Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
lượt xem 10
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân" được nghiên cứu với mục đích tìm thấy những phương pháp chủ nhiệm hay nhất, phù hợp nhất phát huy tính tích cực của từng đối tượng học sinh đặc biệt là Ban cán sự lớp để từ đó các con có thể hoàn thiện chính bản thân mình còn đối với giáo viên chủ nhiệm cũng tìm ra được cho mình những phương pháp tốt nhất trong công tác chủ nhiệm mà bản thân sẽ áp dụng trong thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiêt tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3 Chương I: Cơ sở lý luận 3 Chương II: Kết quả điều tra thực tiễn 5 1. Thực trạng trường, lớp thực hiện đề tài 5 2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tự quản 6 của tập thể lớp. 3. Một số hình ảnh minh họa cho giờ sinh hoạt phát 10 huy vai trò tự quản của lớp. PHẦN III: KẾT LUẬN 14
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cùng với việc đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đã trở thành vấn đề của quốc gia. Vấn đề đó đặt ra cho việc giáo dục thế hệ trẻ mà trực tiếp là nhà trường, các thầy cô giáo cùng gia đình và toàn xã hội có trách nhiệm đào tạo cho đất nước những con người có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực để xây dựng một xã hội hiện đại, công bằng dân chủ và văn minh. Muốn thực hiên tốt nhiệm vụ này, người giáo viên phải là người có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải là người có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao. Người giáo viên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm cùng với các giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách học sinh, tổ chức quản lý, điều phối mọi hoạt động giáo dục của lớp, cố vấn cho học sinh các hoạt động tập thể do Đoàn, Đội, Hội tổ chức. Người giáo viên chủ nhiệm cũng là trung tâm, hạt nhân trong mọi quan hệ thầy – trò – xã hội, là người cố vấn cho học sinh xây dựng một tập thể lớp mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy tính tự giác tự quản của học sinh. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải là người hiểu rõ mọi đối tượng học sinh trong lớp và đề ra được phương pháp giáo dục thích hợp đặc biệt là phát huy vai trò tự quản của đội ngũ Ban cán sự lớp. Với những ý nghĩa như trên tôi đã tiến hành nghiên cứu: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8A2, trường THSC Nguyễn Lân, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong năm học 2021 2022 với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện phương pháp trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên. II. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn qua đó có thể tìm thấy những phương pháp chủ nhiệm hay nhất, phù hợp nhất phát huy tính tích cực của từng đối tượng học sinh đặc biệt là Ban cán sự lớp để từ đó các con có thể hoàn thiện chính bản thân mình còn đối với giáo viên chủ nhiệm cũng tìm ra được cho mình những phương pháp tốt nhất trong công tác chủ nhiệm mà bản thân sẽ áp dụng trong thực tiễn. Đây là đề tài nghiên cứu mà bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng quan tâm. Song trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tóm lại: Mục
- 2 đích trước hết và sau cùng của bài viết này là nghiên cứu thu hoạch kiến thức, phương pháp chủ nhiệm và những công việc mà người giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của các con học sinh theo chương trình giáo dục tổng thể mới. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong công tác chủ nhiệm giúp mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước được đáp ứng và hoàn thành. Nêu ra được những thực trạng về công tác giáo dục của chính quyền cơ sở ở địa phương, nhà trường, lớp học để từ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế còn vướng mắc. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được đề tài này tôi đã thực hiện nhiều phương pháp kết hợp nhau, cụ thể là: Phương pháp điều tra Phương pháp quan sát Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm…
- 3 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng dạy: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…” Thật vậy, xuất phát từ mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước xác định, bổ xung qua các thời kì, chúng ta cùng chú trọng đến một quan điểm quan trọng là: Phải đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động, làm chủ nước nhà, có trình độ cơ bản về văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống nhân ái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Những con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo. Nghề dạy học là là nghề có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và rèn luyện thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, nhân cách con người để nâng cao đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giúp học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức thì giáo viên chủ nhiệm là người cầm lái, là người giữ vai trò chủ đạogiúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ này. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có uy tín trong đội ngũ giáo viên và học sinh. Hơn nữa, người giáo viên chủ nhiệm phải có tính kiên quyết, có phương pháp hữu hiệu thì mới có thể giúp học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ trên. Một số phương pháp cụ thể là: 1 Trước hết người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải nắm được hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh, qua đó có biện pháp giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và những học sinh cá biệt bằng cách động viên thăm hỏi, khích lệ kịp thời giúp các em yên tâm dành nhiều thời gian cho việc học tập. 2 Duy trì tốt 15 phút đầu giờ để kiểm tra việc học tập của học sinh bằng cách phân công các tổ nhóm theo dõi lẫn nhau. Từ đó thúc đẩy học sinh thi đua học tập, tu dưỡng đạo đức.
- 4 Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần phải thực sự là một tiết sinh hoạt vui vẻ, không biến giờ sinh hoạt lớp thành một giờ giành cho giáo viên chủ nhiệm lớp “giáo huấn” cá nhân, tập thể lớp về những khuyết điểm trong cả tuần qua. 3 Đề ra những biện pháp khen thưởng và xử phạt công minh như: Khen trước lớp những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, về học tập, lao động và các hoạt động văn thể mĩ để khích lệ tinh thần các em, qua đó có thể làm gương cho các bạn khác cùng phấn đấu noi theo. Khiển trách trước lớp đối với học sinh vi phạm khuyết điểm như: nghỉ học không có lí do; đi học muộn thường xuyên; không tham gia các buổi lao động; nói tục, chửi bậy; đánh nhau; gian lận trong thi cử, kiểm tra; có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo, người lớn tuổi; thiếu tôn trọng bạn bè; gây mất đoàn kết trong lớp… Từ đó giúp học sinh thực hiện nghiêm túc những yêu cầu về học tập, rèn luyện tu dưỡng về đạo đức, tuân theo kỉ luật của nhà trường, chấp hành nội quy, quy chế của trường lớp. Thực tế đã chứng minh rằng nếu giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến lớp mình chủ nhiệm, khéo léo trong phê bình nhắc nhở sẽ dễ dàng thu phục được đối với học sinh. 4 Kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh để giúp đỡ những học sinh yếu kém, phát huy năng lực của học sinh khá giỏi bằng cách: Giám sát gián tiếp qua sổ đầu bài, sổ điểm để nắm bắt được những học sinh không làm bài, học bài trong các tiết học; trực tiếp gặp gỡ các thầy giáo, cô giáo bộ môn đề nghị các thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ hoặc đề ra biện pháp đôi bạn cùng tiến giữa những học sinh khá giỏi với những học sinh yếu, kém để các em cùng phấn đấu vươn lên. Họp phụ huynh hoặc gửi sổ liên lạc để gia đình học sinh biết được tình hình học tập của con em mình. Làm tốt công tác liên lạc giữa gia đìnhnhà trườngxã hội qua đó giúp học sinh yếu kém có ý thức vươn lên, những học sinh khá giỏi có điều kiện để học tập tốt hơn. 5 Nhận định, đánh giá chính xác, cho điểm công bằng từng đối tượng học sinh cũng là một vấn đề quan trọng, một biện pháp thúc đẩy học sinh cố gắng vươn lên trong học tập và trong mọi hoạt động khác. 6 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là một trong những phương pháp giáo dục đạo đức học sinh và củng cố những kiến thức đã được học ở trên lớp một cách có hiệu quả tạo điều kiện để các em làm quen với nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ những kiến thức đã được học với thực tế cuộc sống. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải năng động, nhiệt tình, có nhiều biện pháp tích cực để lôi cuốn mọi đối tượng học sinh. 7 Riêng với các bạn trong Ban cán sự lớp, đây có thể nói là những bạn ưu tú hơn các bạn trong lớp về một hoặc nhiều mặt như ý thức học tập, ý thức kỉ luật, năng khiếu bản thân… Giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp để các con
- 5 phát triển bản thân mình đồng thời có thể trở thành người có vai trò định hướng cho các bạn khác ở trong lớp. Như vậy, từ những nhận thức như trên ta thấy người giáo viên chủ nhiệm ngoài nhiệm vụ dạy học trên lớp còn là người quyết định rất lớn đến việc hình thành nhân cách của học sinh đặc biệt là đối với những đối tượng học sinh cá biệt như trong phạm vi của đề tài này. Muốn làm tốt được việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có cơ sở lí luận cơ bản, có vốn sống hiểu biết xã hội phong phú, có khả năng phân tích đánh giá, tổng hợp, có tinh thần trách nhiệm cao và tình yêu thương đối với các em học sinh qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường. * Vậy chúng ta cần phải phải làm như thế nào để phát huy được hết tính tích cực, chủ động của học sinh? Hiện nay không có câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi trên. Mỗi người giáo viên làm công tác chủ nhiệm đều phải tự mày mò, tìm cách để tự thực hiện theo cách riêng dựa vào kinh nghiệm của bản thân mình. Bởi vậy tôi nghĩ đây là ột vấn đề rất đáng được trao đổi để đưa ra được một phương pháp tốt nhất có thể áp dụng đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp. Xuất phát từ mong muốn trên, tôi đã tiến hành một số hoạt động và thu được những kết quả đáng khích lệ như sau: CHƯƠNG II KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TIỄN 1 Thực trạng trường, lớp thực hiện đề tài nghiên cứu. * Thực trạng về nhà trường: Trường THCS Nguyễn Lân là ngôi trường còn rất non trẻ. Tuy mới đi vào hoạt động từ năm học 20192020 nhưng đã khẳng định được vị thế của mình khi liên tục được UBND Quận và phòng Giáo dục – Đào tạo đánh giá cao, được các bậc phụ huynh học sinh tin tưởng, yêu mến. Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lí năng động, nhiệt tình, sát sao trong công việc, có uy tín trong đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, các em học sinh trong nhà trường và luôn được các đồng chí lãnh đạo trong ngành cũng như các cấp chính quyền đánh giá cao. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được trang bị đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học. Nhà trường được xây dựng kiên cố, có đủ các phòng học và phòng chức năng theo quy định của ngành Giáo dụcĐào tạo. Đây vừa là niềm tự hào nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với tất cả cán bộ giáo viêncông nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- 6 Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường: Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên đông đảo, nhiệt tình, đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong các công việc khác. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn có tinh thần học tập nâng cao trình độ bản thân và luôn được nhà trường quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thiện mình. Học sinh: Các em học sinh trong nhà trường nhìn chung đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, có đạo đức Khá, Tốt. Tuy nhiên trong các lớp học vẫn có những học sinh các biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần có sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn của các thầy giáo, cô giáo đặc biệt là các thầy cô làm công tác chủ nhiệm. * Thực trạng lớp 8A2 Lớp mà bản thân tôi thực hiện đề tài “Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp”. Nhận xét ban đầu, đây là một tập thể lớp khá trầm, học sinh trong lớp rất thụ động không hăng hái trong hầu hết mọi hoạt động. Trong lớp còn có hiện tượng các con học sinh phân chia thành từng nhóm rất hạn chế giao lưu cùng nhau. Hơn nữa, có lẽ đây là lớp có số học sinh đến từ các xã, phường lân cận nhiều nhât trong toàn trường (15/32 HS) mà các con lại ít nhiều có quan hệ họ hàng với nhau nên việc gắn kết các con lại với nhau cũng có phần khó khăn hơn. Về ý thức ý thức học tập nhìn chung các con khá ngoan, có ý thức học tập nhưng cũng có nhiều bạn còn yếu do chưa có phương pháp học tập. Ngoài ra, trong hai năm học liên tiếp 2020 – 2021; và 2021 – 2022, các con phải liên tiếp thực hiện các đợt gian cách xã hội nên tâm sinh lí của các con cũng bị ảnh hương khá nhiều. Vấn đề này đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm một bài toán hóc búa khi các con đi học trở lại từ đầu tháng 2 năm 2022. Song bằng một số giải pháp của mình, tôi đã thay đổi được tính cách của các con và cung đã thu được những thành tựu nhất định. 2 Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp. a. Đối với người giáo viên làm công tác chủ nhiệm: Bản thân người GVCN phải la t ̀ ấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình. Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, ó uy tín, ống mẫu mực, ự trọng và biết giữ chữ tín. Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm. Cuộc sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi. Do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống ....
- 7 Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương học sinh và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả vì học sinh thân yêu” Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức người kỹ sư tâm hồn. Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh. Đê ̉ phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cân lam nh ̀ ̀ ưng vi ̃ ệc như là: +Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của giáo viên bộ môn, cua d ̉ ư luân.̣ +Phân loại học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng. + Tim hiêu s ̀ ̉ ở trương, tinh cach, hoan canh cua h ̀ ́ ́ ̀ ̉ ̉ ọc sinh. Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học sinh này. + Thực hiên kê hoach, rut kinh nghiêm. ̣ ́ ̣ ́ ̣ * Những điều nên tránh: Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể. Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể. Một lời nói cũng cần phải thận trọng. Không quá khắc khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe dọa, thành kiến không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn,nói như một nhà sư phạm “không cần dùng búa để mổ một con gà” Một điều tôi nghĩ là tối kỵ đối với học sinh cá biệt,đó là không được đánh học sinh – dù chỉ là một cái tát tay. Theo lời giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, thì “Quả đấm không phải là khoa học”. Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học sinh. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh – dù nhỏ cũng đáng trân trọng và phải ghi nhận. Không ôm đồm công việc làm thay cho học sinh. * Những điều nên làm. Cần lựa chọn xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Đó không nhất thiết phải là những bạn học giỏi mà phải là những người có tố chất lãnh đạo. Có điều kiện tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh các con học sinh
- 8 Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, khuyết, đúng sai trong nhận thức, suy nghĩ của các em ... Giúp các em nhận biết những ưu điểm của mình và biết phát huy nó. Không nên nói những câu phũ phàng, xúc phạm học sinh khi các con mắc lỗi. Giúp học sinh chưa ngoan khắc phục sửa chữa những sai phạm của mình và chú ý theo dõi, động viên khích lệ kịp thời. Tôi nghĩ rằng một lời khen đối với học sinh sẽ có tác dụng hơn là một tờ tự kiểm. Và điều này thì ai cũng biết: quá cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn. Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như cái cây không mọc thẳng. Đối với loại cây này người giáo viên chủ nhiệm phải gia công nhiều hơn. Thành công trước mắt là học sinh ra trường với học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài, năm năm, mười năm hai mươi năm sau học sinh gặp mình còn biết cúi đầu chào, biết nói một lời thăm hỏi, biết nhắc lại những sai phạm xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ. Tôi nghĩ niềm vui thật sự của người giáo viên chủ nhiệm là lúc đó. Khi người học sinh chưa ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp giáo dục của mình đã thành công. Hãy mạnh dạn giao việc cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm chỉ nên là người tổ chức thực hiện và nhận xét đánh giá, còn các con học sinh sẽ thực hiện các yêu cầu theo sự kế hoạch của giáo viên một cách chủ động nhất. Tóm lại góp phần hình thành nhân cách học sinh là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm đó không chỉ là nhiệm vụ trong một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người – một thế hệ. * Dung tinh cam đê cam hoa đ ̀ ̀ ̉ ̉ ̉ ́ ối với cac con h ́ ọc sinh chưa ngoan. Tranh đôi x ́ ́ ử thô bao, trach moc cac em. Hãy tôn trong nhân cach cua cac em. ̣ ́ ́ ́ ̣ ́ ̉ ́ Hay đem đ ̃ ến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm! Các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo... Để hiểu học sinh chưa ngoan, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức... Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông".
- 9 Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách. * Kiên trì tạo niềm tin. ̃ ử hoa minh vao phong cach sông cua cac em xem sao? Đ Chung ta hay th ́ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ́ ể điều hành được học sinh, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi. Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng..., các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng. Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần “Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta”. Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi muộn, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi tất cả học sinh đều cần được quan tâm. * Biết chấp nhận và yêu thương. Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ, trong hồi ức “Người thầy” đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là “bãi rác” cho những học sinh không đủ trình độ vao tr̀ ường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó... đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh
- 10 mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: “Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?”. Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống... “nem bánh mì”. Cu ́ ối cùng, ông quyết định... ăn chiếc bánh. Ông viết: “Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục... Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay...”. * Giao viên phai biêt lam m ́ ̉ ́ ̀ ơi tiêt day cua minh: ́ ́ ̣ ̉ ̀ Muốn phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh còn có một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình. Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được câu trả lời độc đáo. Thầy hỏi: “Theo em cô Tấm có mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt. Em thích Tấm ở đức tính gì?”. Trò mạnh dạn trả lời: “Em không thích nhân vật Tấm. Tấm chỉ sống dựa vào người khác. Tấm cũng ác không kém gì mụ dì ghẻ. Tấm lừa giết Cám để trả thù. Tấm thật đáng sợ”. Ta khoan bình luận đúng sai. Em học sinh dám đưa ra một đánh giá riêng của mình. Cũng giống Phùng Quán phê phán câu ca dao cổ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, lại có hương thơm, nhờ có “bùn”. Tại sao sen lại vô tình “không tanh mùi bùn”. Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian “chết”, trò không “nhàn cư vi” nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin… ngay trong tiết học. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng coi thường mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. * Phải biêt tác đ ́ ộng vào động cơ học tập. ́ ̣ ̀ ̣ Tac đông vao đông c ơ hoc tâp đ ̣ ̣ ể các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. ̉ ́ ̣ ̣ * Phai biêt đông viên kip th ơi, đung luc, đung chô, đung đôi t ̀ ́ ́ ́ ̃ ́ ́ ượng.
- 11 ̉ Giao viên phai biêt trân trong nh ́ ́ ̣ ững gi la tôt du rât nho cua HS. Môt l ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̉ ̣ ời đông ̣ viên khich lê kip th ́ ̣ ̣ ơi khi cac em chi co môt viêc lam tôt rât nho cung đu lam cho ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̉ ̉ ̀ cac em thây t ́ ́ ự tin hơn, thây minh th ́ ̀ ực sự co ich. ́́ ̃ ̣ ̣ Hay manh dan giao viêc cho chung, h ̣ ́ ương dân cac em đê chung lam theo ́ ̃ ́ ̉ ́ ̀ ̣ đinh h ương cua minh nh ́ ̉ ̀ ưng vân phai đê “Đât” cho cac em thê hiên tinh sang tao, ̃ ̉ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ́ ́ ̣ ̣ tuyêt đôi không đ ́ ược ap đăt. ́ ̣ * Phôi h ́ ợp chăt che cac l ̣ ̃ ́ ực lượng giao duc trong xa hôi ́ ̣ ̃ ̣ Chung ta cân biêt s ́ ̀ ́ ử dung va phat huy h ̣ ̀ ́ ợp li gia tri, tac dung cua d ́ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ư luân xa ̣ ̃ hôi. ̣ ̀ ̉ Phat huy vai tro cua ban đai diên hôi cha me h ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ọc sinh. Tô ch ̉ ưc cac buôi ngoai khoa, kêt h ́ ́ ̉ ̣ ́ ́ ợp vơi nh ́ ưng ng ̃ ươi cao tuôi, co uy tin ̀ ̉ ́ ́ trong lang xa, m ̀ ̃ ơi ho đên tr ̀ ̣ ́ ường noi chuyên, nh ́ ̣ ờ ho tuyên truyên giao duc giup ̣ ̀ ́ ̣ ́ nha tr ̀ ường. Thương xuyên thăm gia đinh h ̀ ̀ ọc sinh đê tim hiêu hoan canh, tao s ̉ ̀ ̉ ̀ ̉ ̣ ự gân gui ̀ ̃ giưa giao viên, h ̃ ́ ọc sinh va ph ̀ ụ huynh học sinh. Không nên chi khi cac em co ̉ ́ ́ ́ ̉ khuyêt điêm m ơi đên thăm gia đinh. ́ ́ ̀ b. Kết quả thực hiện Qua 1 năm thực hiện đề tài, Năm học 2021 2022, với những cố gắng của tôi trong việc thực hiện “Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp” học sinh đã có những chuyển biến tiến bộ nhất định: Học sinh ngoan hơn, biết nghe lời thầy cô, tôn trọng và yêu quí đối với thầy cô và bè bạn, có tinh thần tập thể cao, có tinh thần tự giác, ý thức được việc học tập cũng nhờ đó được nâng cao. Với biện pháp thực hiện trên giúp học sinh tự tin hơn khi đến trường, có thói quen tốt trong việc học. Và cũng giúp cho những em học yếu, lười không còn ỷ lại trông chờ vào những em học khá. Có được kết quả trên là cả sự cố gắng của bản thân tôi trong suốt năm học qua và kinh nghiệm của nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian một năm vừa nghiên cứu vừa thực hiện đề tài nên bản thân tôi nhận thấy cũng chưa thực sự thực hiện được đầy đủ những điều mà mình tâm huyết (đã rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện). Tôi hi vọng trong những năm tiếp theo tôi sẽ nâng cao hơn kết quả thực hiện đề tài của mình. 3. Một số hình ảnh minh họa cho giờ sinh hoạt phát huy vai trò tự quản của lớp.
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16 PHẦN III: KẾT LUẬN Trong thực tế, các nhà trường, thầy cô giáo cũng đã từng vận dụng những biện pháp nêu trên và một số biện pháp khác, nhưng vì chưa nắm được nguyên nhân và chưa phân tích các đối tượng cụ thể. Đồng thời, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, đồng bộ nên việc giáo dục học sinh chưa có hiêụ quả cao. Nếu chúng ta phân tích được các nhóm đối tượng học sinh và tìm hiểu, phân tích kỹ những nguyên nhân đồng thời biết kết hợp và vận dụng các biện pháp trên phù hợp cho từng đối tượng thì sẽ phát huy được tốt nhất sự chủ động của HS đặc biệt là đội ngũ cán sự lớp Giáo dục HSCB là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giảtức là cũng phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ănbỏ học”. Trong nhiều năm giảng dạy tại các trường THCS có vinh dự được làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Duy trì tốt sĩ số được giao đến hết năm học, giáo dục được nhiều học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Và đặc biệt học sinh các lớp tôi chủ nhiệm các con đều rất tự tin, hoạt bát và rất đoàn kết. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài rất hạn chế nên việc đưa ra đề tài như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất cần được các bạn đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi điều chỉnh để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể được đưa vào thực tiễn. KIẾN NGHỊ: Nhà nước và các cấp chính quyền cần có chính sách đãi ngộ phù hợp hơn nữa đối với người cán bộ giáo viên, tạo điều kiện để người cán bộ giáo viên yên tâm đầu tư nhiều hơn nữa tâm sức, trí lực cho công việc. Bộ GD&ĐT thực sự quan tâm chú trọng hơn nữa đối với môn học Giáo dục công dân, tăng cường giáo dục ý thức đạo đức, ý thức Pháp luật trong các
- 17 trường phổ thông, thực sự coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. Phòng GD&ĐT ngoài tổ chức các chuyên đề về chuyên môn cũng cần tổ chức các chuyên đề, các buổi toạ đàm để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, nâng cao năng lực quản lí học sinh của người giáo viên. Tổ chức các hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi… Chính quyền, các đoàn thể ở địa phương và các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm đúng mực hơn nữa đối với việc học tập của con em mình đặc biệt là việc rèn luyện đạo đức học sinh. Trên đây là SKKN của bản thân tôi về : Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp. Tôi xin cam đoan đề tài trên là do tôi viết, nếu có một lời khai man tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
23 p | 102 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy Post-speaking trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS
18 p | 58 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài văn cho học sinh lớp 8
11 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS
30 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực
19 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 68 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS
11 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn