Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK<br />
TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG<br />
NHÓM ĐỂ HỌC SINH CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC<br />
VÀ HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN<br />
SINH HỌC KHỐI THPT HIỆU QUẢ<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ MINH HẢI<br />
<br />
Đăk Lăk, năm học 2010 - 2011<br />
<br />
GV: Đỗ Thị Minh Hải - Trường PTDTNT Tây Nguyên<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1. Lý do khách quan<br />
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các<br />
cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu<br />
quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương<br />
trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK): ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục<br />
và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT về việc ban hành Chương trình<br />
Giáo dục phổ thông. Đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới quan niệm<br />
và cách thức kiểm tra đánh giá …<br />
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều<br />
vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng<br />
tiết học. Vì vậy, sau khi chương trình SGK mới đã biên soạn xong thì việc đổi mới<br />
phương pháp dạy và học lại trở thành vấn đề rất quan trọng và cấp bách. Chỉ có đổi mới<br />
cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong<br />
giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh<br />
trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.<br />
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết<br />
Trung ương 4 khoá VII ( 1 – 1993 ), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII ( 12 – 1996 ),<br />
được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể chế hoá trong các Chỉ thị của<br />
Bộ Giáo dục và đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 ( 4 – 1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã<br />
ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,<br />
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng<br />
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến<br />
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.<br />
<br />
2. Lý do chủ quan<br />
Gần 4 năm áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chúng ta đã, đang gặt<br />
hái được những kết quả khả quan, không dừng ở đó mỗi người giáo viên vẫn không<br />
ngừng suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn, lớp mình dạy,<br />
GV: Đỗ Thị Minh Hải - Trường PTDTNT Tây Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
làm thế nào để tạo cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn học, phát triển năng lực trí<br />
tuệ, rèn luyện thao tác tư duy cơ bản, đồng thời tạo cho các em nếp sống, thói quen thể<br />
hiện trong suy nghĩ, giao tiếp ứng xử, hình thức tổ chức lớp học nào sẽ giải quyết những<br />
vấn đề trên …?<br />
Với bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học THPT,<br />
ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn,<br />
tham dự các tiết dạy Giáo viên giỏi, các tiết thao giảng và bản thân trải nghiệm trong quá<br />
trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồng nghiệp tôi nhận thấy thông qua hoạt động làm<br />
việc theo nhóm dưới hình thức thi đua giáo viên có thể khơi dậy và khai thác khả năng<br />
học tập tích cực chủ động ở học sinh, học sinh tự bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự<br />
chiếm lĩmh kiến thức mới thông qua cách làm việc chung nhóm và làm sao để tiết học trở<br />
nên nhẹ nhàng, tự nhiên sinh động, học sinh có cảm giác như được vui chơi giữa giờ học<br />
ngay trên lớp.<br />
Từ ý nghĩ trên tôi đã tìm tòi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được<br />
kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về “<br />
Phương pháp hoạt động nhóm để học sinh chủ động tích cực và hứng thú trong giờ<br />
học môn sinh học khối THPT hiệu quả” cụ thể của bản thân đã thực hiện khi giảng dạy<br />
để đồng nghiệp tham khảo.<br />
<br />
II. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
- Học sinh khối lớp 10, 11 năm học 2006 – 2010 trường PTDTNT Tây Nguyên.<br />
<br />
III. Phạm vi nghiên cứu<br />
Tập trung nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa, đối tượng học sinh và<br />
việc thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay của trường PTDTNT Tây Nguyên.<br />
<br />
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lí luận: Phân tích - tổng hợp- khái quát.<br />
- Nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu rút ra từ thực tế kinh nghiệm của bản thân và các bạn<br />
đồng nghiệp qua quan sát, thực hành, kiểm tra, đối chiếu chất lượng.<br />
<br />
GV: Đỗ Thị Minh Hải - Trường PTDTNT Tây Nguyên<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
B. NỘI DUNG<br />
I. Đặc điểm của dạy học theo nhóm và vai trò của hình thức học tập theo<br />
nhóm<br />
1. Đặc điểm dạy học theo nhóm<br />
- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình giờ học truyền<br />
thống.<br />
- Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý - nhận thức của học sinh<br />
vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết.<br />
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp tác giải quyết<br />
nhiệm vụ chung của nhóm.<br />
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được<br />
đặt ra cho mỗi nhóm.<br />
- Trong các giờ học tổ chức theo nhóm giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn hoạt<br />
động cho học sinh chứ không phải làm thay, không áp đặt. Nhiệm vụ quan trọng nhất của<br />
giáo viên trong các giờ học này là phải căn cứ vào nhiệm vụ của giờ học mà thiết kế các<br />
nhiệm vụ học tập cụ thể và các hoạt động để học sinh giải quyết trong mỗi nhóm, đồng<br />
thời thiết kế các yêu cầu cụ thể cho mỗi nhóm, thiết kế các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra<br />
lại mức độ hiểu, kỹ năng thực hành, hành vi thái độ cần hình thành ở học sinh.<br />
- Có thể hiểu tổ chức giờ học theo nhóm là một kiểu tổ chức giờ học trên lớp. Tuy nhiên,<br />
tuỳ từng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn giờ học, nếu thoả mãn một số điều kiện, có thể tổ<br />
chức học sinh thành các nhóm, tiến hành các hình thức học tập khác nhau để giải quyết<br />
bài tập của nhóm mình, qua đó đạt mục tiêu giờ học.<br />
<br />
2. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm<br />
- Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tập theo nhóm<br />
bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phương pháp, nguyên tắc<br />
diễn đạt ngôn ngữ. Các học sinh nhút nhát, thường là ít phát biểu trong lớp sẽ có môi<br />
GV: Đỗ Thị Minh Hải - Trường PTDTNT Tây Nguyên<br />
<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
trường động viên để tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu hết các các hoạt động nhóm<br />
đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều<br />
được giải đáp, mà thường là trong bầu không khí rất thoải mái. Với việc thảo luận cùng<br />
với các thành viên khác trong lớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng<br />
hơn. Thông qua trao đổi trong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự<br />
hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập. Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ khơi dậy tinh<br />
thần tập thể, vì lợi ích của nhóm, của cộng đồng và xã hội.<br />
- Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy động được<br />
nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất có ý nghĩa đối với việc<br />
tăng tính tích cực và tính năng động của người học. Dạy học theo nhóm còn rất thuận lợi<br />
cho tổ chức trong các trường hợp thiếu đồ dùng dạy học (hoạt động theo kiểu gánh xiếc).<br />
- Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụ thể. Hoạt động<br />
này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi. Người học sẽ phải<br />
xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó. Phương pháp học theo nhóm đã chuyển<br />
trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho người học. Khi làm việc trong nhóm sẽ có sự so<br />
sánh thường xuyên các kết quả của từng cá nhân, học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá<br />
trị chân thực của chính mình, lòng tự trọng, chính đó là điều kiện đầu tiên của sự trưởng<br />
thành về mặt nhân cách xã hội.<br />
- Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạt động nhóm bao<br />
gồm tất cả những gì học sinh cần. Học sinh có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ bậc<br />
cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích. Các em cũng thực hành các<br />
“kỹ năng thông thường” như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau.<br />
- Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm quen với<br />
nhau. Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện yếu tố cạnh tranh,<br />
sẽ là một động cơ học tập rất mạnh.<br />
<br />
II. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm<br />
Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản:<br />
<br />
GV: Đỗ Thị Minh Hải - Trường PTDTNT Tây Nguyên<br />
<br />
5<br />
<br />