intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

45
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6" được thực hiện nhằm hướng dẫn học sinh định hướng để xây dựng và củng cố, khắc sâu kiến thức một cách hệ thống bằng các hoạt động thực hành, vận dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao tính tự học, tự tìm tòi, khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6

  1. 1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I/MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta đang đứng trước bối cảnh mới – một giai đoạn phát triển với khí thế mới, mục tiêu mới và thách thức mới. Một trong những nội dung quan trọng để thực hiện được mục tiêu đó là nâng cao và phát triển nền giáo dục nước nhà. Theo Điều 39- Hiến pháp 2013 đã khẳng định “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...” Do đó đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục phải đổi mới nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, với tình hình dịch bệnh phức tạp ở Việt Nam và cả thế giới trong thời gian vừa qua thì học sinh liên tục phải nghỉ học để tránh lây lan dịch bệnh mà vẫn đảm bảo “Ngừng đến trường nhưng không ngừng học” thì việc tự học vô cùng quan trọng.Để tạo được sự hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh kể cả khi học online lẫn học tại trường thì bên cạnh việc đổi mới trong phương pháp dạy thì việc đổi mới phương pháp học của học sinh cũng rất quan trọn; góp phần làm cho tiết học đạt hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, việc hướng dẫn học sinh định hướng để xây dựng và củng cố, khắc sâu kiến thức một cách hệ thống bằng các hoạt động thực hành, vận dụng trong thực tiễn là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao tính tự học, tự tìm tòi, khả năng tư duy,sáng tạo của học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS có bộ môn Khoa học tự nhiên – đây là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
  2. 2 của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên để góp phần hoàn thiện, nâng cao các phương pháp dạy học tích cực, “Học đi đôi với hành” trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu hoàn thành chuyên đề với nội dung:“Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6” để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Học sinh Trường THCS Chu Minh - Phạm vi nghiên cứu: + Hệ thống lý thuyết về các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. + Dạy học phát triển năng lực của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên 6. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết về lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học môn Khoa học tự nhiên nói riêng và các môn học nói chung. - Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực môn Khoa học tự nhiên nhằm phát triển năng lực của học sinh. - Trên cơ sở hệ thống kiến thức sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và thông qua kinh nghiệm học tập, giảng dạy của bản thân, xây dựng các cơ sở lí thuyết, các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm, thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của biện pháp đã đề xuất. - Tổ chức thực hiện và đánh giá tại trường THCS Chu Minh nơi tôi công tác. IV/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Đề tài được bắt đầu tìm hiểu và tiến hành từ tháng 09/2021đến 03/2022 được áp dụng vào một số lớp 6 tại TRƯỜNG THCS Chu Minh nơi tôi công tác. - Báo cáo kết quả tháng 4 năm 2022.
  3. 3 V/ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài -Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn giúp học sinh chủ động trong việc chiếm lĩnh, củng cố tri thức khoa học để hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành, kỹ năng tiến trình: quan sát, lập luận, mô tả, dự đoán, chứng minh đểgiải thích các hiện tượng khoa học đơn giản trong cuộc sống. - Khi học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống sẽ khiến các em yêu thích môn học, say mê nghiên cứu và có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững. - Học sinh trình bày được ý kiến cá nhân, sản phẩm của mình sẽ giúp rèn luyện được phong cách, lời nói, cử chỉ và sự tin khi đứng trước đám đông. - Giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh trong học tập và lao động, thực hành; đồng thời rèn kĩ năng tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáoviên. 2.Đóng góp của biện pháp khi áp dụng vào thực tiễn Khi áp dụng các nội dung của chuyên đề“Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6” vào công tác giảng dạy tại trường đã có sự chuyển biến tích cực: - Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, sáng tạo để lĩnh hội các kiến thức dễ dàng hơn. - Học sinh có kỹ năng cơ bản trong tự nghiên cứu, tự khám phá một số sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin, vận dụng để thực hành tạo ra các sản phẩm hữu ích. - Vận dụng thực tiễntạo sự hứng thú học tập, sự ham muốn nghiên cứu khoa học, yêu thiên nhiên, yêu môi trường, góp phần giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
  4. 4 PHẦN B:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHI CHƯA ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ 1. Thực trạng của giáo viên và học sinh Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Chu Minh nơi tôi công tác, tôi nhận thấy: - Việc giáo viên sử dụng nội dung kiến thức bài học để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sốngcòn chưa được áp dụng nhiều và thường xuyên trong các giờ học. - Nếu giáo viên áp dụng phương pháp truyền thống là thuyết trình, giảng giải còn học sinh lắng nghe, ghi chép mà không vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ khiến học sinh thụ động, không sáng tạo, không tò mò, không hứng thú học tập. Từ đó sự ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của học sinh chưa đạt hiệu quả. - Nhiều học sinh chưa có kỹ năng sáng tạo, kĩ năng thực hành, kĩ năng thuyết trình trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. - Trong các tiết học thực hành, học sinh còn chưa sôi nổi, tích cực hoạt động, thảo luận, ngại nghiên cứu, tìm hiểu và chưa tự tin trước đám đông. - Học sinh còn bỡ ngỡ, chưa chú ý, chưa say mê với môn học; chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. 2. Khảo sát về năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinhtrong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 2.1 Mục đích của khảo sát -Khảo sát năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống của học sinh lớp 6 trong môn Khoa học tự nhiên qua 1 số nội dung trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường. - Đánh giá chung về năng lực học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh.
  5. 5 2.2 Đối tượng, nội dung, hình thức khảo sát -Đối tượng: 100% học sinh lớp 6A, 6B (81 học sinh) -Nội dung: Học sinh thực hiện thí nghiệm gieo hạt để quan sát sự nảy mầm của hạt. -Hình thức, địa điểm: Học sinh thực hành tại nhà trong 10 ngày 2.3 Kết quả khảo sát Sau 10 ngày thực hiện nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả. Tổng hợp kết quả được thể hiện ở Bảng 1 sau đây: Bảng 1: Khảo sát năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn Số học sinh /tổng số học sinh đánh giá đạt ở các STT Lớp mức độ Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 -Vấn đề -Dụng cụ, - Điều kiện: - Theo em đang được nguyên – thời điểm, có những đề cập đến vật liệu loại đất, độ biện pháp là thực hiện chuẩn bị để ẩm, ánh tối ưu nào gieo 1 loại thực hiện sáng, chất để tỉ lệ hạt hạt. gieo hạt lượng hạt nảy mầm -Các bước giống để cao và sự thực hiện gieo hạt sinh trưởng, để gieo hạt vào thời phát triển gian nào tốt của mầm nhất tốt nhất. 1 6A 30/41 22/41 10/41 7/41 2 6B 31/40 25/40 13/40 8/40 Tổng 61/81(75,3%) 47/81 23/81 15/81 (58,0%) (28,4%) (18,5%)
  6. 6 Qua bảng số liệu trêncho thấy năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh khi thực hiện giải quyết một vấn đề còn thấp: mức 1 (Phát hiện vấn đề thực tiễn) là 75,3%; mức 2 (Xác định đước kiến thức liên quan đến vấn đề) là 58,0%; mức 3 (Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến vấn đề) là 28,4%; mức 4 (Giải quyết vấn đề và đề xuất, biện pháp mới vấn đề mới). Ở mức độ 3 và 4 tỉ lệ học sinh thực hiện được còn thấp, chưa đạt yêu cầu, vì vậy cần có biện pháp để nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. II/CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA“BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6” 1.Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn là một trong ba thành tố năng lực đặc thù của môn khoa học tự nhiên. Đó là khả năng của một cá nhân có thể thực hiện một hay một chuỗi hành động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức mới để giải quyết được các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả.Vì vậy việc hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Khoa học tự nhiên là môn khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết với thực nghiệm, góp phần gắn kết khoa học với cuộc sống; quan tâm tới những kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường kiến thức khoa học vào các tình huống thực tế. Thông qua đó, học sinh thấy được khoa học rất thú vị, gần gĩu và thiết thực với cuộc sống con người. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn trong môn Khoa học tự nhiên 6 đối học sinh được thể hiện qua các tiêu chí/ mức độ sau: - Phát hiện được vấn đề: Vận dụng kiến thức bài học để giải thích/ chứng minh một vấn đề - Phân tích, tổng hợp vấn đề: Vận dụng kiến thức phức hợp để phân tích/giải thích/chứng minh một vấn đề thực tiễn.
  7. 7 - Đánh giá vấn đề: Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. - Đề xuất, sáng tạo liên quan đến vấn đề: Vận dụng kiến thức tổng hợp để đề xuất một số phương pháp, biện pháp mới, thiết kế mô hình, kế hoạch…. Căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài; căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý. 2. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn Đánh giá là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy học, nó được thể hiện bởi cả giáo viên và học sinh. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năngkhông chỉ là đánh giá các kiến thức trong nhà trường mà các kiến thức phải liên hệ với thực tế, phải gắn với bối cảnh hoạt động và phải có sự sáng tạo các kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn. Biểu hiện các tiêu chí của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn được thể hiện qua các tiêu chí sau: Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh STT Tiêu chí /Mức độ Câu hỏi 1 Phát hiện được vấn đề thực tiễn Vấn đề đang nghiên cứu là gì? Hãy đặt các câu hỏi về vấn đề trên? 2 Xác định được kiến thức liên Nêu ra những kiến thức liên quan quan đến vấn đề thực tiễn đến vấn đề trong thực tiễn 3 Tìm tòi, khám phá kiến thức liên Thu thập những dẫn chứng liên quan quan đến thực tiễn để chứng minh quan điểm của mình về vấn đề trên. 4 Thực hiện giải quyết vấn đề thực Thực hiện giải quyết vấn đề và đề tiễn và có thể đề xuất vấn đề mới xuất 1 số biện pháp mới giải để quyết vấn đề.
  8. 8 III/ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Để nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6, giáo viên cần đặt học sinh vào các tình huống thực tiễn, thông qua cách giải quyết các tình huống này học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời phát triển được kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giáo viên cũng cần sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó học sinh được làm chủ kiến thức, được tự nghiên cứu, tự tìm tòi và tự giải quyết vấn đề, tình huống. Trên cơ sở đó, tôi xin đề xuất 2 biện pháp nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 như sau: 1. Biện pháp 1:Dạy học bằng hình thức sử dụng bài tập thực nghiệm Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm nên việc dạy học bằng hình thức sử dụng bài tập thực nghiệm vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức khoa học vừa phát huy tối đa nguồn tri thức, kĩ năng của học sinh; giúp học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bài tập thực nghiệm là một trong những phương pháp giúp người học hình thành ý thức, kĩ năng vận dụng/ ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống; biến những tri thức, kĩ năng thành hành động; góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến môn học. Bài tập thực nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, tạo hứng thú học tập và thái độ nghiêm túc trong khoa học; vừa là mục đích, nội dung vừa là phương tiện trong dạy học môn Khoa học tự nhiên. Tùy vào nội dung, đối tượng, điều kiện và mục đích mà giáo viên sẽ lựa chọn những hình thức sử dụng bài tập thực nghiệm khác nhau như: -Sử dụng bài tập thực nghiệm trong tiết thực hành: Giáo viên sử dụng những thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa hoặc mã hóa các thí nghiệm đó thành
  9. 9 dạng bài tập thực nghiệm tương đương hoặc thay thế thí nghiệm cho phù hợp với đối tượng, nội dung, điều kiện cơ sở vật chất. -Sử dụng bài tập thực nghiệm trong nghiên cứu bài mới: Nhằm tạo ra sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh chuẩn bị tiếp thu bài mới. -Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ luyện tập, ôn tập: Nhằm củng cố kiến thức học sinh đã có bằng cách dẫn dắt, định hướng học sinh vào bài tập thực nghiệm, khi học sinh giải được bài tập vận dụng sẽ ôn tập được kiến thức đồng thời vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn. - Sử dụng bài tập thực nghiệm về nhà: Nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn đã đạt ở mức độ nào so với mục tiêu bài học. -Sử dụng bài tập thực nghiệm trong tiết kiểm tra: Thông qua kết quả bài kiểm tra, ngoài việc đánh giá về kiến thức, giáo viên còn đánh giá được kĩ năng, năng lực thực nghiệm của học sinh; đồng thời giúp giáo viên kiểm định, đánh giá khách quan hơn năng lực thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ minh họa: Biện phápSử dụng bài tập thực nghiệm về nhà Bài 11: MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG ( Môn Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo). Sau khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cần đạt của bài qua các hoạt động trên lớp thì tôi đã giao nhiệm vụ học tập là BÀI TẬP THỰC NGHIỆM VỀ NHÀ cho học sinh nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng của bài vào thực tiễn. Các bước thực hiện như sau: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh tự làm các sản - Nhận nhiệm vụ học tập phẩm từ vật liệu là rác thải sinh hoạt hàng ngày thành các sản phẩm hữu ích. Bước 2: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Gợi ý nguyên liệu, vật liệu + HS hoạt động cá nhân, nhóm để
  10. 10 +Dụng cụ chuẩn bị thiết kế và hoàn thiện sản phẩm. +Một số sản phẩm có thể tái chế +Học sinh thực hiện ở nhà Bước 3: Báo cáo kết quả: - Báo cáo kết quả + GV chọn 3,4cá nhân, nhóm lên bày - Nhóm được chọn trình bày kết quả. kết quả. + Mời các nhóm khác nhận xét - Các nhóm đặt câu hỏi và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện Giáo viên đánh giá kết quả của hoạt động thông qua sản phẩm của các nhóm. Kết quả thu được qua việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng sau khi thực hiện bài tập thực nghiệm về nhà STT Lớp Số học sinh /tổng số học sinh đánh giá đạt ở các mức độ Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 - Vấn đề - Phát hiện - Biết lựa - Sản phẩm đang được được các chọn vật có tính đề cập đến vật liệu là liệu tốt, đa thẩm mĩ, là tạo ra rác thải dạng và hữu ích. các sản sinh hoạt - Các bước - Có đề phẩm tái có thể sử thực hiện xuất được chế từ rác dụng để tái cẩn thận, tỉ một số thải sinh chế ra các mỉ biện pháp, hoạt sản phẩm ứng dụng hữu ích. mới. 1 6A 35/41 29/41 18/41 14/41 2 6B 36/40 31/40 21/40 15/40 Tổng 71/81 60/81 39/81 29/81 (87,7%) (74,1%) (48,1%) (35,8%) Qua bảng số liệu cho thấy, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh so với khảo sát đầu năm là tăng lên: Mức độ 1 từ 75,3% lên
  11. 11 87,7%; mức độ 2 từ 58,0% lên 74,1%; mức độ 2 từ 28,4% lên 48,1%; mức độ 4 từ 18,5% lên 35,8%. Như vậy, hiệu quả khi áp dụng biện pháp dạy học bằng hình thức sử dụng bài tập thực tiễn là đã góp phần nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn cuộc sống của học sinh. 2. Biện pháp 2:Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn là phương pháp học sinh được trải nghiệm, được thực hành ngoài thực tiễn thông qua thực hiện các dự án, nghiên cứu thực địa, điều tra khảo sát, thực hiện đề tài khoa học. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực hành trong thực tiễn, học sinh phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Tìm ra những giải pháp mới để giải quyết vấn đề của mình, của bạn mình và vấn đề của môi trường xung quanh. Từ đó các em được vun đắp sự say mê với nghiên cứu, khám phá khoa học; yêu những giá trị mà thiên nhiên mang lại; có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học bằng các biện pháp chủ yếu như: Dạy học dự án, giáo dục theo định hướng STEM, tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học. Ví dụ minh họa: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Trong quá trình dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 tôi đã áp phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM để hướng dẫn,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh với chủ đề: LÀM SỮA CHUA TẠI NHÀ. Các bước thực hiện như sau: Nội dung/ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Các bước Bước 1: - Thông báo tình huống - Nghe và ghi nội dung tình Nêu vấn đề huống chủ đề STEM thực tiễn Bước 2: - Cho HS phát biểu, đặt câu - HS dựa vào tình huống đặt ra, Phân tích, hỏi nhiệm vụ cần thực hiện nêu nhiệm vụ cần thực hiện và phát biểu, trong chủ đề. các bước làm sữa chua. đặt câu hỏi - Hỗ trợ HS xác định nhiệm vụ - Lắng nghe câu hỏi hỗ trợ của
  12. 12 về vấn đề bằng câu hỏi: GV để xác định đúng nhiệm vụ cần giải + Những dụng cụ, nguyên liệu cần thực hiện. quyết nào thường được sử dụng để làm sữa chua? + Qui trình làm sữa chua như thế nào? + Có thể sáng tạo để tạo ra sản phẩm sữa chua ngon, hấp dẫn hơn không? Lấy ví dụ Bước 3: - Cho HS đề xuất tiến trình dự -Học sinh tìm hiểu tài liệu về Thống nhất án. quy trình các bước làm sữa chua xây dựng - Chỉnh sửa tiến trình, thống qua sách giáo khoa khoa học tự tiến trình, kế nhất thời gian thực hiện. nhiên 6, internet,… hoạch giải - Đề xuất tiến trình thực hiện quyết vấn đề - Thống nhất thời gian thực hiện với GV. Bước 4: - Đề xuất một số yêu cầu cần - Tổ chức thực hiện quy trình Giải quyết đạt cho bản thiết kế và cho sản làm sữa chua: vấn đề thực phẩm. + Chuẩn bị: nguyên –vật liệu, tiễn bằng - Chỉnh sửa tiêu chí, thang dụng cụ cách thực điểm phù hợp với thống nhất + Các bước thực hiện hiện quy của HS. - Hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị trình nội dung báo cáo Bước 5: Kết -Hướng dẫn báo cáo kết quả -Báo cáo kết quả đạt được, rút luận, báo - Đánh giá, nhận xét kinh nghiệm: sản phẩm thơm cáo kết quả ngon, sánh mịn, an toàn vệ sinh. - Đề xuất cải tiến, ứng dụng vào thực tiễn đời sống: Một số cải tiến để có sản phẩm sữa chua với hương vị đa dạng hơn và ngon hơn. Kết quả đánh giá được tổng hợp qua năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh được thể hiện ở bảng bảng sau: Bảng 4: Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh bằng hình thức trải nghiệm thực tiễn STT Lớp Số học sinh /tổng số học sinh đánh giá đạt ở các mức độ Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 - Nêu được - Nêu được - Biết lựa - Sữa chua vấn đề đang các nguyên chọn ngon, sánh được đề liệu, vật nguyên mịn.
  13. 13 cập đến là liệu, dụng liệu, vật - Có đề thực hiện cụ cần thiết liệu, dụng xuất được làm sữa để thực cụ đảm bảo một số biện chua tại nhà hiện làm vệ sinh pháp, kinh sữa chua -Thực hiện nghiệm để -Nắm được các bước tạo ra sản các bước làm sữa phẩm sữa làm sữa chua cẩn chua có chua thận, an hương vị toàn. ngon, đa dạng hơn. 1 6A 36/41 29/41 23/41 19/41 2 6B 37/40 34/40 25/40 22/40 Tổng 73/81 63/81 48/81 41/81 (90,1%) (77,8%) (59,3%) (50,6%) Qua bảng số liệu cho thấy, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh so với khảo sát đầu năm là tăng lên: Mức độ 1 từ 75,3% lên 90,1%; mức độ 2 từ 58,0% lên 77,8%; mức độ 2 từ 28,4% lên 59,3%; mức độ 4 từ 18,5% lên 50,6%. Như vậy, sau khi áp dụng biện pháp dạy học bằng cách sử dụng hình thức trải nghiệm thực tiễn cho học sinh đã có hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên lẫn học sinh. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung Sau 7 tháng nghiên cứu áp dụng đề tài : “Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6” đã mang lại những hiệu quả nhất định. Kết quả thu được tổng hợp qua các bảng số liệu sau: Bảng 5: Bảng so sánh năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh trước và sau áp dụng đề tài Lớp Sĩ số Mức Mức Mức Mức độ 4 độ 1 độ 2 độ 3
  14. 14 Khảo Sau Khảo Sau Khảo Sau Khảo Sau sát khi áp sát khi áp sát khi áp sát khi áp đầu dụng đầu dụng đầu dụng đầu dụng năm đề tài năm đề tài năm đề tài năm đề tài 6A, 81 61/81 42/81 23/81 15/81 6B 73/81 63/81 48/81 41/81 Tổng 100% 75,3% 58,0% 28,4% 18,5% hợp 90,1% 77,8% 59,3% 50,6% Bảng6: Khảo sát mức độ hứng thú với giờ học của học sinhvới môn Khoa học tự nhiên vào tháng 09/2021 Hứng thú với Số HS khảo Không hứng thú với giờ học giờ học sát Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 6A (41) 18/41 43,9% 23/41 56,1% 6B (40) 19/40 47,5% 21/40 52,5% Tổng số 37/81 45,7% 44/81 54,3% Bảng7: Khảo sát mức độ hứng thú với giờ học của học sinhvới môn Khoa học tự nhiên vào tháng 03/2022 Hứng thú với Số HS khảo Không hứng thú với giờ học giờ học sát Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 6A (41) 32/41 78,0% 9/41 22,0% 6B (40) 34/40 85,0% 6/40 15,0% Tổng số 66/81 81,5% 15/81 18,5% Qua các bảng số liệu trên cho thấy năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh khi thực hiện giải quyết một vấn đề đã được nâng cao hơn so với khảo sát đầu năm học: Mức 1 là từ 75,3% lên 90,1% tăng 14,8%; mức 2 là 58,0 % lên 77,8% tăng 19,8%; mức 3 là 28,4% lên 59,3% tăng 30,9 %; mức 4 là 18,5% lên 50,6% tăng 32,1%. Đồng thời biện pháp cũng tạo sự hứng thú, yêu thích môn học đối với học sinh tăng từ 45,7% lên 81,5%.
  15. 15 Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học bằng việc áp dụng biện pháp với hình thức sử dụng bài tập thực nghiệm về nhà và hoạt động trải nghiệm thực tiễn đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học: đa số học sinh có tiến bộ hơn, yêu thích môn học hơn, đặc biệt năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tế tương đối tốt. Đồng thời các em mạnh dạn hơn, sôi nổi hơn trong thảo luận vấn đề, hoạt động thực hành nhuần nhuyễn hơn. 2.Bài học kinh nghiệm Theo tôi với quan điểm tổ chức các biện pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn sẽgóp phần đáp ứng được các yêu cầu của mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh nên cần học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Cònhọc sinh là người chủ động, tự giác nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và biết vận dụng những kiến thức được học và thực tiễn. Trong tổ nhóm, tôi cùng với các đồng nghiệp trong tổ nhóm cũng đã có những buổi trao đổi thảo luận về các phương pháp dạy học tích cực để hiểu sâu hơn. Một số giáo viên trong trường (giáo viên dạy môn Hóa, môn Lí, môn Công nghệ...) cũng đã áp dụng nhiều và thường xuyên hơn các tiết học có nội dụng thực hành để nâng cao năng lực của học sinh. 3. Đề xuất và khuyến nghị a) Đối với tổ/nhóm chuyên môn: - Tổ chức các buổi chuyên đề khơi gợi hứng thú học tập và biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của học sinh cho giáo viên để chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. - Sẵn sàng hỗ trợ, góp ý kịp thời để giáo viên điều chỉnh các biện pháp giảng dạy cho phù hợp.
  16. 16 b) Đối với lãnh đạo nhà trường: Nhà trường nên tổ chức các buổi chuyên đề về đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để cho giáo viên học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. c) Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và thử nghiệm những phương pháp mới để giáo viên được học hỏi và vận dụng phù hợp vào công tác giảng dạy. Trên đây là toàn bộ nội dung về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục với chủ đề “Biện pháp nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6”. Tôi kính mong nhận được được sự đóng góp ý kiến của các lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và thực hiện thành công hơn công tác giảng dạy môn Khoa học tự nhiên. Xin chân thành cảm ! Ba Vì, ngày 15 tháng 04 năm 2022 Tôi xin cam đoan đề tài này là sáng TÁC GIẢ kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép của người khác. Chu Thị Nhung
  17. 17 PHỤ LỤC: PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ SẢN PHẨM TÁI CHẾ TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT
  18. 18 Hình 1: Các sản phẩm tái chế: Hộp bút, hộp đựng đồ dùng, ngôi nhà trang trí Hình 2: Các sản phẩm tái chế: Hộp bút
  19. 19 Hình 3: Các sản phầm tái chế: Bình hoa, chậu cây, bình tưới nước PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ STEM: LÀM SỮA CHUA TẠI NHÀ
  20. 20 Hình 4: Hình ảnh thực hiện quy trình làm sữa chua tại nhà của chuyên đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2