Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ trẻ hợp lý; Xây dựng MT an toàn, không có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tai nạn thương tích cho trẻ; Sử dụng các phương pháp, hình thức phù hợp để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” IV. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3 I. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Đối tượng nghiên cứu 4 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 5 II. PHẦN NỘI DUNG 6 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 6 1.1. Sức khỏe và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho trẻ MN 6 1.2. Tai nạn thương tích và yêu cầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 7 MN 2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN 9 THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG PLEIROHAI 2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM 2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp MN 9 2.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 12 lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng Mai 2.3 Nguyên nhân thực trạng 14 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG TRÁNH TAI 15 NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG PLEIROHAI 2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM 3.1. GV tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng 15 tránh tai nạn thương tích cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ trẻ hợp lý 3.2. Xây dựng MT an toàn, không có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, 18 gây tai nạn thương tích cho trẻ 3.3. Sử dụng các phương pháp, hình thức phù hợp để chăm sóc sức khỏe, 20 phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3.4. GD trẻ có ý thức và thực hành chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn, 22 thương tích 3.5. Tổ chức, lôi cuốn trẻ tham gia các hoạt động: hát, đọc thơ, kể chuyện, đóng 24 kịch, vẽ tranh, trả lời câu đố, chơi trò chơi... để vừa khỏe mạnh, vừa an toàn; đồng thời tích hợp GD chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đó 3.6. Chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong mọi 26 phạm vi: nhà trường, gia đình và cộng đồng 1
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 28 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31 1. KẾT LUẬN 31 2. KIẾN NGHỊ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 Phụ lục P1 2
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1 GD Giáo dục 2 GV Giáo viên 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 MG Mẫu giáo 5 MN Mầm non 6 VD Ví dụ 3
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi người là thành viên quan trọng nhất trong xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học nói chung, trường MN nói riêng là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trẻ ở độ tuổi MN hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên dễ dàng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Để có một thế hệ kế cận có đầy đủ năng lực trí tuệ và sức khỏe để cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trách nhiệm lớn của bậc học MN. Nhưng thực tế hiện nay công tác này vẫn đang là vấn đề bất cập, chưa thực sự được sự quan tâm đầu tư, hướng dẫn cụ thể theo một trình tự nhất định cả về chuyên môn lẫn cách thức thực hiện. Với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, bệnh tật học đường (bệnh lây nhiễm, bệnh giun sán, bệnh sâu răng, bệnh đau mắt hột, bệnh đau mắt đỏ, bệnh tai – mũi - họng, bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da…) ngày càng gia tăng, đây là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành GD và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm. Hơn nữa, trẻ MN vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt, chưa hoàn thiện các kỹ năng sống để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao. Nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc GD trẻ không đảm bảo an toàn thì khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương... Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn, bị các khuyết tật, nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Để tất cả trẻ trong lớp mạnh khỏe, an toàn, tôi đã quyết định nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum”. Mong rằng sáng kiến này sẽ đóng góp một phần sức lực vào việc chăm sóc, GD trẻ. 2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai, thành phố Kon Tum. 4
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các giáo trình, sách, báo, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn cho trẻ MN. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát khoa học: Quan sát đặc điểm, hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ, theo dõi tình hình sức khỏe, tai nạn thương tích của trẻ để nắm được thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được. + Thực nghiệm khoa học: Đề xuất và áp dụng một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai, thành phố Kon Tum. + Thống kê: Tổng hợp các số liệu về tình hình sức khỏe, tai nạn thương tích của trẻ để minh chứng cho ý kiến, kết luận. + Tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các kết luận và viết hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai, thành phố Kon Tum. Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện từ tháng 9 năm 2020, đến tháng 12 năm 2020 nộp cấp trường. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong tháng 1, 2, 3 năm 2021. 5
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” II. PHẦN NỘI DUNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sức khỏe và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho trẻ MN 1.1.1. Khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe trong bản Tuyên ngôn Alma- Ata năm 1982 như sau: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Như vậy, khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Còn khỏe mạnh về tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt của mỗi cá nhân. Khi có sức khỏe về thể chất, có nghĩa là khỏe mạnh, có sức lực, sự dẻo dai, nhanh nhẹn, minh mẫn,... con người sẽ đáp ứng được tất cả các nhu cầu hoạt động phục vụ cuộc sống hàng ngày và lao động một cách sảng khoái không trở ngại, khó khăn. Sức khỏe giúp chúng ta có đủ sức mạnh và sự tỉnh táo để thực hiện các hoạt động sống. Còn có sức khỏe tinh thần tức là con người được có một tâm trí thoải mái, tự do, có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Nhờ vậy khi đương đầu với những vấn đề khó khăn, họ vẫn dễ dàng vượt qua mà không bị sa sút tinh thần hay chán nản, bất đắc chí. Con người sẽ tràn đầy năng lượng, niềm vui trong công việc và cuộc sống. Người khỏe mạnh về cơ thể và đầu óc sẽ có những phát kiến hay, những ý tưởng mới, dễ dàng thăng tiến trong công việc, gây được thiện cảm với người khác. Một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn thoải mái, đó là hạnh phúc của con người. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: - Yếu tố môi trường: Môi trường tự nhiên, xã hội mà con người sống trong đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Bệnh tật có thể phát sinh, phát triển trong điều kiện môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, môi trường xã hội không lành mạnh. Các tác nhân vi sinh vật, vật lí, hóa học, văn hóa, kinh tế -xã hội… - Yếu tố lối sống: Thói quen sinh hoạt không ngăn nắp, không gọn gàng, giữ vệ sinh cá nhân không tốt là nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, tật. - Yếu tố kinh tế: Điều kiện kinh tế không tốt, cuộc sống nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc thì bệnh, tật dễ bùng phát. -Yếu tố vệ sinh chung: Những nơi điều kiện vệ sinh chung không tốt, vệ sinh học đường không được quan tâm thì dể lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, hoặc các loại tật gia tăng. 1.1.2. Yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho trẻ MN Đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Nếu khỏe mạnh thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động sinh hoạt trong ngày một cách 6
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” tích cực và thoải mái. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Ngược lại, nếu sức khỏe của trẻ không tốt, tỷ lệ suy dinh dưỡng hoặc béo phì cao ảnh hưởng đến tư duy, công việc, cuộc sống thường ngày. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác GD toàn diện cho trẻ trong trường học. Để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Cần chú ý là nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, nhận thức về dịch bệnh còn hạn chế nên bệnh dịch khá nhiều. Hiện nay, môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,… do sự tác động của con người mà trở nên xấu đi và thay đổi thất thường ảnh hưởng tới sức khỏe. Môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất khiến con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị…Đặc biệt là các đợt dịch: SAS, cúm A (H5N1, H1N1), Covid -19, tả, sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,… Riêng đối với trẻ em, do cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu nên rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hơn nữa, trẻ MN cảm thấy tất cả những gì ở thế giới xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, khám phá. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi MN MG, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết và làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh. 1.2. Tai nạn thương tích và yêu cầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN 1.2.1. Khái niệm, phân loại tai nạn thương tích Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. Phân loại tai nạn thương tích theo nguyên nhân: - Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên…. - Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng 7
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. - Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác. - Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong. - Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống - Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải… - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …). - Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc… - Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương… Phân loại tai nạn thương tích theo chủ định: - Tai nạn thương tích có chủ định: Là những tai nạn thương tích gây nên do có sự chú ý,(cố ý) của người bị tai nạn thương tích hay của cả những người khác. VD: tai nạn thương tích do tự tử, giết người, bạo lực nhóm (chiến tranh, đánh nhau, hành hạ...). - Tai nạn thương tích không chủ định: Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị tai nạn thương tích hay của những người khác, ở trẻ rất hay gặp loại tai nạn thương tích này. VD: tai nạn thương tích do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng…. 1.2.2. Yêu cầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra ở lứa tuổi MN vì các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm. Trẻ lứa tuổi này đang trong thời kỳ khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh diễn ra mạnh mẽ nhất. Sự hiếu động và nghịch ngợm của trẻ khiến cô giáo và bố mẹ rất vất vả trong việc kiểm soát và chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại thường xuyên tiềm ẩn nhiều tai nạn bất thường, đe dọa đến sự an toàn của trẻ; tai nạn xảy ra có khi trẻ ở nhà, trên đường phố, ngay trong trường học, ngoài sân chơi. Trẻ lại chưa đủ sức khỏe và kinh nghiệm cũng như hiểu biết để đối phó với những nguy hiểm xung quanh mình. Kiến thức, kỹ năng phòng, tránh của trẻ còn hạn chế nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng suốt đời cho trẻ (về cả sức khỏe và tinh thần), vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, GD trẻ thơ. Đảm bảo an toàn cho trẻ MN là nhiệm vụ của tất cả chúng ta, của toàn xã hội và đặc biệt là của cha mẹ học sinh và các nhà GD. Đây cũng 8
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” là mục tiêu đầu tiên, xuyên suốt trong kế hoạch năm học của các trường mầm non. Việc cung cấp, giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là việc làm rất quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các cô giáo, các bậc phụ huynh và tất cả người lớn xung quanh trẻ. Mục đích của phòng chống tai nạn thương tích là: Không để xảy ra tai nạn thương tích, làm giảm mức độ nghiêm trọng và hậu quả trong trường hợp không may xảy ra tai nạn thương tích. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GD MN. Theo thông tư, tất cả các trường học cấp học mầm non đều phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ ở trường. Trẻ đến trường phải được chăm sóc và giáo dục trong một môi trường đảm bảo an toàn. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. 2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG PLEIRƠHAI 2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM 2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp MN 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của trường MN Nắng Mai Năm 2003, trường MN Nắng Mai được tách ra từ trường Tiểu học – Trung học cơ sở phường Lê Lợi thành phố Kon Tum. Từ đó đến nay nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình tận tâm của đội ngũ cán bộ GV, trường đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Hiện nay trường có tổng số cán bộ GV nhân viên: 21 người, đã có 1 chi bộ đảng với 7 đảng viên, trong đó có 3 đảng viên là GV. GV điểm chính được biên chế đủ số lượng 2 GV/ lớp, điểm lẻ 1 GV/ lớp . Quy mô trường lớp và học sinh đã được củng cố và phát triển, năm học 2020-2021, trường có 4 điểm trường tại 2 làng đồng bào dân tộc thiểu số (Pleirơhai 1, 2) và tổ dân phố 5, tổ dân phố 4 của phường Lê Lợi rất thuận lợi cho trẻ đến trường. Trẻ ra lớp là 230 trẻ (106 trẻ dân tộc thiểu số) với 8 nhóm lớp từ nhà trẻ đến MG bao gồm: - Nhóm trẻ : 01 nhóm. - Lớp MG 3-4 tuổi: 01, - Lớp MG 4-5 tuổi: 01, - Lớp MG 5-6 tuổi: 01, - Lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi: 03 lớp - Lớp MG ghép 4, 5 tuổi: 01 lớp Thời gian qua trường đạt được nhiều thành tích trong dạy học. Năm học 2019- 2020 có 7 (50%) GV giỏi cấp trường, 2 (14,3%) GV giỏi cấp thành phố, 1 (7.2%) GV 9
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” giỏi cấp tỉnh (bảo lưu từ năm học 2018-2019), 2 bộ đồ dùng dạy học đạt loại khá cấp thành phố. Chất lượng GD trẻ đạt 98% theo chuẩn độ tuổi và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 7,2% và nhẹ cân 6,8%. Nhiều năm trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc được Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố Kon Tum tặng Bằng khen, giấy khen. 2.1.2. Đặc điểm tình hình của lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi thôn Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai Lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 thuộc trường MN Nắng Mai do tôi phụ trách có tổng số 34 trẻ, số trẻ nữ 13, Trong đó 3 tuổi: 7 trẻ, 4 tuổi: 16 trẻ, 5 tuổi: 11 trẻ. Số trẻ dân tộc thiểu số: 34 (100%), đều là người Bana Ở lớp MG ghép thôn Pleirơhai 2 có 1 GV phụ trách một lớp, thuận lợi là tôi là người Bana giống trẻ. Tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, của cha mẹ và điều kiện thực tế của địa phương lớp MG ghép thôn Pleirơhai tổ chức bán trú thứ 2, 3, còn thứ 4, 5, 6 học buổi sáng, buổi chiều nghỉ. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn 2.1.3.1 Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện, thường xuyên động viên trong công tác chăm sóc GD trẻ, thường xuyên kiểm tra, dự giờ, thăm lớp. Ban giám hiệu có định hướng chỉ đạo GV chú trọng chăm sóc sức khỏe, phòng tranh tai nạn thương tích cho trẻ. - Cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị tương đối hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chăm sóc GD trẻ hiện nay. Các phòng học có đủ diện tích, ánh sáng, bàn ghế, kệ. Có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ. Đã có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao đẳng y, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đội ngũ GV nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Điều này sẽ phục vụ cho việc chăm sóc GD trẻ nói chung và chăm sóc sức khỏe, phòng tranh tai nạn thương tích nói riêng. - Tất cả GV trong trường đều là những người có năng lực chuyên môn và lòng yêu nghề, mến trẻ. Chúng tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ. 100% GV đã đạt chuẩn và trên chuẩn sư phạm MN, trong đó đạt trình độ trên chuẩn (cao đẳng sư phạm MN trở lên): 7 (50%). Đội ngũ GV của trường là một tập thể đoàn kết, có trách nhiệm cao, luôn thương yêu giúp đỡ nhau trong mọi nhiệm vụ. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, các hoạt động thao giảng, dự giờ, thảo luận góp ý để trao đổi kinh nghiệm thường xuyên được tổ chức. GV nắm vững nội dung chương trình và các phương pháp tổ chức dạy học. 10
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” - GV được biên chế đủ số lượng 2 GV/ lớp bán trú và 1 GV / lớp 2 buổi. - Trường có phòng y tế và 1 nhân viên y tế. - Phụ huynh luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho trẻ đi học chuyên cần. * Thuận lợi của riêng lớp ghép 3, 4, 5 tuổi thôn Pleirơhai 2 : - GV người Bana có điều kiện thuận lợi khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với trẻ và phụ huynh. - Phần lớn là trẻ ở độ tuổi MG 4-5 và 5-6 tuổi, trẻ thường đã học 1 đến 2 năm, bước đầu quen với hoạt động vui chơi, học tập ở trường MN, có khả năng tiếp thu kiến thức và thực hành theo hướng dẫn của cô giáo về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích. - Trẻ cùng thuộc một dân tộc Bana, có quan hệ thân thiết với nhau như trong một đại gia đình. Quan hệ giữa các em tự nhiên, phong phú, đa dạng, nhiều chiều. - Trẻ sống trong cùng một thôn (Pleirơhai 2) nên có hoạt động vui chơi cùng nhau ngoài giờ lên lớp, vì vậy dễ dàng hòa đồng, đoàn kết với nhau, ít mâu thuẫn, đánh nhau. 2.1.3.2. Khó khăn: *. Về phía GV GV ít có cơ hội tiếp cận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoài phạm vi trường, thành phố, tỉnh. Trường MN còn có quá ít tài liệu tham khảo về chăm sóc sức khỏe, phòng tranh tai nạn thương tích nên bản thân tôi và các GV khác chủ yếu dựa vào kiến thức đã học ở trường sư phạm và kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình công tác. Vì vậy việc sử dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích chưa linh hoạt. Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử trí các tai nạn thương tích do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện. Phòng y tế ở điểm chính, nhân viên y tế không thường có mặt ở điểm lẻ nên nếu có tai nạn thương tích thì việc xử lí sẽ chậm. Trẻ học 2 buổi nên cô giáo và nhà trường không quyết định được chất lượng bữa ăn của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của từng trẻ phụ thuộc vào điều kiện gia đình và sự hiểu biết, hành động của phụ huynh. Tóm lại do gặp rất nhiều khó khăn như đã nêu trên nên mặc dù các cô giáo MN đã dạy học lâu năm, thấy được sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhưng khi tiến hành GD vẫn còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả cao. * Về phía học sinh Phần lớn trẻ em của lớp thuộc gia đình có thu nhập thấp chủ yếu sống nhờ nương rẫy đời sống gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng phần nào đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc CSGD trẻ, còn khoán trắng cho cô giáo và nhà trường. Một số bậc cha mẹ còn chưa có các kiến thức về vệ sinh, 11
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” dinh dưỡng, dịch bệnh; chưa có kĩ năng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cần thiết. Vì vậy việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích còn hạn chế. Phần lớn trẻ chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng sống, chưa hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình. Khả năng nhận biết dấu hiệu các nguy cơ tai nạn của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa phát hiện được các yếu tố nguy hiểm từ môi trường xung quanh để phòng tránh. Nhiều trẻ còn chưa có kỹ năng thực hành sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời và trong lớp một cách an toàn. Bên cạnh đó, lớp khá đông khiến việc chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích còn gặp khó khăn. Trẻ lớp ghép thuộc 3 độ tuổi nên khả năng phối hợp học tập, vui chơi với nhau cũng không đồng đều. Đôi khi, xuất hiện tình trạng có những trẻ trêu chọc, đánh nhau… 2.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng Mai Để đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG 3, 4, 5 tuổi, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát theo các mức độ cụ thể: - Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Trẻ có hiểu biết, thực hành dinh dưỡng: Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; biết ích lợi và thực hiện ăn uống đủ lượng, đủ chất, đa dạng các loại thức ăn. - Trẻ có hiểu biết và thực hành giữ gìn sức khỏe: Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe; không chơi ở những nơi mất vệ sinh; biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc; lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. - Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm; biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm; không chơi ở những nơi nguy hiểm; không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm; không tự ý uống thuốc. - Trẻ khỏe mạnh, không bị đau bệnh: Không suy dinh dưỡng, không đau ốm, không mắc bệnh dịch, không ngộ độc thực phẩm; có khả năng tham gia các hoạt động học tập, vui chơi sinh hoạt; có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn nhỏ, có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động, cơ thể nhanh nhẹn dẻo dai. - Trẻ an toàn, không bị các tai nạn, thương tích: Không bị tai nạn giao thông, 12
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” ngộ độc, bỏng, ngã, đuối nước, điện giật, động vật cắn, bạo lực... Kết quả thu được ở bảng sau: Bảng 2.2. Kết quả khảo sát tình hình chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng Mai T Nội dung đánh giá Tổng Kết quả khảo sát tình hình chăm T số trẻ sóc sức khỏe, phòng tránh tai đánh nạn thương tích giá Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 - Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ 34 21 61,8% 13 38,2% sinh cá nhân 2 - Trẻ có hiểu biết, thực hành 34 19 55,9% 15 44,1% dinh dưỡng 3 - Trẻ có hiểu biết và thực hành 34 20 58.8% 14 41.2% giữ gìn sức khỏe 4 - Trẻ có hiểu biết và thực hành 34 18 52,9% 16 47,1% an toàn cá nhân 5 - Trẻ khỏe mạnh, không đau 34 21 61,8% 13 38,2% bệnh 6 - Trẻ an toàn, không bị các tai 34 22 64.7% 12 35.3% nạn, thương tích Tổng cộng 121 83 _ 20 58,8% 14 41,2% X 13
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát tình hình chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng Mai 70 Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân 60 Trẻ có hiểu biết, thực hành 50 dinh dưỡng: 40 Trẻ có hiểu biết, thực hành giữ gìn sức khỏe 30 Trẻ có hiểu biết, thực hành 20 an toàn cá nhân Trẻ khỏe mạnh, không đau 10 bệnh 0 Trẻ an toàn, không bị các Đạt Chưa đạt tai nạn, thương tích Kết quả trên chứng tỏ trẻ MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai chưa có ý thức và thói quen bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích. Hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích chocủa GV chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể: - Hơn một nửa số trẻ trong lớp có hiểu biết, thực hành dinh dưỡng (55,9%), giữ gìn sức khỏe (58.8%), an toàn cá nhân (52,9%), còn lại gần nửa lớp chưa đạt yêu cầu. - Các tiêu chí còn lại có nhỉnh hơn song cũng chưa cao: trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân (61,8%), trẻ khỏe mạnh, không đau bệnh (61,8%), trẻ an toàn, không bị các tai nạn, thương tích (64.7%) 2.3. Nguyên nhân thực trạng Với kết quả trên chứng tỏ hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai còn chưa cao. Sau khi quan sát, tìm hiểu, tôi phát hiện các nguyên nhân: - Chưa xây dựng tốt môi trường vật chất và tinh thần đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Trẻ sinh hoạt và học tập trong môi trường không an toàn: sân và đường đi mấp mô, trơn trượt; tường bao quanh trường không chắc chắn; cổng trường không đóng; đồ chơi sắc nhọn, quá nhỏ; động vật bị thả rông. Quan hệ giữa các trẻ trong lớp chưa hòa thuận, còn có tình trạng trẻ bắt nạt, đánh nhau. - Cô giáo chưa hiểu biết sâu sắc kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích nên chưa xây dựng được kế hoạch phù hợp với trẻ lớp mình dạy - Cô cũng chưa tìm ra được biện pháp, phương pháp, hình thức hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Vì vậy việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ của cô còn lúng túng. 14
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” - Trẻ chưa được trang bị kiến thức và GD để hình thành ý thức và thói quen tự chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho mình. - Việc GD chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chưa được tiến hành thường xuyên mọi nơi, mọi lúc. Chưa có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Cô giáo cố gắng đảm bảo trẻ an toàn, khỏe mạnh trong môi trường lớp học nhưng hết giờ học thì cha mẹ quá bận rộn nên chưa quan tâm đến vệ sinh, dinh dưỡng, an toàn của con. Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân trên, tôi thấy cần phải đưa ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai, thành phố Kon Tum. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG PLEIRƠHAI 2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM 3.1. GV tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ trẻ hợp lý Mục đích: - Tìm hiểu chính xác, sâu sắc về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn, thương tích. - Thấy rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của trẻ, xác định mục tiêu, lập kế hoạch dạy học và phương pháp dạy học đảm bảo sức khỏe, an toàn. Cách tiến hành: - Tham dự các đợt bồi dưỡng của phòng GD&ĐT, của Nhà trường. - Tìm đọc tài liệu trên mạng và qua sách báo tìm hiểu về bản chất, vai trò của sức khỏe, các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, các nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ, cách vệ sinh phòng bệnh, tránh tai nạn thương tích cũng như biện pháp sơ cứu. Điều quan trọng là sau khi đọc cần rút ra phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích phù hợp với lớp mình dạy. + VD: Với trường hợp trẻ bị côn trùng cắn, cô cần biết cách xử lý: rửa kỹ vùng da bị cắn bằng xà phòng và nước; dùng đá hoặc túi chườm lạnh để giảm sưng ngứa; thoa kem dưỡng da, hoặc hỗn hợp làm từ baking soda và nước; cắt ngắn móng tay để trẻ không gãi, tránh trầy xước và nguy cơ nhiễm trùng. Lớp nằm ở điểm lẻ, diện tích khuôn viên nhỏ, gần với nhà dân có cây cối bao quanh nên ong và kiến khá nhiều, vì thế cô khuyên trẻ không nên đứng gần hàng rào và dưới gốc cây to. - Quan sát hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích của các GV có kinh nghiệm + VD: Một cô giáo trong trường có kinh nghiệm GD trẻ giữ đầu tóc gọn gàng 15
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” bằng cách treo một chiếc gương kèm một chiếc lược ngay gần cửa lớp. Điều này giúp trẻ tự phát hiện ra lúc tóc của mình bù xù và tự chải đầu. Tôi đã học tập kinh nghiệm này và thấy rất hiệu quả. - Nghiên cứu cách xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích. Tiến hành xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích và tham khảo ý kiến góp ý của đồng nghiệp. + VD: TT Thời gian Chủ đề Hoạt động GD chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích 1 14/9 đến Trường MN GD trẻ các thói quen vệ sinh: giữ đầu tóc, 02/10/2020 quần áo gọn gàng, sạch sẽ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh. Giúp trẻ nhận thức và không chơi một số đồ vật, trò chơi có thể gây nguy hiểm (dao kéo, đao kiếm, đồ dùng điện như bàn ủi, đèn bàn, nồi cơm điện, dùng đá ném nhau, trèo cây,...); biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (đánh nhau, xô đẩy nhau, dùng vật nhọn chỉ vào người khác...). 2 05/10 dến Bản thân GD trẻ biết vệ sinh cơ thể: rửa tay bằng 23/10/2020 xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; tắm giặt thường xuyên; che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. Tổ chức cho trẻ vận động để có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. 3 26/10 đến Gia đình Giúp trẻ nhận biết, kể được tên một số 13/11/2020 thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; biết ích lợi và thực hiện ăn uống đủ lượng, đủ chất. GD trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. Phối hợp với phụ huynh để đảm bảo chế độ ăn giúp trẻ không bị suy sinh dưỡng; 16
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” phòng chống các tai nạn do bỏng, ngã, điện giật, bạo lực... 4 16/11 đến Nghề nghiệp GD trẻ nghe theo lời dặn của cô giáo, bác 11/12/2020 sĩ: không chơi ở những nơi mất vệ sinh; không tự ý uống thuốc. 5 14/12/2020 Động vật Giúp trẻ biết ích lợi và thực hiện ăn uống đến đa dạng các loại thức ăn (không kén ăn, 15/01/2021 ăn cả thịt, cá...). Phòng bị động vật (muỗi, ong, chó...) cắn. 6 18/01 đến Giao thông và tết cổ GD trẻ biết và không ăn, uống một số thứ 05/02/2021 truyền có hại cho sức khỏe; biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc; biết và thực hiện đúng luật giao thông (đi đúng phần đường, thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông, đội mũ bảo hiểm, không chơi ở lòng đường...) Phối hợp với phụ huynh phòng chống tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm 7 17/02 đến Thực vật Hướng dẫn trẻ biết ích lợi và thực hiện ăn 19/3/2021 uống đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều rau củ, trái cây. Phòng chống Covid 19 và các bệnh viêm đường hô hấp 8 22/3 đến Hiện tượng thiên GD trẻ lựa chọn và sử dụng trang phục 09/4/2021 nhiên phù hợp với thời tiết để không đau ốm; biết không chơi ở thời tiết, hoàn cảnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (không chơi dưới trời mưa, đi dưới trời nắng gắt, không chơi gần bờ sông suối, ao hồ...) 9 12/4 đến Bác Hồ - Trường Phối hợp với y tế phường, phụ huynh 30/4/2021 Tiểu học - Mùa hè phòng chống các bệnh và tai nạn mùa hè: sốt xuất huyết, đuối nước... 10 05/5 đến Ôn tập Ôn tập các kiến thức và củng cố thói quen 14/5/2021 chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn đã có. - Đưa kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích vào thực tế. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao nhất. 17
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” + VD: Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở Kon Tum vào các tháng mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi sinh sôi nảy nở. Vì vậy GV phối hợp với nhà trường đề nghị Trạm y tế phường Lê Lợi lên kế hoạch phun thuốc trừ muỗi vào khoảng cuối tháng 3. Đồng thời GV thường xuyên phát quang cành lá cây bóng mát, dọn cỏ, tỉa cành cho góc thiên nhiên. Khi xây dựng kế hoạch các hoạt động dạy học, trong chủ đề Động vật, chủ đề nhánh Một số côn trùng, cô dự định GD trẻ nhận biết về một số côn trùng có hại (trong đó có muỗi) ở hoạt động góc học tập: Lập bảng về côn trùng có ích, có hại. 3.2. Xây dựng MT an toàn, không có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tai nạn thương tích cho trẻ Mục đích: - Xây dựng MT vật chất trong lớp học và ngoài sân trường trong sạch, an toàn, không có các yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tai nạn thương tích cho trẻ - Xây dựng môi trường tinh thần đầy tình yêu thương, sự vui vẻ, thân thiện để trẻ phát triển lành mạnh về đời sống tinh thần, có thể cùng chăm sóc, bảo vệ nhau, không xảy ra các tai nạn thương tích do đánh nhau Cách tiến hành: 3.2.1. Xây dựng MT vật chất: * MT trong lớp: - Sử dụng đồ dùng, đồ chơi bằng chất liệu an toàn (giấy, nhựa, gỗ) không dùng các chất liệu nguy hiểm (đồ chơi bằng sắt, đồ bằng nhựa không có nguồn gốc rõ ràng có thể chứa chất độc hại). Loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi sắc nhọn, gây nguy hiểm cho trẻ (đao kiếm, dao sắc...). + VD: Vì lớp có trẻ thuộc 3 độ tuổi, trong đó trẻ 3 tuổi còn có sự hạn chế về nhận thức và kỹ năng nên hoạt động học và chơi với hột hạt chỉ được sử dụng khi có sự quan sát của cô giáo. + VD: Số lượng mô hình cây cối, con vật mà lớp có không đủ để tất cả trẻ cùng sử dụng. Tình hình kinh tế của phụ huynh còn khó khăn không thể hỗ trợ lớp mua sắm thêm. Cô giáo không muốn mua những mô hình rẻ tiền những không rõ nguồn gốc nên đã tự làm bằng giấy bìa, giấy bồi, xốp... - Xây dựng góc thiên nhiên: trồng một số cây xanh, hoa có thể sống trong nhà (bạch môn, sống đời, vạn niên thanh). Đặt sẵn bình tưới nước loại nhỏ, cái bay... để trẻ có thể vừa khám phá vừa chăm sóc cây. Đây là nơi để sản phẩm các thí nghiệm về tự nhiên. Các tranh ảnh, sách báo, truyện về động vật, thực vật, thế giới vô sinh, hành động chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên cũng được đặt ở góc thiên nhiên. Điều này vừa tạo môi trường tốt cho sức khỏe, vừa GD trẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. - Cô chú ý đảm bảo đầy đủ các yếu tố an toàn, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ: 18
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” + Thường xuyên vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi. VD: Mỗi ngày cô đều đến sớm quét lớp, quét sân, lau bàn ghế, kệ tủ, đồ dùng, đồ chơi. Trước khi ra về cô cùng trẻ dọn dẹp cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định; cô dọn sạch nhà vệ sinh. + Mở cửa ra vào và cửa sổ để cung cấp đủ ánh sáng cho hoạt động của lớp - Nhà trường trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đúng tiêu chuẩn. Cô khai thác và sử dụng để phục vụ hoạt động dạy học nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. + Hệ thống điện, dây, ổ cắm được nhà trường lắp đặt ở trên cao ngoài tầm với của trẻ. Hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh khép kín đầy đủ phục vụ hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng nước và khu vệ sinh. + Bàn ghế đúng tiêu chuẩn được nhà trường trang bị. Khi cần sử dụng thì cô và trẻ xếp bàn ghế ra. Khi không cần thì xếp gọn vào để nhường chỗ cho các hoạt động vui chơi. Cô chú ý hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế. * MT ngoài lớp học: - Kết hợp với nhà trường để trang bị các đồ chơi an toàn cho trẻ trên sân. Các đồ chơi này cũng được cô lau dọn thường xuyên, không để bụi bẩn bám lên đồ vật này và giây lên quần áo, cơ thể trẻ - Xây dựng vườn trường trồng một số cây rau, cây hoa; trong sân trường trồng cây bóng mát để tạo bầu không khí trong lành, mát mẻ. Với mỗi loại cây có biển viết tên cụ thể để tăng hiểu biết và tình cảm của trẻ với thiên nhiên. + VD: Sân trước lớp học có trồng cây bàng. Cây được phát các cành bên dưới chỉ để tán trên cao. Như vậy trẻ sẽ không leo trèo được mà vẫn có bóng mát. - Gần khu vườn trường có đặt một số dụng cụ làm vườn phù hợp với trẻ (bình tưới nước, dụng cụ xới đất) và có vòi nước sạch. Như vậy trẻ có thể thực hành chăm sóc cây cối, và sau khi làm xong thì rửa tay sạch sẽ trước khi chuyển sang hoạt động khác. - Sân trước của lớp đã được đổ bê tông bằng phẳng. Cô giáo thường xuyên vệ sinh để loại bỏ những vật cản như gạch đá không làm trẻ vấp ngã. - Sân hai bên lớp học còn bằng đất, cô đã cùng phụ huynh san bằng từ đầu năm học. Cô thường xuyên quét dọn, nhổ cỏ (nhất là vào mùa mưa) để các nguy cơ gây bệnh (vi khuẩn có hại, muỗi, kiến...) không có nơi ẩn nấp. - Dành riêng một khu cho trẻ chơi với nước và cát sỏi đã được làm sạch. Dặn trẻ không được đưa nước, cát sỏi ra khỏi khu vực chơi vì có thể gây nguy hiểm bất ngờ cho mình và người khác (trơn trượt, vấp ngã). - Khi đã đến giờ vào lớp, cô đóng cổng để trẻ không chạy ra ngoài đường gặp tai nạn giao thông. - Trường có phòng y tế và nhân viên y tế với một số loại thuốc thông dụng. Trẻ được khám sức khỏe vào đầu năm. Tuy nhiên phòng y tế được bố trí ở trụ sở chính 19
- “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” nên tại lớp 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 tôi có trang bị tủ thuốc để sơ cứu khi trẻ có thương tích (bông băng, thuốc sát trùng, nước muối sinh lý NaCl nồng độ 0,9%) 3.2.2. Xây dựng môi trường tinh thần - Cô giáo luôn yêu thương, gần gũi, nhẹ nhàng, quan tâm đến từng trẻ, đặc biệt những trẻ nhút nhát, rụt rè. Cô giúp trẻ hình thành và phát triển sự tự tin, tự giác, chủ động... Nhờ vậy, đời sống tinh thần của trẻ sẽ phát triển lành mạnh. + VD: Trẻ 3 tuổi, mới vào lớp nên chưa biết cách xếp đội hình vòng tròn mặc dù đã được cô hướng dẫn, cô giúp đỡ bằng cách hướng dẫn lại: “Con đứng bên cạnh và nắm tay cô nhé” và thường xuyên nhắc lại trong hoạt động khác. Trẻ sẽ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng lớp, qua đó sức khỏe cơ thể trẻ sẽ tăng lên, tinh thần của trẻ sẽ thoải mái. - Một điều vô cùng cần thiết là cô giáo phải công bằng, không thiên vị trong đối xử. Trẻ rất nhạy cảm, chỉ cần một lần cô có biểu hiện này, trẻ sẽ không còn tin tưởng vào cô và không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay bộc lộ tình cảm. Những vướng mắc về tâm lý của trẻ không được phát hiện và giải quyết có thể lớn dần lên rất nguy hại. + VD: Hai trẻ cãi nhau, cô không hỏi rõ nguyên nhân mà chỉ mắng trẻ lớn hơn: "Sao lớn rồi mà không biết nhường nhịn em". Trẻ sẽ cảm thấy cô bất công, giận cô và các bạn nên không chơi nữa mà ngồi một mình. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ có khả năng trầm cảm. - Trẻ có các đặc điểm giống nhau nên dễ làm quen, nói chuyện với nhau hơn với cô giáo. Vì vậy cần tổ chức cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau cùng hoạt động. Cô tạo mối quan hệ hợp tác, hòa thuận trong lớp, khuyến khích trẻ chơi với nhau. Dặn trẻ nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi, không đánh nhau, cái nhau. Khi đó, trẻ lớn sẽ hướng dẫn trẻ nhỏ, trẻ nhỏ có thể học tập ở các anh chị. Và trẻ sẽ giúp đỡ, quản lý nhau không thực hiện các hoạt động nguy hiểm. + VD: Khi trẻ hoạt động tại góc xây dựng, trẻ nhỏ tuổi sẽ đưa các mảnh gỗ cho lớn tuổi hơn xếp thành mô hình ngôi nhà, hàng rào... hoặc trẻ 5 tuổi dạy trẻ 3, 4 tuổi cách xếp. - Cần phát hiện, tìm hiểu, giải quyết các mâu thuẫn trong lớp. Các mâu thuẫn giữa trẻ với nhau nếu không được hòa giải sẽ tăng thêm, dẫn đến hành vi đánh nhau. + VD: Một số trẻ 5 tuổi trong lớp không muốn chơi cùng các em nhỏ tuổi hơn, đẩy các em khỏi góc chơi. Cô tìm hiểu nguyên nhân thì trẻ trả lời: "Chúng nó làm lôn xộn hết các hình con đã ghép". Cô khuyên: "Em còn nhỏ nên chưa biết cách làm, con có thể đóng vai cô giáo để dạy em ghép các hình vuông, tròn, tam giác thành hình người, hình thú nhé. Nếu con hướng dẫn được em làm như thế thì thật giỏi." 3.3. Sử dụng các phương pháp, hình thức phù hợp để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mục đích: Mỗi phương pháp, hình thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích có ưu điểm riêng, việc phối hợp các phương pháp sẽ giúp đạt hiệu quả cao. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 195 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 106 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn