Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10
lượt xem 72
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 được nghiên cứu với các mục đích: Đưa một số trò chơi vào trong tiết học, nhằm giúp học sinh yêu thích môn học hơn và các em lớp 10 bước đầu làm quen, thích nghi với môn Giáo dục quốc phòng an ninh một cách nhanh chóng; đồng thời tạo ý thức tự giác học tập, tâm lý thoải mái chú tâm vào bài học hơn, các em có thể vừa học vừa chơi tạo không khí sôi động cho tiết học và rèn luyện cho các em sức khỏe, tinh thần yêu nước và một số kỹ năng quân sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐIỂU CẢI ---o0o--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 10” Người thực hiện: Lê Thị Phượng Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục quốc phòng an ninh Phương pháp dạy học môn: Giáo dục quốc phòng an ninh Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015
- Mục Lục SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................................ 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................................... 3 1) Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................... 3 2) Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 4 3) Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................ 4 4) Cộng tác viên .................................................................................................................................... 4 5) Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................................... 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................................. 4 1) Cơ sở lý luận ..................................................................................................................................... 4 2) Thực tiễn ........................................................................................................................................... 5 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 6 1) Chọn đối tượng.................................................................................................................................. 6 2) Biện pháp thực hiện ........................................................................................................................... 6 2.1) Trò chơi rèn luyện lòng yêu nước, ý thức quốc phòng trong học sinh ............................................. 6 2.2) Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan ................................................................................. 8 2.3) Trò chơi rèn luyện sức khỏe ......................................................................................................... 11 3) Kiểm tra đánh giá ............................................................................................................................ 13 4) Kết quả kiểm tra .............................................................................................................................. 17 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 19 V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG .......................................... 19 1) Kết luận .......................................................................................................................................... 19 2) Đề xuất khuyến nghị khả năng áp dụng............................................................................................ 20 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 20
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên: Lê Thị Phượng 2. Ngày tháng năm sinh: 6/12/1987 3. Nam/nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp Đồn Điền 1 Xã Túc Trưng – Định Quán- Đồng Nai 5. Điện thoại: DĐ: 0978742829 6. Fax: email: lethiphuong0612@gmail.com 7. Chức vụ: giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải II. Trình độ đào tạo 1. Học vị cao nhất: Cử nhân 2. Năm nhận bằng: 2009 3. Chuyên nghành đào tạo: Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng III. Kinh nghiệm khoa học 1. Lĩnh vực chuyên môn có khoa học: Môn thể dục, giáo dục quốc phòng 2. Số năm kinh nghiệm: 5 năm GV: Lê Thị Phượng 2
