Sáng kiến kinh nghiệm<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5<br />
<br />
Đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng học tập<br />
môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5”<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Hoạt<br />
động Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của<br />
mọi người trong xã hội. Giáo dục Âm nhạc trong nhà trường có mục đích thực<br />
hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học Âm<br />
nhạc và trực tiếp hoạt động Âm nhạc. Giáo dục Âm nhạc cũng như các nội<br />
dung giáo dục khác, ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm hoàn thiện<br />
và từng bước đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và thế<br />
giới. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất<br />
lượng giáo dục học sinh đang được thực hiện ở tất cả các cấp học và môn học.<br />
Đối với giáo dục Âm nhạc, đổi mới phương pháp dạy học là: Dạy học<br />
thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm, để<br />
học sinh khám phá những điều chưa biết. Dạy học Âm nhạc phải chú trọng<br />
phương pháp rèn luyện: “Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạyhọc”; phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp<br />
đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dùng dạy học cần thiết.<br />
Giờ học Âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: “Học<br />
vui – vui học”. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Phát triển tai<br />
nghe và sự nhạy cảm về Âm nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các<br />
em nâng cao năng lực cảm thụ Âm nhạc, đồng thời phải tăng cường các hoạt<br />
động Âm nhạc cho học sinh: xem; nghe; tự thể hiện và bình luận đánh giá. Từ<br />
đó giúp học sinh phát triển toàn diện: Đức –Trí – Thể – Mĩ và các kĩ năng cơ<br />
bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát<br />
triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiêt, đáp ứng sự đỏi hỏi<br />
của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo<br />
dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa<br />
học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo<br />
dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp<br />
GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5<br />
<br />
cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói<br />
rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.<br />
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất<br />
là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc có vị trí rất<br />
quan trọng.Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi<br />
của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo<br />
dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là<br />
phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.Trong nhà trường phổ<br />
thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành<br />
những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em<br />
những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh<br />
thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp<br />
các em học tốt các môn học khác.<br />
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhiều năm qua tôi nhận<br />
thấy đại đa số học sinh nói chung, học sinh trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
nói riêng chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Âm nhạc, chưa hiểu<br />
được nó là bộ môn nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho các em,<br />
góp phần làm cho đời sống các em thêm phong phú. Do vậy nên việc học tập<br />
môn Âm nhạc các em rất lơ là, không chú ý, ảnh hưởng lớn đến chất lượng<br />
học tập của bộ môn.<br />
Trước những khó khăn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện<br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5” và<br />
áp dụng tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai – Xã Chưkbô – Krông Buk –<br />
Đăk Lăk<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Đề tài này tôi không đi sâu từng chi tiết hay việc làm cụ thể của học<br />
sinh và giáo viên. Mục đích chủ yếu là tìm ra phương pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả giờ học Âm nhạc bởi vì các em đã bị hụt hẩng kiến thức từ các lớp<br />
dưới. Đồng thời khơi dậy các em sự ham thích để nhận thức đúng đắn hơn về<br />
tầm quan trọng của môn học. Từ đó các em có cơ hội và điều kiện để phát<br />
triển năng khiếu vốn có của mình.<br />
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5<br />
<br />
- Học sinh khối lớp 5 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai - Xã Chưkbô Krông Buk - Đăk Lăk.<br />
- Các tài liệu giảng dạy bộ môn Âm nhạc và các tạp chí có liên quan.<br />
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
Qua thực tế giảng dạy tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:<br />
1) Phương pháp nghiên cứu lí luận:<br />
Nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp các kiến thức và tìm hiểu cơ sở của<br />
việc dạy học Âm nhạc ở cấp Tiểu học.<br />
2) Phương pháp trò chuyện, đàm thoại:<br />
Thường xuyên trao đổi với từng giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5, thầy<br />
Tổng phụ trách đội, gần gũi trò chuyện với học sinh nhằm tìm hiểu khả năng<br />
và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học, từ đó có phương pháp dạy<br />
học phù hợp hơn đối với các em.<br />
3) Phương pháp quan sát:<br />
Thông qua các tiết dự giờ tại trường cũng như các tiết dạy, tôi tìm hiểu<br />
về đối tượng học sinh cũng như thực trạng của địa phương. Từ đó đánh giá<br />
khả năng và ý thức học tập của học sinh để có phương pháp dạy học hiệu quả.<br />
4) Phương pháp kiểm tra:<br />
Điều tra thực tế việc học Âm nhạc của học sinh tại trường TH Nguyễn<br />
Thị Minh Khai nói chung, học sinh khối lớp 5 nói riêng. Qua đó tôi nắm bắt<br />
được chất lượng học tập của các em và nguyên nhân dẫn đến chất lượng học<br />
tập của bộ môn đạt thấp.<br />
V. Ý NGHĨA THỰC TIỄN:<br />
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả<br />
giờ dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học nói chung, học sinh khối lớp 5 nói<br />
riêng. Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, cảm thụ đúng đắn về nghệ thuật<br />
nói chung với Âm nhạc nói riêng. Từ đó học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về<br />
tầm quan trọng của bộ môn và mở rộng, sâu thêm kiến thức Âm nhạc và nghệ<br />
thuật thể hiện tình cảm khi trình bày bài hát, bài tập đọc nhạc.<br />
- Thông qua đó giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận<br />
động, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu.<br />
- Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng<br />
gắn bó.<br />
<br />
GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5<br />
<br />
- Với cách thức thực hiện của đề tài này: Giúp học sinh tham gia tích cực<br />
trong quá trình học tập, hứng thú khi tìm tòi và sáng tạo vấn đề; hào hứng khi<br />
trình bày sáng tạo của mình.<br />
- Đề tài này là động lực giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt<br />
động văn hoá văn nghệ do trường lớp, Đoàn, Đội và các đơn vị văn hoá trong<br />
địa bàn tổ chức, tham gia có kết quả ngày một tốt hơn, góp phần phát triển khả<br />
năng ca hát của chính mình. Giúp các em hoà mình vào tập thể, rèn luyện sức<br />
khoẻ, rèn luyện toàn diện nhân cách đồng thời đảm bảo nguyên tắc “Lấy thực<br />
hành làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học tập của học sinh”.<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN<br />
I. MỤC TIÊU CHUNG:<br />
Trước sự phát triển và đổi mới của xã hội, của ngành, môn Âm nhạc<br />
được đặt một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Luôn được các<br />
cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên dạy Âm nhạc kể cả về vật<br />
chất lẫn tinh thần. Trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư đầy đủ hơn,<br />
đặc biệt là có cái nhìn đúng đắn hơn đối với môn Âm nhạc.<br />
- Tăng cường và phát huy năng lực cảm thụ Âm nhạc cho học sinh nói<br />
chung, tạo cho các em có năng khiếu có cơ hội khẳng định mình trước tập thể<br />
bạn học trong trường và ngoài xã hội. Từ đó góp phần phát triển về đức - trí thể - mĩ cho học sinh.<br />
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy và năng lực cảm thụ bằng<br />
nhiều hình thức như: Biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức<br />
Hội thi giọng hát hay (cấp tiểu học). Qua đó Âm nhạc có tác dụng mạnh mẽ<br />
đến từng học sinh, bổ sung vốn hiểu biết nhằm hướng tới “chân - thiện - mĩ”<br />
và làm cho đời sống tinh thần của các em tươi đẹp hơn.<br />
- Học Âm nhạc cần có kĩ năng khi hát, khi đọc các bài tập đọc nhạc và<br />
hiểu biết thêm về một số bài dân ca chọn lọc, truyện kể hay, góp phần vào trí<br />
tưởng tượng phong phú và làm cho con người các em thoải mái hơn trong mọi<br />
giờ học.<br />
II. ĐẶC THÙ CHƢƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC LỚP 5:<br />
(1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)<br />
GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5<br />
<br />
Việc học Âm nhạc ở các lớp dưới (lớp 1, 2, 3) chủ yếu là học hát và một<br />
số động tác vận động phụ họa. Nhờ đó học sinh được rèn về cảm tính, trí nhớ<br />
và rèn về tính chính xác cao độ - tiết tấu trong học hát. Từ đó các em có được<br />
kĩ năng để hỗ trợ cho những lớp cuối cấp và bước vào cấp 2.<br />
Bước vào lớp 4 Âm nhạc tách riêng thành một môn độc lập, có thể nói<br />
đến lớp 5 là “giai đoạn 2” học sinh được học Âm nhạc không gắn liền với môn<br />
nghệ thuật. Cụ thể về chương trình lớp 5 gồm: Học hát, khả năng phát triển<br />
Âm nhạc, Tập đọc nhạc.<br />
* Về học hát:<br />
- Củng cố, ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 4.<br />
- Đựơc học 12 bài hát, trong đó có 02 bài dân ca (1 bài dân ca Khơ me<br />
Nam Bộ, 1 bài dân ca dân tộc H’rê Tây Nguyên) và một bài hát nhạc nước<br />
ngoài (Trung Quốc). Hiểu được nội dung của mỗi bài hát khi đã được học giai<br />
điệu.<br />
- Hát đúng những ký hiệu trong bài như: dấu luyến hoa mĩ, luyến 2 - 3<br />
âm, biết lấy hơi và giữ hơi khi hát.<br />
- Biết thể hiện sắc thái tình cảm của tác phẩm khi trình bày bài hát trước<br />
tập thể. Đặc biệt là tạo được sự tự tin khi hát trước đông người từ đó các em<br />
mạnh dạn và tự hào hơn.<br />
* Về khả năng phát triển Âm nhạc:<br />
- Nhận biết một số loại nhạc cụ Việt Nam và một số nhạc cụ nước<br />
ngoài. Hiểu biết các ký hiệu như: Dấu nhắc lại, khung thay đổi.<br />
- Đọc và tìm hiểu hai truyện kể Âm nhạc: trong đó có một truyện kể về<br />
nhạc sĩ thiên tài người Đức đó là nhạc sĩ Bét tô ven; các em được nghe các bài<br />
hát dân ca chọn lọc, được làm quen với cách đánh nhịp 2/4.<br />
- Hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen, dấu lặng đơn.<br />
- Biết viết một số nốt nhạc trên khuông.<br />
* Về tập đọc nhạc:<br />
- Học 8 bài tập đọc nhạc, làm quen với thang 5 âm: Đô Rê Mi Son La.<br />
<br />
Cảm nhận được cao độ của các nốt nhạc và nhận biết được vị trí của các<br />
nốt nhạc trên khuông nhạc.<br />
- Được hát lời ca của 8 bài tập đọc nhạc khi đã đọc chuẩn về cao độ và<br />
tiết tấu.<br />
GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />