />
vậy, học sinh sớm được làm quen với các bài hát dân ca, nên khi bước sang Tiểu<br />
học, nội dung học hát này không còn lạ đối với các em. Theo đó, những điệu hò man<br />
mát xa khơi, những tiếng ru vời vợi trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình đất, tình<br />
người…đã trở nên quen thuộc đối với nhiều học sinh, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn,<br />
hình thành nhân cách các em ngay từ nhỏ.<br />
* Khó khăn:<br />
Theo cấu trúc chương trình bộ môn âm nhạc ở cấp tiểu học mỗi lớp có 12 bài<br />
hát chính khóa và 6 bài hát học thêm tự chọn. Với thời lượng khiêm tốn đó, rất khó<br />
để giúp học sinh tìm hiểu được sâu về loại hình văn hóa nghệ thuật này. Hơn nữa cơ<br />
sở vật chất phục vụ cho giảng dạy dân ca còn nhiều thiếu thốn: phòng dạy môn Âm<br />
nhạc vẫn còn chung với phòng học các môn học khác, chưa có trang thiết bị tranh<br />
ảnh, tư liệu, các nhạc cụ dân tộc…chưa sử dụng phương pháp diễn xướng dân ca (lí<br />
do không đủ thời gian trong một tiết dạy chỉ 35- 40 phút, thiếu không gian biểu<br />
diễn….)<br />
Một số CMHS còn chưa quan tâm đến việc học Âm nhạc của con mình.<br />
b. Thành công – hạn chế<br />
* Thành công<br />
Đa số HS đều hào hứng và yêu thích các bài hát dân ca khi được học.<br />
Bước đầu học sinh được tìm hiểu sâu hơn về kho tàng dân ca Việt Nam.<br />
Các em đã biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ những giá trị văn hóa của dân<br />
tộc.<br />
Tham gia các cuộc thi Hát dân ca các cấp đạt giải cao.<br />
* Hạn chế<br />
- Khả năng tiếp thu và ý thức học tập của một số em còn hạn chế.<br />
- Một số em chưa tự tin, chưa mạnh dạn khi học hát.<br />
- Một số bậc cha mẹ học sinh chưa quan tâm nhắc nhở con em mình học tập,<br />
cũng như chuẩn bị chưa đầy đủ về sách giáo khoa, đồ dùng học tập môn Âm nhạc.<br />
3<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
c. Mặt mạnh – mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Những nốt nhạc luyến láy, những giai điệu du dương của dân ca tạo nên âm<br />
thanh lôi cuốn dễ đi vào lòng người, nên học sinh rất thích nghe, thích hát và thuộc<br />
rất nhanh các bài hát dân ca.<br />
* Mặt yếu<br />
Các bài hát dân ca còn mang tính chất vùng miền, khi dạy hát học sinh chưa<br />
hiểu hết về tập quán sinh hoạt khi sáng tác bài dân ca của từng vùng khác nhau trên<br />
mọi miền đất nước.<br />
Vốn kiến thức sơ đẳng về dân ca Việt Nam nói chung của các em rất hạn chế.<br />
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động<br />
* Nguyên nhân của thành công<br />
- Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo và Nhà trường đã tạo điều kiện tương<br />
đối đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Âm nhạc như đàn Organ,<br />
một số nhạc cụ gõ đệm.<br />
- Đa số học sinh ngoan, yêu thích học môn Âm nhạc<br />
- Có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong việc góp ý về phương<br />
pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh tiến bộ.<br />
- Bản thân luôn nghiên cứu tham khảo tài liệu, tìm tòi sáng tạo và học hỏi kinh<br />
nghiệm để lựa chọn, đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối<br />
tượng học sinh nhằm nâng cao kiến thức về dân ca cũng như phương pháp dạy hát<br />
dân ca.<br />
* Nguyên nhân của hạn chế<br />
CSVC chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết để dạy dân ca như: Thiếu<br />
các nhạc cụ dân tộc, tranh ảnh minh họa…. Vì theo TS Trần Quốc Việt - Trưởng<br />
môn Âm nhạc, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội nói: "Đi kèm với việc dạy hát dân<br />
ca, cần giới thiệu cả các nhạc cụ dân tộc phù hợp với từng vùng miền, tránh lệ thuộc<br />
quá nhiều vào nhạc khí phương tây”. Hơn nữa không gian để biểu diễn các bài hát<br />
dân ca trong các tiết học cũng chưa được đáp ứng.<br />
Thiếu tài liệu, tư liệu về dạy hát dân ca ở trường Tiểu học (chủ yếu là giáo viên<br />
tự sưu tầm và chọn lọc trong quá trình giảng dạy)<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Khả năng tiếp thu Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp<br />
1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc<br />
những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Nhưng đến lớp 4, 5, khả<br />
năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước.<br />
Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh cũng khác biệt, mỗi lớp thường có<br />
cả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năng<br />
khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa<br />
vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc…<br />
Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc,<br />
4<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học<br />
<br />
gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn<br />
toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.<br />
Thực tế hiện nay, trong giảng dạy bộ môn âm nhạc của Tiểu học, chương trình<br />
học dân ca còn ở mức “khiêm tốn”: khối lớp 1,2,3 mỗi lớp có 12 bài chính khóa và 6<br />
bài học thêm tự chọn, khối 4,5 mỗi lớp có 10 bài chính khóa và 6 bài học thêm tự<br />
chọn. Với thời lượng khiêm tốn đó, dù học sinh thực sự yêu âm nhạc dân tộc mong<br />
muốn biết nhiều bài hát dân ca khó thành hiện thực, mặt khác do số tiết âm nhạc<br />
không nhiều và thời lượng cho một tiết học cũng hạn chế (35 – 40 phút /1 tiết/1<br />
tuần), nên việc giáo dục dân ca cho học sinh khó có thể đi vào chiều sâu.<br />
Về sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó<br />
có 11 bài dân ca, đó là:<br />
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)<br />
- Lícây xanh (dân ca Nam Bộ)<br />
- Xoè hoa (dân ca Thái)<br />
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)<br />
- Gà gáy (dân ca Cống)<br />
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)<br />
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)<br />
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)<br />
- Chim sáo (dân ca Khmer)<br />
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)<br />
- Hát mừng (dân ca Hrê)<br />
Để việc dạy và học dân ca trong trường phổ thông phát huy hiệu quả, cần diễn<br />
xướng như một phương pháp dạy. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy chay vẫn là hiện<br />
tượng phổ biến tại các trường học: lên lớp tập thể, học thuộc lời, hát đúng giai điệu<br />
là xong, ít giáo viên sử dụng phương pháp diễn xướng (vì không có thời gian cho<br />
các hoạt động này). Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo khoa, kết quả dừng lại ở<br />
việc thuộc lòng lời bài hát, làn điệu, tiết học nhạc khô cứng. Mặt khác, dân ca liên<br />
quan đến môi trường diễn xướng như: cây đa, bến nước, sân đình, đời sống sinh hoạt<br />
xã hội thường ngày của đồng bào các dân tộc, các vùng miền…các trang phục cho<br />
việc biểu diễn các bài hát dân ca chưa được thực hiện thường xuyên.<br />
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc. Năm 2013 Sở<br />
GD&ĐT Tỉnh Đắk Lắk đã tập huấn và đưa vào giảng dạy các bài hát dân ca của địa<br />
phương với số lượng một tiết trên một học kì. Tuy số lượng còn ít ỏi nhưng cũng đã<br />
góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về dân ca địa phương, nâng cao chất lượng<br />
giáo dục Âm nhạc và giáo dục văn hóa trong trường học.<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
5<br />
<br />