SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên<br />
<br />
Mã số:…………….<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
SỰ PHÓNG XẠ<br />
TƯ LIỆU THỰC TẾ & BÀI TẬP<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Đức Thiện<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
Quản lý giáo dục<br />
Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học<br />
Phương pháp giáo dục<br />
Lĩnh vực khác:………………<br />
Có đính kèm:<br />
Mô hình Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
Tháng 2/2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
Trường THPT Trấn Biên<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Giáo viên: Trần Đức Thiện<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
*********<br />
I.<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:<br />
<br />
1. Họ và tên: Trần Đức Thiện<br />
2. Sinh ngày: 22/7/1963<br />
3. Nam, nữ: Nam<br />
4. Địa chỉ: 3/13 KP3, phường Tân Mai, TP. Biên Hòa<br />
5. Điện thoại: 061.3811193 (NR)<br />
6. Fax: ………<br />
<br />
Email: tranducthienvn@yahoo.com<br />
<br />
7. Chức vụ: Giáo viên<br />
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên<br />
II.<br />
<br />
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:<br />
1. Học vị: Cử nhân<br />
2. Năm nhận bằng: 1985<br />
3. Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP khoa Hóa học<br />
<br />
III.<br />
<br />
KINH NGHIỆM KHOA HỌC:<br />
1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa<br />
2. Số năm kinh nghiệm: 27 năm<br />
3. Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:<br />
Năm 2007: Giáo dục động cơ học tập cho học sinh.<br />
Năm 2008: Vài thủ thuật sinh động môn hóa học khối 10.<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường THPT Trấn Biên<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Giáo viên: Trần Đức Thiện<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Cha ông ta xưa cũng đã có câu: “Không thành công cũng thành nhân”.<br />
Ông Lê-nin đã có danh ngôn bất hủ: “Học, học nữa, học mãi”.<br />
Sau một thời gian dạy về chương cấu tạo nguyên tử, tôi thấy có một số vấn<br />
đề mở rộng trong thực tiễn rất lý thú mà trước đây nhiều khi tôi cũng e dè không<br />
dám đề cập đến! cứ gọi là “kính nhi viễn chi”…<br />
Môn Hóa có khá nhiều kiến thức liên quan đến Vật lý & Toán học. Các bài<br />
tập về sự phóng xạ là một ví dụ tiêu biểu.<br />
Tháng ba năm 2011, sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra.<br />
Các tư liệu về năng lượng hạt nhân được đăng tải tràn ngập! Đây là cơ hội hiếm<br />
có cho những ai yêu thích đề tài về năng lượng hạt nhân, nhà máy điện nguyên<br />
tử, cách sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình. Đây cũng là<br />
những đề tài có ý nghĩa rất thực tiễn ở Việt Nam.<br />
Nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu và có thể nhớ lâu kiến thức, biến môn hóa<br />
học trở thành một bộ môn sinh động, tôi xin phép trình bày một số tư liệu bản<br />
thân đã thu thập được về những vấn đề trên. Đồng thời xin chia sẻ với đồng<br />
nghiệp một số kiến thức liên quan đến các bài toán về sự phóng xạ. Loại bài tập<br />
này có thể áp dụng để nâng cao kiến thức về cấu tạo nguyên tử, đồng thời dùng<br />
bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
3<br />
<br />
Trường THPT Trấn Biên<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Giáo viên: Trần Đức Thiện<br />
<br />
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:<br />
II. 1- Các tƣ liệu tham khảo thực tiễn về ứng dụng năng lƣợng<br />
hạt nhân:<br />
Hoạt động của lò phản ứng hạt nhân:<br />
Mặc dù lò phản ứng hạt nhân đã được cải tiến rất nhiều, cấu tạo cơ bản của chúng hầu như<br />
không thay đổi kể từ chúng ra đời cách đây gần 50 năm.<br />
Dưới đây là nguyên lý hoạt động cơ bản của các loại lò phản ứng hạt nhân được đăng trên<br />
trang MSNBC.<br />
<br />
Khi nguyên tử urani hoặc plutoni<br />
hấp thụ một neutron, nó có thể trải qua phản ứng phân hạch hạt nhân để tách thành nhiều<br />
hạt nhỏ hơn. Phản ứng phân hạch sản sinh một lượng nhiệt lớn cùng neutron mới. Những<br />
neutron mới tiếp tục bắn phá nguyên tử urani hoặc plutoni để tạo nên phản ứng dây<br />
chuyền. Ảnh: blogspot.com.<br />
<br />
Toàn bộ quá trình phân hạch xảy ra trong trong lõi bằng thép của lò phản ứng.<br />
Nhiệt mà phản ứng tạo khiến nước sôi và bốc hơi. Luồng hơi nóng của nước làm<br />
quay các turbin và tạo ra điện. Ảnh: imperial-consultants.co.uk.<br />
<br />
4<br />
<br />
Trường THPT Trấn Biên<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />
Giáo viên: Trần Đức Thiện<br />
<br />
Trong lõi của lò phản ứng, nguyên tố urani hoặc plutoni được nạp vào<br />
các thanh nhiên liệu (màu đỏ) chìm trong nước. Các thanh điều khiển<br />
(màu đen) để làm nhanh hoặc chậm quá trình phân hạch của nhiên<br />
liệu hạt nhân được đặt bên dưới các thanh nhiên liệu. Ảnh: NHK.<br />
<br />
Khi sự cố bất ngờ, như động đất, xảy ra thì các thanh điều khiển tự<br />
động kích hoạt và trồi lên, nằm xen kẽ với các thanh nhiên liệu nhằm<br />
hấp thụ neutron từ các thanh nhiên liệu. Do bị hấp thụ, các hạt<br />
neutron không thể bắn phá nguyên tử urani hoặc plutoni nên phản ứng<br />
phân hạch chấm dứt và lò phản ứng ngừng hoạt động. Ảnh: NHK.<br />
<br />
5<br />
<br />