intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình sách giáo khoa địa lí lớp 8

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên từ các kênh hình trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình sách giáo khoa địa lí lớp 8

  1. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­    PHÒNG GD& ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP *****                                                                                        TÊN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG,    KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA                          ĐỊA LÍ LỚP 8                            Họ và tên: Trương Thị Lan Anh.                            Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp      Họ và tên: Hoàng  Th                            Trình đ ị Hoan ộ chuyên môn: Đ ại học sư phạm                                         Môn: Lịch sử. Chức danh: Giáo viên        Trình độ chuyên môn cao nhất:  Đại học sư phạm                    Chuyên ngành đào tạo: Địa lý Krông Ana, tháng 03/2017 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 1 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  2. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài.         Qua thực tế giảng dạy môn Địa lý, dự  giờ  của đồng nghiệp, trao đổi chuyên  môn, tôi nhận thấy nhiều em học sinh còn quan niệm môn Địa lý là môn học thuộc   lòng. Chính vì vậy trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã   cố  gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực,  chủ  động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ  năng sử  dụng kênh hình như: Tranh  ảnh, biểu đồ, bản đồ... Bởi vì tất cả  các kiến   thức Địa lý không được trình bày, phân tích, mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn  trong kênh hình có trong bài học, trong khi tư duy của học sinh lứa tuổi này còn thiên  về  tính cụ  thể. Trong việc dạy và học Địa lý  ở  cấp THCS khai thác kênh hình từ  SGK có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là  “cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc   biệt” mà nội dung của nó được thể  hiện bằng ngôn ngữ  Bản đồ. Nhưng cho đến  nay việc khai thác và vận dụng kiến thức từ kênh hình vào học tập của học sinh còn  ít, nhiều em hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử  dụng  các  trang,  ảnh trong SGK, trong khi các câu hỏi kiểm tra liên quan đến phân tích kênh   hình ngày càng nhiều. Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý tôi luôn suy nghĩ làm sao để  giúp các  em học sinh của mình không chỉ  biết sử  dụng mà còn phải sử  dụng thật tốt kênh  hình SGK môn Địa lí nói chung và lớp 8 tôi nghiên cứu nói riêng. Vì vậy tôi đã chọn   đề tài “Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ  kênh hình SGK địa lí 8” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 2 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  3. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mục tiêu: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên  từ các kênh hình trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ  đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý. Nhiệm vụ:   Tìm hiểu kiến thức qua kênh hình để  giải quyết những vướng   mắc, lúng túng của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh lớp  8 trong học tập môn địa lý và áp dụng cho một số bài học thuộc phần địa lý tự nhiên   Việt Nam, đặc biệt phần khí hậu, địa hình, sông ngòi…         Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho   các em học sinh trong học tập môn Địa lý nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng.             4. Giới hạn của đề tài:  kĩ năng sử dụng , khai thác kiến thức từ kênh hình  (Lớp 8)” qua các năm tôi dạy:  2013­2014: Từ 8A1­ 8A7 2014­2015: Từ 8A1­ 8A8  2015­2016: Từ 8A1­ 8A8   5. Phương pháp nghiên cứu:            a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ­ Phương pháp phân tích ­ tổng hợp tài liệu; ­ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhom ph ́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp điều tra; ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;  ­ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; ­ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; ­ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c) Phương pháp thống kê toán học ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 3 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  4. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận        Để  góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con   người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại  và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các kĩ năng tư  duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Việc rèn luyện tư  duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc tự  trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và từ  thực tế  môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư  duy tốt thì học  sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi . Để  rèn luyện kĩ năng tư  duy cho học sinh thì kênh hình trong sách giáo khoa là tài   liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên, do vậy   việc rèn kĩ năng sử dụng kênh hình cho học sinh là không thể thể thiếu trong học địa  lý đặc biệt đối với các em lớp 8,9 2. Thực trạng Nhận thức được vai trò quan trọng của kênh hình đã có một số  đề  tài hướng  dẫn học sinh khai thác bản đồ, atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và  chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi ngoài việc hướng  dẫn học sinh khai thác kênh hình nói chung tôi còn đi sâu vào phần đất đai, sông ngòi,  khí hậu mà chưa có đề  tài nào đề  cập đến một cách rõ ràng, và đây cũng là phần   được xem là khó khai thác nhất khi sử  dụng mà học sinh gặp nhiều lúng túng khi  khai thác.  Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để  hỗ  trợ  cho giáo viên trong  giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực   tế giảng dạy hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, kênh hình sách giáo  khoa. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh quan sát,  khai thác từng đơn vị  kiến   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 4 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  5. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ thức, phát huy được khả năng khai thác nội dung bài học của học sinh. Học sinh có  lực học khá giỏi đòi hỏi tìm hiểu các đối tượng địa lí từ kênh hình sâu hơn. Một số  bản đồ  phục vụ  cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều,   bản đồ cũ số liệu không chính xác     Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của kênh hình nên chưa quan tâm  đúng mức đến việc học và khai thác kênh hình khi học môn Địa lý. Mức độ, sử  dụng,   khai thác kiến thức của học sinh chưa sâu, chưa hiểu hết đối tượng địa lí  trong từng nội dung bài học. Học địa lí của một số  học sinh còn mang tính thuộc   lòng, ít suy nghĩ, ghi nhớ máy móc… 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp  Những giải pháp,  biện pháp được nêu trong đề  tài nhằm mục đích giúp học sinh   hiểu sâu kiến thức hơn và mang lại hiệu quả cao trong môn học. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b.1. Khái quát về kênh hình ­ Kênh hình là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết  những vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp ­ Kênh hình là cuốn sách địa lý phản ánh toàn bộ  hay từng phần của Trái đất  với nội dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản đồ. ­ Trong dạy học Địa lý, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan,  vừa là nguồn tri thức địa lý quan trọng đối với học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lý  8, kênh hình chiếm một tỷ lệ lớn và chiếm một nội dung quan trọng trong bài học.  Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, tranh ảnh, các hình vẽ, biểu đồ… Ngoài việc  hỗ trợ kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ dễ  dàng giúp cho học sinh nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lý và các mối  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 5 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  6. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ quan hệ của chúng theo thời gian và không gian. Chính vì vậy việc sử dụng, khai  thác kênh hình trong dạy học môn Địa lớp 8 có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình  thành kiến thức và kỹ năng địa lý cho học sinh.           b.2. Thực trạng trước khi sử dụng các giải pháp của đề tài Số liệu thống kê ở 3 lớp 8A1;8A2; 8A3 trước khi hướng dẫn học sinh cách khai thác   kênh hình được thực hiện theo 3 mức  đầu năm học 2015­ 2016 như sau: Chưa biết khai  Lớp Sĩ số Biết khai thác Khai thác tốt thác 8A1 42 25 16 2 8A2 40 30 8 1 8A3 40 29 10 1 Tổng 122 84 34 4 Tỉ lệ (%) 100 68,8 27,9 3,3                 Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt   kênh hình còn rất ít chỉ  chiếm 31,2% còn lại 68,8% là số  học sinh chưa biết khai   thác.  b.3.  Một số kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh  hình  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 6 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  7. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác kênh hình nói riêng là kĩ năng  cơ  bản của môn Địa lý. Nếu không nắm vững được kĩ năng này thì rất khó có thể  hiểu và giải thích được các sự  vật và hiện tượng địa lý đồng thời cũng rất khó có  thể tự mình tìm được các kiến thức địa lý khác. Để cuốn sách giáo khoa địa lý trở  thành trợ  thủ đắc lực trong học tập, kiểm tra, thi  học kì, … có hiệu quả  học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:         + Biết rõ câu hỏi như thế nào để tìm kiến thức ẩn trong kênh hình          + Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong bản đồ,  lược đồ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ  các kí hiệu chung theo từng   mục như: Hành chính (thủ  đô, các thành phố…), các kí hiệu về tự  nhiên như  thang   màu (độ  cao, độ  sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ  đầm….) ở góc lược đồ, bản đồ. + Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lý trên Bản đồ + Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ  trong sách giáo khoa để bổ sung   kiến thức về địa lý cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa + Biết tìm ra  mối quan hệ giữa các đối tượng để khai thác có hiệu quả nhất. + Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (Đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời, tìm   ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các kênh hình, sử dụng các dữ kiện nào   để trả lời tốt yêu cầu của bài)        * Đối với giáo viên             Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương   pháp dạy học  Địa lí tuy đó có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực   của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu   hỏi có yêu cầu phát triển tư duy. Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra   và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó. Về  mặt hình thức, các giờ  học  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 7 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  8. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học   tập tích cực thì những giờ  học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một   cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các   câu hỏi của giáo viên chứ  bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ  động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học. Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự  thống nhất về  quan   điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự  triển khai đồng  bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo  viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ  thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa   tâm huyết với nghề  nghiệp, chưa đầu tư  nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn  Địa lí là môn phụ. Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu   hết  ở  các trường, đặc biệt từ  khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các  trường  đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ  dùng dạy học phục vụ  cho các bộ  môn. Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp giáo viên có  điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập. Tuy nhiên  không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất   lượng. ­ Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử  dụng kênh hình cho học sinh nên đi từ  thấp  đến cao, từ  đơn giản đến phức tạp nhằm dẫn dắt học sinh từ  biết sử  dụng   đến sử dụng thành thạo và nhanh chóng ­ Để  khai thác tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị  trước   ở  nhà những câu hỏi có liên quan đến phân tích hoặc tìm các đối tượng trong kênh hình  bằng cách gợi ý một số  câu hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận   trình bày. Và khi kiểm tra bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào để trình bày ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 8 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  9. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng kênh hình trong các lần kiểm tra,  đánh giá nhằm kích thích sự  hứng thú học tập địa lý của  học sinh thông qua việc  khai thác kênh hình. ­ Việc sử dụng, khai thác tốt các kênh hình sẽ giúp học sinh nắm nội dung bài  học nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhớ bài lâu hơn và có hệ thống. Học sinh không thuộc  baì máy móc, có suy nghĩ một cách lôgic tư duy độc lập, các em có kĩ năng phân tích,  tổng hợp các yếu tố địa lý một cách hợp lý.          * Đôi v ́ ới hoc sinh ̣   Do quan niệm đây là bộ  môn phụ  nên học sinh chưa đầu tư  thời gian thích  đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối   quan hệ tự nhiên ­ xã hôị rất phức tạp, bản chất là một ôn học rất khô khan nên học   sinh ít thích học.  Hầu hết các em học  mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu để  làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh   chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của  bộ môn b.4. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý tự nhiên   Việt Nam qua kênh hình trong sách giáo khoa ­ Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lý học sinh cần  tái hiện vốn tri thức địa lý đã có của bản thân vào việc đọc các kí hiệu để trả lời bài  một cách có hiệu quả học sinh cần làm theo những bước sau: ­ Bước 1: Đọc kĩ đề để tìm ra yêu cầu chính của đề bài ­ Bước 2: Xác định đúng bản đồ, lược đồ cần sử dụng vào nội dung bài làm ­ Bước 3: Sử  dụng dữ  kiện nào để  trả  lời tốt yêu cầu của chính của đề  bài   (hệ thống kí hiệu, màu sắc, số liệu qua các biểu đồ…)  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 9 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  10. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Bước 4: Phân tích nhận xét thông qua kênh hình để  trả  lời các yêu cầu của  đề bài  Ví dụ cụ thể qua một số bài học * Khai thác kiến thức  (áp dụng cho bài 23 “sách giáo khoa địa lý 8) ­ Với bài này học sinh sử dụng Atlat trang 2,3  Tên bản đồ: Bản đồ hành chính Việt Nam. Học sinh kết hợp cả bản đồ và lược đồ sách giáo khoa * Vị trí địa lý  Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ. Bước 2: Xác đinh vị trí của nước ta + Xác định hệ tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc, Điểm  cực Nam, Điểm cực Tây, Điểm cực Đông (Nằm ở  vĩ độ, kinh độ nào, thuộc huyện nào)  Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh  bằng cách cho học sinh tra bảng diện tích, dân số  các tỉnh. * Chú ý: Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ  năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi  * Phạm vi lãnh thổ + Xác định vị  trí tiếp giáp (phía Bắc, Nam, Tây,  Đông, tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ  nào).  + Nhận xét đường biên giới tiếp giáp  + Phân tích thuận lợi và khó khăn của vị  trí tiếp  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 10 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  11. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ giáp + Giáp biển: Nhận xét về  vùng biển nước ta gồm   những   bộ   phận   nào,   đặc   điểm   đường   bờ   biển,  chiều dài, đường bờ biển chạy từ đâu đến đâu? có  bao nhiêu tỉnh giáp biển, vùng biển tiếp giáp với  các quốc gia nào… ­> qua đó nêu ý nghĩa  * Khai thác yếu tố địa hình (áp dụng cho bài 28 “sách giáo khoa địa lý 8) ­ Với bài này học sinh sử dụng bản đồ , lược đồ địa hình Việt Nam  ­ Học sinh dựa vào màu sắc các thang màu độ cao để nhận xét TIẾT 31­ BÀI 28:  ĐẶC ĐIỂM ĐỊ A HÌNH VIỆT NAM * Đồi núi là bộphận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ? Quan sát thang màu nhận xét chunh địa hình nước ta? ? Quan sát hình 28.1 nhận xét tỉ lệ giữa đồi núi thấp và đồi núi cao ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 11 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  12. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  * Đặc điểm địa hình ­ Những đặc điểm chính của địa hình + Tỉ  lệ  diện tích các loại địa hình và sự  phân bố của chúng + Hướng nghiêng của địa hình  + Hướng chủ  yếu của  địa hình (Đông,  Tây, Nam, Bắc) +   Các   bậc   địa   hình   (chia   theo   độ   cao  tuyệt đối) + Tính chất cơ bản của địa hình ­   Nêu   đặc   điểm   chung   về   độ   cao,   sự  phân bố, diện tích của vùng  ­ Hướng của các dãy núi, các con sông  ­ Nêu tên của các đỉnh núi cao, các cao  nguyên, sơn nguyên và sự phân bố … ? Xác định một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải  đồng bằng ven biển nước ta. ? Địa hình nước ta như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì đến đời sống và phát  triển kinh tế? ­ Học sinh có thể lên bảng vừa chỉ bản đồ  kết hợp trả lời câu hỏi tìm kiến thức từ  kênh hình (dưới lớp quan sát lược đồ sách giáo khoa) ­ Học sinh liên hệ được vào thực tế cuộc sống và hoạt động kinh tế => Giáo viên nhận xét * Khai thác yếu tố sông ngòi  (áp dụng cho bài 33 “sách giáo khoa  địa lý 8 ”).  Với bài này học sinh sử dụng bản đồ các hệ thống sông  ­ Lược đồ sách giáo khoa Học sinh quan sát bản đồ(lược đồ) trả lời câu hỏi Giáo viên có thể đến từng học sinh hỏi và phân tích qua lược đồ  sách giáo khoa để  biết được các em nắm kiến thức từ phân tích kênh hình như thế nào? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 12 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  13. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Quan sát lược đồ: Nhận xét mạng lưới  sông ngòi nước ta? ­ Đặc điểm chính của sông ngòi + Mật độ dòng chảy + Tính chất sông ngòi (hình dạng, thác  ghềnh, độ  uốn khúc, hướng dòng chảy,  độ dốc lòng sông) ­ Chế độ nước  ­ Hàm lượng phù sa ­ Các sông lớn trên lãnh thổ (nêu cụ thể  tên của  từng con sông ) + Nơi bắt nguồn, nơi chảy qua  + Hướng chảy + Chiều dài  + Các phụ lưu, chi lưu + Diện tích lưu vực + Độ dốc lòng sông  + Chế độ nước, Hàm lượng phù sa ­   Giá   trị   kinh   tế   của   sông   ngòi   (giao  thông, thủy lợi, đánh cá, ...) Các vấn đề  khai thác và cải tạo, bảo vệ sông ngòi                        Một số ví dụ cụ thể qua quá trình kiểm tra:   * Kiểm tra miệng ­ Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam em hãy cho biết tên các dãy núi, các dòng sông   chảy theo hướng vòng cung? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? ­  Dựa vào bản đồ  hoặc lược đồ  H: 33.1 SGK, em hãy cho biết tên các hệ  thống   sông, hệ thống sông nào lớn nhất? những sông nào có giá trị thủy điện cao? * Kiểm tra 15’ ­ Dựa vào bản đồ câm (Trống) em hãy điền tên các thành phố trực thuộc trung ương. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 13 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  14. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy kể tên các loại gió thổi vào mùa hạ ở nước ta   và ảnh hưởng gì tới khí hậu nước ta. * Kiểm tra 1 tiết Ví dụ 1: Xác định vị trí địa lí của khu vực Tây nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ,  kinh độ nào? Nêu đặc điểm địa hình của khu vực. Ví dụ 2:  Dựa vào H2.1 cho biết:      Tây Nam Á nằm trong những đới , kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích  lớn nhất ? Nêu  đặc điểm khí hậu nhiệt đới khô  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 14 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  15. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­       Qua các ví dụ trên thấy được việc khai thác kênh hình trong môn Địa lí rất quan  trọng, tìm ra kiến thức  ẩn trong sơ đồ, lược đồ, bản đồ  ... học sinh sẽ  hiểu và nhớ  kiến thức sâu hơn. c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp. Trong đề tài này các biện pháp, giải pháp thường đi song đôi với nhau, có mối quan  hệ chặt chẽ với nhau. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm  vi và hiệu quả ứng dụng: Các tiết dạy có sử dụng  kênh hình . Giáo viên đã giúp  các em nắm các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ các  phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả  một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng  ngày, đặc biệt là trong quá trình học bài mới,  thi và kiểm tra. Kết quả khảo nghiệm cuối năm học 2015­ 2016 như sau: ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 15 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  16. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chưa biết khai  Lớp Sĩ số Biết khai thác Khai thác tốt thác 8A1 42 1 22 19 8A2 40 4 28 8 8A3 40 3 28 9 Tổng 122 8 78 36 Tỉ lệ (%) 100 6,6 63,9 29,5          Qua số liệu trên thì nhìn chung số  em học sinh biết khai thác và khai thác tốt   kênh hình ngày càng tăng chiếm 93,4%  so với 31,2% lúc chưa được hướng dẫn tăng  62,2%.  Còn số  học sinh chưa biết khai thác  giảm mạnh chỉ  còn lại  khoảng 6,6% so với   trước đây là 68,8% . Bây giờ  các tiết thực hành giáo viên chỉ  cần hướng dẫn là học  sinh tự tìm tòi kiến thức rất tốt. Sử dụng kênh hình là phương pháp trực quan  gợi mở và hướng dẫn học sinh   khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh Qua đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình”  bản thân tôi nhận thấy khi hướng dẫn học sinh khai thác một cách cụ thể thì học  sinh không chỉ biết cách sử dụng mà còn biết khai thác tốt kiến thức từ kênh hình,  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 16 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  17. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ qua đó tâm lý học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn địa lý và không khí  giờ dạy trở nên rất sôi nổi hào hứng, đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra đánh  giá hiện nay.  III. Phần kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận:       Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình là phương pháp dạy học   tích cực, cơ bản nhất trong dạy học địa lý . Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lý,  nắm được phương pháp học tập môn Địa lý. Học sinh có thể  tự  khai thác, tìm tòi  kiến thức để  bổ  sung cho nguồn tri thức Địa lý của mình thêm phong phú tránh lối   học thuộc lòng, tạo nên những năng lực cần thiết để  sau này học sinh trở  thành   người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay . Việc sử  dụng kênh hình trong dạy học Địa lý 8 là một vấn đề  quan trọng vì   chương trình Địa lý 8 mang tính cung cấp thông tin, thông qua các hình vẽ, sơ đồ  và  một số lược đồ  đơn giản. Giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và nhớ  lâu hơn, đặc  biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, khả  năng sáng tạo của học sinh,  làm cho giờ học thêm sinh động. Các thiết bị dạy học Địa lý vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương   tiện minh họa cho bài học, là nguồn kiến thức khi nó được sử  dụng để  khai thác   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 17 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  18. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ kiến thức Địa lý, là phương tiện minh họa khi nó được sử  dụng để  minh họa nội   dung đã được thông báo trước đó. Tính trực quan trong kênh hình tạo cho học sinh có sự tin tưởng vào tính chân   thực của sự vật được quan sát. Tuy nhiên bất kì sự  tri giác thực sự  nào cũng không   thể  diễn ra ngoài điều kiện tư  duy tích cực. Nói một cách khác trong dạy học sử  dụng kênh hình thì ở bất cứ hoạt động tri giác nào cũng thống nhất với tư duy trừu   tượng. Việc giảng dạy bằng kênh hình sẽ dễ dẫn tới khái  quát hóa, quy nạp. Như  vậy, kênh hình trong dạy học có một chức năng quan trọng: Đó là làm  chỗ dựa cho hoạt động tư duy, phát triển tư duy, phát triển trí tuệ. Kênh hình là một   nguồn kiến thức quan trọng mà trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người học  dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên khai thác tìm hiểu, từ đó những tri thức cần  thiết phục vụ cho việc nhận thức các mối quan hệ, các khái niệm, các quy luật Địa  lý. Sử  dụng các phương tiện dạy học Địa lý, yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho   học sinh các kĩ năng khai thác tri thức từ nguồn tri thức khác nhau như bản đồ, bảng  thống kê, các số  liệu, lát cắt, sơ  đồ  hình vẽ, tranh  ảnh trong sách giáo khoa và các   phương tiện khác. Chính nhờ  vào các kĩ năng đó, học sinh có thể  độc lập làm việc   với các nguồn tri thức khác nhau để nhận thức nội dung học tập.  Như  vậy, trong dạy học Địa lý còn chú ý nhiều hơn đến chức năng, nguồn  kiến thức của các thiết bị dạy học, tranh  ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong  sgk đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh làm việc với phương tiện này. Trong   điều  kiện   kênh   hình  còn   chưa  được  cung   cấp   đồng   bộ,   trước   mắt   người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả  năng có thể  để  xây dựng kế  hoạch hoạt động cho mình, tự  thiết kế  những đồ  dùng đơn giản.  Sưu tầm tranh ảnh minh họa, đặc biệt sử dụng quả địa cầu dạy được rất nhiều bài,  cung cấp được rất nhiều thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ, hình vẽ trong   sách giáo khoa phóng to để sử dụng và chuyển chúng sang dạng hình vẽ, sơ đồ, lược  đồ câm để kiểm tra kiến thức. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 18 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  19. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nắm được các hệ thống các ký hiệu trên kênh hình Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý Biết kết hợp hài hòa giữa các tranh, ảnh  Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức bản đồ và kiến thức sách giáo khoa.  Để giúp học sinh khai thác tốt thì vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên  cần phải: Có một hệ thống câu hỏi cụ thể liên quan đến bài học Thường xuyên vận dụng kênh hình trong các lần kiểm tra đánh giá Việc dạy và học địa lý không thể  tách rời bản đồ  nói chung và kênh hình sách giáo   khoa nói riêng, bởi vì khai thác kênh hình không chỉ  hiểu được kiến thức mà còn là   hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất có hiệu   quả  Dạy học môn Địa lí cần phải có kênh hình từ bản đồ, lược đồ to, nếu bài nào không  có bản đồ, hoặc số liệu cũ thì chắc chắn phải sử dụng kênh hình sách giáo khoa. Theo tôi đây là một đề tài rất quan trọng và thiết thực trong quá trình dạy học môn  địa lý ở cấp THCS. Tuy đề tài của tôi mới chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ trong vô số  những kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ nhưng tôi tin rằng đây sẽ là tài liệu tham  khảo bổ ích và thiết thực cho đông đảo các em học sinh. 2. Kiến nghị:  Qua đề  tài này tôi xin có một số  đề  xuất sau: Đối với nhà  trường  cung cấp thêm một số bản đồ  cho giáo viên trong quá trình dạy học vì một   số bản đồ đã cũ, số liệu không chính xác.            Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ   của tôi về  “Một vài kinh nghiệm   rèn luyện kĩ năng sử  dụng, khai thác kiến   thức từ kênh hình SGK địa lí 8” ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 19 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
  20. Một vài kinh nghiệm  rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­             Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng xây  dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao nhất  của bộ môn địa lí.                                                                                                Người viết                                                                                           Hoàng Thị Hoan NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TR ́ ƯƠNG ̀ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................                                                                           CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN                                                                  (Ký tên, đóng dấu)               NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUY ́ ỆN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 20 Trường THCS Buôn Trấp ­ GV: Hoàng Thị Hoan                                                                
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2