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1) Lý do chọn đề tài Hiện nay, chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh cấp Trung học phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị cho nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Nhận thức rõ nhiệm vụ trên, Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt cong tác Giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh. Trong những năm qua ban giám hiệu Trường Trung Học Phổ Thông Điểu Cải và tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng – Giáo dục công dân đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chọn nhiều hình thức giảng dạy, học tập môn học này. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi nhận thấy học sinh phải chuyển tải nhiều kiến thức, đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết và thực hành phải hợp lý và khoa học. Vì vậy các em luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và không tập trung trong giờ học. Mặt khác môn Giáo dục quốc phòng an ninh là môn học mà khi bước vào Trung học phổ thông các em mới bắt đầu tìm hiểu nhất là học sinh lớp 10 còn rất bỡ ngỡ khi nhắc tới bộ môn này. Các em thường có suy nhĩ đây là môn phụ không quan trọng nên chưa tập trung trong quá trình học. vì thế là giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chúng ta phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này hơn và trong tiết học sôi nổi, hứng thú, vui vẻ và thoải mái nhưng vẫn tiếp thu được trọng tâm của bài. Được sự tạo điều kiện và giúp đỡ của ban giám hiệu và giáo viên trong tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng – Giáo dục công dân Trường Trung Học Phổ Thông Điểu Cải, tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10”. Mục đích của đề tài là đưa một số trò choi vào trong tiết học, nhằm giúp học sinh yêu thích môn học hơn và các em lớp 10 bước đầu làm quen, thích nghi với môn Giáo dục quốc phòng an ninh một cách nhanh chóng. Đồng thời tạo ý thức tự giác học tập, tâm lý thoải mái GV: Lê Thị Phượng 3
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 chú tâm vào bài học hơn, các em có thể vừa học vừa chơi tạo không khí sôi động cho tiết học và rèn luyện cho các em sức khỏe, tinh thần yêu nước và một số kỹ năng quân sự. 2) Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài lệu Phương pháp quan sát sư phạmn Phương pháp kiểm tra sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học. 3) Đối tượng nghiên cứu Là học sinh 4 lớp 10 ( 10a1, 10a2, 10cb5, 10cb6) năm học 2013 – 1014 Trường Trung Học Phổ Thông Điểu Cải, có sức khỏe bình thường, tham gia đầy đủ các buổi học Giáo dục quốc phòng an ninh. 4) Cộng tác viên Giáo viên trong tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng – Giáo dục công dân. 5) Thời gian nghiên cứu Thời gian : từ tháng 9/2013 đến tháng 5/ 2014. Địa điểm: Trường Trung Học Phổ Thông Điểu Cải. Trang thiết bị: Còi, thước dây, đồng hồ bấm giờ, cột mốc, bóng, gậy… II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1) Cơ sở lý luận Chơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lí tuổi trẻ ( từ nhi đồng qua thiếu niên đến lứa tuổi thanh niên bước vào đời sống xã hội). Những yêu cầu của các môn giáo dục có tính hệ thống, trình tự trong nhà trường các cấp, nhất là các môn Giáo dục quốc phòng an ninh sẽ được tuổi trẻ học sinh, sinh viên tiếp nhận, tự rèn luyện một cách thoải mái qua hoạt động “ chơi”. và là một việc làm tích cực góp phần giúp đỡ tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Trò chơi có mục đích rèn luyện lòng yêu nước, giáo dục ý thức quốc phòng dưới dạng vui chơi bằng các trò chơi nhỏ, trò chơi lón trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh. Làm cho tuổi trẻ tự nguyện rèn luyện một số kỹ năng quân GV: Lê Thị Phượng 4
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 sự và tự rèn luyện tính cách cá nhân của từng học sinh. Để tạo lập một nếp sống có tác phong quân sự : luôn luôn sẵn sàng hành động. Hành động đó qua vui chơi mà thấm nhuần lòng yêu nước của truyền thống lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết hợp với các bài học chính khóa nên hành động có ý thức, có hiệu quả hơn. Đồng thời với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hìn thành nhân cách con người Việt Nam Xã H ội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc di vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Do đó để tạo cho không khí của tiết học Giáo dục quốc phòng an ninh trở nên sinh động, sôi nổi, hứng thú các em có thể vừa học, vừa chơi mà vẫn truyền tải được kiến thức đồng thời tạo cho các em ý thức tự giác học tập , khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần đoàn kết làm tiền đề cho những năm học tiếp theo và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã H ội Chủ Nghĩa sau này. Thì “ Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10”, sẽ đạt kết quả tốt trong quá trình giảng dạy. 2) Thực tiễn a) Thuận lợi So với khu vực Trường Trung Học Phổ Thông Điểu Cải là trừng có bề dày về kết quả đào tạo học sinh và là trường có đội ngũ sư phạm hùng hậu, đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác về quản lý và giảng dạy. Đối với môn Giáo dục quốc phòng an ninh, nhà trường và các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi, đội ngũ giáo viên đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và Điều kiện sân bãi, dụng cụ trang thiết bị cần cho môn học tương đối đầy đủ. Nề nếp, kỹ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ nên đa phần các em chăm ngoan có ý thức học tập. b) Khó khăn Đây là môn học khá mới nên việc tìm kiếm tư liệu cho việc viết đề tài rất khó khăn. Phòng học cho nội dung học lý thuyết còn hạn chế. Đây là môn học mới đối với học sinh lớp 10 và còn tai hại hơn là các em còn coi đây là môn phụ nên không quan trọng dẫn đến ý thức học tập chưa cao. GV: Lê Thị Phượng 5
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Tình trạng học sinh chua trang bị đầy đủ sách giáo khoa cũng làm cho việc giảng dạy kiến thức mới còn bị hạn chế. Tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy còn thiếu ở một số nội dung. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1) Chọn đối tượng Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi chọn hai nhóm đối tượng về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn tương đương nhau. Được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng: học tập bình thường theo sách giáo khoa và phân phối chương trình gồm 2 lớp. Lớp 10 a2: 33 học sinh. Lớp 10 cb6: 39 học sinh. Nhóm thực nghiệm: học tập theo hướng dẫn của sách giáo viên, phân phối chương trình và học tập theo phương pháp sử dụng một số trò chơi vào trong một số bài học gồm 2 lớp. Lớp 10 a1: 33 học sinh. Lớp 10 cb5: 39 học sinh. 2) Biện pháp thực hiện Để thực hiện tôi đã lựa chọn và đưa một số trò chơi vào các tiết học Giáo dục quốc phòng an ninh ( khoảng 6-8 phút) trong những tiết dạy ở nhóm thực nghiệm. Tùy vào nội dung và yêu cầu bài học mà tôi lựa chọn và vận dụng những trò chơi cho phù hợp với nội dung. Đối với giờ lý thuyết học trong phòng tôi vận dụng những trò chơi có tính chất kiến thức, các em có thể ngồi tại chỗ mà vẫn tham gia chơi được. Đối với giờ thực hành học ngoài trời thì tôi sử dụng những trò chơi vận động để các em hoạt động vui chơi được hết khả năng của mình. 2.1) Trò chơi rèn luyện lòng yêu nước, ý thức quốc phòng trong học sinh Trò chơi: Kể tên các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Cách chơi: Người chỉ huy nêu mốc thời gian còn các tiểu đội trong vòng 2 phút tiểu đội nào kể ra được nhiều cuộc đấu tranh và chính xác thì chiến thắng. Chúng ta có thể thay bằng các nội dung khác như: Chiến công của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hay Công An Nhân Dân Việt Nam. GV: Lê Thị Phượng 6
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Các vị anh hùng dân tộc. Những kẻ thù đến xâm lược nước ta. Cách phòng tránh bom dạn thông thường. Nội dung đội hình đội ngũ. Băng bó vết thương. Phòng tránh bom đạn… Trò chơi: Khám phá sự tích anh hùng của các vị thánh thờ trong các đình, chùa, đền ở địa phương. Cách chơi:giáo viên cho các tiểu đội kể tên các sự tích anh hùng của các vị thánh thờ trong các đình, chùa, đền ở dịa phương mình. Trong vòng 5 phút tiểu đội nào kể tên được nhiều thì chiến thắng. Trò chơi : Ai nhanh hơn. Người chơi: một trung đội Cách chơi: trung đội được chia làm 4 tiểu đội, giáo viên sẽ đọc câu hỏi liên quan đến các sự kiện lịch sử, các tiểu đội giơ tay trả lời đội nào giơ tay nhanh nhất thì sẽ dược quyền trả lời, nếu trả lời sai thì các tiểu đội khác được quyền trả lời tiếp, còn nếu các tiểu đội không có câu trả lời thì giáo viên sẽ đưa ra đáp án. Cuối cùng tổng hợp lại, tiểu đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất thì chiến thắng. Ví dụ: trong bài “ truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam” giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như sau: Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? Vì sao các nước phong kiến phương bắc luôn tìm cách xâm chiếm nước ta? Cuộc kháng chiến giữ nước đầu tiên là cuộc kháng chiến nào? Nước Đại Việt ta thời Lý,Trần và Lê Sơ kinh đô ở đâu? Có bao nhiêu truyền thống đánh giặc giũ nước của dân tộc ta?... Trò chơi: Truyền thước. Người chơi: Một trung đội Cách chơi: giáo viên cho một học sinh đọc bài và một học sinh sẽ cầm cây thước, khi bạn học sinh bắt đầu đọc thì cây thước sẽ được truyền đi từ phía bên trái của người cầm thước lần lượt từ người này truyền sang người kia, bất ngờ giáo viên cho bạn học sinh đọc bài dừng và đưa ra câu hỏi liên quan đến phần học sinh vừa đọc xong. Khi em học sinh đọc bài dừng thì cây thước cũng dừng và người cầm thước lúc đó phải trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Nếu sai thì sẽ bị phạt còn đúng thì người đó GV: Lê Thị Phượng 7
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 sẽ đọc tiếp và thước cũng tiếp tục được truyền đi và trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến lúc giáo viên cho kết thúc. 2.2) Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan a) Luyện tính tự chủ Trò chơi: Bắn! Ngừng! Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: chiến sĩ làm theo lệnh người chỉ huy, nhưng không làm theo động tác sai. Các chiến sĩ đứng thành vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa giơ mạnh hai nắm tay lên trời và hô to “bắn” những người chơi đều làm theo như vậy. Người chỉ huy kéo mạnh hai nắm tay xuống ngang vai và hô to “ngừng” những người chơi lại cũng làm theo như vậy. Cuộc chơi tiếp tục nhưng thỉnh thoảng người chỉ huy lại giơ cao tay lên mà hô “ngừng” hoặc kéo ngang tay xuống mà hô “bắn”. Trường hợp này người chơi phải đứng yên ai nhầm là thua một điểm. Trò chơi: Giờ điểm danh Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: Người chơi đứng thành một vòng tròn, đánh số từ một đến hết, điểm danh theo số thứ tự. bắt đầu chơi, số 1 gọi bất kỳ một số nào đó. Ví dụ: Số 1 gọi số 8, người số 8 lập tức gọi một số khác, như số 8 gọi số 15, số 15 lại tiếp tục gọi…Càng nhanh càng vui, ai ngập ngừng hay nhầm chỗ phải chuyển chỗ xuống cuối cùng và những số dưới anh ta đều lên một số. Ví dụ : số 8 nhầm thì từ số 9 đến số cuối đều lên một số, do đổi số nên dễ nhầm. b) Luyện trí nhận xét Trò chơi: Ai đổi chỗ Người chơi một trung đội. Cách chơi: Người chơi đứng thành một vòng tròn, một người đứng giữa nắm tất cả mọi người đứng xung quanh, sau đó ra chỗ khuất. Người chỉ huy thay đổi vị trí của một số người rồi gọi người ở ngoài vào, người này phải chỉ ra ai đổi chỗ từ đâu đến đâu. Mỗi lần chỉ đúng được một điểm, sau đó thay đổi người dứng giữa. Cuối cùng ai nhiều điểm nhất là thắng cuộc. Trò chơi: Dạo chơi quanh hồ Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: Vẽ xuống đất một vòng tròn, đường kính khoảng 5 đến 10cm để làm cái hồ, giữa hồ rãi các đồ vật. Lần lượt các đội đi quang hồ 3 vòng để quan sát. Mỗi GV: Lê Thị Phượng 8
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 đội cách nhau một đến hai phút, về tới đích mỗi đội ghi ra giấy những gì đã nhìn thấy, đội nào đúng nhất là thắng cuộc. c) Luyện trí nhớ Trò chơi: Anh nuôi đi chợ Người chơi một tiểu đội. Cách chơi: Cả tiểu đội ngồi vòng tròn, người chỉ huy nói “ anh nuôi đi chợ đi chợ Đồng Xuân mua một mớ rau”, người bên cạnh nói tiếp “anh nuôi đi chợ đi chợ Đồng Xuân mua một mớ rau, một lạng thịt”, người sau nói tiếp“anh nuôi đi chợ đi chợ Đồng Xuân mua một mớ rau, một lạng thịt, một cân cá”. Rồi người sau lại nói tiếp bằng cách nhắc lại câu nói trên và them vào cuối câu một thức ăn khác, ai quên hay nhầm phải nhảy lò cò một vòng, Trò chơi: Tin đồn Người chơi một trung đội. Cách chơi:Mỗi tiểu đội là một dãy bàn, hai người một bàn và ngồi ở đầu bàn và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Người chỉ huy tập hợp các số 1 lại và đọc cho nghe một tin nhắn khoảng 30 từ, số 1 nhắc lại cho số 2, số 2 nhắc lại cho số 3 cứ như vậy cho đến người cuối cũng. Người cuối cùng nghi mẫu tin nhắn ra giấy và đưa cho người chỉ huy và đọc thật to cho mọi người nghe. Đội nào ít sai nhất là chiến thắng.( giáo viên có thể liên hệ lấy mẫu tin nhắn đó từ nội dung bài hoc). d) Luyện kiến thức Trò chơi: Tìm danh từ Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: Người chỉ huy đọc cho người chơi khoảng 10 loại danh từ. ví dụ như : Danh Nhân, Quốc Gia, song, cá, đồ dung trong nhà, món ăn… Sau đó nêu một số phụ âm như: b,c,g,h,n,k…làm cho danh từ phải diền vào cạnh những loại từ trên. Ví dụ: chữ “T” người chơi phải ghi vào mười danh từ bắt đầu bằng chữ “T” như: Danh nhân Trần Quốc Tuấn Quốc gia Triều Tiên Tỉnh, thành phố Thanh Hóa Sông Thao Thú Trâu Cá Thu GV: Lê Thị Phượng 9
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Đồ dung trong nhà Tủ Hoa ThủyTiên Quả Táo Món ăn Tương Trong 3 phút người nào ghi đầy đủ nhất là thắng cuộc. Trò chơi: Những từ bắt đầu cùng một chữ Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: Người chỉ huy nói to một chữ, ví dụ: chữ “m”, những người chơi phải ghi vào giấy những từ bắt đầu là chữ “m”( mắt, mèo, mạnh, mai…). Trong hai phút, cuối cùng người chỉ huy thu giấy kiểm tra và khen thưởng những người đã ghi được nhiều từ nhất. e) Luyện thính tai Trò chơi: Tiến công im lặng Người chơi trung đội. Cách chơi: Một người bịt mắt đứng giữa làm người canh đêm, những người khác đứng xung quanh cách xa khoảng 10m. Khi có lệnh chơi, tất cả tiến lại gần người canh đêm. Nếu người này thấy tiếng động ở hướng nào mà chỉ tay về hướng đấy, thì người làm ra tiếng động phải đứng yên cho đến tan cuộc chơi. Người nào đến sát được người canh đêm và đập tay vào vai người ấy là thắng cuộc. Lưu ý không được chạy hay nhảy xổ vào người canh đêm, dù chỉ cách một mét cũng vậy. Trò chơi: Vượt rào ban đêm Người chơi từ hai tiểu đội đến sáu tiểu đội. Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên, một bên bịt mắt đứng thành vòng tròn, chân xoạc rộng sát vào chân nhau, tay để xuôi theo người. Bên còn lại đứng ở ngoài vòng, cố vượt rào bằng cách chui qua chân hoăc chui qua cạnh những người chơi. Người làm rào không được khụy chân xuống, chỉ khi nào nge tiếng động mới được quờ tay tóm đối phương. Người nào vượt được rào vào trong vòng tròn là được một điểm cho bên mình, sau một thời gian quy định thì đổi bên. Cuối cùng bên nào ghi dược nhiều điểm là thắng cuộc. f) Luyện tinh mắt Trò chơi: Cán bộ hải quân Người chơi một trung đội. GV: Lê Thị Phượng 10
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Cách chơi: Cán bộ hải quân lung bắt những người buôn lậu đang chuyền nhau loại hàng cấm. Người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm vào chiếc dây nối thành vòng ở trước mặt, dây có lồng một cái vòng nhỏ( hàng cấm). Cán bộ hải quan đứng giũa vòng để quan sát, mọi người vừa hát vừa nắm vào chiếc dây làm điệu bộ như nắm vào chiếc vòng chuyền cho người bên cạnh, trong đó có người chuyền vòng thật, nhưng không để cho cán bộ hải quan trông thấy. Nếu cán bộ hải quan chỉ đúng tay người có vòng là bắt được người mang hàng lậu, người này phải nhảy lò cò một vòng và cán bộ hải quan được tín nhiệm làm một lần nữa. Nếu bắt sai thì bị phạt và cử nười khác thay thế. 2.3) Trò chơi rèn luyện sức khỏe a) Tập chạy Trò chơi: Chạy vượt chướng ngại vật. Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: Người chơi đóng các chiến sĩ bộ đội phải vượt qua các chướng ngại vật: nhảy qua hố, nhảy qua dây, nhảy qua đống cặp sách…, ai về sớm nhất là thắng cuộc. Trò chơi: Chạy tiếp sức. Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội. Cách chơi: Các tiểu đội số lượng đều nhau, xếp hang dọc trước vạch xuất phát. Khi có lệnh người đứng đầu mỗi hang, tay cầm một vật gì đó( khan, thước, bút…)chạy quanh một điểm( cái mũ, viên gạch…), cách đó khoảng 20m rồi về hàng đưa cho người thứ hai, xong đứng về cuối hang, người thứ hai chạy giống người thứ nhất, cứ nhu vậy cho dến người cuối cùng. Tiểu đội nào có người cuối cùng chạy về vạch xuất phát trước là chiến thắng. b) Trò chơi chạy đuổi Trò chơi: Về vị trí chiến đấu. Người chơi từ một trung đội đến hai trung đội. Cách chơi: Người chơi đóng một đơn vị bộ đội đang sinh hoạt ở doanh trại, mỗi người có một vị trí chiến đấu( vẽ một đường tròn đường kính khoảng 50cm rải rác khắp doanh trại). trừ một người chiến sĩ vừa đến chưa được phân công( chưa có vòng vẽ). Người chỉ huy hô “báo động”tất cả về vị trí chiến đấu, cả chiến sĩ mới cũng đến chiếm một vị trí. Người nào thùa ra làm nhiệm vụ tiếp tế đạn cho các đơn vị. Trò chơi: Bảo vệ cán bộ. Người chơi: Một trung đội GV: Lê Thị Phượng 11
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Trong vùng địch, cán bộ bị địch truy lùng được nhân dân bảo vệ. Cách chơi: Những người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay. Một người làm cán bộ bị truy lùng chạy quanh vòng rồi chạm tay vào một người ở vòng là “ đích”. Người này phải đuổi theo người vừa chạy để làm sao bắt được anh ta trước khi chạy hết ba vòng. Khi hết ba vòng, mọi người reo “ mở cửa ra” và đồng thời cùng giơ tay cao lên giống như những chiếc cửa. Nếu người cán bộ chạy lọt vào giữa vòng là anh ta được nhân dân bảo vệ, thoát tay địch. Anh ta được đứng vào vòng và người đuổi trở thành người bị đuổi. Nếu người chạy bị bắt thì anh ta trở thành người đuổi mới và người đuổi cũ đứng vào vòng. c) Tập nhảy Trò chơi: Qua suối. Người chơi: Từ hai đến bốn tiểu đội Cách chơi: Vạch hai đường thẳng song song cách nhau từ 6 đến 10m làm bờ suối, giữa hai đặt những hòn đá ( vẽ những đường tròn) khoảng cách không đều nhau, gần có thể bước qua được, xa phải nhảy qua theo một đường ngoằn ngoèo. Từng người trong mỗi đội, liên tiếp theo nhau, nhảy qua suối trên những hòn đá nổi giữa dòng. Tính thời gian cho mỗi đội từ người thứ nhất bắt đầu nhảy xuống suối, đến khi người cuối cùng đặt chân lên bờ bên kia, đội nhảy nhanh nhất được 10 điểm, các đội sau rút dần di một điểm. Ai trượt chân xuống suối hay dẫm pải vạch làm giả hòn đá bị trừ nữa điểm. Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất là thắng cuộc. Trò chơi: Đi đều tiếp sức Người chơi: Từ hai đến bốn tiểu đội Cách chơi: Các tiểu đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát, cách đó 10m kẻ một vạch nữa làm vạch về đích. Khi có lệnh, những người đứng đầu mỗi hàng đi đều tới vạch đích rồi đi đều về chạm tay vào người thứ hai, sau đó đứng vào cuối hàng. Người thứ hai cũng đi đều như người thứ nhất và cứ như thế cho đến người cuối cùng, hàng nào người cuối đi đều về tới vạch xuất phát trước là thắng cuộc. d) Trò chơi luyện sức bền Trò chơi: Kéo co Người chơi: Từng hai tiểu đội một. Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên ngang sức nhau, mỗi bên nắm vào nữa chiếc thừng to. Giữa thừng bộc vào một dãi màu để đánh dấu. bắt đầu chơi, dải màu đặt vào một điểm trung tâm ở giữa sân. Khi có lệnh, hai bên cố kéo đối phuong về phía mình, bên nào kéo được dải màu về phía mình cách xa điểm trung tâm 3m là chiến thắng. GV: Lê Thị Phượng 12
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Trò chơi: Đoạt cờ Người chơi: từng hai tiểu đội một. Cách chơi: người chơi chia thành hai bên, mỗi bên đều đánh số của từng người và đứng ở sau vạch cuối sân. Giữa sân để một chiếc khăn làm cờ. người chỉ huy gọi một số, hai người cùng số của hai bên chạy lên giữa sân cố đoạt cờ về phía mình. Người đoạt cờ đưa về phía sau vạch cuối sân mình là thắng. nếu dang mang cờ về mà bị đối phương trạm vào người thì phải để lại cờ về chỗ cũ. Người chỉ huy có thể gọi một lúc nhiều số. 3) Kiểm tra đánh giá Sau một thời gian đưa một số trò chơi vào quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh, để đánh giá được kết quả của học sinh tôi đã tổ chức cho học sinh hai nhóm thực hiện kiểm tra lý thyết và thực hành. Nội dung kiểm tra lý thuyết Tôi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút theo hình thức trắc nghiệm với đề bài như sau: Câu 1. Ngày quốc khánh thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là ngày ? A. 2/9/1945 B. 3/2/1930 C. 19/12/1946 D. 22/12/1945 Caâu 2. Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước là ngày ? A. 2/9/1975 B. 30/4/1975 C. 3/2/1975 D. 22/12/1975 Caâu 3. Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào ? A. 19/12/1946 B. 18/12/1947 C. 16/12/1946 D. 20/12/1946 Caâu 4. Có bao nhiêu truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta? A. 6 B. 5 C. 4 D. 7 Câu 5. Khi ở động tác nghiêm, hai chân khác với động tác nghỉ như thế nào? A. Đặt sát vào nhau, mở rộng một góc 45 độ. B. Hai đầu gối thẳng sức mạnh toàn thân dồn vào hai chân. GV: Lê Thị Phượng 13
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 C. Thân người phía trên ở tư thế nghiêm. D. Ngón tay khép lại cong tự nhiên. Câu 6. Trong đội ngũ từng người không có súng, quay tại chỗ có mấy động tác? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7. Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang có mấy bước? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 8. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm những bước nào? A. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán. B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán. C. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán. D. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ Câu 9. Hiểu biết về một số loại bom, đạn và thiên tai để làm gì ? A. Khắc phục triệt để mọi sự cố thiên tai, các loại bom, đạn gây ra B. Để phòng tránh, giảm nhẹ hoặc loại trừ thiệt hại do chúng gây ra C. Kịp thời chủ động để xử lí mọi sự cố do bom, đạn để lại D. Chủ động để xử lí mọi tình huống khi bão lụt xảy ra Câu 10. Thiệt hại nào sau đây không phải do bom, đạn địch gây ra? A. Lũ lụt lớn, sạt lở núi và lũ quét đã phá hủy đường giao thông B. Chất cháy Na pan làm cháy rừng trên một diện tích rộng lớn C. Chất độc hóa học đã hủy diệt môi trường sống của con người D. Vũ khí chính xác gây nhiều thiệt hại về người và của cho đối phương Câu 11: Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau đó nên ăn uống như thế nào? A. Nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa/ngày B. Nhịn ăn, uống hoàn toàn trong 2 ngày C. Ăn uống bình thường D. Ăn uống nhiều hơn bình thường Câu 12: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc của băng vết thương? A. Băng kín, băng hết các vết thương B. Băng đủ độ chặt C. Băng bằng băng thun D. Băng sớm, băng nhanh GV: Lê Thị Phượng 14
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Câu 13: Khi băng vết thương ở bàn tay, bàn chân thường dùng kiểu băng nào? A. Băng vòng xoắn B. Băng số 8 C. Băng chữ nhân D. Băng vành khăn Câu 14. Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc thì ma túy có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi xâm nhập vào cơ thể có tác dụng ra sao? A. Có tác dụng giảm đau, chống béo phì B. Có tác dụng giảm béo, ổn định cơ thể C. Làm ổn định tinh thần, tư tưởng, chống nghiện D. Làm thay đổi ý thức và trí tuệ, làm cho con người lệ thuộc vào nó Câu 15. Chất nào sau đây được gọi là chất ma túy? A. Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa B. Nhựa cây Morphine, nhựa cây thuốc lá C. Chất nicotin của thuốc lá, thuốc lào D. Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt Câu 16. Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời nào, năm nào? A. An Dương Vương – Chống Triệu – Năm 218 TCN B.Hùng Vương – Chống Tần – Năm 214 TCN C. Thục Phán – Chống Triệu – Năm 179 TCN D. An Dương Vương – Chống Tần – Năm 179 TCN Câu 17. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, ở Miền Nam quân và dân ta đánh địch trên các vùng chiến lược nào? A. Trung du, đồng bằng và đô thị B. Nông thôn, thành thị, miền núi C. Đồng bằng, miền núi và thành thị D. Miền núi, trung du, đồng bằng GV: Lê Thị Phượng 15
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Câu 18. Qua lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống gì? A. Xây dựng đất nước mạnh về quốc phòng để giữ nước B. Dựng nước đi đôi với giữ nước C. Quan tâm bảo vệ đất nước là hàng đầu D. Giữ nước là chủ yếu, rất quan trọng Câu 19. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày A. 22 -12-1945 B. 22 - 5 -1946 C. 22-12-1944 D. 22-5-1945. Câu 20. Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sĩ? A. 32 chiến sĩ B. 34 chiến sĩ C. 23 chiến sĩ D. 43 chiến sĩ Học sinh làm đúng 1 câu thì được 0,5 điểm, điểm cuối cùng sẽ được làm tròn lên. Nội dung kiểm tra thực hành Tôi tổ chức cho các em thực hiện hai nội dung là: Thứ nhất: Thực hiện các động tác trong bài đội ngũ từng người không có súng theo hình thức tập thể, từng tiểu đội lên thực hiện. Nội dung đội ngũ từng người không có súng gồm những động tác sau : chào, nghỉ nghiêm,quay tại chỗ, dậm chân tại chỗ, đi đều, tiến, lùi, sang phải, sang trái, ngồi xuống, đứng dậy và chạy đều. Thứ hai : Thực hiện kỹ thuật băng bó vết thương theo hình thức cá nhân, người thực hiện sẽ lên bốc thăm phải nội dung nào thì thực hiện nội dung đó. Nội dung băng vết thương gồm những nội dung sau: - Băng các đoạn chi - Băng vai, nách - Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu GV: Lê Thị Phượng 16
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 - Băng bàn chân, bàn tay - Băng vùng đầu, cổ, mặt Cách đánh giá như sau: Điểm 9-10 làm đúng kỹ thuật, đẹp và chính xác. Điểm 7-8 làm đúng kỹ thuật, đẹp. Điểm 5-6 làm dung kỹ thuật nhưng chưa đẹp. Điểm dưới 5 làm không đúng kỹ thuật. Đối với nội dung đội ngũ từng người không có súng học sinh phải hô khẩu lệnh chính xác. 4) Kết quả kiểm tra Điểm lý thuyết Loại Gỏi Khá Trung bình Yếu ( Điểm 9-10) (Điểm 7 – (Điểm 5 – 6) (Điểm dưới 5) Nhóm 8) Đối chứng 8,3% 27,8% 52,8% 11,1% ( 72 hs ) ( 6 hs ) ( 20 hs ) ( 38 hs ) ( 8hs ) Thực nghiệm 21,9% 43,8% 32,9% 1,4% (73 hs ) ( 16 hs ) ( 32 hs ) (24 hs ) ( 1 hs ) Điểm thực hành Loại Gỏi Khá Trung bình Yếu Nhóm ( Điểm 9-10) (Điểm 7 – 8) (Điểm 5 – 6) (Điểm dưới 5) Đối chứng 18% 34,7% 41,7% 5,6% ( 72 hs ) ( 13 hs ) ( 25hs ) ( 30 hs ) ( 4 hs ) Thực nghiệm 35,6% 45,2% 19,2% 0% (73 hs ) ( 26 hs ) ( 33 hs ) (14 hs ) ( 0 hs ) GV: Lê Thị Phượng 17
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Bảng tổng hợp lý thuyết và thực hành Loại Gỏi Khá Trung bình Yếu Nhóm ( Điểm 9-10) (Điểm 7 – 8) (Điểm 5 – 6) (Điểm dưới 5) Đối chứng( 72 hs ) 13,2% 31.2% 47,2% 8,4% Thực nghiệm(73hs ) 28,8% 44.5% 26% 0,7% 50.00% 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% Nhóm đối chứng 25.00% Nhóm thực 20.00% nghiệm 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% giỏi khá trung bình yếu Biểu đồ thể hiện kết quả Theo bảng đánh giá và biểu đồ của hai nhóm nghiên cứu thì chúng ta nhận thấy: Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh giỏi ( điểm 9-10) đạt 28,8% cao hơn gấp đôi nhóm đối chứng. GV: Lê Thị Phượng 18
- Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh khá ( điểm 7-8) đạt 44,5% cao gần gấp đôi nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh trung bình ( điểm 5-6) đạt 26 % giảm so với nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh yếu ( điểm dưới 5) đạt 0,7% giảm nhiều lầm so với nhóm đối chứng. Như vậy theo kết quả đạt được chúng ta có thể khảng định sử dụng trò chơi trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 bước đầu đã đem lại cho học sinh kết quả học tập tốt hơn IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau thời gian sử dụng trò chơi trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 và qua các bài kiểm tra tôi có nhận xét sau: Qua quan sát sư phạm tôi nhận thấy: Ở nhóm đối chứng : việc dạy học theo phương pháp giảng dạy theo sách giáo khoa gây cho học sinh sự nhàm chán, không hứng thú làm cho tiết học trở nên nhàm chán không sôi nổi. Ở nhóm thực nghiệm: sử dụng trò chơi trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh tạo nên sự hứng thú, thoải mái cho học sinh đồng thời phát huy được tính tự giác, năng nổ, nhiệt tình đặc biệt là các em tiếp thu bài tốt hơn tạo cho tiết học trở nên sôi động hơn. Qua các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành: Ở nhóm đối chứng tỷ lệ học sinh khá, giỏi không cao. Tỷ lệ học sinh trung bình chiếm tỷ lệ cao và còn nhiều học sinh yếu. Ở nhóm thực nghiệm: tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao, tỷ lệ học sinh trung bình thấp và không có học sinh yếu. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1) Kết luận Qua thời gian nghiên cứu và sử dụng một số trò chơi trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 Trung học phổ thông tôi nhận thấy: Học sinh không cảm thấy nhàm chán hay căng thẳng trong mỗi tiết học Giáo dục quốc phòng an ninh nữa mà ngược lại các em lại yêu thích môn học hơn, tiết học lại trở nên sôi động, hứng thú hơn. Đồng thời tạo cho các em tính tự giác trong học tập, có thể thuộc bài ngay trên lớp và đặc biệt hơn là các em có thể vừa chơi vừa học mà vẫn tiếp thu được bài mà còn rèn luyện được sức khỏe cho bản thân. Từ đó học sinh học tập hăng say, sôi nổi và tiết học đạt được kết quả cao. GV: Lê Thị Phượng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
7 p | 2106 | 643
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán lớp 1 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
34 p | 816 | 137
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính cầm tay giải nhanh một số bài tập Vật lý cấp THPT
12 p | 371 | 73
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
22 p | 248 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 320 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lý lớp 9
28 p | 347 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài về chất lớp 11 nâng cao theo hướng tích cực ở trường trung học phổ thông
18 p | 194 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT
20 p | 398 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường thpt
10 p | 258 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 - Cơ bản
19 p | 324 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp véc tơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
19 p | 181 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong giảng dạy bài Các hiện tượng bề mặt chất lỏng
21 p | 210 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
19 p | 172 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính đơn điệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số để khảo sát nghiệm của phương trình và bất phương trình
38 p | 152 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 157 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng giản đồ Vectơ quay trong giải bài tập dao động Vật lý 12
22 p | 169 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng véctơ và tọa độ để giải phương trình hệ phương trình và bất phương trình
28 p | 186 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tính chất hình học trong bài toán toạ độ
29 p | 117 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn