Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách trình chiếu các hình ảnh và video phim lịch sử vào giảng dạy bài Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh
lượt xem 6
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là nghiên cứu, hiểu rõ thực trạng giảng dạy các bài hiểu biết chung về quốc phong- an ninh (bài lý thuyết) tại trường THPT. Đề xuất những kinh nghiệm giảng dạy bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như khai thác sử dụng intenet vào dạy học quốc phòng - an ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách trình chiếu các hình ảnh và video phim lịch sử vào giảng dạy bài Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh
- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BẰNG CÁCH TRÌNH CHIẾU CÁC HÌNH ẢNH VÀ VIDEO PHIM LỊCH SỬ VÀO GIẢNG DẠY BÀI LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH GIÁO VIÊN: NGUYỄN TIẾN THÀNH LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH SĐT : 0962335858 NĂM HỌC 2020- 20201
- LỜI CAM ĐOAN Năm học 2020 - 2021, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm có tên là “Ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách trình chiếu các hình ảnh và video phim lịch sử vào giảng dạy bài Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ của dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh”. Tôi cam đoan sản phẩm này là của cá nhân tôi tham khảo các tài liệu và tổng hợp viết nên, không sao chép SKKN của người khác để nộp. Nếu nhà trường và tổ chuyên môn phát hiện ra tôi sao chép của ai hay có sự tranh chấp về quyền sở hữu thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ban chuyên môn về tính trung thực của lời cam đoan này. Thanh Chương, ngày 10 tháng 3 năm 2021
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học phổ thông CNTT Công nghệ thông tin TS Tổng số
- MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kế hoạch nghiên cứu. 2 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1. Cơ sở lý lận 3 1.2. Cơ sở thực tiễn 4 2. THU THẬP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ 5 THỰC TRẠNG 2.1. Khảo sát thực trạng 5 2.2. Thu thập số liệu điều tra 5 2.3.Phân tích, đánh giá những vẫn đề thực tiến khi áp dụng đề tài 5 2.4. Một số giải pháp 6 3. THỰC HÀNH GIẢNG DẠY BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỚI 6 3.1. Tính khoa học, tính sư phạm, tính mới va tính thực tiễn 6 3.2. Thực hành giảng dạy bằng phương pháp mới 7 3.3. Đánh giá kết quả quá trình áp dụng 20 4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 20 4.1. Bảng tổng hợp số liệu điều tra 20 4.2. Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú của HS 21 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1.Kết luận 22 2. Kiến nghị 22
- Phụ lục 10 10
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: - Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục hiện nay, đặc biệt trong môn giáo dục quốc phòng – an ninh, nhằm khắc phục những hạn chế của các phương pháp truyền thống khác. - Một thực trạng khá phổ biến trong học sinh khi học các nội dung hiểu biết chung về quốc phòng – an ninh hiện nay là đa số các em không hứng thú, thậm chí một số em còn chán nản khi học những nội dung này. Bài “Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” là một trong những bài như vậy, khi mà nội dung dài và liên quan các kiến thức lịch sử, khối lượng kiến thức rộng, trong khi đó sách giáo khoa chỉ nêu khái quát. Nên học sinh rất khó hiểu và không hứng thú trong quá trình học bài này. - Trên thực tế nhiều giáo viên đã ưng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài này,bằng cách sử dụng giáo án powerpoint. Nhưng qua tìm hiểu tôi thấy đa phần các giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chủ yếu là để trình chiếu nội dung chữ hoặc có thêm một số hình ảnh và video, chưa có tác giả nào ứng dụng công nghệ thông tin bằng việc chỉ trình chiếu hình ảnh và video minh họa nội dung của bài này cả. - Vì vậy, từ thực tiến giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách trình chiếu các hình ảnh và video phim lịch sử vào giảng dạy bài Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ của dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh”. Tôi tin tưởng rằng, đề tài của mình sẽ góp phần hữu ích nâng cao hứng thú học tập của học sinh cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của các bài hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu, hiểu rõ thực trạng giảng dạy các bài hiểu biết chung về quốc phong- an ninh (bài lý thuyết) tại trường THPT. - Đề xuất những kinh nghiệm giảng dạy bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như khai thác sử dụng intenet vào dạy học quốc phòng - an ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Thực tế phương pháp giảng dạy và học tập các bài lý thuyết nói chung, bài Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam nói riêng. - Giáo viên viên và Học sinh một số trường THPT trên địạ bàn Thanh Chương. 1
- 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin - Phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động. - Phương pháp so sánh trước và sau khi tác động vào giáo dục Lịch Sử địa phương cho học sinh. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, tranh ảnh… 5. Kế hoạch nghiên cứu Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 15/9/2020 - Chọn đề tài, viết đề cương - Bản đề cương . đến 15/10/2020 - Đăng ký với tổ 2 15/10/2020 - Đọc tài liệu - Tập hợp tài liệu viết phần đến 15/11/2020 - Khảo sát thực trạng cơ sở lý luận - Tổng hợp số liệu - Xử lý số liệu khảo sát 3 15/11/2020 Trao đổi, học hỏi kinh - Đề cương SKKN. đến 15/12/2020 nghiệm qua đồng nghiệp, - Triển khai thực tiễn qua đề xuất biện pháp các hoạt động giáo dục. - Áp dụng thử nghiệm 4 15/12/2020 Viết Sáng kiến kinh nghiệm - Bản nháp Sáng kiến kinh đến 15/2/2021 nghiệm 5 15/2/2021 Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh đến 5/3/2021 nghiệm nghiệm chính thức 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.1. Cơ sở lý luận. Dạy học giáo dục phòng an ninh cũng có nhiều phương pháp, tuy nhiên trong thực tế cho thấy dạy học trực quan là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, không chỉ ở các nội dung huấn luyện điều lệnh, kỹ thuật, chiến thuật mà còn được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy các bài hiểu biết chung. Đây chính là các cách thức sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hứng thú và đẩy nhanh hoạt động nhận thức của người học, giúp cho việc lĩnh hội và vận dụng các nội dung GDQP_ AN một cách thuận lợi và chắc chắn cũng như có hững thú với môn học. Phương pháp trực quan cũng có nhiều loại, như trình bày trực quan, làm mẫu, phương pháp quan sát. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài này chúng ta áp dụng hai phương pháp đó là phương pháp trình bày trưc quan và phương pháp quan sát: Trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ở các dạng khác nhau để minh họa, cụ thể hóa nội dung dạy học. trong giới hạn sáng kiện tôi sử dụng hình ảnh, video, náy tính, máy chiếu…Những phương tiện trực quan đó đặc biệt có tác dụng tốt trong vệc tạo ra điểm tựa thị giác cho người học, làm cho cái chưa biết trong nội dung học tập trở nên gần gũi, tạo hứng thú học tập cho ngươi học… Quan sát là cách thức dùng các giác quan kết hợp với các phương tiện kỹ thuật để tri giác các các sự vật, hiện trượng, các tài liệu học tập. Trong giới hạn sáng kiến tôi áp dụng phương quan sát kết hợp sử dụng phương tiện dạy học, nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp cận các nội dung trong tài liệu. Để trong quá trình áp dụng sáng kiến có hiệu quả tôi đã nghiên cứu các Module THPT 20, 21, 22 về tăng cường sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc học tập và vận dụng các module này vào quá trình dạy học nó mang lại rất nhiều hiệu quả và tiện ích, đối với giáo viên nó giúp nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin, khả năng khai thác các thiết bị dạy trong nhà trường, đối với học sinh nó giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhanh hơn, chắc chắn hơn và đặc biệt là nâng cao hứng thú của các em khi học các nội dung lý thuyết… Để việc tiến hành viết sáng kiến và áp dụng sáng kiến một cách khoa học, bài bản và hiệu quả Tôi đã nghiên cứu thêm các Module THPT 25, 26, 27 về tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên. Vì nhìn chung năng lực nghiên cứu khoa học cuả chúng ta vẫn còn hạn chế và chưa thường xuyên, việc nghiên cứu thêm các module 25, 26, 27 nó cải thiện phần nào về khả năng nghiên cứu khoa học của giáo viên. 3
- 1.2. Cơ sở thực tiễn. Qua thực tiến giảng dạy nhiều năm tại trường THPT Cát Ngạn, tôi nhận thấy đa số học sinh khi học các bài nhận thức chung (bài lý thuyết) trên lớp học đa số các em không hứng thú, thậm chí còn nhàm chán khi học các tiết lý thuyết đó. Nguyên nhân của việc học sinh không mấy tỏ ra hứng thú với các bài lý thuyết đó là do một số lý do sau: Thứ nhất một số bài nhiều tiết, kiến thức rộng, số liệu lịch sử nhiều… Thứ hai là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa có sự đổi mới, nên chưa mang lại được sự hưng phấn và hứng thú của các em đối với môn học, theo tôi đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong các các bài hiểu biết chung đó tiêu biểu có bài “Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữu nước của dân tộc Việt Nam” trong chương trình GDQP- AN lớp 10. Qua khảo sát thực trạng dạy học bài “Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”, tôi thấy nếu chỉ sử dụng các phương pháp sử dụng ngôn ngữ thì nó ít mang lại hiệu quả, đa phần học sinh không hứng thú và tỏ ra nhàm chán trong các tiết học của bài, nếu sự dụng các phương pháp trực quan đơn thuần như nhiều giáo viên hiện nay hay áp dụng đó là sử dụng giáo án điện tử bằng cách trình chiếu các slide nội dung (chủ yếu) kèm theo một số hình ảnh hoặc video liên quan thì hiệu quả dạy học cũng đã được nâng lên được phần nào. Tuy nhiên việc trình chiếu chủ yếu các nội dung đã có trong sách lên bảng chỉ là giúp giáo viên đỡ phải viết bảng, còn học sinh các em vẫn thấy nhàm chán. Do đó tôi đã mạnh dạn đầu tư và áp dụng phương pháp chỉ trình chiếu hình ảnh và các đoạn video ngắn kết hợp với phương pháp thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại…trong khi dạy bài này và thực tế hiệu quả mang lại là hết sức khả quan, khi mà đa phần các em đều thích và rất thích học như vậy. 2. THU THẬP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ THỰC TRẠNG. 2.1. Khảo sát thực trạng Trên cơ sở thực tiễn của đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học bài “Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” tại khối 10 trường THPT Cát Ngạn huyện Thanh Chương. Thực trạng khi tiến hành khảo sát ở lớp đối chứng ĐC(10A) là đa số các em đều tỏ ra ít hoặc hứng thú khi học bài này. 2.2. Thu thập số liệu điều tra - Sau khi dạy xong bài theo phương pháp truyền thống, giáo viên tiến hành lấy phiếu điều tra 4
- - Câu hỏi điều tra: Sau khi học xong bài lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam em cảm thấy có hứng thú không? - Kết quả thu phiếu điều tra ở lớp đối chứng ĐC (10A) như sau Rất hứng thứ Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú 0 5 30 5 2.3. Phân tích , đánh giá những vấn đề thực tiến khi áp dụng đề tài - Qua phân tích số liệu điều tra tôi rút ra được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém trong qua trình giảng dạy bài “Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” như: + Thứ nhất khi giáo viên giảng dạy theo cách truyền thống thì ít học sinh thích thú, đại đa số các em đều không thích học bài này. + Thứ hai là khi giáo viên có sự thay đổi phương pháp (dạy powerpoint), chỉ chủ yếu trình chiếu nội dung chính của SGK thì hứng thú của học sinh có tăng lên một ít, nhưng cũng chỉ được vài tiết đầu của bài. + Như vậy vấn đề tồn tại trước mắt ở đây đó là đa số các em ít hứng thú khi học bài này, khi mà giáo viên không có các giải pháp mang tính mới, tính khoa học và tính ứng dụng cao hơn. -Trên cơ sở các yếu kém, hạn chế khuyết điểm đó tôi xin trình bày một số giải pháp để giải quyết vấn đề như sau: + Thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy bài này bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, khai thác có hiệu quả các dữ liệu liên quan trên internet. + Thứ hai: Lựa chọn tệp hình ảnh và video, cũng như các câu chuyện lịch sử có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài học. + Thứ ba: Tiến hành soạn giáo án powerpoint và thiết kế giáo án mang tính khoa học, tập trung chú ý vào việc trình chiếu hình ảnh và video có liên quan kết hợp với phương pháp ngôn ngữ của giáo viên. -Trên đây là một số giải pháp mang tính khoa học và có tính tương đối mới để giáo viên áp dụng trong khi giảng dạy bài “Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”, cũng như một số bài lý thuyết khác. 3. THỰC HÀNH GIẢNG DẠY BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỚI. 3.1. Thực hành giảng dạy. - Sử dụng phương pháp này có tính khoa học cao và tuân thủ các phương pháp dạy học của bộ môn 5
- - Cái mới của đề tài này là sử dụng máy chiếu chỉ để trình chiếu một số hình ảnh hoặc một số đoạn video (khác với cách dạy powerpoint thông thường là chủ yếu trình chiếu các slide nội dung chính trong sách giáo khoa có thêm một số hình ảnh) - Việc chỉ trình chiếu hình ảnh hoặc video kết hợp với kể các câu chuyện lịch sử sẽ rất hiệu quả trong dạy bài này. - Sử dụng máy chiếu chỉ để làm phương tiện trực quan giúp giáo viên giải thích hoặc minh chứng cho những nội dung mà học sinh cần lĩnh hội, các nội dung chính vẫn sẽ được giáo viên ghi bảng. - Việc lựa chon hình ảnh và cắt ghép video là do mối giao viên sưu tầm và lựa chọn, vì nguồn để chọn trên internet rất phong phú và đa dạng. - Khó khăn của việc áp dụng đề tài này là giáo viên phải lựa chọn được các hình ảnh và video phù hợp với nội dung, đặc biệt đó là giáo viên phải biết sử dụng ứng dụng cắt video và cắt các video làm sao vẫn dữ được nôi dung trọng tâm và đảm thời gian và tiến trình của các tiết dạy. - Cụ thể khi giảng dạy các đề mục của bài như sau: Tiết 1: Mục I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Hoạt động 1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên -Giáo viên ghi tiều đề, sau đó trình chiếu một đoạn video được cắt ngắn từ video: Kháng chiến chống quân tần và An Dương Vương thành lập nước Âu Lạc: https://youtu.be/TdebdqYJmdw -Sau khi xem xong video giáo viên cho các em rút ra cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên là cuộc chiến tranh nào, do ai lãnh đạo… -Tiếp theo trình chiếu một số hình ảnh về nước Văn Lang, Vua Hùng, nước Âu Lạc, Thục Phán, cuộc chiếnchống quân Tần (hình 1- hình 8 phần phụ lục) để củng cố thêm. 6
- H1. Nước Văn Lang Hình 2: Vua Hùng Hình 3: Nhà nước Âu Lạc Hình 4: Vua An Dương Vương (nhà nước kế tục Văn Lang) (Thục Phán) Hình 5: Quân Tần sang đánh nước Văn Lang Hình 6: Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên (Cuộc kháng chiến chống Tần (từ năm 214 - 208 trước công nguyên do vua Hùng và An Dương Vương lãnh đạo) 7
- Hình 7: Thành Cổ Loa Hình 8: An Dương Vương lãnh đạo chống quân Xâm lược Triệu Đà thất bại (năm 184- 179 TCN) Hoạt động 2. Cuộc chiến tranh giành độc lập (từ thể kỉ I- X) -Giáo viên trình chiếu các hình ảnh (hình 9- hình 11 ở phần phụ lục), trình chiếu đến đâu giáo viên cho học sinh nhận biết danh nhân đó là ai và đó là cuộc khởi nghĩa nào, diễn ra vào năm bao nhiêu? Hình 9: Khởi nghĩa Hai bà Trưng năm 40 Hình 10: Khởi nghĩa bà Triệu 248 8
- Hình 11: Khởi nghía LÍ Bí năm 542 Hình 12: Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Hình 13: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722 Hình 14: Khởi Nghĩa Phùng Hưng (năm 766) (Mai Hắc Đế) 9
- Hình 15: Khởi Nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905) Hình 16: Cuộc chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ (năm 931) Hì nh 17: Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hántrên sông Bạch Đằng (năm 938)dành lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc + Giáo viên có thể trình chiếu thêm một đoạn video đã được cắt từ video: Tóm tắt trận bạch đằng 938: https://www.youtube.com/watch?v=SIO3T0Yli3g Để học sinh thấy được ý nghia của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại độc lập dân tộc sau gần một nghìn năm kháng chiến chống các thế lực phong kiến Trung Quốc đô hộ. Hoạt động3. Những cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X- XIX) - Mục này giáo viên lựa chọn trình chiếu cho HS xem một số đọan video 10
- ngắn đã được cắt từ các video sau: + Video: Tóm tắt ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông: https://www.youtube.com/watch?v=f4T3Y1bIhEs + Video: Tóm tắt trận Chi Lăng Xương Giang: https://www.youtube.com/watch?v=U1vduFi0Z1I + Video: Quang trung đại phá quân thanh: https://www.youtube.com/watch?v=l77PALmybfY + Video: Lý thường kiệt đại thắng Ung Châu: https://www.youtube.com/watch?v=AbRg5rH6fxo + Video: Trận Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt: https://www.youtube.com/watch?v=WBE5sEdJAqk + Video: Tóm tắt Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: https://www.youtube.com/watch?v=t5YbhKr1wjA + Video: Tóm tắt Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn: https://www.youtube.com/watch?v=sA6T6bE231U Hoạt động4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (thế kỉ XIX- 1945) - Mục này giáo viên trình chiếu đoạn video (từ 1858- cách mạng tháng 8 năm 1945) được cắt từ video: Tóm tắt lịch sử 4000 của Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=Cq-rb3pY2sc Hoạt động5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954) - Giáo viên có thể lựa chọn trình chiếu một số đoạn video trong các video sau: + Video: Tóm tắt lịch sử 4000 của Việt Nam:https://www.youtube.com/watch?v=Cq-rb3pY2sc (đoạn cuối) +Video: Tóm tắt kháng chiến chống Pháp 1945- 1954: https://www.youtube.com/watch?v=sNGSmPNgHLk Hoạt động6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc MĨ (1954- 1975) - Mục này giáo viên lựa chọn trình chiếu cho HS xem một số đọan video ngắn đã được cắt từ các video sau: + Video: Tóm tắt lịch sử 4000 của Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=Cq-rb3pY2sc (đoạn cuối) +Video: Tóm tắt kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975): http://www.thuvienquandoi.vn/pages/cms/news.aspx? 11
- wpid=NewsDetailBookRender&did=20180419092546b37ab24e-7af8-4543-8f61- 8c04bd28ca0b&vr=01089 Tiết 2: Mục II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trọng sự nghiệp đánh giặc giữ nước Hoạt động1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh sau đây để học sinh biết được dựng nước và giữ nước là quy luật tồn tại của một quốc gia, nếu quôc gia nào không chăm lo cho hai nhiệm vụ đó thì quốc gia đó bất ổn, nặng hơn có thể mất nước. Hình 7: Thành Cổ Loa Hình 8: An Dương Vương lãnh đạo chống quân Xâm lược Triệu Đà thất bại (năm 184- 179 TCN) Hoạt động2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều - Giáo viên trình chiếu một số video sau để học sinh biết được trong các cuộc chiến đó quân số của địch luôn lớn hơn ta nhiều lần. + Video: Tóm tắt kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt: https://www.youtube.com/watch?v=hXH1g6vt_ms + Video: Tóm tắt ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông: https://www.youtube.com/watch?v=f4T3Y1bIhEs + Video: Quang trung đại phá quân thanh: https://www.youtube.com/watch? v=l77PALmybfY Tiết 3: Mục II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trọng sự nghiệp đánh giặc giữ nước Hoạt động3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện 12
- -Ngoài các video học sinh đã được xem các tiết trước thì mục này giáo viên cho học sinh xem video + Video: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946: https://youtu.be/WVn0E8jpDU0 + Video: Cụ già bắn may bay Mĩ: https://youtu.be/Jya2C5ok74o Hoạt động4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo -Giáo viên sử dụng một số đoạn video sau để học sinh xem, sau khi xem xong có thể thấy được cha ông ta đã đánh giặc thông minh, sáng tạo và độc đáo như thế nào + Video: Lý Thường Kiệt và chiến lược “tiên phát chế nhân” https://www.youtube.com/watch?v=Jc0ug10oNKA + Video: Vua Quang Trung đại phá quân Thanh: https://youtu.be/Z3X6VQ40sOg + Video: Tóm tắt Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn: https://www.youtube.com/watch?v= sA6T6bE231U Tiết 5: Mục II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trọng sự nghiệp đánh giặc giữ nước Hoạt động5. Truyền thống đoàn kết quốc tế - Ở mục này giáo viên lựa chọn và trình chiếu các hình ảnh (hình 20- hình 27 ở phần phụ lục) sau đócho học sinh nhận diện hình ảnh và ý nghĩa chung của các hình ảnh các em vừa xem. Hình 20: Fidel Castro sang thăm chiến trường Việt Nam Hình 21: Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống MĨ 13
- Hình 22: Cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam Hình 23: Bộ đội Ta vào giải phóng PhnomPenh Hì nh 24: Việt – Lào trong kháng chiến chống Pháp Hình 25: Quân tình nguyện Việt Nam đánh bọn Pol pot 14
- Hình 26: Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 16 Hình 27: Đoàn sĩ quan Việt Nam chụp hình trước giờ sang Nam Sudan làm nghĩa vụ Quốc tế 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 12 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn