1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
1<br />
<br />
Mục lục<br />
Phần1: Mở đầu<br />
<br />
2<br />
<br />
I. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
2<br />
<br />
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
IV. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
V. Tính mới của đề tài<br />
<br />
3<br />
<br />
Phần 2: Nội dung<br />
<br />
4<br />
<br />
I. Cơ sở thực hiện đề tài<br />
<br />
4<br />
<br />
1. Cơ sở pháp lý<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
<br />
4<br />
<br />
3. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề)<br />
<br />
6<br />
<br />
II. Giải pháp tiến hành (Các nội dung ứng dụng)<br />
<br />
8<br />
<br />
III. Thực nghiệm và kết quả thực hiện đề tài<br />
<br />
25<br />
<br />
IV. Một số lưu ý khi sưu tầm và “Kể chuyện lịch sử”<br />
<br />
26<br />
<br />
Phần 3: Kết luận<br />
<br />
28<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
30<br />
<br />
Phụ lục<br />
<br />
31<br />
<br />
Danh sách học sinh lớp 12A12 và điểm số chứng minh<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về<br />
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá<br />
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã<br />
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh<br />
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ<br />
quốc (Điều 27, Luật giáo dục 2005). Để đạt được mục tiêu đó, chất lượng giáo<br />
dục phải luôn được đảm bảo. Và một trong những nhân tố quan trọng, có tính<br />
quyết định đến chất lượng giáo dục là việc sử dụng phương pháp dạy học phù<br />
hợp với đối tượng và tâm lý học sinh.<br />
Trong dạy học, mục đích của các môn học nói chung và của môn Lịch sử<br />
nói riêng ở phổ thông điều góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục<br />
chung của Đảng và nhà nước trên cơ sở nội dung của môn học. Vì vậy cũng như<br />
các môn học khác, bộ môn Lịch sử có nhiệm vụ “Hoàn chỉnh vốn kiến thức ở<br />
trình độ kiến thức phổ thông của học sinh về lịch sử để làm cơ sở cho sự hình<br />
thành thế giới quan khoa học và đạo đức công nhân dân xã hội chủ nghĩa của lao<br />
động mới trên đất nước ta”. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bộ môn Lịch sử phải<br />
cung cấp đầy đủ cho học sinh những tri thức cần thiết về quá trình phát triển hợp<br />
quy luật của lịch sử dân tộc và thế giới. Nhưng do đặc điểm của bộ môn Lịch sử<br />
học sinh không thể trực tiếp “Trực quan sinh động” với sự kiện đã qua, cho nên<br />
trong giai đoạn nhận thức cảm tính của các em không thể có cảm giác và tri giác<br />
về sự kiện. Vì vậy giáo viên phải tìm cách dạy như thế nào để cho học sinh học<br />
sinh cảm thấy thích học lịch sử và có như vậy học lịch sử mới đạt được hiệu quả<br />
cao.<br />
Qua 10 năm giảng dạy, tôi nhận thấy muốn để cho học sinh hiểu và hứng<br />
thú hơn trong việc học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn<br />
thì cần phải sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử. Vì vậy, tôi<br />
đã chọn chủ đề: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể<br />
chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12,<br />
giai đoạn 1945 - 1954) để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học<br />
2014 - 2015 vừa qua.<br />
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể<br />
chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12,<br />
giai đoạn 1945 - 1954) nhằm:<br />
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học<br />
lịch sử nói riêng.<br />
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, tức là giảm bớt số lượng<br />
học sinh yếu kém, tăng số lượng học sinh khá giỏi trong nhà trường.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài<br />
học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Qua đó bồi dưỡng<br />
nhân cách đạo đức, lí tưởng tốt đẹp cho học sinh.<br />
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp “Kể chuyện<br />
lịch sử trong quá trình giảng dạy” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ<br />
môn Lịch sử tại trường THPT Trần văn Bảy.<br />
- Phạm vi thực hiện là chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn<br />
1945 - 1954.<br />
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Tìm hiểu thực trạng việc học môn Lịch sử của học sinh ở trường.<br />
- Khảo sát kiến thức Lịch sử của học sinh thông qua bài kiểm tra.<br />
- Sưu tầm tư liệu về các “Câu chuyện lịch sử” có liên quan đến những<br />
nội dung trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945 - 1954.<br />
- Áp dụng các nội dung sưu tầm tương ứng, phù hợp với từng tiết dạy<br />
môn Lịch sử.<br />
- Đánh giá kết quả thực hiện qua các bài kiểm tra.<br />
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br />
Đã có nhiều tài liệu đề cập đến những “Câu chuyện lịch sử” nhưng rất ít<br />
có tư liệu về phương pháp “Kể chuyện lịch sử” nên nhiều giáo viên chưa được<br />
trang bị đầy đủ về lý thuyết cũng như thực hành về kể chuyện.<br />
Nét mới trong đề tài của tôi là khai thác việc “Kể chuyện lịch sử” đưới<br />
góc cạnh là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động, hấp<br />
dẫn, có thể kèm theo hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu<br />
chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có liên quan đến nội<br />
dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi<br />
là giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm – thuật ngữ trong bài<br />
học.<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã có nhiều thuận lợi là: được sự<br />
quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn; sự hỗ trợ và góp ý<br />
của đồng nghiệp; các nguồn tư liệu khá phong phú;… Bên cạnh đó, cũng gặp<br />
không ít khó khăn do sự chi phối của nhiều công việc, đặc biệt là ở một số nội<br />
dung, nguồn tư liệu tham khảo để ứng dụng còn ít nên chắc chắn sẽ không tránh<br />
khỏi những thiếu sót, rất mong được quí đồng nghiệp góp ý để cho đề tài được<br />
thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn!<br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG<br />
I. CÁC CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1. Cơ sở pháp lý<br />
Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng<br />
giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Lịch sử nói<br />
riêng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự<br />
phát triển” và “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Từ đó đưa ra những<br />
định hướng và chủ trương đổi mới phương pháp dạy học:<br />
- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) xác định:<br />
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo<br />
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và<br />
hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ<br />
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt…. Đổi mới mạnh mẽ nội dung,<br />
chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn<br />
bị để từ năm 2015 thực hiện chương trình phổ thông mới.<br />
- Hướng dẫn số 1463/HD-SGDĐT của Sở GD – ĐT Sóc Trăng về thực<br />
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014 – 2015 đã xác định: Tập trung<br />
nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo<br />
ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất<br />
lượng giáo dục.<br />
- Trong văn kiện Hội nghị Công chức – Viên chức của trường THPT Trần<br />
Văn Bảy năm học 2014 – 2015 có nêu: tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện<br />
đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân<br />
hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tạo<br />
ra sự chuyển biến cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra<br />
đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy<br />
học nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Lịch sử nói riêng là<br />
điều cần thiết nhằm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
Kể chuyện (hay Tự sự) là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự<br />
kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc<br />
nói, hoặc một chuỗi hình ảnh. Kể chuyện có thể được sử dụng như một từ đồng<br />
nghĩa của "tường thuật".<br />
Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.<br />
Đó là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể<br />
thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối<br />
và khách quan.<br />
<br />
5<br />
<br />
Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách<br />
sinh động, hấp dẫn, có thể kèm theo hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong<br />
quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có<br />
liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân<br />
vật lịch sử, có khi là giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm –<br />
thuật ngữ trong bài học.<br />
Có thể nói việc kể chuyện lịch sử được thực hiện khá phổ biến trong<br />
giảng dạy bộ môn Lịch sử. Những câu chuyện lịch sử cung cấp kiến thức lịch sử<br />
cho học sinh, mở rộng kiến thức mà sách giáo khoa không có khả năng giải<br />
quyết nổi do những qui định chung. Thường sách giáo khoa chỉ đưa ra những<br />
nhận định chung nên học sinh không hiểu nổi nên giáo viên cần phải kể cho học<br />
sinh nghe một câu chuyện tóm lược đôi nét về các sự kiện, nhân vật lịch sử.<br />
Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho<br />
học sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản chiếu bao điều tốt xấu, thiện<br />
ác, những tấm lòng cao thượng, quả cảm của các anh hùng của các anh hùng dân<br />
tộc,... Đồng thời, kể chuyện lịch sử còn giúp phát huy khả năng tư duy nhiều<br />
mặt cho học sinh như óc tưởng tượng, khả năng khái quát, tóm tắt chuyện, nhớ<br />
các tình tiết,...<br />
Việc kể chuyện lịch sử không khó nhưng việc kể chuyện hay và hấp dẫn,<br />
nâng kể chuyện lên thành một nghệ thuật thì không phải dễ. Thực tế cho thấy<br />
rằng một câu chuyện có nội dung như nhau nhưng có người kể thì khô khan, khô<br />
để lại ấn tượng gì trong đầu học sinh. Cũng chuyện đó, nhưng với giáo viên<br />
khác thì trở nên sống động, cuốn hút học sinh. Tuy nhiên, trước hết những câu<br />
chuyên đưa vào trong dạy học lịch sử phải đạt được những yêu cầu sau:<br />
- Những câu chuyện lịch sử phải sát với nội dung bài học. Mỗi bài học ở<br />
sách giáo khoa tùy theo nội dung cụ thể có những câu chuyện gắn với nó.<br />
Nhưng khi chọn chuyện thì giáo viên phải xuất pahst từ mục đích, yêu cầu của<br />
bài học, chuyện kể phải có chủ đề, có giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật,thẩm<br />
mỹ,...<br />
- Câu chuyện phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh. Các câu chuyện<br />
lịch sử thường có tính cơ động nhiều so với nội dung câu chuyện thuộc các lĩnh<br />
vực khác. Câu chuyện dài, ngán, chọn tình tiết này, bỏ tình tiết kia phụ thuộc<br />
nhiều vào đối tượng học sinh, nội dung bài học và thời gian cho phép.<br />
- Câu chuyện được kể có cốt chuyện về sự kiện, nhân vật, có thời gian,<br />
không gian nhất định. Trong đó, yêu cầu không thể thiếu được là câu chuyện<br />
phải có chủ đề rõ ràng, phải phản ánh nội dung lịch sử nào đó.<br />
Đối với phương pháp kể chuyện lịch sử thì phương tiện chính là của giáo<br />
viên là ngôn ngữ. Ngôn ngữ kể chuyện lịch sử khác với ngôn ngữ kể chuyện<br />
thông thường vì nó thể hiện được nội dung và tình cảm của câu chuyện. Ngôn<br />
ngữ của giáo viên gây ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ đến học sinh. Khi giáo viên<br />
kể chuyện lịch sử, ngôn ngữ phải luôn luôn thay đổi nhịp điệu, lúc nhanh lúc<br />
<br />