intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác hiệu quả phòng Tin học trong trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả phòng máy tính hiện có trong các trường Tiểu học, trước mắt phục vụ hiệu quả việc học của giáo viên, công tác quản lý của nhà trường, đưa Tin học thành một môn học tự chọn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra nguồn lực con người phục vụ công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hội nhập quốc tế cần có sự quản lý một cách khoa học. Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đưa ra một số giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác hiệu quả phòng Tin học trong trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác hiệu quả phòng Tin học trong trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương

  1. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài.           Trong những năm qua, thực hiện đề  án ”Xây dựng trường đạt chuẩn   Quốc gia” giai  đoạn 2008­2010, đặc biệt từ  năm học 2008­2009 là năm học  với chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính   và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, số  trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia(CQG) trên địa bàn huyện Quảng Xương   được trang bị  phòng Tin học đã tăng từ  03 trường lên 24 trường. Mặc dù số  lượng máy tính còn hạn chế, tuy nhiên đây là cơ sở bước đầu để đưa Tin học  vào nhà trường. Trong một thời gian rất dài, không có nhiều trường Tiểu học có phòng  Tin học, không có giáo viên Tin học. Đội ngũ giáo viên có trình độ, nghiệp vụ  Tin học rất hạn chế. Hoạt động dạy học Tin học  ở  3 trường Tiểu học đầu  tiên có phòng Tin học(Quảng Tân, Quảng Thịnh, Thị  Trấn) cơ  bản do lựa   chọn của nhà trường và giáo viên hợp đồng, thiếu quản lý và chỉ  đạo cụ  thể  về nội dung chương trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo.  Mặt khác, kinh nghiệm quản lý, khai thác phòng Tin học rất hạn chế,   số máy tính hư hỏng, xuống cấp nhanh, hiệu quả không rõ nét.  Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả  phòng máy tính hiện có trong các  trường Tiểu học, trước mắt phục vụ hiệu quả việc học của giáo viên, công   tác quản lý của nhà trường, đưa Tin học thành một môn học tự  chọn, góp  phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra nguồn lực con người phục vụ  công cuộc công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu nguồn   nhân lực hội nhập quốc tế cần có sự  quản lý một cách khoa học, hiệu quả  của chủ thể quản lý, cụ thể: trong trường tiểu học là của người hiệu trưởng;  trong một huyện, cần có sự chỉ đạo công tác quản lý, khai thác, dạy học một   cách đồng bộ  từ  phòng Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) xuống các nhà trường   thông qua những biện pháp cụ thể, có tính thực tiễn.         Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, trong quá trình quản lý, chỉ đạo trong  3 năm qua và qua tổng kết thực tiễn đã giúp tôi có thể  hiểu rõ hơn công tác   chỉ  đạo việc quản lý hiệu quả  cơ  sở  vật chất sư  phạm(CSVC) trường học   nói chung, phòng Tin học trường tiểu học nói riêng để  hoàn thành nhiệm vụ  của mình. Vì vậy, tôi đúc rút kinh nghiệm "  Một số giải  pháp chỉ đạo quản   lý và  khai thác hiệu quả  phòng Tin học trong trường Tiểu học  trên địa   bàn huyện Quảng Xương".  2. Mục đích của đề tài. Đề xuất các giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm khai thác và phát huy hiệu   quả  phòng Tin học trong các trường Tiểu học trên  địa bàn huyện Quảng  Xương;  Đánh giá, chọn lọc những giải pháp phù hợp, áp dụng rộng rãi để chỉ đạo  1
  2. đối với các trường có phòng học Tin học nói chung trong những năm học tiếp  theo. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng. 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, của Ngành: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010­2011 tại văn bản số  4937/BGDĐT­CNTT của Bộ  GD&ĐT  ngày 18 tháng 8 năm 2010 chỉ  rõ các  nhiệm vụ trọng tâm: " Xây dựng kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT, giai   đoạn 2011­2015", " Thiết lập và sử  dụng hệ thống e­mail", khai thác website  và cung cấp nội dung cho website của Bộ  GDĐT, cụ  thể  "Thường xuyên  hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ  quản lý cơ  sở  giáo dục, giáo viên, học sinh  khai   thác,   sử   dụng   thông   tin   trên   hệ   thống   website   của   Bộ   GDĐT";   tăng   cường " Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, tập huấn và họp qua  web (web conference) và qua điện thoại (audio conference) giữa Bộ  GDĐT  với các sở GDĐT; giữa các sở GDĐT, các phòng GDĐT với các đơn vị, cơ sở  giáo dục và đào tạo trực thuộc". Đặc biệt nhấn mạnh việc " Đẩy mạnh một  cách hợp lý việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong đổi mới phương pháp  dạy và học ở từng cấp học" Quyết định số  698/QĐ­TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ:  "Đẩy mạnh việc  ứng dụng CNTT trong trường phổ  thông nhằm đổi mới  phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự  tích hợp CNTT vào từng   môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ  môn   chủ  động tự  soạn và tự  chọn tài liệu và phần mềm  (mã nguồn mở) để  giảng dạy  ứng   dụng CNTT”. Công văn số 1275/SGDĐT­GDTH ngày 18/8/2010 của Sở Giáo dục và Đào  tạo về vấn đề tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học trong nhà trường; văn bản   số 1338/SGD&ĐT­GDTH  của Giám đốc Sở  GD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm  2010 về việc dạy học Tiếng Anh, Tin học cấp Tiểu học năm học 2010­2011   đã   hướng   dẫn   thực   hiện   cho   các   Phòng   GD&ĐT:   " Tiếp   tục   mở   rộng   số  trường, lớp và học sinh các lớp 3, 4, 5 được học môn Tin học tự chọn với thời  lượng 2 tiết/tuần theo chương trình của Bộ. Chú ý tăng cường cơ sở vật chất   để việc tổ chức dạy học Tin học ngày càng có chất lượng". 1.1.2. Cơ sở vật chất sư phạm:          ­ Hệ thống cơ sở vật chất ­ thiết bị dạy học có chức năng sử  dụng cho   mục đích giáo dục và đào tạo còn gọi là cơ sở vật chất sư phạm(CSVC) .         ­ CSVC phục vụ dạy học đã được coi là một điều kiện, một trong các  thành tố  rất quan trọng để  nâng cao chất lượng dạy và học. Nó là bộ  phận  cấu thành không thể thiếu của quá trình giáo dục, dạy học. 2
  3.         ­ Phòng Tin học với nghĩa bao gồm phòng học và trang thiết bị gồm có số  lượng nhất định máy vi tính cá nhân, có thể  có/hoặc không có mạng Internet  và các thiết bị  khác(màn chiếu, máy chiếu, camera, máy chiếu vật thể…) là  một thành phần trong khái niệm CSVC.  1.1.2.1. Vị trí cơ sở vật chất ­ thiết bị dạy học:      Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố  có liên quan   chặt chẽ và tương tác với nhau. Mối quan hệ của các thành tố  của hệ  thống   sư phạm nhà trường minh họa như sau: ( M: Mục tiêu giáo dục; M   N: Nội dung giáo dục;   P: Phương pháp giáo dục; N P   GV: Giáo viên;   HS: Học sinh; KQ   CSVC­TBDH: cơ sở vật  GV HS   chất ­ thiết bị dạy học;   KQ: kết quả;          : Mối quan hệ)  CSVC­TBDH          Hình 1:  Cơ sở vật chất là một thành tố của quá trình dạy học. (Nguồn: Giáo trình giáo dục học)        1.1.2.2. Vai trò của CSVC sư phạm trong trường Tiểu học. CSVC sư phạm trong dạy học giúp: ­ Thực hiện "Nguyên tắc trực quan" trong dạy học và được hiểu trực quan   theo nghĩa: Liên quan đến mọi giác quan của con người. ­  Đảm bảo chất lượng kiến thức cho người học theo các đặc trưng cơ bản. + Tính chính xác, khoa học.                                   + Tính chuyển hoá. + Tính tổng quát.                                                     + Tính thực tiễn. + Tính hệ thống.                                                      +  Tính bền vững. ­  Là bộ phận không thể tách rời trong việc chiếm lĩnh kiến thức. ­  Giúp rèn luyện kĩ năng, thái độ cho người học.        1.1.3. Phòng Tin học trong nhà trường Tiểu học. 1.1.3.1. Phòng Tin học là một loại hình cụ thể của CSVC sư phạm. Phòng Tin học là một điều kiền cần quan trọng góp phần ứng dụng CNTT  vào dạy học, quản lý chất lượng, phục vụ trực quan dạy học tự chọn môn Tin  học, hỗ trợ dạy nhiều môn học khác như Tiếng Anh, hoạt động NGLL, là nơi  để  giáo viên và học sinh tự  học, tìm tài liệu trên mạng, trao đổi chuyên môn,  soạn bài, ôn luyện Violympic Toán, Olympic Tiếng Anh....Nó là một phòng học  bộ môn, nhưng ở góc độ sử dụng, cũng có thể xếp là một phòng chức năng. 1.1.3.2. Các đặc điểm trong bố trí, sắp xếp, trang bị  phòng Tin học trong   nhà trường Tiểu học. 3
  4.        ­ Tính khoa học: Mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực các quy  định của chuyên môn với tư  cách là một phòng học bộ  môn; quy định đặc thù  của công tác quản lý ở trường cụ thể, phương pháp, cách thức quản lý cụ  thể  với tư cách là một phòng chức năng.         ­ Tính sư  phạm: Là sự  phù hợp với các yêu cầu về  mặt sư  phạm trong   trường Tiểu học; quy định bố  trí sắp xếp phòng Tin học của Sở  GD&ĐT chỉ  đạo.        ­ Tính kinh tế: Là giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục đào tạo. Tuân   thủ  công thức  ước lệ sau đây thể  hiện sự  đánh giá chung đối với một thiết bị  dạy học:                                        Hiệu quả sư phạm    Hiệu quả đầu tư  =                                          Giá thành Thiết bị        Như vậy, phòng Tin học của một trường, dù trang bị đơn giản hay hiện đại  nhưng khi qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt   mĩ quan sư phạm, đúng quy định, an toàn, kinh phí đầu tư hợp lí, tương xứng với   hiệu quả. 1.2. Thực trạng quản lý, khai thác phòng Tin học trong trường Tiểu   học. 1.2.1. Trang bị: Đối với trường Tiểu học, trường đạt CQG mức độ  1 không bắt buộc  có phòng Tin học. Tuy nhiên, kể từ năm học 2008­2009, năm học với chủ đề  ”Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển  khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trên cơ sở  tham mưu của Phòng GD&ĐT,  Ủy ban nhân dân(UBND) huyện đã đầu tư  kích cầu kinh phí cho các trường Tiểu học(khi đăng kí xây dựng đạt CQG các  mức độ) để  mua thiết bị, ĐDDH, trong đó có máy vi tính trang bị  phòng Tin  học.  Huyện Quảng Xương có 42 trường Tiểu học. Trong đó có 28 trường  đạt CQG mức độ 1, 8 trường đạt CQG mức độ 2. Có 24  trường đạt CQG có   phòng Tin học. Số  phòng Tin học có từ  7­12 máy là 18 phòng; có số  máy từ  14­16 máy là 6 phòng; số  trường có 02 phòng tin học là 1 trường. Có 3 trường  có máy tính được trang bị  đầu tiên(trên 5 năm):  tại thời điểm tháng 10 năm  2008 trường Tiểu học Quảng Tân chỉ có 7/15 máy hoạt động; trường tiểu học  Quảng Thịnh có 10/14 máy hoạt động, tiểu học Thị  Trấn còn 5/8 máy hoạt  động. Đến đầu năm học 2010­2011 chỉ  còn 01 phòng với 12 máy vi tính tại  tiểu học Quảng Thịnh còn đủ  điều kiện sử  dụng phục vụ  quản lý, chuyên   môn, số còn lại đã được thanh lý do hỏng, hết hạn. Cuối năm  Tổng  Phòng Tin  Tỷ lệ  Có  BQ  We Kế Má Có  Int học số  học GV  GV  4
  5. trường  Chưa  có CC  Tin  y chiếu  máy/ph đi kèm  phòng  Đạt  bcam LAN ernet  t nối  òng Tiểu  đạt  Tin  học tại  y/c học y/c học (HĐ) 2008­2009 42 2 4 2 1 10 3 1 20,1% 0 2009­2010 42 6 15 10 13 9 7 7 36.9% 13 Ghi chú: Phòng tin học đạt yêu cầu  là phòng có diện tích ≥40 m2, có   trên 12 máy vi tính, có kết nối LAN, đảm bảo phục vụ học tự chọn Tin học. Bảng 1. Trang bị phòng Tin học trong trường Tiểu học  Thực tế, số phòng tin học đảm bảo điều kiện đủ  để  triển khai dạy tự  chọn  môn Tin học với sĩ số  lớp từ  27­35 học sinh(2 học sinh/máy khi thực   hành) chỉ có 6 phòng. Số  còn lại chỉ đáp ứng khai thác phục vụ hoạt động tự  học  của giáo viên;  phục vụ  công  tác quản lý chất lượng qua phần mềm  VNPT, phần mềm quản lý CBGV VSSchool ; sử  dụng để  phụ  đạo, ôn tập   một số môn học cho học sinh. 1.2.2. Những vấn đề  cơ bản các trường tiểu học có phòng Tin học   trên địa bàn huyện Quảng Xương gặp phải: Thứ  nhất, nguồn nhân lực chưa đáp  ứng được: 100% các trường chưa   có giáo viên Tin học; năng lực sử dụng, đánh giá chưa đúng vai trò, tác dụng   hiệu quả của máy vi tính, những phần mềm Tin học được triển khai, trang bị  kèm theo của đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) và giáo viên Tiểu học hạn chế;   số  giáo viên được bồi dưỡng kiến thức Tin học đúng quy trình, cơ  bản(theo  chương trình 100 tiết hoặc tương đương) chưa nhiều. Thứ  hai,  khi mua sắm thiết bị  Tin học, việc lắp  đặt sắp xếp, bố  trí  không đúng quy định, trang bị thiếu đồng bộ. Công tác lắp đặt, bổ sung thiết  bị phụ  trợ đề  giúp mở  rộng tác dụng của thiết bị  tin học chưa được tư  vấn,   hỗ  trợ  thực hiện. Vận hành chưa đảm bảo đúng các yêu cầu kĩ thuật, hiệu   quả thấp. Thứ  ba,  việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị  Tin học phải thường xuyên,  đòi hỏi nguồn kinh phí không nhỏ  của các nhà trường. Trong khi đó nguồn  thu, nguồn bổ sung không có. Thứ tư, số  máy vi tính còn ít, với sĩ số  bình quân 27 học sinh/lớp, việc   dạy tự chọn Tin học sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc không thực hiện được. Thứ năm, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về dạy tự chọn Tin học đối với  các trường có phòng máy tính chưa thống nhất, chất lượng dạy tự chọn môn  Tin học còn hạn chế, môn Tin học còn chưa được coi trọng; đội ngũ cán bộ,   giáo viên, nhân viên chưa được tập huấn khai thác sử dụng.  Thứ  sáu,  kinh nghiệm quản lý, chỉ  đạo của cán bộ  quản lý, giáo viên  các trường Tiểu học đối với thiết bị  phòng Tin học hạn chế. Thiếu sự  linh   hoạt trong quản lý và sử dụng phòng Tin học. Vai trò phòng Tin học trong hỗ  trợ quản lý, dạy học hiệu quả chưa rõ nét. 5
  6. 2. Những giải pháp chỉ  đạo quản lý và khai thác hiệu quả  phòng Tin  học trong trường Tiểu học. 2.1. Nhóm giải pháp đảm bảo điều kiện luôn sẵn sàng hoạt động,  phục vụ của phòng máy. 2.1.1. Đánh giá thực trạng và phân loại để  xác định mục đích sử  dụng   của từng phòng Tin học. Chỉ đạo bổ sung thiết bị phù hợp điều kiện từng   đơn vị; hoàn thiện lắp đặt, tối ưu hóa tác dụng của trang thiết bị hiện có. 2.1.1.1 Khi đơn vị được UBND huyện hỗ trợ kinh phí mua máy vi tính  khi   đăng   kí   xây   dựng   trường   CQG(   50   triệu,   tương   đương   7­9   máy/01  trường):  Phòng GD&ĐT tổ chức họp Hiệu trưởng, chỉ đạo về yêu cầu kĩ thuật,  cấu hình máy phải mua tối thiếu; khi bàn giao, lắp đặt, cán bộ  Tin học của   Phòng sẽ trực tiếp tham gia kiểm tra bàn giao. Như vậy vừa đảm bảo nguyên   tắc tự chủ theo Nghị định 43/NĐ­CP vừa giúp các nhà trường mua được thiết   bị đảm bảo kĩ thuật, chất lượng.  Yêu cầu nhà trường tham mưu cho UBND xã, Hội phụ huynh và nguồn   tiết kiệm của đơn vị để mua đối ứng 3 bộ, đảm bảo để phòng Tin học có tối  thiểu 10­12 máy. Ngoài ra, hầu hết các đơn vị đều đã có 01 máy xách tay phục  vụ  dạy học( được hỗ  trợ  kinh phí mua đồng loạt từ  năm học 2008­2009) sẽ  bổ sung vào phục vụ làm máy chính dạy học của giáo viên. 2.1.1.2. Đánh giá thực trạng, phân loại để có cơ sở chỉ đạo linh hoạt: Chỉ đạo các nhà trường có phòng Tin học tự đánh giá điều kiện đủ dựa   trên những định hướng nhiệm vụ  ứng dụng CNTT và đáp ứng việc dạy học   tự chọn Tin học thông qua văn bản chỉ đạo, bảng thu thập số liệu: Diện tích phòng  Số máy vi  Số máy  Có  Tin học Mạng  Số ghế  Có  tính hiện  có kết nối  máy  Đạt y/c Chưa  LAN ngồi WebCam có Internet chiếu ≥ 40m2 đạt ...... ..... .... .... ..... .... ...... + Dự kiến khối nào sẽ học tự chọn tin học(Từ khối 3­ khối 5):.........; sĩ số  bình quân /lớp:................. Trên   cơ   sở   đó,   Phòng   GD&ĐT   xác   định   rõ   cho   Hiệu   trưởng   nhà  trường: khai thác phòng Tin học phải linh hoạt:  ­ Coi đây là phòng học bộ môn khi thực hiện dạy môn tự chọn Tin học ­ Coi đây như  là một phòng học, phòng chức năng khi khai thác phục vụ  các công việc khác như bồi dưỡng đội ngũ, bồi dưỡng học sinh, ôn tập giải   toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng, công tác quản lý chất lượng,... 2.1.1.3.Chỉ  đạo hoàn thiện lắp đặt, tối  ưu thiết bị  hiện có đảm bảo theo  chuẩn chung do Phòng GD&ĐT đưa ra trên cơ sở văn bản chỉ đạo CNTT của  Bộ GDĐT và Sở GDĐT:  ­ Tham mưu cho Phòng GD&ĐT phối kết hợp với Trung tâm viễn thông  Quảng   Xương   đồng   loạt   triển   khai   nối   mạng   Internet   gói   cước   ưu   đãi  6
  7. 149.000đ/tháng cho 84/84 trường Tiểu học và THCS, hoàn thành ngay đầu  năm học 2008­2009. Thay mới các Modem miễn phí tại các trường có phòng  Tin học trong đợt khuyến mãi hòa mạng Internet, thực hiện tái cơ  cấu đưa  đường truyền đi trực tiếp vào phòng máy, cài đặt phần mềm VNPT School.   ­ Yêu cầu bắt buộc các phòng Tin học hiện có, phòng Tin học lắp mới   trong những năm học tiếp theo phải lắp đặt mạng LAN, đưa Internet đến  từng máy. Chỉ  đạo cài đặt đến 100% các máy phần mềm VNPT School để  phục vụ giáo viên quản lý kết quả học tập của học sinh; cài đặt đủ các phần  mềm dạy học cho học sinh Tiểu học.  ­ Chỉ  đạo thống nhất mẫu, đầu mục hồ  sơ  quản lý phòng Tin học: Thời  khóa biểu, Bảng nội quy, Nhật kí phòng Tin học, (KHBH của giáo viên); ­ Sắp xếp theo đúng quy định thống nhất, sơ  đồ  do Phòng chỉ  đạo và tư  vấn việc lắp đặt:  Áp dụng với phòng có diện tích từ  36m2  trở  lên để  thực  hiện dạy tự chọn Tin học: SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG MÁY VI TÍNH VÀ KẾT NỐI MẠNG LAN Phương án 1 Bảng lớp Bàn GV Cửa (Máy GV) 1,0 m Switch 24 cổng 7
  8. Chú thích: Nguồn điện của 1 máy vi tính có công suất bình quân 480W (để có  cơ sở tham mưu mua LIOA).             Đường ống Gen cỡ đại chứa dây mạng từ Switch đến các máy             Đường rẽ dây mạng đến máy.              Đường mạng đến máy giáo viên               Đường Internet vào phòng máy               Hình 2a. Mô hình chỉ đạo lắp đặt phòng Tin học thống nhất. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG MÁY VI TÍNH VÀ KẾT NỐI MẠNG LAN Phương án 2 Bảng lớp Bàn GV Cửa (Máy GV) 1,0 m 8
  9. Switch 24 cổng Chú thích: Nguồn điện của 1 máy vi tính có công suất bình quân 480W(để có  cơ sở tham mưu mua LIOA).             Đường ống Gen cỡ đại chứa dây mạng từ Switch đến các máy             Đường rẽ dây mạng đến máy.              Đường mạng đến máy giáo viên               Đường Internet vào phòng máy Hình 2b. Mô hình chỉ đạo lắp đặt phòng Tin học thống nhất.   2.1.2 Xã hội hóa để  bổ  sung thiết bị và tạo nguồn kinh phí duy trì,   bảo dưỡng máy tính phòng tin học. Để  phòng Tin học luôn sẵn sàng hoạt động, bảo vệ  thiết bị  điện tử  hiện có giám thiểu hư hỏng "lan truyền" do không thường xuyên sử dụng, do  ẩm mốc, thậm chí hỏng thêm do để  lâu không sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó,   việc bảo trì phải được đảm bảo thường xuyên.  Xét từ  đặc thù điều kiện địa phương là huyện đồng bằng ven biển,   kinh tế  xã hội còn khó khăn,  chưa thể  áp dụng các giải pháp vận động   đóng góp kinh phí mua máy vi tính như   ở  Thành phố, thị  xã khác . Phòng  giáo dục và Đào tạo đã chỉ  đạo các đơn vị  thực hiện công tác xã hội hóa, cụ  thể như sau: 2.1.2.1. Đối với các trường có dạy học tự chọn Tin học: ­ Họp Hội phụ  huynh, báo cáo tình hình học tập của học sinh, những   kết quả tích cực của học Tin học. ­ Trình bầy đặc thù của việc duy trì, bảo trì thiết bị  Tin học, dự  toán  kinh phí bảo trì trong năm học đối với phòng Tin học, nguồn đã có, còn thiếu;   kế hoạch bổ sung hàng năm. ­ Vận động sự  hỗ  trợ  từ  phụ  huynh học sinh có con em được học Tin   học. Ví dụ: một số đơn vị như TH Thị Trấn, Quảng Tân, Quảng Thịnh,...đã vận  động mức đóng góp 5000đ/1HS/tháng. 2.1.2.2. Đối với tất cả  các trường có phòng Tin học( sử  dụng phòng Tin  học như  một phòng chức năng, phục vụ  ôn tập, phụ  đạo cho học sinh thi  Olympic tiếng Anh, Violympic Toán, thi Tin học không chuyên...), sử  dụng  mở  các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về  ứng dụng CNTT vào dạy  học, soạn và dạy giáo án trình chiếu, giáo án điện tử, tra tìm tài liệu dạy học   trên Internet, nhập kết quả, khai thác báo cáo đánh giá xếp loại học sinh hàng   kỳ, hàng năm:      ­ Xây dựng dự toán duy trì, bảo trì thiết bị Tin học, dự toán kinh phí bảo   trì trong năm học đối với phòng Tin học, nguồn đã có, còn thiếu; kế hoạch bổ  9
  10. sung hàng năm. ­ Xin hỗ trợ từ phụ huynh đối với những học sinh tham gia học, ôn tập   dự thi các kỳ thi. ­ Trích từ  nguồn kinh phí tu sửa nhỏ  cơ  sở  vật chất( xin từ  Hội phụ  huynh, từ địa phương...), nguồn kinh phí đóng góp của giáo viên hoặc nghiệp  vụ để hỗ trợ công tác bảo trì định kỳ thiết bị phòng Tin học.  Yêu cầu: Cuối năm phải công khai quyết toán trước phụ huynh, các bộ  phận chức năng. 2.2. Nhóm giải pháp định hướng nhiệm vụ; khai thác phòng máy vào  giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn; hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ;   tạo động lực thi đua sáng tạo trong quản lý, khai thác phòng Tin học,   thiết bị Tin học.  2.2.1. Tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT chỉ  đạo các hoạt động   ứng dụng CNTT và dạy học Tin học phù hợp đặc thù các nhà trường   để phát huy tối đa hiệu quả phòng Tin học. 2.2.1.1. Trong chỉ đạo dạy môn tự chọn Tin học: Ngay đầu các năm học 2009­2010 và 2010­2011, đã tham mưu với lãnh  đạo Phòng GD&ĐT ra văn bản chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong quản   lý và dạy học.  Chỉ đạo bằng văn bản số 321/PGD&ĐT­CNTT ngày 24 tháng 9 năm 2010  về  việc dạy học Tin học tự  chọn và hoạt động  ứng dụng CNTT năm học   2010­2011 đã yêu cầu cụ thể việc dạy học tự chọn môn Tin học:  "­ Tất cả các trường có phòng máy vi tính: Phải thực hiện tổ chức dạy   học tự chọn Tin học cho học sinh từ khối 3­5(đại trà hoặc theo khối).  ­ Việc dạy học tự chọn Tin học được thực hiện theo chương trình quy   định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.  ­ Các trường có dạy tự  chọn Tin học phải có học sinh dự  thi Tin học   không chuyên cấp huyện. Chương trình, đề  cương thi HSG Tin học không   chuyên sẽ  được Phòng tập huấn và cung cấp đầy đủ  đến các trường có HS   dự thi. ­ Tổ  chức cho Học sinh dự  thi Violympic nhằm tạo thêm một nội dung   trong dạy học Toán và Tin học. Lựa chọn học sinh, cử giáo viên Toán, Toán tin   có năng lực ôn luyện để tham dự kì thi cấp huyện vào tháng 3/2011".  ­ Phòng GD&ĐT hướng dẫn tổ chức lớp bồi dưỡng thi Violympic Toán  trên mạng ngày từ đầu năm học; hướng dẫn thi Olympic Tiếng Anh qua mạng   để các đơn vị tổ chức thành nhóm lớp, khai thác hiệu quả  phòng Tin học vào  hoạt động dạy học, bồi dưỡng học sinh. 2.2.1.2.Trong công tác  ứng dụng CNTT  phục vụ  quản lý, báo cáo  chuyên môn của giáo viên với ban giám hiệu(BGH), của nhà trường với Phòng  GD&ĐT:  10
  11. Thống nhất với các bộ  phần chuyên môn về biểu mẫu báo cáo để  khai  thác tối đa biểu mẫu có sẵn trong phần mềm VNPT School. Từ đó giúp CBQL   có cơ sở yêu cầu giáo viên thực hiện trích xuất các thông tin từ phần mềm.           Yêu cầu Hiệu trưởng chỉ đạo để  100% giáo viên phải trực tiếp tự vào   điểm phần mềmVNPT School để  kịp thời trích xuất các báo cáo quản lý về  Phòng.  Các trao đổi chuyên môn, thông qua hộp thư cá nhân hoặc hộp thư dùng   chung để xây dựng thói quen cho giáo viên khai thác máy tính trong phòng Tin   học để trao nhận tài liệu. 2.2.1.3. Tất cả những trường có phòng Tin học: Hiệu trưởng chỉ đạo,  sắp xếp lịch để  giáo viên chủ  động lên phòng Tin học hoặc tại các buổi sinh   hoạt chuyên môn đồng loạt nhập kết quả học tập của học sinh vào phần mềm   đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ. Qua đó tạo áp lực có tính "cứng" để giáo viên  tích cực sử  dụng máy tính trên phòng Tin học để  tự  học, hoàn thành các yêu  cầu nhiệm vụ. 2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng vào mục đích sử  dụng và   công việc cụ thể, cấp thiết trước mắt. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Tin học theo chương   trình 100 tiết cho cán bộ  giáo viên theo hai hình thức: Hỗ  trợ  một phần kinh  phí của dự án đưa tin học vào nhà trường của Sở GD&ĐT và tự túc kinh phí.   Do năm học 2006­2007 và 2007­2008, việc mở  lớp bồi dưỡng Tin học theo   dự  án không quy định đối tượng, chưa chú đến  ưu tiên cấp học dẫn đến số  cán bộ  quản lý(CBQL) và giáo viên Tiểu học tham gia hạn chế. Để  khuyến   khích cán bộ, giáo viên đi học, tôi đã tham mưu với lãnh đạo phòng thực hiện  kế hoạch đưa Tin học vào nhà trường giai đoạn 2008­2010: ­ Giai đoạn 1: Tháng 7­8 năm 2009, chủ trương ưu tiên phủ kín có tính   bắt buộc đối với CBQL. Các lớp dự  án  ưu tiên CBQL các trường Tiểu học(   và Mầm non  để  thực hiện lộ  trình của Phòng GD&ĐT    đưa tin học vào   trường Mầm non đến 2010) chỉ đạo 100% cán bộ  quản lý chưa theo học các  lớp Tin học chương trình 100 tiết. Các lớp mở rộng, tự túc kinh phí tập trung   đến đối tượng giáo viên Tiểu học và THCS. ­ Giai đoạn 2: Hè năm 2010, mở  các lớp đại trà cho số  giáo viên Tiểu   học và Mầm non: mỗi trường Tiểu học ít nhất phải cử 5 giáo viên ở  5 khối.   Nếu giáo viên đăng kí nhiều thì lập cả danh sách để mở thêm lớp.  ­ Giai đoạn 3: Tháng 7 năm 2011, rà soát hết các đối tượng giáo viên  chưa có chứng chỉ Tin học chương trình 100 tiết ở Tiểu học. 100% giáo viên  còn lại ở trường có phòng Tin học phải tham gia lớp bồi dưỡng và cấp chứng   chỉ. ­ Hình thức: Hàng năm, lấy tổng số kinh phí thuộc dự án của Tỉnh, kết   hợp với số kinh phí tự túc của học viên để tổ chức, học như vậy sẽ giảm bớt  mức đóng góp, đồng thời động viên anh chị em học viên.  11
  12. Cán bộ tin học của Phòng trực tiếp tham gia biên soạn lại tài liệu thực  hành cho sát nhu cầu và thực tiễn công việc ứng dụng trong nhà trường. Trực  tiếp lên giảng bài và kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học viên trước   khi tổ chức thi cấp chứng chỉ. ­ Mở 3 lớp nâng cao kiến thức, kĩ năng sử dụng máy tính, quản lý khai  thác phòng Tin học cho các Phó Hiệu trưởng và giáo viên cốt cán( là những   đồng chí có năng lực, được nhà trường giao nhiệm vụ thường xuyên dạy học,   khai thác phòng Tin học, hướng dẫn giáo viên nhà trường) thời gian học 3  tuần(thứ  7, chủ  nhật) về  kiến thức bảo trì căn bản phòng máy, khai thác  phòng Tin học vào dạy học sinh giải toán qua mạng, học và thi tiếng Anh qua  mạng, lấy tài liệu, soạn dạy giáo án trình chiếu Power Point; thực hiện việc  tổ chức nhập điểm vào phần mềm quản lý, lập báo cáo chuyên môn, báo cáo  quản lý từ phần mềm để khi về trường có thể hướng dẫn đội ngũ giáo viên. ­ Phối hợp với chuyên môn chỉ  đạo thi Giáo viên giỏi cấp trường, cấp   huyện vòng điều kiện: soạn văn bản phù hợp với khối lớp/bộ  môn. Qua đó   tạo động lực bắt buộc giáo viên phải tham gia học tập Tin học. 2.2.3. Tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND   huyện cấp kinh phí hợp đồng đội ngũ giáo viên Tin học cho các trường có   phòng Tin học. Triển khai dạy tự chọn Tin học đối với tất cả các trường   có phòng Tin học. 2.2.3.1. Tham mưu cho Phòng GD&ĐT, UBND huyện cấp kinh phí cho  nhà trường hợp đồng đội ngũ giáo viên Tin học.   Phòng GD&ĐT trình UBND huyện về  việc đề  nghị  hợp đồng công  việc giáo viên Tin học năm học 2010­2011 cho các trường có phòng Tin học   để triển khai dạy tự chọn môn Tin học.  Khi được UBND Huyện đồng ý, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị lựa  chọn, tiến hành hợp đồng công việc: Ưu tiên người có bằng từ Cao đẳng Tin  học chính quy trở  lên, nếu cùng bằng cấp sẽ   ưu tiên chọn người có bằng  chuyên ngành sư phạm Tin học. Tất cả  23 trường có phòng Tin học( kể  cả  đủ  điều kiện dạy học và  chưa đủ điều kiện) đều được hợp đồng đủ giáo viên Tin học để quản lý, vận   hành phòng Tin học 2.2.3.2. Triển khai dạy môn Tin học tự  chọn đối với các trường có  phòng Tin học "đạt yêu cầu" theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT.  Các trường có phòng máy vi tính, đủ điều kiện phải đăng kí và tổ chức   dạy tự  chọn Tin học.  Chỉ  đạo thống nhất nội dung chương trình, thời khóa  biểu(TKB), chọn khối lớp học theo điều kiện đơn vị:  ­ Đối với trường có lớp đã dạy từ  năm học 2009­2010, năm học 2010­ 2011, các lớp này tiếp tục thực hiện chương trình Quyển 2. ­ Đối với các lớp học năm đầu tiên, không phân biệt khối lớp sẽ  học   bắt đầu từ Quyển 1. ­ TKB thực hiện ở buổi 2, theo quy định số tiết của Bộ GD&ĐT. 12
  13. ­ Tiết dạy các thể loại bài, tiến trình lên lớp, mẫu KHBH, cách đánh giá  xếp loại giờ dạy tự chọn Tin học được thống nhất tại chuyên đề do Phòng tổ  chức tại tiểu học Quảng Thịnh. Đưa kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học Tự chọn Tin học thành một  nội dung trong thanh kiểm tra chuyên đề chuyên môn, thanh tra toàn diện.        Hình 3.  Giờ học môn Tin học trên phòng máy của HS lớp 5. 2.2.4. Tập huấn, triển khai các chuyên đề  ứng dụng CNTT, chuyên đề   dạy tự chọn Tin học và đánh giá tiết dạy Tin học trong trường Tiểu học.       2.2.4.1. Tập huấn phần mềm Netoop School quản lý dạy học phòng máy. ­ Đây là phần mềm giúp quản lý phòng máy trong dạy học. Việc tập  huấn cho các trường THCS đã phát huy hiệu quả. Các trường Tiểu học đều   được chỉ đạo kết nối LAN nên việc sử dụng phần mềm này sẽ giúp giáo viên  quản lý dạy học tốt hơn. Ngoài ra các kì thi giáo viên giỏi(vòng Tin học) cấp  trường, cấp huyện đều có thể sử dụng để quản lý phòng thi. ­ Thành phần: Hiệu trưởng hoặc 1 Phó Hiệu trưởng và cán bộ đầu mối  CNTT hoặc giáo viên Tin học tham dự. ­ Thời gian : 01 ngày, tại 02 phòng máy Tiểu học Quảng Thịnh. ­ Thực hiện: Do Chuyên viên phòng GD&ĐT trực tiếp thực hiện.  Nội dung Chỉ đạo, thực hiện A. Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút ­  11 giờ 00 1. Triển khai hướng dẫn cài đặt phần mềm Netoop  ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên  School 3.0 viên Phòng GD&ĐT 2. Cấu hình và gỡ bỏ, thực hành cài đặt tại 02 phòng  ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên  máy. viên; CBGV tập huấn B. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút ­  16 giờ 30 1. Dạy 01 tiết trên phòng máy sử dụng Netoop  ­ GV Tin học trường 13
  14. School:  tiết thực hành(tiết 2) TH Thị Trấn 2. Chỉ đạo nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên  viên Phòng GD&ĐT 3. Kết luận. ­ LĐ phòng GD&ĐT ­ Yêu cầu các trường thực hiện cài đặt và sử dụng  ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên  dạy học; sử dụng quản lý khi tổ chức chuyên đề bồi  viên dưỡng Tin học cho giáo viên, tổ chức vòng thi Tin  học GVG cấp trường. 2.2.4.2. Chuyên đề  dạy tự  chọn Tin học các trường Tiểu học và đánh  giá tiết học Tin học.  + Chuyên đề cấp thiết do các nguyên nhân sau: ­ 100% giáo viên Tin học, cán bộ Tin học trong trường Tiểu học đều là  hợp đồng công việc theo năm học. Nghiệp vụ sư phạm rất hạn chế do tuyệt   đại các em chưa có kinh nghiệm giảng dạy. ­ Chưa có bất cứ  chuyên đề  nào cấp huyện về  dạy tự  chọn môn Tin   học và đánh giá tiết dạy Tin học trong nhà trường Tiểu học từ trước tới nay. ­ Đây là năm học đầu tiên chỉ  đạo đẩy mạnh đại trà dạy tự  chọn môn   Tin học trong trường Tiểu học có phòng Tin học. ­ CBQL các trường Tiểu học chưa có kinh nghiệm dự, chỉ đạo và đánh  giá xếp loại giờ dạy Tin học. +  Thực hiện:  Triển khai  công văn số  417/PGD&ĐT ngày 24/11/2010  của Trưởng phòng GD&ĐT. Có 42 Phó Hiệu trưởng và 27 cán bộ, giáo viên  Tin học các trường Tiểu học tham dự. Nội dung Người chỉ đạo, thực hiện A. Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút ­  11 giờ 00 1. Triển khai các văn bản quản lý, chỉ đạo dạy  ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên viên  Tin học tự chọn trong nhà trường của Bộ  Phòng GD&ĐT GD&ĐT, của Sở GD&ĐT; 2. Thống nhất  xây dựng mẫu Kế hoạch bài học  ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên viên  dạy tự chọn môn Tin học Phòng GD&ĐT 3. Dạy 01 tiết: 01 tiết lý thuyết( Dạng điển hình  ­ GV Tin học  1) TH Thị Trấn B. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút ­  16 giờ 30 1. Dạy 02 tiết: 01 tiết lý thuyết(Dạng điển hình  ­ GV Tin học  2); 01 tiết thực hành(tiết 2) TH Q.Tân, Q.Châu 2. Chỉ đạo nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và  ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên viên  cách xếp loại giờ dạy Tin học. Phòng GD&ĐT 3. Kết luận. ­ Đ/c Quang – P.PGD ­ Đ/c Dũng ­ Chuyên viên 2.2.4.3. Tập huấn dạy bồi dưỡng Tin học cho HSG vào tháng 12/2010  cho giáo viên trực tiếp dạy (các trường có đăng kí danh sách HS dự thi). 14
  15. ­ Tính cấp thiết: Theo kế hoạch đầu năm, các trường dạy Tin học phải   có học sinh dự  thi Tin học không chuyên cấp huyện sẽ  tổ  chức vào tháng  5/2011 ­ Kinh nghiệm: Lần đầu tiên, năm 2010, huyện Quảng Xương có đội  dự kì thi Tin học trẻ không chuyên cấp Tỉnh lần thứ 15(tổ chức tháng 7/2010   tại   ĐH   Hồng   Đức).   Cấp   THCS   đạt   3   giải(trong   tổng   số   6   giải   của   cấp  THCS). Tiểu học không đạt được giải nào. Đây là bài học kinh nghiệm quan   trọng trong quản lý, chỉ đạo, nhất là công tác dạy tự  chọn Tin học và ôn tập   từ cơ sở. ­ Thực hiện: Do chuyên viên Phòng trực tiếp chỉ  đạo thực hiện. Đề  cương bài giảng, việc tập huấn, được tiến hành qua mạng Internet. 2.2.4.4. Tập huấn nâng cao kĩ năng vận hành và khai thác các chức năng  phần mềm quản lý CBGV phục vụ quản lý chất lượng. ­ Tính cấp thiết:  Do công tác quản lý chất lượng bằng phần mềm   VNPT School đã  ổn định, tuy nhiên việc khai thác phần mềm phục vụ  xây  dựng các báo cáo thống kê quản lý hiệu quả  thấp, nhiều trường chưa thực  hiện được, còn làm thủ  công, đánh máy số  liệu thu thập bằng Word hoặc  Excel mất nhiều thời gian, phí phạm hiệu quả  phần mềm hiện có. CBQL  đánh giá sai phần mềm hiện có, không đôn đốc giáo viên kịp thời cập kết quả  đánh giá học sinh vào phần mềm, dẫn đến phòng máy tính có nhưng không   tận dụng khai thác được. ­ Thực hiện: Làm việc với chuyên môn tổ  Tiểu học để  xác định các   mẫu biểu, báo cáo nào có thể lấy trực tiếp từ phần mềm. Từ đó có nội dung   định hướng chỉ đạo, hướng dẫn CBQL nhà trường thực hiện. Triển khai công văn số  36/PGD&ĐT ngày 18/01/2010 thực hiện tập   huấn cho cấp Tiểu học. Thành phần gồm CBQL và 01 cán bộ đầu mối( hoặc  GV Tin học), thời gian là 01 ngày: buổi sáng học lý thuyết trên phòng máy;  buổi chiều thực hành trên phòng máy theo các mẫu báo cáo, yêu cầu cho  trước.  2.2.4.5. Tập huấn soạn giáo án điện tử  E­Learning cho giáo viên Tin  học, giáo viên Toán­tin và 125 cán bộ đầu mối các trường TH, THCS.            ­   Thực hiện  tại công văn số 368/PGD&ĐT ngày 20 tháng 10 năm 2010  về việc tập huấn soạn giáo án E_Learning và Violympic Tiếng Anh: “Áp dụng với Tiểu học: + Phần 1: Bổ túc kĩ thuật cao cấp khi sử dụng phần mềm trình chiếu  PowerPoint + Phần 2: Hướng dẫn soạn E_Learning qua phần mềm Adobe  Presenter + Phần 3: ­ Violympic Tiếng Anh           + Phần 4:  Quy định, yêu cầu khi đánh giá 01 tiết dạy(Tiết dạy có sử  dụng CNTT thay ĐDDH truyền thống, tiết dạy trình chiếu, tiết dạy  E_Learning)" 15
  16. Hình 4.  Giảng bài tại lớp tập huấn E_Learning và                  Olympic Tiếng Anh(ngày 26/10/2010 tại Q.Thịnh) ­ Tài liệu: Mỗi đơn vị được cung cấp 01 đĩa CD chưa phần mềm(được  Sở GD&ĐT cấp) tích hợp kèm theo tài liệu chi tiết hướng dẫn sử dụng và bài  giảng Power Point hướng dẫn cụ  thể(do chính cán bộ  Phòng GD&ĐT thực   hiện). ­ Yêu cầu sau tập huấn: Mỗi học kì, mỗi đơn vị thực hiện 1 giáo án/01  môn học và nạp về  Phòng GD&ĐT. Phòng GD&ĐT chấm và chọn lọc công   bố trên mạng Internet từ năm học 2011­2012. Đây sẽ coi là một nội dung đánh   giá thi đua kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học. 2.2.5. Tổ chức các hội thi phát huy vai trò của phòng tin học, thiết bị   tin học, môn Tin học. ­ Kế  hoạch tổ  chức các hội thi, chỉ  tiêu, đối tượng tham gia của từng   trường, có quy định riêng đối với các trường có phòng Tin học, có dạy tự  chọn Tin học được đưa ra từ  đầu năm học, có bổ  sung theo từng học kì. Cụ  thể: Thi giải toán qua mạng Internet cấp huyện: Tháng 3/2011 Thi Olympic Tiếng Anh qua mạng: Tháng 3/2011 Thi Tin học không chuyên cấp huyện: Tháng 5/2011. Soạn mỗi môn 01 giáo án E_Leanning/1 học kì, ghi vào đĩa CD, nạp về  phòng để chấm, đánh giá thi đua công tác ứng dụng CNTT trong dạy học: Kì   1 nạp 15/01/2011; kì 2 nạp trước 15/5/2011. Thi giáo viên giỏi(MN, TH, THCS): Vòng điều kiện thi Tin học văn  phòng(soạn một trang giáo án theo mẫu phù hợp với đặc thù môn học mà giáo   viên đó đang dạy và sẽ dự thi vòng tự luận và thực hành sư phạm cho trước). ­ Hướng dẫn các trường khai báo khối, chuyển lớp và đăng kí mới cho   HS dự thi giải toán qua mạng Internet. Chỉ đạo ôn luyện và thi cấp trường. Tổ  chức Hội thi Giải toán qua mạng internet cấp huyện vào tháng 3/2011. 16
  17. ­ Giao chỉ tiêu các trường có phòng máy và có dạy tự chọn môn Tin học   phải có đội tuyển dự  thi cấp huyện  ở  Hội thi Tin học không chuyên. 84/84  trường  TH,  THCS   đều  phải   có   HS   dự   thi  HSG   Giải   toán   qua  mạng  cấp   huyện. Phối hợp cùng chuyên môn TH, THCS tổ chức tập huấn cho HS dự thi   HSG giải toán qua Interrnet cấp Tỉnh vào tháng 4/2011. Tập huấn, cung cấp đề  cương dạy và hệ  thống bài tập ôn luyện Học   sinh thi Tin học không chuyên cấp Tiểu học, THCS trong tháng 12/2010. Tổ  chức thi chọn đội tuyển dự thi Tin học không chuyên cấp Tỉnh vào 20/5/2011.  Tập trung ôn luyện đội tuyển để dự thi cấp Tỉnh vào tháng 6/2011. 2.2.6. Triển khai những sáng kiến, kinh nghiệm ứng dụng CNTT để  phát huy vai trò của máy vi tính, thiết bị CNTT trong quản lý, dạy học. 2.2.6.1 Kết hợp Webcam với máy chiếu đa năng và máy vi tính để  dạy   học khi chưa có máy máy chiếu vật thể. WebCam là thiết bị  kỹ  thuật số, kết nối với máy tính, cho khả  năng   chụp hình, quay phim, quan sát hình ảnh trực tiếp ... ­ Làm một chân đế  sao cho WebCam dễ  dàng xoay 3600, vật liệu  làm  thân đế: Một cây giá đỡ  Micro đứng, chân cao lưu động(  mua  ở  của hàng   thiết bị âm thanh) hoặc sử dụng Giá thí nghiệm Vật Lý(ở THCS) hoặc tự chế  bằng các ống nhôm tròn(như minh họa)                                                                                                                                                                                                                                        3600                   Chân đế WebCam                                                                        Cổng USB cắm vào máy tính       Hình 5. Minh họa đế tự chế cho Webcam.      (Nguồn ảnh: Lấy từ mạng Internet) ­ Cài đặt: Cắm đầu nối USB của webcam vào máy tính. Thực hiện cài  phần mềm điều khiển từ đĩa CD kèm theo Webcam( Với Win 7 có thể  sẽ  tự  dò tìm một số webcam mà không cần Drive từ đĩa CD) ­ Ứng dụng trong dạy học:  Chiếu đề bài tập, phiếu bài tập trước và sau khi học sinh làm để nhận xét,  so sánh, sửa chữa sai sót...không cần đến bảng phụ, bảng nhóm. Qua đó có   thể nhận xét cách trình bày bài giải, lập luận, chữ viết của học sinh... 17
  18. Chiếu các hình  ảnh minh họa, bảng biểu, biểu đồ, bản đồ,... trong sách   giáo khoa, các vật thể, vật mẫu có kích thước nhỏ...phóng lớn trên màn hình   Projector cho học sinh dễ quan sát. Quay các đoạn phim minh họa quá trình thí nghiệm(thí nghiệm có thời  gian tiến hành dài cần rút ngắn phù hợp thời lượng tiết học, thí nghiệm khó  thành công khi trình diễn hoặc phải làm nhiều lần, thí nghiệm có thể gây cháy   nổ...) Các đoạn phim quay được có thể  cắt ghép, lồng tiếng, tạo hiệu  ứng  sinh động...bằng phần mềm Windows Movie Maker. Các phim sau khi hoàn  thiện có thể xuất đóng gói ra dạng video, lưu trữ trên CD và sử dụng rộng rãi   ở  nhiều máy khác nhau (không đòi hỏi đường Link liên kết các tệp(file)rời   rạc) 2.2.6.2. Chỉ  đạo điểm ứng dụng phần mềm Netop School phục vụ dạy   học qua mạng LAN. ­ Áp dụng thí điểm: tại các trường có phòng máy, giáo viên Tin học có  trình độ  từ  Cao đẳng chính quy trở  lên, đang triển khai dạy tự  chọn Tin học  cho khối học sinh lớp 5, năm học 2010­2011. ­ Thực hiện: Chuyên viên phòng GDĐT và Giáo viên Tin học Quảng  Tân.    Thời gian: tháng 11/2010 tại TH Quảng Tân. ­  Ứng dụng: Thực hiện cho các tiết học Tin học của HS lớp 5, bồi   dưỡng đội ngũ giáo viên về nghiệp vụ Tin học.  ­ Thực hành:02 giáo viên Tin học( Q.Hòa, Q.Thịnh) thực hiện dạy 2   tiết. Hình 6.   Màn hình của giáo viên                            Tiết dạy học trên mạng LAN sử dụng Netoop School. 18
  19. 2.2.7. Kiểm tra đánh giá hiệu quả khai thác phòng Tin học; đưa tiêu chí   đánh giá thi đua đối với CBQL, giáo viên, nhân viên về  lĩnh vực kết quả   ứng dụng CNTT trong quản lý chất lượng và dạy học. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện mà không có kiểm tra để có cơ  sở  điều chỉnh phù hợp và đánh giá kết quả thực hiện sát thực thì cúng như không  có chỉ đạo. Mặt khác, nếu không có tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể sẽ không   có cơ sở để xếp loại kết quả thực hiện của mỗi nhà trường, từ đó không ghi  nhận chính xác kết quả  chỉ  đạo thực hiện của các đơn vị. Đồng thời, không  kích thích phong trào  ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, hiển nhiên,  nếu trường có phòng Tin học thì sẽ không phát huy được hiệu quả.  Do đó, tôi đã xây dựng các nội dung cơ bản để  đánh giá kết quả  công tác   ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học hàng năm để  đưa vào nội dung   đánh giá thi đua của Ngành. Đồng thời xây dựng biên bản kiểm tra lĩnh vực   CNTT năm học 2009­2010 và 2010­2011: 2.2.7.1. Các tiêu chí cơ bản trong đánh giá thi đua về ứng dụng CNTT trong   quản lý và dạy học. ­ Tự đầu tư trang bị máy vi tính, phòng Tin học trong học kỳ(năm học) ­ Kết quả thi HSG giải toán qua mạng Internet (điểm thưởng giải) ­ Kết quả  thi HSG Tiếng Anh qua mạng Internet (điểm thưởng giải, áp  dụng từ năm học 2010­2011). ­ Kết quả thi HSG cấp huyện, cấp Tỉnh Hội thi Tin học không chuyên ­ Hiệu quả trong  ứng dụng CNTT phục vụ gửi/nhận báo cáo; chất lượng   công tác thống kê(EMIS, VEMIS, PMIS, Phổ cập TH và THCS...) ­ Hiệu quả sử dụng phần mềm QL CBGV:      Cập nhật kịp thời, phục vụ tốt trong quản lý chất lượng(công khai kết quả  giáo dục trên mạng, phục vụ  vào sổ  điểm, sinh hoạt chuyên môn, họp phụ  huynh...).       Xây dựng tốt các báo cáo định kì quản lý từ phần mềm. ­ Kết quả    ứng dụng vào dạy học(số  tiết dạy giáo án tình chiếu, giáo án   E_Learning). ­ Kết quả  bồi dưỡng đội ngũ(số  chuyên đề, buổi tập huấn tại phòng tin  học hoặc mời giảng viên dạy tại trường; tỷ  lệ  GV có chứng chỉ  tin học   trong năm...). ­ Bảng theo dõi, đánh giá xếp loại kết quả  thực hiện  ứng dụng CNTT   trong quản lý, dạy học năm học 2010­2011.( Phụ lục 1) 2.2.7.2. Kế hoạch kiểm tra trong năm học 2010­2011 và biên bản kiểm tra  về lĩnh vực CNTT.      Trên cơ sở các tiêu chí để xây dựng biên bản kiểm tra công tác ứng dụng   CNTT trong nhà trường.      Kế hoạch kiểm tra: ­ Kiểm tra chuyên đề: Tối thiểu 100% trường có phòng tin học được  kiểm tra 1 lần trong năm học.  19
  20. ­ Kiểm tra kết hợp trong thanh tra chuyên môn, thanh tra toàn diện: theo   lịch và kế hoạch thanh kiểm tra của Ngành từng năm học.      Hình thức, Biện pháp:       ­ Kiểm tra trực tiếp tại trường; dự giờ dạy môn Tin học của giáo viên. ­ Kiểm tra qua theo dõi chất lượng báo cáo định kì, làm phổ  cập, chất   lượng báo cáo thống kê(EMIS, PMIS, báo cáo KTĐK, ...), qua quá trình sử  dụng phần mềm VNPT cấp Phòng để  lấy thông tin kết quả  giáo dục, qua  hiệu quả  việc triệt để  sử  dụng hộp thư  phục vụ  gửi nhận báo cáo(từ  HK 2  năm học 2010­2011), chất lượng các giáo án E_Learning dự thi, qua đánh giá   của các tổ chuyên môn.... PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT         1. Kết quả đạt được. 1.1. Kết quả về bồi dưỡng đội ngũ. ­ Số cán bộ, giáo viên hợp đồng có bằng đào tạo chuyên ngành Tin học:  24 đồng chí.  Trong đó dạy tự chọn Tin học  ở trường Tiểu học năm học 2010­2011:   16 đồng chí(Đại học: 6 ; Cao đẳng: 7, Trung cấp: 3). ­ Số giáo viên tham gia tập huấn dạy tự chọn Tin học: 24 cán bộ, giáo  viên hợp đồng Tin học và 42 Phó hiệu trưởng chuyên môn. ­ Có 16 giáo viên dạy tự  chọn Tin học  ở 16 đơn vị. 16/16 đồng chí có  giờ dạy thao giảng cấp trường xếp khá, giỏi. Có 5 giáo viên tham gia dạy thể  nghiệm chuyên đề môn tự chọn(Tin học) cấp huyện.  ­ Số  giáo viên học và được cấp chứng chỉ  Tin học theo chương trình   100 tiết do Sở GD&ĐT mở:  Năm 2010: Đợt 1: 72 giáo viên; đợt 2: 44 Cán bộ quản lý.  Năm 2011: có 5 lớp dự án, 2 lớp tự túc với tổng số 158 học viên. Tỷ  lệ  giáo viên có chứng chỉ  Tin học( được Sở  GD&ĐT tổ  chức bồi  dưỡng và cấp chứng chỉ hoặc tự học ở các trung tâm): 76.7%. ­ 100% CBQL, giáo viên được tập huấn sử  dụng phần mềm VNPT   School trong quản lý chất lượng. Sử  dụng phục vụ  báo cáo chất lượng lớp   học, thông báo kết quả học tập của học sinh đến phụ huynh. ­ Có 16 trường có phòng Tin học tự  mở  lớp chuyên đề  bồi dưỡng Tin   học và bồi dưỡng nghiệp vụ soạn giảng Power Point trên máy tính cho 100%  giáo viên nhà trường( Có 6 trường mời chuyên viên Phòng GD&ĐT về dạy 2   ngày). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2