Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
lượt xem 23
download
Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu tìm ra các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nâng cao khả năng cảm thụ văn học. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu . Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non gồm có nhiều môn học và nhiều hoạt động, mỗi môn học đều có ý nghĩa tác dụng khác nhau, đều liên kết ,bổ sung cho nhau nhằm hình thành cho trẻ các biểu tượng ban đầu về thế giới xung quanh, cuộc sống và nhân cách con người. Hoạt động làm quen với văn học là một môn học đem lại cho trẻ nhiều ấn tượng và lý thú, nó phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo, giúp trẻ phân biệt được những điều xấu, tốt, thiện ác trong cuộc sống cũng như trong câu truyện trẻ ddược nghe trên lớp. Bên cạnh đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập giao tiếp và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lý trẻ em. Đồng thời nó còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 56 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn ngữ. Những bài hát du, đồng dao, dân ca đã sớm đi vào tâm hồn trẻ thơ. Những câu chuyện cổ tích,thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển được năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến kể về sự vật, hay sự kiện nào đó… Bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 2. Mục đích nghiên cứu 1/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ” Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu tìm ra các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nâng cao khả năng cảm thụ văn học. 3.Nội dung nghiên cứu Một số vấn đề nhằm giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học trong trường mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo . Khách thể nghiên cứu: Trẻ 5 6 tuổi 5. Thành phần tham gia nghiên cứu Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề nghiên cứu này đề cập đến giáo dục ngôn ngữ, tình cảm đạo đức, khả năng giao tiếp ứng xử thông qua các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mầm non từ 56 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác. 2/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng 09 năm 2018 đến ngày 10 tháng 4 năm 2019 tại lớp Mẫu giáo lớn 56 Tuổi. 6. Phương pháp nghiên cứu. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu đề tài bản thân đã sử dụng một số phương pháp sau: Trước hết phải nhận định được thực trạng của đối tượng nghiên cứu trong nội dung nay tôi sử dụng phương pháp ghi chép, quan sát, phỏng vấn, thực hành Với những phương pháp thực hành, động viên khen thưởng, phỏng vấn, quan sát đã rất hữu hiệu trong quá trình thực hiện áp dụng các giải pháp giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học Để thấy được hiệu quả của đề tài tôi đã áp dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp trong phần kết luận của đề tài Việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. 7. Kế hoạch nghiên cứu. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu đề tài bản thân đã sử dụng một số phương pháp sau: Trước hết phải nhận định được thực trạng của đối tượng nghiên cứu trong nội dung nay tôi sử dụng phương pháp ghi chép, quan sát, phỏng vấn, thực hành. Để cho đề tài nghiên cứu có hiệu quả, trước khi thực hiện đề tài tôi đã đề ra kế hoạch cụ thể cho đề tài theo từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Lựa chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu và các giải pháp từ ngày 05 đến ngày 10 tháng 09 năm 2018. Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất bằng phương pháp điều tra ghi chép từ ngày 11đến ngày 15 tháng 9/2018 Khảo sát khả năng quan tâm chia sẻ của trẻ và tổng hợp kết quả bằng phương pháp thực hành, phương pháp tổng hợp từ ngày 15 25 tháng 09 năm 2018. 3/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Khảo sát ý kiến của phụ huynh bằng phương pháp phỏng vấn từ ngày 25 30 tháng 09 năm 2018. Giai đoạn 3: Thực nghiệm các giải pháp đã lựa chọn từ ngày 1/10/ 2018 đến 20/3/2019. Giai đoạn 4: Phân tích, đánh giá kết quả của đề tài thực hiện từ ngày 21/3 8/04/2019. Giai đoạn 5: Hoàn thiện đề tài thực hiện từ ngày 8 10 tháng 04 năm 2019. PHẦN II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẶC CẢI TIẾN 1.Cơ sở lý luận : Trẻ 56 tuổi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đã được mở rộng hơn. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng bắt đầu phát triển. Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội , thiên nhiên và các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được rõ ràng, chính xác các từ ngữ trong các tác phẩm văn học. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một dạng hoạt động tổ chức cho trẻ được tự hoạt động văn học nghệ thuật. Chỉ có thể để trẻ tự hoạt động thì mới phát triển được tính tích cực của cá nhân trẻ, giúp trẻ cảm thụ văn học được tốt và nhanh nhất. Những câu chuyện cổ tích về trí thông minh, về sự tích muôn loài…Chính là người bạn thn thiết nhất đi theo trẻ trong suốt quá trình phát triển của mình. Những câu chuyện xúc động, sâu lắng sẽ giúp trẻ dần dần khôn lớn và sở hữu một khối kiến thức phong phú. Những hình tượng nhân vật cao đẹp trong truyện sẽ là tấm gương để trẻ học tập, những chi tiết hấp dẫn cảm động trong chuyện sẽ bồi dưỡng, hun đúc những tình cảm sâu lắng trong tâm hồn trẻ thơ. 4/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách kể chuyện diễn cảm. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói( lời nói kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan). Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, có kỹ năng tổng hợp, khả năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác , khả năng tập chung chú ý nói và biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen tác phẩm văn học giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn hoc đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ cảm thụ tác phẩm văn học còn có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trong giờ học chưa cao. Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Trước những yêu cầu đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng 5/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” tạo ”. Song bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có rất nhiều khó khăn đòi hỏi người giáo viên cần khắc phục. a. Thuận lợi: Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh. Ban Giám Hiệu luôn quan tâm sâu sát, giúp đỡ tạo điều kiện cho cô và trẻ có đủ dụng cụ phục vụ cho các hoạt động. Trường có nề nếp trong mọi hoạt động. Phòng học thoáng mát có đủ ánh sáng, mát mẽ về mùa hè và ấm áp về mùa đông, trẻ tham gia vào các hoạt động một cách dễ dàng, thoải mái và tự tin. Lớp được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có đủ các góc cho trẻ hoạt động. Bố trí các góc phù hợp, dễ lấy đồ dùng, tạo nhiều thuận lợi cho trẻ chơi. Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động. b. Khó khăn: Sĩ số trẻ trong lớp đông: 44cháu Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ tích cực của trẻ. Hầu hết phụ huynh sống bằng nghề nông kinh tế còn khó khăn nên việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế. Lớp chưa có máy vi tính nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện ứng dụng CNTT để đáp ứng nhu cầu học của trẻ cũng như của bậc học trong thời gian hiện nay. Lớp học chưa đươc rộng rãi nên ít nhiều còn ảnh hưởng đến các hoạt động của cô và trẻ. KHẢO SÁT ĐẦU NĂM 6/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Đề tài Nội dung khảo sát Khảo sát đầu năm Ghi chú Hứng thú 75% Truyệ Hiểu nội dung 60% n Kể diễn cảm 50% 3. Các biện pháp mới 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo 2. Biện pháp 2: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ, lời kể sáng tạo 3. Biện pháp 3 : Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 4. Biện pháp 4: Thi đua dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 5. Biện pháp 5 :Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 3.1 Nội dung các biện pháp thực hiện 3.1.1. Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo Để giáo viên có thể dạy trẻ kể chuyện sáng tạo thì môi trường cho trẻ hoạt động là điều rất cần thiết, trong năm học 2018 – 2019 để thực hiện tốt việc cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tôi đã đi sâu vào chuyên đề văn học là trang trí môi trường học tập cho trẻ, đặc biệt là góc văn học. Tôi luôn tạo ra góc văn học hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ tranh chuyện cho trẻ hoạt động hàng ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường giúp trẻ tri giác, thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo. Ngoài việc trang trí trên các mảng tường tôi còn đi sâu vào làm đồ dùng trực quan cho trẻ. Tôi luôn cố gắng làm đồ dùng thật sống động, nghộ nghĩnh, có sự di chuyển được gắn với thực tế, với đời sống hàng ngày. Để thực hiện được điều đó tôi đã sử dụng những mảnh vải vụn để khâu thành những chú 7/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” rối. Và đây là một trong vài chú rối mà tôi đã làm. Hay những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt, dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời từng con vật đó ra để trẻ tự kể chuyện theo ý tưởng của mình. Ngoài ta tôi còn làm các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích thay đổi theo từng chủ điểm để dán, trang trí cho góc văn học và những nhân vật đó được ứng dụng vào trong các câu chuyện theo từng chủ đề nhánh. VD: Với chủ đề “giao thông” tôi đã làm hình ảnh tranh về các phương tiện giao thông như ô tô khách, xe tải, xe tắc xi hay những phương tiện giao thông khác như những nhân vật trang trí vào góc văn học. Qua hình ảnh tranh đó tôi đã giúp trẻ kể được những câu chuyện sáng tạo về chủ đề giao thông. * Kể chuyện sáng tạo “Câu chuyện về xe đạp con” Vào một buổi sáng xe đạp con ở nhà, thấy buồn quá bèn nghĩ mình phải đi dạo phố chơi mới được. Xe đạp con liền chạy ào ra đường, bỗng xe đạp con gặp xe khách và hỏi: Tại sao trên mình bác lại đặt nhiều ghế thế kia, trông bác thật là xấu. Bác xe khách liền nói: Bác đặt nhiều nghế để cho hành khách ngồi trên xe đấy. Xe đạp con gật gù và nói: À thì ra là thế. Xe đạp con lại phóng vèo đi và gặp bác xe tải, xe đạp con lại hỏi bác xe tải: Thế sao bác xe tải không đặt nhiều ghế để chở hành khách mà lại có một cái thùng to thế kia? Theo các con bác xe tải sẽ trả lời xe đạp con như thế nào? Bác xe tải ôn tồn giải thích: Xe tải của bác là dùng để chở các vật liệu đấy cháu ạ nên phải có một cái thùng to để chứa chứ không cần đặt nhiều ghế đâu. Xe đạp con lại gật gù đi tiếp, cậu đang mải mê suy nghĩa một điều gì đó, thì một cô tắc xi lao tới, khiến xe đạp con xít ngã. Nhưng xe đạp con cũng không quên trầm trồ khen cô tắc xi sao mà xinh đẹp vậy, nhưng không biết cô tắc xi thì giúp ích gì cho mọi người nhỉ? Vừa lúc đó cô tắc xi lên tiếng nói với xe đạp con: Tôi là một chiếc xe tắc xi, tôi rất là nhỏ nhắn và xinh đẹp, không những thế mà tôi còn giúp mọi người đi từ nơi này đến nơi khác thuận tiện. Nhưng mà xe đạp con ơi cháu đi như vậy là rất nguy hiểm đấy. Theo các con cô tắc xi nhắc xe đạp con đi như thế nào? Cháu phải đi đúng vào phần đường của mình và không được phóng nhanh vượt ẩu nhé xe đạp con. Xe đạp con cảm ơn cô tắc xi và thầm nghĩ: hôm nay 8/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” mình đã biết được nhiều điều mới lạ trên đường phố và khi đi trên đường phải tuân thủ luật giao thông. Thông qua câu chuyện mà cô kể trẻ đã hiểu được một số công dụng của một số loại xe lưu thông trên đường bộ và giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn qua hình thức kể chuyện sáng tạo này. Ngoài việc trang trí tạo môi trường văn học cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho trẻ quan sát những bức tranh được vẽ trên tường của nhà trường. Tôi cùng trẻ trò chuyện về những bức tranh ở trên tường và kể cho trẻ nghe câu chuyện. Vào một buổi sáng xe đạp con ở nhà, thấy buồn quá bèn nghĩ mình phải đi dạo phố chơi mới được. Xe đạp con liền chạy ào ra đường, bỗng xe đạp con gặp xe khách và hỏi: Tại sao trên mình bác lại đặt nhiều ghế thế kia, trông bác thật là xấu. Bác xe khách liền nói: Bác đặt nhiều nghế để cho hành khách ngồi trên xe đấy. Xe đạp con gật gù và nói: À thì ra là thế. Xe đạp con lại phóng vèo đi và gặp bác xe tải, xe đạp con lại hỏi bác xe tải: Thế sao bác xe tải không đặt nhiều ghế để chở hành khách mà lại có một cái thùng to thế kia? Theo các con bác xe tải sẽ trả lời xe đạp con như thế nào? Bác xe tải ôn tồn giải thích: Xe tải của bác là dùng để chở các vật liệu đấy cháu ạ nên phải có một cái thùng to để chứa chứ không cần đặt nhiều ghế đâu. Xe đạp con lại gật gù đi tiếp, cậu đang mải mê suy nghĩa một điều gì đó, thì một cô tắc xi lao tới, khiến xe đạp con xít ngã. Nhưng xe đạp con cũng không quên trầm trồ khen cô tắc xi sao mà xinh đẹp vậy, nhưng không biết cô tắc xi thì giúp ích gì cho mọi người nhỉ? Vừa lúc đó cô tắc xi lên tiếng nói với xe đạp con: Tôi là một chiếc xe tắc xi, tôi rất là nhỏ nhắn và xinh đẹp, không những thế mà tôi còn giúp mọi người đi từ nơi này đến nơi khác thuận tiện. Nhưng mà xe đạp con ơi cháu đi như vậy là rất nguy hiểm đấy. Theo các con cô tắc xi nhắc xe đạp con đi như thế nào? Cháu phải đi đúng vào phần đường của mình và không được phóng nhanh vượt ẩu nhé xe đạp con. Xe đạp con cảm ơn cô tắc xi và thầm nghĩ: hôm nay 9/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” mình đã biết được nhiều điều mới lạ trên đường phố và khi đi trên đường phải tuân thủ luật giao thông. Thông qua câu chuyện mà cô kể trẻ đã hiểu được một số công dụng của một số loại xe lưu thông trên đường bộ và giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn qua hình thức kể chuyện sáng tạo này. Ngoài việc trang trí tạo môi trường văn học cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho trẻ quan sát những bức tranh được vẽ trên tường của nhà trường. Tôi cùng trẻ trò chuyện về những bức tranh ở trên tường và kể cho trẻ nghe câu chuyện. Vào một buổi sáng xe đạp con ở nhà, thấy buồn quá bèn nghĩ mình phải đi dạo phố chơi mới được. Xe đạp con liền chạy ào ra đường, bỗng xe đạp con gặp xe khách và hỏi: Tại sao trên mình bác lại đặt nhiều ghế thế kia, trông bác thật là xấu. Bác xe khách liền nói: Bác đặt nhiều nghế để cho hành khách ngồi trên xe đấy. Xe đạp con gật gù và nói: À thì ra là thế. Xe đạp con lại phóng vèo đi và gặp bác xe tải, xe đạp con lại hỏi bác xe tải: Thế sao bác xe tải không đặt nhiều ghế để chở hành khách mà lại có một cái thùng to thế kia? Theo các con bác xe tải sẽ trả lời xe đạp con như thế nào? Bác xe tải ôn tồn giải thích: Xe tải của bác là dùng để chở các vật liệu đấy cháu ạ nên phải có một cái thùng to để chứa chứ không cần đặt nhiều ghế đâu. Xe đạp con lại gật gù đi tiếp, cậu đang mải mê suy nghĩa một điều gì đó, thì một cô tắc xi lao tới, khiến xe đạp con xít ngã. Nhưng xe đạp con cũng không quên trầm trồ khen cô tắc xi sao mà xinh đẹp vậy, nhưng không biết cô tắc xi thì giúp ích gì cho mọi người nhỉ? Vừa lúc đó cô tắc xi lên tiếng nói với xe đạp con: Tôi là một chiếc xe tắc xi, tôi rất là nhỏ nhắn và xinh đẹp, không những thế mà tôi còn giúp mọi người đi từ nơi này đến nơi khác thuận tiện. Nhưng mà xe đạp con ơi cháu đi như vậy là rất nguy hiểm đấy. Theo các con cô tắc xi nhắc xe đạp con đi như thế nào? Cháu phải đi đúng vào phần đường của mình và không được phóng nhanh vượt ẩu nhé xe đạp con. Xe đạp con cảm ơn cô tắc xi và thầm nghĩ: hôm nay mình đã biết được nhiều điều mới lạ trên đường phố và khi đi trên đường phải tuân thủ luật giao thông. 10/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Thông qua câu chuyện mà cô kể trẻ đã hiểu được một số công dụng của một số loại xe lưu thông trên đường bộ và giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn qua hình thức kể chuyện sáng tạo này. Ngoài việc trang trí tạo môi trường văn học cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho trẻ quan sát những bức tranh được vẽ trên tường của nhà trường. Tôi cùng trẻ trò chuyện về những bức tranh ở trên tường và kể cho trẻ nghe câu chuyện. Tôi sẽ gợi ý và cho trẻ kể lại theo ý tưởng của trẻ. Hay trong giờ hoạt động góc trẻ chơi ở góc văn học, tôi thường cho trẻ vẽ tranh theo ý thích và hướng cho trẻ vẽ tranh theo chủ đề đang học, tôi thường xuyên động viên gợi mở để hỏi trẻ vẽ tranh gì và hãy kể về bức tranh mà con vẽ được... Ngoài việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo tôi còn đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động văn học trên lớp. Tôi thấy điều đó là rất quan trọng và cần thiết vì công nghệ thông tin giúp giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy, đồ dùng trực quan sinh động giúp hứng thú hơn khi được tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. Kể chuyện sáng tạo “cô mây” qua việc áp dụng công nghệ thông tin Vào một đêm trung thu, các bạn đang rước đèn phá cỗ thì bỗng nhiên điều gì xảy ra? (các con cùng quan sát trên màn hình xem trời như thế nào) trời mưa tầm tã các bạn nhỏ buồn rầu (vì sao hả các con?) vì các bạn không được phá cỗ trung thu và không được gặp chị Hằng Nga. Các bạn nhỏ liền viết thư hỏi chú Cuội: “Chú Cuội ơi, tại sao đêm trung thu phá cỗ trời lại mưa?”. Các bé háy đoán xem chú Cuội đã làm gì? (trẻ quan sát trên màn hình và đoán) Chú Cuội đã gọi chị Gió và chị Mây xuống để hỏi. (Các bé cùng đoán xem chú Cuội hỏi như thế nào?) Chị gió và chị mây ơi tại sao đêm trung thu trời mưa? Chị mây liền đáp nhanh: Trời mưa là tại chị gió Chị gió liền trả lời nhanh: Trời mưa là tại chị mây. Chị gió và chị mây cứ cãi nhau qua lại như vậy và bỗng có một người xuất hiện (các con cùng đoán xem ai đây?). Ông mặt trời. Ông mặt trời liền cười và bảo: Trời mưa là do cả ba chúng ta đấy, tôi sẽ chiếu những tia nắng xuống nước làm cho nước bốc 11/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” hơi lên tạo thành mây, mây sẽ tích nước và gặp chị gió, chị gió thổi mạnh tạo thành mưa đấy. Từ đó ông mặt trời, chị gió và chị mây đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Thông qua câu chuyện và cách kể chuyện sáng tạonhư trên đã kích thích tư duy của trẻ phát triển đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cáh rõ ràng, mạch . 3.1.2 : Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ, lời kể sáng tạo Với việc xây dựng môi trường học tập có đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng, phong phú thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi thường phải chuẩn bị cho trẻ rất nhiều tranh ở các góc hoạt động của lớp. Nhưng nhiều nhất vẫn là góc văn học. Những bức tranh đó có thể là do tôi sưu tầm hay những sản phẩm tranh của trẻ vẽ ra. Trong giờ đón trẻ tôi thường hướng trẻ vào các góc chơi mà trẻ thích và hướng dẫn, gợi ý cho trẻ được kể chuyện sáng tạo theo tranh mà cô đã chuẩn bị (Các bức tranh của cô chuẩn bị thay đổi theo từng chủ điểm). Tôi thường kể cho trẻ nghe các câu chuyện sáng tạo qua hình ảnh tranh vào giờ trả trẻ hay các giờ ngoại khóa khác. Đây cũng là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy trẻ cũng biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm, tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Cũng qua cách làm này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra tôi cũng đã sử dụng rất nhiều băng đĩa do nhà trường cung cấp hay những câu chuyện cổ tích để mở cho trẻ xem. Cô cùng trẻ sẽ đàm thoại về câu chuyện đó để nhận xét về nội dung câu chuyện một cách chính xác và nêu lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ. Để việc dạy kể chuyện sáng tạo được thuận lợi tôi thường tổ chức dạy trẻ theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện 1 tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng 12/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” ghép các môn học khác, qua các trò chơi để củng cố, khắc sâu kích thích hoạt động của trẻ được tốt hơn. Tôi dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện. Dạy trẻ sử dụng từng nhân vật, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn phù hợp. * Kể chuyện sáng tạo sử dụng đồ dùng trực quan. Câu chuyện “Gia đình yêu thương”với chủ đề Gia Đình Chủ nhật mẹ Lan cho về quê để thăm ông bà ngoại, nhà ông, bà ngoại có rất nhiều người. Bé nào hãy kể giúp cô nhà ông bà ngoại có những ai? Có ông, bà, chú, gì và các bác (cô cho trẻ chọn đúng thành viên và gắn). Mọi người đang cùng ăn cơm tối với nhau. Trong bữa cơm tối nhà bà ngoại có những món ăn gì? Cô cho trẻ tìm hình ảnh tranh các món ăn trẻ kể và gắn. Bà ngoại rất thương yêu bạn Lan và mỗi lần về quê bà thường làm rất nhiều món ăn ngon mà Lan thích, bà còn thường dẫn Lan đi thăm rất nhiều nơi nào là vườn cây ăn quả, thăm cảnh đẹp của quê hương… Theo các con vườn cây ăn quả nhà bà ngoại Lan có những cây gì? Cô cho trẻ kể và gắn các cây ăn quả mà trẻ kể được. Ngoài ra còn cả một ao cá có rất nhiều loại cá. Trẻ kể tên các loại cá và gắn. Cứ mỗi lần được về quê là Lan cảm rất thú vị. Khi rời xa quê để lên thành phố cùng gia đình Lan càng yêu quý nhớ quê hơn đặc biệt là càng nhớ ông bà ngoại của mình biết bao. Để dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: Chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với từng lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh. Dạy trẻ ghép các nhân vật để kể chuyện tôi thường cho trẻ chọn những nhân vật trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng tượng của trẻ. Cô cho trẻ kể chuyện đồng thời gợi mở để trẻ hoàn thiện câu chuyện của mình tốt hơn. Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: Tôi cho trẻ chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn, khi nói tới đâu tôi đưa nhân vật ra tới đó, lời kể đi theo nhân vật. Thực hiện phương pháp dạy trẻ kể 13/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” chuyện.Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện hoạt động làm quen với văn học. bằng sa bàn đặc biệt là trẻ 5 6 tuổi là rất khó khăn nhưng bằng cách cho trẻ được kể chuyện sáng tạo thường xuyên bằng sa bàn đã tạo một kỹ năng tốt cho trẻ. Qua cách dạy tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích kể chuyện sáng tạo theo chủ đề thế giới động vật như sau: Hoạt động: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo Chủ đề: Thế giới động vật I. Mục đích yêu cầu Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ: Nói đủ câu, đủ ý, không nói ngọng. Yêu cầu trẻ biết kể chuyện diễn cảm, nói to, rõ ràng. Tạo được tình huống trong câu chuyện và đặt tên cho câu chuyện mình kể... Qua các câu chuyện trẻ kể, giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật. II. Chuẩn bị: Sa bàn, các loại con vật để ở các góc Đĩa nhạc, bài hát về các con vật, màn hình chiếu III. Hướng dẫn * Hoạt động 1: Ổn định Trẻ cùng cô vận động bài hát “Chú chuột con”. Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề và giới thiệu vào bài. Cô cho trẻ chọn ô màu trên màn hình trẻ thích và mở ô màu ra xem điều kỳ diệu sau mỗi ô màu (Những câu chuyện thú vị về những con vật bé thích) * Kể chuyện sáng tạo “Gia đình chuột nhắt” Vào một ngày đẹp trời, gia đình nhà chuột nhắt đi chơi công viên. Khi vừa tới cổng công viên nhưng gia đình nhà chuột nhắt không vào được trong công viên. Cô đố các bé biết tại sao gia đình nhà chuột nhắt không vào được trong công viên? A! Đúng rồi tại vì gia đình nhà chuột chưa mua vé để vào công viên. Bây giờ gia đình nhà chuột phải làm gì? A, đúng rồi phải mua vé đấy các con Khi vào tới công viên thì bạn chuột thấy rất vui. Tại vì sao bạn chuột thấy vui? 14/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” A! đúng rồi vì trong công viên có rất nhiều trò chơi và các con vật đấy. Gia đình nhà bạn chuột còn muốn đến thăm 1 người bạn, cô đố các con biết đó là người bạn nào? Và bây giờ xin mời các con cùng hướng lên màn hình đó là người bạn nào nhé? A! đúng rồi đây là 1 bạn voi đấy. Bạn chuột nhắt rất thích cưỡi lên lưng voi. Các con có biết bạn chuột làm thế nào để lên được lưng voi không? A!, đúng rồi bạn voi đã hạ thấp cái vòi xuống và chuột ta đã nhảy tót lên, rồi từ từ leo lên lưng voi đấy các con. Khi ngồi lên lưng voi chuột ta ngắm nhìn xung quanh thì thấy mọi vật đều nhỏ bé, chuột ta rất khoái trí và reo vang. Nhưng đến khi xế chiều thì chuột mới nhớ tới bố mẹ và vội nhảy xuống đi tìm bố mẹ, nhưng chẳng may thay chuột ta bị vướng phải 1 cành cây, chuột không biết làm thế nào mà xuống được nữa. Các bé hãy cùng đoán xem bạn chuột nhắt đã làm thề nào để xuống được? Bây giờ các bé cùng nhìn lên màn hình xem ai đã giúp chuột đây. Các con thấy đây là ai nhỉ? A!. Đó là 1 bác bảo vệ, bác đã giúp chuột nhắt thoát khỏi cành cây đấy các con ạ! Nhưng chuột nhắt vẫn thấy buồn, vì sao chuột nhắt lại buồn hả các con? A!, đúng rồi vì chuột nhắt vẫn chưa tìm thấy bố mẹ đấy. Bạn chuột nhắt đã nhờ ai để tìm bố mẹ giúp mình? Muốn biết ai là người đã giúp đỡ chuột nhắt tìm thấy bố mẹ thì cô mời các bé hãy nhìn lên màn hình xem đó là ai nhé? Đó là bác cảnh sát giao thông, chuột nhắt rất vui mừng khi tìm thấy bố mẹ của mình, chuột nhắt cảm ơn bác bảo vệ và chú cảnh sát giao thông vì đã giúp chuột tìm thấy bố mẹ. Và hứa lần sau sẽ không tự ý đi chơi 1 mình như thế nữa. * Hoạt động 2: Trẻ kể chuyện sáng tạo Cô cho trẻ đi lấy và chọn những đồ dùng về các con vật mà cô đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ về theo từng nhóm. Cô sẽ đi bao quát và hỏi trẻ nhóm của con đã lấy được những con vật gì? Tại sao con lại chọn con vật đó? Cô gợi mở và hướng trẻ kể chuyện theo các con vật mà nhóm của trẻ đã lấy được. 15/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Cô khích lệ trẻ động viên trẻ kể và giáo dục trẻ phải biết yêu quý các con vật. * Hoạt động 3: Trò chơi bắt chước tạo dáng Cô bật nhạc những bài hát về con vật. Khi lời bài hát nhắc tới con vật nào trẻ mô phỏng tạo dáng con vật đó. * Kể chuyện sáng tạo: Câu chuyện của Gà và Vịt Kể theo tranh. Trong một khu vườn nhỏ và xinh xắn, có hai gia đình Gà, Vịt sống với nhau rất thân. (Các bé cùng nhìn lên tranh và kể giúp cô gia đình nhà Gà, gia đình nhà Vịt có bao nhiêu người?). Gia đình nhà Gà có 4 người và gia đình nhà Vịt có 6 người. Vào một ngày đẹp trời họ cùng nhau đi chơi xa (theo các con họ đi vào thời gian nào trong ngày?). Họ đi vào lúc sáng sớm (theo các con trên đường đi họ đã gặp điều gì?) gia đình Gà, Vịt đã gặp một con suối. Một chú Gà con đã nhanh miệng nói với mẹ : “Mẹ ơi! mẹ con mình cùng bay qua con suối sang bên kia để ngắm cảnh đẹp đi”. (Theo các con Gà con có bay qua được con suối đó không?) Gà con vừa nói rứt lời liền bay vèo luôi đi. Nhưng đến giữa chừng thì gà con mỏi cánh quá không bay được (theo các con Gà con sẽ ra sao đây?) Gà con liền rơi tõm xuống suối và vội vã kêu cứu (Gà con kêu cứu như thế nào?) Mẹ ơi cứu con mấy, cứu con với mấy… (Theo các con gà mẹ làm thế nào? Gà mẹ có cứu được gà con không?tại sao?) vì không biết bơi lên gà mẹ không thể cứu được gà con. Vừa lúc đó vịt mẹ lên tiếng (theo các con Vịt mẹ đã nói gì với Và mẹ?): “việc đó cứ để tôi đi, vì tôi biết bơi mà”. Vịt mẹ liền lao người xuống suối và cứu gà con lên bờ.Thoát khỏi nguy hiểm được cứu lên bờ, Gà con vô cùng ân hận vì mình đã làm một việc vô cùng dại dột. Gà mẹ và gà con cảm ơn vịt mẹ đã cứu giúp. 3.1.3. Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo Với lối kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, thì việc tích hợp các môn học khác còn hay hơn vì việc lồng ghép tích hợp các môn học khác làm thay đổi không khí, trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, những bài vè hay một số trò chơi xen lẫn … 16/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” VD: Bài Vè loài vật “Ve vẻ vè ve Tôi đọc bài vè Cái vè loài vật Trên lưng cõng gạch Là họ nhà cua Nghiến răng gọi mưa Đúng là cụ cóc Đêm thắp đèn lên Là cô đom đóm Gọi người dạy sớm Chú gà trống choai Đánh hơi rất tài Anh em chú chú Hay bài đồng dao về các loài củ Ve vẻ vè ve Tôi đọc bài vè Đồng dao về củ Nằm trên mặt đất Là củ su hào Tập bơi dưới ao Đen sì củ ấu Không cần phải nấu Củ đậu mát lành Lợn thích củ hành Chó đòi giềng xả” Âm nhạc cũng là một bộ môn hỗ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn vì nó rất dễ gây ấn tượng cho người xem chỉ vì lẽ tôi thường cho trẻ hát thuộc các bài háttrong từng chủ đề. 17/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Ví dụ: “Trời nắng trời mưa”, “Cá vàng bơi”, “Một con vịt” hay bài hát đàn gà con… khi trẻ về con vật nào trẻ có thể hát bài hát về con vật đó phù hợp với nội dung của chuyện. Trò chơi là hình thức chuyển tiếp cho cả lần kể hay cho từng phần củng cố câu chuyện mà tiết dạy thường hay áp dụng như: Cáo và thỏ, trời nắng trời mưa, mèo và chim sẻ… Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc cung cấp them cho trẻ một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện them sinh động hơn. Đây cũng là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sắn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. 3.1.4 :Thi đua dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Biện pháp này là không thể thiếu được trong đời sống tập thể của trẻ. Bởi vậy khi tổ chức trên tiết học cần đưa biện pháp này để tạo hứng thú cho trẻ VD: Trong một giờ dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi cho trẻ kể theo nhóm. Khi nhóm 1 đã kể xong rồi, cô khen và tuyên dương nhóm đó Các bạn ở nhóm 1 kể rất hay rồi đấy. Các bạn ở nhóm 2 có muốn kể hay như các bạn không. Nhóm nào thi đua kể lên kể nào Đặc biệt đối với trẻ 5 6 tuổi quan trọng là sử dụng biện pháp trò chơi để khích lệ trẻ kể chuyện VD: Chúng mình kể chuyện cho búp bê nghe đi, chúng mình kể chuyện gì chi cún con nghe nhỉ. Với sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ vui vẻ kể lại cho búp bê nghe, cún con nghe về bức tranh Cô giáo luôn động viên khích lệ để trẻ hoạt động tích cực tham gia giờ họ. Từ đó cô giáo sẽ khai thác hết được khả năng của trẻ và trẻ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của bản thân mình để lỗ lực thi đua, cố gắng. 3.1.5. : Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo không chỉ riêng nhà trường mà kết hợp với cả gia đình là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố 18/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học. Việc đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe là một trong những cách tốt nhất khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng và óc sang tạo. Đặc biệt trong cuộc họp đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.Qua đó phụ huynh thấy được việc phất triển ngôn ngữ của trẻ cần thiết như thế nào và có biện pháp kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tại gia đình. Tôi thường trao đổi với phụ huynh về câu chuyện trẻ đã được kể sáng tạo trên lớp, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó cho cả nhà cùng nghe hoặc kích thích trẻ kể câu chuyện khác, như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát huy một cách phong phú và đa dạng. Huy động phụ huynh đóng góp ủng hộ nguyên liệu sẵn có dễ tìm như: báo họa mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, xốp …vì vậy nhiều phụ huynh đã sưu tầm và đóng góp sách tranh truyện… giúp cho góc văn học của lớp thêm phong phú. Có thể nói công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. *KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 1. Về phía giáo viên Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực ngôn ngữ ở trường mẫu giáo Nắm chắc các phương pháp cũng như hình thức tổ chức trong hoạt động 19/23
- ĐTSKKN: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Nâng cao trình độ công nghệ thông tin Tạo ra nhiều đồ dung sáng tạo phục vụ cho môn học Kết hợp với phụ huynh để nâng cao việc chăm sóc và giáo dục trẻ Thực hiện tốt hơn phong trào : “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” 2.Kết quả trên trẻ Sau khi áp dụng các biện pháp đổi mới trên, đến cuối năm học qua khảo sát tôi đã thu được kết quả như sau: Đề tài Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm So sánh Hứng thú: 75% Hứng thú: 95% Tăng 20% Truyệ Hiểu nội dung: 60% Hiểu nội dung: 90% Tăng 30% n Kể diễn cảm: 50% Kể diễn cảm: 70% Tăng 20% 3.Về phía phụ huynh Phụ huynh có hiểu biết và kiến thức về bộ môn kể chuyện Thấy được tầm quan trọng của bộ môn nên đã kết hợp vơi giáo viên để dạy trẻ ở nhà Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết học của trẻ tại lớp. Phụ huynh rất hài lòng và đặt niềm tin vào sự dạy dỗ của cô giáo và nhà trường. Từ đó, phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Ngoài ra, phụ huynh còn hỗ trợ cho lớp những nguyên vật liệu để giúp trẻ học tốt hơn. 20/23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2592 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2695 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2122 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1171 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 777 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 657 | 120
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 571 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 296 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 20 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn