Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9
lượt xem 7
download
Trong cảm thụ văn học, kĩ năng so sánh không phải là một kĩ năng mới lạ. Song trên thực tế trong khung kiến thức chương trình, kĩ năng này lại không được hệ thống thành kiến thức riêng biệt, bài bản. Kĩ năng này chỉ được thực hiện khi học sinh phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ở phần Đọc - hiểu văn bản hoặc phần Luyện tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 Tác giả: Bùi Thị Nga Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: THCS Tây Hồ Môn: Ngữ Văn A. PHẦN MỞ ĐẦU Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS. Học Ngữ văn vừa giúp người học hình thành từng bước về trình độ học vấn phổ thông tạo tiền đề cho các em học ở bậc cao hơn; đồng thời giúp người học phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, giúp các em biết yêu cái hay cái đẹp, ghét cái xấu, biết cách ăn nói, giao tiếp ... trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm sao để cảm nhận hết cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học? Làm sao để từ những nội dung vấn đề của tác phẩm các em có thể bộc lộ những đánh giá, suy nghĩ riêng của cá nhân mình qua các bài viết một cách sâu sắc, toàn diện ? Từ đó, ta thấy trong học Ngữ văn con đường tiếp cận tác phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với học sinh, khi học và cảm thụ văn học các em còn khá nhiều lúng túng và bỡ ngỡ, đặc biệt khi các em vận dụng, tích hợp kiến thức để khám phá thế giới văn chương. Điều này đã trở thành một vấn đề khiến người giáo viên dạy Ngữ văn luôn trăn trở, tìm tòi những con đường vừa quen vừa dễ để học sinh vận dụng được tối ưu nhằm đem lại hiệu quả cảm thụ cao. Thực tế để hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn học người giáo viên luôn hướng dẫn các em cần bám vào đặc trưng thể loại để khai thác. Ví dụ như với các văn bản thơ thì khai thác cần bám vào hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu,… Với các tác phẩm văn xuôi thì cần cảm thụ ở các phương diện như cốt truyện, nhân vật, sự việc,… Song làm sao để các em nhớ lâu, cảm thụ sâu sắc thì một thao tác không thể thiếu trong cảm thụ tác phẩm văn học là kĩ năng so sánh. ĐỀ TÀI 1 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Trong cảm thụ văn học, kĩ năng so sánh không phải là một kĩ năng mới lạ. Song trên thực tế trong khung kiến thức chương trình, kĩ năng này lại không được hệ thống thành kiến thức riêng biệt, bài bản. Kĩ năng này chỉ được thực hiện khi học sinh phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ở phần Đọc hiểu văn bản hoặc phần Luyện tập. Tuy nhiên, trong phân bố số lượng câu hỏi về yêu cầu kĩ năng này không phải là ít, đặc biệt là ở Sách giáo khoa Ngữ văn 9. Chính vì vậy, khi gặp dạng bài tập yêu cầu sử dụng kĩ năng so sánh học sinh thường không làm được, nếu có thì hiệu quả đạt được chưa cao. Bởi vậy, với học sinh khối 9, để thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn thì việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học bằng kĩ năng so sánh là một nhu cầu bức thiết đối với HS và cả với người dạy. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, bản thân thấy được vai trò ý nghĩa lớn của đổi mới phương pháp trong dạy và học hiện nay. Để góp phần nho nhỏ trong cuộc đó, tôi xin góp một cách hiểu, cách rèn luyện HS cảm thụ tác phẩm văn học qua đề tài: Rèn kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9. Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ văn THCS . Vì vậy rất mong được sự ủng hộ và chia sẻ của các đồng nghiệp! B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng: So sánh là một thao tác tư duy. Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, kĩ năng so sánh bao giờ cũng giúp phát hiện cái mới, cái khác biệt. Đối với việc phân tích văn học, so sánh thường hướng vào hai mục đích chính: So sánh để chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo, sáng tạo; phát hiện những vẻ đẹp văn học không lặp lại, những đóng góp của nhà văn … So sánh còn để phát hiện những quy luật chung giữa các tác phẩm, các tác giả, hoặc các giai đoạn văn học. Việc rút ra những quy luật chung giúp cho nhận thức của người phân tích về một vấn đề văn học sẽ trở nên sâu sắc hơn, vững vàng hơn. Đây cũng là cơ sở là nền móng cho những phát hiện mới mẻ khác. ĐỀ TÀI 2 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Từ đó so sánh còn là cơ sở để thực hiện thao tác tư duy có mức độ cao hơn như sự tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề giữa tác phẩm này với tác phẩm văn học khác hay chính trong một tác phẩm văn học. Đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS) các em được học khái niệm so sánh ở phạm vi là một phép tu từ từ vựng ở phần kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2. Song từ tư duy về khái niệm so sánh: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (Ngữ văn 6, tập 2, bài 19, trang 24) chủ yếu giúp các em phát hiện ra các phép so sánh có trong tác phẩm văn học. Từ đó học sinh tìm ra tác dụng của biện pháp so sánh trong khả năng biểu đạt nội dung của văn bản cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế từ phép so sánh để các em hiểu và vận dụng thành kĩ năng so sánh trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học là chưa có một bài dạy riêng mà chỉ là vận dụng thực hành qua các câu hỏi nhỏ lẻ ở một số bài. Ví dụ: Lớp 6: Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu nhưng nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả. (Ngữ văn 6, tập 2, bài 21, trang 41) Lớp 7: 1. Cách biểu ý và biểu cảm của bài “Phò giá về kinh” và bài “Sông núi nước Nam” có gì giống nhau? (Ngữ văn 7, tập 1, bài 5, trang 68) 2. Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau ? (Ngữ văn 7, tập 1, bài 6, trang 81) 3. Hai bài thơ (“Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” ) đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào ? (Ngữ văn 7, tập 1, bài 12, trang 142) Lớp 8: 1. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu ĐỀ TÀI 3 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ. (Ngữ văn 8, tập 1, bài 4, trang 48) 2. Đối chiếu Đônkihôtê và Xanchô Panxa về các mặt : dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động, … để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản. (Ngữ văn 8, tập 1, bài 7, trang 79) 3. Qua bài thơ (“Tức cảnh Pác Bó”), có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “ Côn Sơn ca”. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ? (Ngữ văn 8, tập 2, bài 20, trang 29) Lớp 9: 1. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. (Ngữ văn 9, tập 1, bài 6, trang 87) 2. Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài “Đồng chí” của Chính Hữu. (Ngữ văn 9, tập 1, bài10, trang 133) 3. Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương đất nước ? Hãy nêu nét riêng của truyện “Làng” so với những tác phẩm ấy. (Ngữ văn 9, tập 1, bài 13, trang 174) 4. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ : “Đồng chí” (Chính Hữu), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật). (Ngữ văn 9, tập 1, bài 15, trang 204) 5. Đọc lại bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 9, tập 1, bài 12). Đối chiếu với bài “Con cò” và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ. (Ngữ văn 9, tập 2, bài 22, trang 48) ĐỀ TÀI 4 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 6. Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “Con cò”, “Mây và sóng”. (Ngữ văn 9, tập 2, bài 25, trang 90) 7. Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ : “Con cò”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Nói với con”. (Ngữ văn 9, tập 2, bài 25, trang 97) Như vậy kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc nắm được cách so sánh là một chìa khóa quan trọng góp phần không nhỏ cho thành công của việc bước vào khám phá thế giới phong phú, kì diệu của văn học. Nhưng trên thực tế cách hiểu biết và vận dụng kĩ năng so sánh vào cảm thụ văn học cả ở người dạy và người học chưa thực sự được chú trọng. Tôi đã tiến hành làm phiếu điều tra về việc hiểu biết và vận dụng kĩ năng so sánh trong tác phẩm văn học ở học sinh (khối 8, 9) và giáo viên tổ chuyên môn của đơn vị tôi đang trực tiếp giảng dạy thì thu nhận được kết quả như sau : Đối với giáo viên: Số giáo viên được hỏi : 6 đồng chí. Hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 6/6 (tỉ lệ 100%). Hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học ở mức độ nhiều là 2/6 (tỉ lệ 33.3%), mức độ ít là 4/6 (tỉ lệ 66.7%) Hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học có tính bài bản, hệ thống là 0/6 (0%) Đối với học sinh : Số học sinh được hỏi : 89 em. Đã sử dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 89/89 (tỉ lệ 100%). Chưa sử dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 0/89 (tỉ lệ 0%). Hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 20/89 (tỉ lệ 22.5%). Chưa hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 69/89 (tỉ lệ 77.5%). Kết quả bài tập về cảm thụ văn học có sử dụng kĩ năng so đạt trên trung bình là 25/89 (tỉ lệ 28.8%); dưới trung bình là 64/89 (tỉ lệ 71.2%). Qua điều tra và thực tế trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy : Với giáo viên dạy Ngữ văn, rèn kĩ năng so sánh cho học sinh thật sự rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên thực tế việc hướng dẫn học sinh kĩ năng ĐỀ TÀI 5 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN này còn mang tính chủ quan tìm kiếm, mày mò từ kính nghiệm cá nhân nên một số giáo viên còn e ngại và chưa rèn học sinh vận dụng kĩ năng này nhiều. Về phía học sinh ở bậc trung học cơ sở nói chung và học sinh khối 9 nói riêng khả năng cảm thụ tác phẩm bằng kĩ năng so sánh chưa tốt. Phần lớn các em chỉ cảm nhận bằng cảm tính vai trò của kĩ năng này và vận dụng nó còn tùy tiện mà chưa có bài bản, khoa học. Hơn nữa trong xu thế xã hội hiện nay, việc hứng thú với văn học và tạo nên những sản phẩm cảm thụ văn học của học sinh có giá trị thật sự chưa nhiều ... Vì vậy tôi chọn đề tài Rèn kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9 để nghiên cứu, tìm tòi cách dạy hữu hiệu và có tính khả thi với mong muốn cải tiến phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích cực, đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ văn. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm mà toàn ngành đã đề ra trong suốt thời gian qua : nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hướng dẫn học sinh học tập tích cực, … 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Thực trạng về vận dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học còn tồn tại như trên đã phần nào hạn chế khả năng tiếp thu, cảm nhận tác phẩm văn học khi các em vận dụng vào làm bài tập. Bởi vậy, trên thực tế hàng năm khả năng lĩnh hội cũng như kĩ năng làm bài văn ở các em đạt kết quả chưa cao như mong muốn của người dạy. Trong các bài kiểm tra văn về phần thơ, truyện hay các bài viết nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9, xa hơn là kì thi vào PTTH chất lượng bài làm chưa cao, nhiều em bài thi môn Ngữ văn chỉ đạt dưới 5. Thậm chí một số em đi thi học sinh giỏi khi gặp dạng bài có sự so sánh giữa các tác phẩm văn học thì luôn lúng túng và gần như viết không đạt yêu cầu. Một phần là do các em chưa chịu tích luỹ kiến thức giữa các tác phẩm văn học với nhau, chưa có ý thức tự học, tự tìm tòi sáng tạo mà còn mang thói quen ỷ lại, thụ động vào sự hướng dẫn của thầy cô, hoặc tài liệu tham khảo. Ngoài ra còn nguyên nhân chính khác là các em chưa hiểu so sánh giữa các tác phẩm là phải so sánh cái gì, so sánh như thế nào? Khi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 9 trong năm học 2008 2009, kết quả bài kiểm tra cảm thụ về các tác phẩm văn học của HS lớp 9 chưa được cao. Cụ thể : ĐỀ TÀI 6 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Bài kiểm tra viết là tiết 75,76 (Kiểm tra thơ và truyện hiện đại học kỳ I) với đề bài có một câu yêu cầu sự cảm thụ tác phẩm thơ của học sinh là : Cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật). Và tiết kiểm tra 134,135 ( Viết bài tập làm văn số 7 học kỳ II) với đề bài có một yêu cầu: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ : “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật). Kết quả trung bình hai bài kiểm tra như sau : Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm dưới dưới 9 dưới 6 dưới 5 Sĩ 9 10 3 Lớp đến 6.5 đến 5 đến 3 số Tổng Tổng Tổng Tổng Tổng % % % % % số số số số số 9A 35 0 0 4 11.4 15 42.9 15 42.9 1 2.8 9B 33 0 0 4 12.1 15 45.5 14 42.4 0 0 Ngoài kết quả chưa cao từ các đề kiểm tra trên thì khi kiểm tra vở bài tập của học sinh, tôi nhận thấy các bài tập trong SGK có vận dụng kĩ năng so sánh các em đều làm chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh kết quả chưa mấy khả quan trên của học sinh đại trà, thì chất lượng học sinh giỏi cũng đạt chưa cao. Từ thực trạng trên, để giúp HS lớp 9 nâng cao hơn nữa khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, với mong muốn học sinh lĩnh hội và tiếp thu kiến thức bài học có chất lượng cao hơn, trong năm học 2009 2010 và học kì I năm học 2010 2011, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học qua đề tài: Rèn kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Kĩ năng so sánh có thể thực hiện trên nhiều cấp độ: nhỏ thì ở cách dùng từ, hình ảnh, hình tượng … lớn hơn thì là đề tài, tác phẩm, tư tưởng, phong cách … Thậm chí có thể so sánh giữa các giai đoạn, thời kì, những đặc điểm của các nền Văn học. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu cầu cảm thụ văn bản trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 9, từ thực tế giảng dạy chúng tôi chỉ xin trình bày một số kĩ năng so sánh thông dụng khi cảm thụ văn học như: So sánh ở cấp độ hình ảnh, cấp độ tác phẩm, cấp độ đề tài, cấp độ khuynh hướng tư tưởng. ĐỀ TÀI 7 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 1. So sánh ở cấp độ hình ảnh Trong tác phẩm văn học hình ảnh văn học là một nhân tố quan trọng giúp người đọc (nghe) bước đầu cảm thụ để đi sâu vào khám phá chủ đề tư tưởng. Khi phân tích hình ảnh của tác phẩm văn học này ta có thể so sánh với những hình ảnh khác trên cơ sở tương đồng hoặc tương phản. Mục đích của việc hướng dẫn học sinh so sánh các hình ảnh văn học là để : Các em tìm thấy sự tương đồng, gặp gỡ trong cảm xúc về thiên nhiên, đất nước, con người,… của các tác giả. Các em phát hiện ra khả năng sáng tạo vô cùng và kì diệu của các tác giả đã tạo nên sự phong phú hấp dẫn cho thế giới văn học, đem đến những cảm nhận vừa lạ vừa quen cho người thưởng thức… Để học sinh đạt được hiệu quả nhờ kĩ năng so sánh khi học và cảm thụ văn thì trước hết ta cần tạo lập cho các em các bước so sánh hình ảnh. Cụ thể: Xác định được hình ảnh chủ đạo trong đoạn trích (hoặc toàn bộ tác phẩm). Hình ảnh ấy có vai trò biểu đạt nội dung gì trong đoạn trích (hoặc toàn bộ tác phẩm). Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh nào trong chính tác phẩm (nếu có), hoặc hình ảnh trong các tác phẩm văn học khác đã học (hoặc đọc thêm). Từ sự liên tưởng ấy ta rút ra nhận xét gì trong cách sử dụng hình ảnh của tác giả trong cùng tác phẩm, giữa các tác phẩm ... Ví dụ: Khi phân tích tín hiệu thu về trong hai câu thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh : Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Giúp học sinh cảm nhận được cái hay của hai câu thơ trên giáo viên có thể lần lượt hướng dẫn học sinh cảm thụ bằng hệ thống các câu hỏi như: ? Hình ảnh bao trùm trong hai câu thơ là gì ? ? Những hình ảnh ấy được nhà thơ cảm nhận như thế nào ? ? Hãy kể một vài hình ảnh báo hiệu mùa thu trong các tác phẩm văn học khác mà em được biết ? ĐỀ TÀI 8 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Từ những câu hỏi ở các cấp độ nhận biết, vận dụng, nâng cao sáng tạo qua kĩ năng so sánh giáo viên từng bước hướng các em cảm thụ được nội dung chính của đoạn thơ: Trước hết ta có thể thấy hình ảnh bao trùm trong hai câu thơ là “hương ổi” và “gió se”. Tất cả mọi câu chữ đều được tác giả hướng về và làm nổi bật “hương ổi” và “gió se”. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ bắt đầu từ hình ảnh “hương ổi”. “Hương ổi” là một thứ hương thơm quê mùa dân dã, quen thuộc. Mùi hương ấy xuất hiện đột ngột, ngỡ ngàng trong cảm nhận của nhà thơ với dáng vẻ thật gần gũi mà không kém phần mới mẻ, ấn tượng đem lại cho con người cái cảm giác như là bất ngờ, như là sửng sốt, như là cái duyên để từ đây nhà thơ vừa có thể quan sát sự xuất hiện của mùa thu trong đất trời bằng tất cả các giác quan. Từ mùi hương thơm không nồng nàn mà dìu dịu, nhè nhẹ của ổi chín, Hữu Thỉnh còn nhận ra cái không khí trong lành, mát mẻ của mùa thu nhờ những cơn gió se. Gió se (gió heo may) là một ngọn gió heo may rất riêng biệt của mùa thu, cùng với hương ổi, gió se đã làm nên một không gian mùa thu trở nên thơm mát, ngọt ngào. Những tín hiệu thu về trong hai câu thơ của Hữu Thỉnh khiến ta chợt nhớ tới các hình ảnh báo hiệu mùa thu trong các tác phẩm văn học khác. Chẳng hạn như : Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến) rồi : Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông. (Bích Khê) hay : Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới (Nguyễn Đình Thi) .v.v. Như vậy, với Hữu Thỉnh, thu đến không phải là bầu trời thu cao xanh, không phải lá vàng rơi, không phải hương thơm của cốm mới,… mà mùa thu bất chợt hiện diện với hương ổi chín thơm lựng trong gió hanh se. Qua đó ta không chỉ nhận ra một hồn thơ tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật mà còn thấy được nét mới, đóng góp của Hữu Thỉnh khi viết về những hình ảnh của mùa thu. ĐỀ TÀI 9 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Hay khi hướng dẫn trò cảm nhận hình ảnh cây tre ở khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh cảm thụ sâu sắc hơn về tre cũng như tài năng sử dụng hình ảnh của nhà thơ Viễn Phương như: Hình ảnh cây tre trong khổ cuối mang vẻ đẹp gì khác so với khổ đầu bài thơ ? Từ câu hỏi này, giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh cảm thụ bằng các gợi ý để hướng dẫn học sinh nhận ra được: Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được lặp lại ở khổ cuối bài thơ với một vẻ đẹp bổ sung cho cây tre Việt Nam: cây tre trung hiếu. Tiếp tục là hình ảnh ẩn dụ đẹp, nếu ở khổ 1 tre là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc dù “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” thì ở khổ cuối cây tre mang vẻ đẹp của con người Việt Nam là đức tính trung hiếu. Trung hiếu là “trung với Đảng hiếu với dân” như lời Người kính yêu đã dạy, là mãi mãi trung thành với lí tưởng, sự nghiệp cách mạng mà Bác đã dày công xây dựng. Sự lặp lại hình ảnh thơ này không chỉ tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng mà còn gây ấn tượng sâu sắc làm đậm nét hình ảnh cây tre, khẳng định thêm vẻ đẹp của con người, dân tộc Việt Nam và dòng cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trọn vẹn. Điều đó, khiến hình ảnh thơ khép lại bài thơ nhưng có sức âm vang, lan toả mãi trong lòng người đọc về tình cảm thành kính, xúc động dành cho Bác Hồ kính yêu cũng như nhân dân, đất nước, con người Việt Nam. Như vậy, thao tác so sánh các hình ảnh trong thơ, văn chính là chìa khoá để các em bước vào tìm hiểu và phát hiện ra những vẻ đẹp phong phú của tác phẩm, mở ra những khả năng khám phá về thế giới hình ảnh kì diệu trong văn học. 2. So sánh ở cấp độ tác phẩm: Khi hướng dẫn HS cảm thụ tác phẩm văn học, ngoài việc người GV hướng dẫn các em cảm thụ văn bản theo đặc thù của từng kiểu văn bản, với các thể loại văn học khác nhau. Thì sau bước khám phá đó để giúp các em hiểu sâu, nắm kĩ hơn tác phẩm ta có thể hướng dẫn học sinh thao tác so sánh ở cấp độ tác phẩm. Mục đích của việc so sánh giữa tác phẩm này với tác phẩm kia để phát hiện ra : Những tác phẩm trước nó để thấy sự kế thừa và cách tân. Những tác phẩm sau nó để thấy đặc điểm của văn học thời đại và sự phát triển của văn học nói chung. Những tác phẩm cùng thời để thấy được sự độc đáo. ĐỀ TÀI 10 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Những tác phẩm của chính nhà văn để thấy vẻ riêng, nét riêng hoặc một quy luật chung nào đó. Để làm được điều này, thì giáo viên cũng phải hướng dẫn cho học sinh cách so sánh : Xác định nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Vận dụng những kiến thức đã học để phát hiện ra tác phẩm có điểm chung và riêng gì so với các tác phẩm khác (có thể cùng hoặc khác thời) Từ sự so sánh đó rút ra những nhận xét khái quát, nâng cao. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Để giúp các em cảm nhận được sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm thì sau khi hướng dẫn học sinh phân tích xong toàn bộ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” giáo viên cần tiến hành các bước: Cung cấp truyện cổ tích dân gian “Vợ chàng Trương”. Hướng dẫn các em so sánh với truyện cổ tích dân gian “Vợ chàng Trương” bằng cách cho các em thảo luận câu hỏi: ? Tìm những sự việc chính trong truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”? ? Tìm những sự việc chính trong truyện“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? ? So sánh về cách sắp xếp các sự việc giữa hai tác phẩm và rút ra nhận xét? Sau đó GV cho học sinh đối chiếu kết quả: “Vợ chàng Trương” “Chuyện người con gái Nam Xương” Vũ Nương và Trương Sinh lấy Trương Sinh xin mẹ “đem trăm lạng nhau. Vừa cưới vợ xong đã phải đi vàng” cưới Vũ Nương. Vừa cưới vợ lính. xong đã phải đi lính. Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, già, nuôi con nhỏ. nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó. Giặc tan Trương Sinh trở về, Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe nghe lời con nhỏ, nghi oan là vợ lời con nhỏ, nghi oan là vợ mình mình không chung thuỷ. không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. ĐỀ TÀI 11 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Một đêm Trương Sinh cùng con trai Trương Sinh đã lập đàn giải oan ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng cho nàng ở bến sông ấy. trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện. Qua so sánh rút ra kết luận: Truyện cổ tích chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương. Trên cơ sở cốt truyện “Vợ chàng Trương”, trong “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả đã sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. So với truyện cổ tích, sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ được thể hiện ở các biểu hiện cụ thể như : + Ở phần đầu truyện nhà văn đã thêm chi tiết Trương Sinh “đem trăm lạng vàng” cưới Vũ Nương về để thấy được cuộc hôn nhân trở nên có tính chất mua bán. + Tác giả đã đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau như : trong cuộc sống vợ chồng bình thường; khi tiễn chồng đi lính; khi xa chồng; khi bị chồng nghi oan. Trong mỗi cảnh nhà văn đã thêm rất nhiều những tình tiết. + Không dừng lại ở tình tiết các sự việc, Nguyễn Dữ còn sáng tạo thêm ở phần cuối truyện bằng cách thức đưa yếu tố kì ảo đan xen với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử … Cách thức này làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng. ĐỀ TÀI 12 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN + Nếu truyện cổ tích chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động nhân vật thì trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn nhiều. Chính vì vậy “Chuyện người con gái Nam Xương” trở nên có kịch tính hơn, gợi cảm hơn… Từ đó chúng ta nhận thấy rằng cách so sánh giữa tác phẩm với tác phẩm là một trong số những kĩ năng không thể thiếu được trong cảm thụ tác phẩm văn học. 3. So sánh ở cấp độ đề tài Để sáng tác văn học, người nghệ sĩ không thể không lựa chọn đề tài sáng tác. Đề tài là “Phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm, đồng thời gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm” (theo Lại Nguyên Ân – “150 Thuật ngữ văn học”). Bởi vậy khi hướng dẫn học sinh phân tích văn học, chúng ta cũng cần rèn cho các em cách so sánh ở cấp độ đề tài tiến hành theo các bước: Xác định đề tài của tác phẩm đang cảm thụ, phân tích. So sánh cách khai thác đề tài trong tác phẩm với các tác phẩm khác (có thể so sánh đề tài với các tác phẩm của tác giả khác hoặc của chính tác giả) Cách so sánh này nhằm: Phát hiện sự gặp gỡ về đề tài giữa các tác phẩm. Phát hiện ra cách xử lí đề tài của các tác giả. Sự đóng góp về đề tài từ các tác phẩm đối với nền văn học dân tộc. Thực tế khi đọc tác phẩm văn học, học sinh dễ dàng nhận ra giữa các tác phẩm tuy không cùng tác giả, không được sáng tác cùng thời nhưng giữa các bậc văn nhân lại có thể có cùng sự gặp gỡ ở sự ngẫu nhiên về đề tài sáng tác. Song cùng một đề tài nhưng cách xử lí để tài của các tác giả lại khác nhau. Ví dụ cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng nhưng Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân, … lại có những khám phá rất khác nhau. Cùng lấy mùa thu làm cảm hứng nhưng Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh, … lại có những cảm nhận riêng. Thậm chí ở cùng một tác giả, mùa thu cũng được phát hiện với bao vẻ đẹp phong phú. Chính vì vậy khi phân tích tác phẩm văn học để giúp các em cảm nhận sâu giá trị nghệ thuật và có cái nhìn bao quát toàn bộ tác phẩm thì kĩ năng so sánh ở cấp độ đề tài có vai trò rất đắc dụng. Bởi vì điều quan trọng trong văn học không phải là đề tài mà là cách xử lí đề tài của tác giả. ĐỀ TÀI 13 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Ví dụ như khi hướng dẫn học sinh khai thác bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên, giáo viên giúp học sinh phát hiện cách khai thác đề tài thơ của nhà thơ qua cách so sánh: ? Đề tài của bài thơ“Con cò” là gì? ? Đối chiếu với bài “Con cò” với bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy từ đó chỉ ra cách vận dụng lời ru và thể hiện tình mẹ ở mỗi bài thơ ? Cuối cùng giáo viên giúp học sinh chốt được: “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người được vận dụng từ lời ru. Hình tượng bao trùm toàn bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa ẩn dụ: Cò tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cực nhọc nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui cuộc sống. Trong bài “Con cò”, cái hay của Chế Lan Viên là nhà thơ chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru. Bắt đầu là khi con còn nằm nôi cò đến với con từ những câu hát ru ầu ơ. Rồi theo năm tháng con lớn khôn, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Cò ấy là mẹ, là biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Tình mẹ và lời ru với hình ảnh con cò đã quyện chặt lấy tâm hồn con, nâng đỡ, chở che và đem đến bao điều kì diệu. Xuyên suốt cả bài thơ, hình tượng cò với ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ và lời ru thật tha thiết và xúc động lòng người. Cùng viết về tình mẹ và ý nghĩa của lời ru, trong “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” Nguyễn Duy lại khẳng định: Cái cò … sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. Với nhà thơ xứ Thanh này từ niềm hoài niệm, tưởng nhớ về cuộc đời vất vả lam lũ của người mẹ yêu dấu, con đã nhận ra tình mẹ qua lời ru và cả ý nghĩa của những lời hát ru. ĐỀ TÀI 14 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Hay cũng vận dụng từ lời ru để thể hiện tình mẹ, trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” Nguyễn Khoa Điềm lại vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé dân tộc Tàôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoa đừng rời lưng mẹ” lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ “Ngủ ngoan akay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”. So sánh với những cách diễn tả trên, ta sẽ thấy được nét mới mẻ và độc đáo trong cách nói của Chế Lan Viên. Vốn là người có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ, nên hình ảnh thơ của ông rất phong phú đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tượng tượng, nhiều bất ngờ kì thú. Bài thơ “Con cò” đã thể hiện khá rõ một số nét phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên: phong cách suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Chính từ cách so sánh đề tài giữa các tác phẩm như thế này, ta không chỉ giúp các em nhận ra cách khai thác đề tài của tác giả mà còn phát hiện được tài năng của các thi nhân, văn nhân qua cách xử lí đề tài. 4. So sánh ở cấp độ khuynh hướng tư tưởng Văn học Việt Nam là sản phẩm tinh thần quí báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thống và có sự vận động trong trường kì lịch sử. Bởi vậy khi hướng dẫn học sinh cảm thụ các tác phẩm văn học, người dạy cần hướng dẫn các em nhận ra những nội dung chủ đạo của văn học Việt Nam như: tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng; tinh thần nhân đạo; sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan. Vậy làm thế nào để học sinh nhận ra và hiểu sâu, nắm vững được những nội dung chủ đạo này của văn học nước nhà thì rất cần thao tác đối chiếu, so sánh, tổng hợp giữa các tác phẩm văn học. Để làm được tốt thao tác này thì ta cần tiến hành các bước: Phát hiện những nội dung tư tưởng có trong từng tác phẩm. So sánh giữa các tác phẩm để tìm ra những điểm giống và khác nhau khi biểu hiện nội dung tư tưởng đó. Quy chiếu, tổng quát lại thành những nét nổi bật của văn học nước nhà. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh học tiết 167, 168, 169: Tổng kết Văn học, ở mục III: Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam (bài 34, trang 191, Ngữ văn 9, tập 2) thì giáo viên cần phải chỉ rõ cho học sinh nhận ra ĐỀ TÀI 15 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN những biểu hiện của tinh thần yêu nước, tinh thần nhân đạo qua các tác phẩm văn học. Ở nội dung tinh thần yêu nước, giáo viên hướng dẫn học sinh qua các câu hỏi: ? Chỉ ra những biểu hiện của tinh thần yêu nước qua các tác phẩm “Đồng chí” Chính Hữu, “Đoàn thuyền đánh cá” Huy Cận, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật ? ? Từ đó so sánh và rút ra nhận xét về cách thể hiện nội dung yêu nước trong các tác phẩm văn học ? Học sinh cần xác định được: Tác phẩm Biểu hiện của tinh thần yêu nước Tinh thần yêu nước là sự thể hiện thành công về vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp. Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ “Đồng chí” sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Tinh thần yêu nước là sự phát hiện ra vẻ đẹp của thiên “Đoàn thuyền nhiên vùng biển, sự hài hoà giữa thiên nhiên và con đánh cá” người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Tinh thần yêu nước là sự thể hiện thành công về vẻ “Bài thơ về đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời chống Mĩ ở hình ảnh tiểu đội xe những người lính lái xe ở Trường Sơn, với tư thế hiên không kính” ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Từ cách đối chiếu so sánh tư tưởng yêu nước trong các tác phẩm văn học giáo viên vừa giúp học sinh nhận ra khả năng cảm nhận đời sống và tài năng văn học của mỗi tác giả. Đồng thời các em khái quát được cái chung từ những tác phẩm có cùng biểu hiện tư tưởng ấy là: Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng là nét đẹp truyền thống sâu sắc và bền vững của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tinh thần ấy được kết tinh và phát huy rực rỡ trong văn học ở những thời kì đất nước phải chống giặc ngoại xâm hay đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Trong nền văn học dân tộc, tinh thần yêu nước và ý thức ĐỀ TÀI 16 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN dân tộc lại sôi nổi, mạnh mẽ, thiết tha hơn bao giờ hết trong văn học của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Không chỉ vậy tinh thần ấy còn được thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi… Với cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng các tác phẩm văn học là một bài ca ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam. Như vậy, để học sinh hiểu và nắm rõ được tư tưởng yêu nước trong các tác phẩm văn học, đồng thời lại thấy được cũng tư tưởng ấy lại được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau thì người dạy phải hướng dẫn học sinh đối sánh tư tưởng này trong các tác phẩm văn học. Giúp học sinh xác định tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm văn học Việt Nam ta có thể minh chứng điều này qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”) của tác giả Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. với các câu hỏi giúp học sinh phát hiện và củng cố : ? Chỉ ra những biểu hiện của tinh thần nhân đạo qua các đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”) Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” Nam Cao ? ? Từ đó so sánh và rút ra nhận xét về cách thể hiện nội dung nhân đạo trong các tác phẩm văn học ? Qua hoạt động học tập học sinh cần chỉ ra : Văn bản Biểu hiện của tinh thần nhân đạo “Tức nước Qua đoạn trích Ngô Tất Tố cho thấy bộ mặt tàn ác, vỡ bờ” bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam với sưu cao thuế nặng khiến người dân lâm vào tình cảnh khốn đốn, cùng cực. Bên cạnh đó là sự ca ngợi những giá trị và phẩm chất của con người. Cùng với sự thông cảm và trân trọng của tác giả về người nông dân trong xã hội cũ, ông còn cho thấy cả sự tất yếu của quy luật xã hội: có áp bức thì có đấu tranh như là quy luật của tự nhiên: tức nước vỡ bờ. Vì thế “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn”) được coi là bản án đanh thép về chính sách thuế má bất công, vô lí đương thời. Qua đoạn trích này dường như nhà văn đã lờ mờ nhận ra con đường để giải phóng giai ĐỀ TÀI 17 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN cấp, giải phóng dân tộc chỉ có thể là bằng đấu tranh bằng bạo lực cách mạng. Với của nhà văn Nam Cao, ông lại đặc biệt quan tâm tới nhân tính, nhân phẩm của con người. Chính vì vậy ông đi sâu vào phân tích những bi kịch tinh thần của con người trong sự lựa chọn giữa sự sống cái chết và nhân cách con người.Lão Hạc rơi vào hàng loạt những bi kịch. Vợ mất, con cũng phẫn chí bỏ làng, bỏ mình đi vì cái nghèo khiến nó không có tiền cưới được vợ. Mọi tình cảm dành cho con ông gửi cả vào kỉ vật nó để lại là con chó, nhưng lại một lần nữa cái đói nghèo lại cướp con chó ra khỏi lão khiến lão thêm một lần đau đớn, dằn vặt… Bán chó có tiền rồi nhưng lão lại phân vân, xót xa “Lão Hạc” khi nghĩ đến ăn vào số tiền đó và cả những tiền khác lão dành dụm lâu nay cho con. Lão quyết tâm không phiền luỵ đến hàng xóm. Lão cũng không thể theo gót Binh Tư, bán rẻ lương tâm để kiếm ăn qua ngày. Lão đã lặng lẽ chọn cho mình một con đường để bảo toàn nhân cách của mình thật khiến ta xót xa, đau đớn mà vô cùng cảm động: ăn bả chó tự tử! Cái chết của lão đã khẳng định cái đẹp của tâm hồn con người vẫn toả sáng trong xã hội đầy rẫy tối tăm, cạm bẫy. Nhân tính người dẫu rơi vào tận cùng của éo le, cùng quẫn vẫn không thể mất đi mà càng được khẳng định, tỏa sáng. Qua sự so sánh trên, học sinh sẽ nhận ra được sự gặp gỡ nhau về tấm lòng nhân đạo của Ngô Tất Tố và Nam Cao dành cho người nông dân trước Cách mạng. Điều đó được thể hiện ở sự cảm thông trước số phận khốn khổ, bất hạnh của người nông dân và sự trân trọng những vẻ đẹp ở họ. Đồng thời cũng giúp các em nhận ra được tư tưởng nhân đạo ấy lại không phải được các nhà văn thể hiện một cách rập khuôn, sáo mòn mà là cách thể hiện riêng biệt, sáng tạo mang đậm cách nhìn riêng của mỗi tác giả về con người, cuộc đời. Qua mỗi trang viết nhà văn muốn gửi tới độc giả những suy nghĩ, tư tưởng của mình về hiện thực cuộc sống với những mơ ước, khát vọng nhằm hướng tới sự đồng điệu tâm hồn ở người đọc. Cùng khuynh hướng tư tưởng nhân đạo song giữa các tác giả lại có những biểu hiện khác nhau. Tư tưởng ĐỀ TÀI 18 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN nhân đạo tuy là cái nền của mỗi tác phẩm, là chân giá trị, là mẫu số chung của mọi tác phẩm, là điểm gặp gỡ giữa những nhà văn chân chính nhưng với mỗi tác giả cụ thể ta có thể thấy có những nét đặc sắc riêng. Chính vì mục đích sáng tác là vì con người và phục vụ con người nên các tác phẩm văn học dẫu ra đời không cùng thời đại hay thời gian cách xa nhau cả hàng mấy trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm… song ở họ đều có mối liên hệ gần gũi, tương đồng. Mối gắn kết kì diệu đó chính là sự gặp gỡ nhau ở cảm xúc, ở các khuynh hướng tư tưởng. Chính vì vậy, khi hướng dẫn học sinh khai thác một tác phẩm văn học, người dạy cần hướng dẫn học sinh mở rộng ra ngoài tác phẩm bằng cách liên hệ so sánh khuynh hướng tư tưởng giữa các tác phẩm với nhau. Từ cách so sánh các khuynh hướng tư tưởng giữa các tác phẩm, không chỉ giúp học sinh củng cố sâu hơn tư tưởng của tác phẩm đang cảm thụ mà còn giúp các em mở rộng khả năng cảm thụ, có cái nhìn đa dạng phong phú hơn về phạm vi kiến thức từ một tác phẩm. Làm được điều này, chính là người giáo viên đang giúp các em phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo tư duy trong học tập. C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu, bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là phần cảm thụ văn bản. Hướng dẫn cho học sinh thực hiện được các bước của kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học qua thực hành các bài tập thì năng lực làm bài của học sinh cũng có những tiến bộ rõ rệt. Sau đó tôi tiếp tục tiến hành điều tra việc hiểu biết và vận dụng kĩ năng so sánh trong tác phẩm văn học ở học sinh thì đã có kết quả khả quan như sau: Số học sinh được hỏi : 89 em. Hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 89/89 (tỉ lệ 100 %). Chưa hiểu được vai trò của kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 0/89 (tỉ lệ 0 %). Đã sử dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 89/89 (tỉ lệ 100%). Chưa sử dụng kĩ năng so sánh trong cảm thụ tác phẩm văn học là 0/89 (tỉ lệ 0%). Kết quả bài tập về cảm thụ văn học có sử dụng kĩ năng so đạt trên trung bình là 58/89 (tỉ lệ 65.2%); dưới trung bình là 31/89 (tỉ lệ 34.8%). ĐỀ TÀI 19 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN Đồng thời, trong năm học 2009 2010 và học kỳ I năm học 2010 2011, tôi vẫn tiếp tục vận dụng đề kiểm tra tiết 75,76 (Kiểm tra thơ và truyện hiện đại học kỳ I) và tiết kiểm tra 134,135 ( Viết bài tập làm văn số 7 học kỳ II) như năm học 2008 2009 nhưng kết quả kiểm tra về cảm thụ tác phẩm văn học của các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể: Kết quả năm học 2009 2010: Điểm Điểm Điểm Điểm 9 Điểm dưới 9 dưới 7 dưới 5 10 dưới 3 Lớ Sĩ đến 6.5 đến 5 đến 3 p số Tổn Tổn Tổn Tổn Tổn % g % g số % g số % g số % g số số 9A 30 2 6.7 7 23.3 10 33.3 11 36.7 0 0.0 9B 33 1 3.0 8 24.3 11 33.3 12 36.4 1 3.0 Kết quả học kỳ I năm 2010 – 2011: Điểm Điểm Điểm Điểm 9 Điểm dưới 9 dưới 7 dưới 5 10 dưới 3 Lớ Sĩ đến 6.5 đến 5 đến 3 p số Tổn Tổn Tổn Tổn Tổn % g % g số % g số % g số % g số số 9A 20 0 0.0 6 30.0 11 55 3.0 15.0 0 0.0 9B 21 3 14.3 5 23.8 13 61.9 0.0 0.0 0 0.0 Bên cạnh đó kết quả thi học sinh giỏi của học sinh đã đạt thành tích cao hơn. Năm học 2009 2010, có 2 học sinh đạt giải ba, 2 học sinh đạt giải khuyến khích cấp huyện. Năm học 2010 2011, có 3 học sinh đạt giải ba, 1 học sinh đạt giải khuyến khích cấp huyện, 1 học sinh đạt giải cấp tỉnh. Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy: Kĩ năng so sánh có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc nhận thức, rút ra những kết luận, những đánh giá về các hiện tượng văn học. Kĩ năng so sánh còn mài sắc năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, hướng đến việc phát hiện những vẻ đẹp độc đáo không lặp lại của văn học. ĐỀ TÀI 20 RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp chủ nhiệm
9 p | 1972 | 333
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric
34 p | 334 | 106
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh lớp 8
35 p | 1021 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2
8 p | 1597 | 96
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2
53 p | 693 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 3
18 p | 322 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thực hành địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh (Vi Văn Bằng)
18 p | 246 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp hai
32 p | 185 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng vẽ theo mẫu cho học sinh khối 5
11 p | 242 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng vẽ tranh phong cảnh cho học sinh lớp 4
15 p | 236 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9
14 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng thực hành môn sinh học cho học sinh lớp 7
16 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 15 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6
24 p | 68 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5
22 p | 72 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng thực hành Hóa học cho học sinh lớp 8
19 p | 45 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo cho học sinh khi sử dụng tính đơn điệu của hàm số để giải hệ phương trình
22 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn