Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm" đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS. Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những biện pháp cơ bản mấu chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép, tiến hành thực nghiệm, vận dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh để đi đến khẳng định tính đúng đắn của những biện pháp đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
- 1/15 UBND HUYỆN BA VÌ PHÒNG GD VÀ ĐT BA VÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Lĩnh vực/Môn: Tiếng Anh Cấp học: THCS Tên tác giả: Nguyễn Thị Duyên Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Hòa Chức vụ: Giáo viên Năm học 2020 - 2021
- 2/15 UBND HUYỆN BA VÌ PHÒNG GD VÀ ĐT BA VÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Lĩnh vực/Môn: Tiếng Anh Cấp học: THCS Tên tác giả: Nguyễn Thị Duyên Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Hòa Chức vụ: Giáo viên Năm học 2020 - 2021
- 3/15
- 4/15 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tên đề tài 1 II. Lí do chọn đề tài 1 III Mục đích nghiên cứu 1 IV Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu 2 V. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 2 1. Đối với giáo viên 2 2. Đối với học sinh 2 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận 3 II. Cơ sở thực tiễn 4 III. Thực trạng 4 IV. Cách tổ chức hoạt động theo cặp - nhóm 5 1. Tổ chức cặp - nhóm 6 2. Những lưu ý trong quá trình hoạt động cặp - nhóm 6 3. Một số vấn đề thường gặp trong việc tổ chức hoạt động cặp – 6 nhóm và cách khắc phục 4. Các hình thức kuyện tập theo cặp 7 a. Thực hành kĩ năng giao tiếp 7 b. Thực hành ngữ pháp 7 c. Puzzles 8 5. Các hình thức luyện tập theo nhóm 8 a. Chain games 8 b. Mindmap 9 c. Whisper 10 d. Building beehives 10 V. Một vài ví dụ minh họa 11 VI. Kết quả nghiên cứu 13 VII. Rút ra bài học kinh nghiệm 14 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận 14 II. Khuyến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 5/15 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tên đề tài “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” II. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, y học, kỹ thuật trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Tiểu học, THCS, THPT… việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh gặp khó khăn về nhiều mặt. Chính vì vậy, chương trình dạy học mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển, nhằm tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Đổi mới dạy học là một biện pháp then chốt, có tính đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật, phương pháp dạy học mới, tích cực giúp tạo sự hứng thú, tích cực và chủ động trong quá trình dạy và học. Mỗi phương pháp đều có những tác dụng, đặc điểm vận dụng khác nhau. Do vậy, người giáo viên cần phải lựa chọn, kết hợp nhiều phương pháp với nhau để phát huy hết tính tích cực, niềm say mê học tập và trinh phục kho tàng kiến thức của học sinh. Trong các hoạt động dạy học đó, hoạt động theo cặp, nhóm phù hợp với đặc thù của bộ môn Tiếng Anh. Trong năm học 2020 - 2021, tôi đã từng áp dụng dạy học theo cặp, nhóm vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Hoạt động này rèn luyện cho học sinh hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân,
- 6/15 cặp, nhóm, tương tác giữa các nhóm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Khuyến khích mọi học sinh tham gia vào các hoạt động của bài học, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và yêu thích với môn học. III. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy Tiếng Anh ở trường THCS , bản thân tôi thấy được hạn chế của học sinh trong việc học Tiếng Anh, từ khâu lĩnh hội từ mới, ngữ liệu mới cho đến việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ các em học. Để giúp các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó, đề tài “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Là sự kết hợp các phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm để xác định và đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS. Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những biện pháp cơ bản mấu chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép, tiến hành thực nghiệm, vận dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh để đi đến khẳng định tính đúng đắn của những biện pháp đó. IV. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu Với đối tượng là học sinh THCS – khối lớp 8. Đa số các em thích học tiếng Anh, bên cạnh đó phụ huynh cũng nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tiếng anh nên đã đầu tư cho con đi học thêm để trau rồi thêm kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, kết quả của môn học chưa có được kết quả như mong muốn, phạm vi tôi tập trung nghiên cứu và áp dụng là học sinh THCS, lớp 8A, 8B theo phương pháp thực nghiệm đối chứng. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021. Dưới đây là kết quả học tập đầu học kỳ I của học sinh khối lớp 8 năm học 2020 – 2021 Số hs Điểm 9, 10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 được Lớp kiểm tra SL % SL % SL % 8A 32 5 15,6 12 37,5 20 62,5 8B 32 6 18,8 13 40,6 13 59,4 V. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 1. Đối với giáo viên Để học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có hiệu quả giáo viên - người tổ chức, điều khiển hoạt động cần làm tốt những yêu cầu sau: + Chỉ dẫn bài tập hay nêu ra nhiệm vụ, yêu cầu phải thật rõ ràng + Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần có sự theo dõi, bao quát chung. Không ngắt lời khi học sinh đang luyện tập, đi quanh lớp lắng nghe và hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Giáo viên ghi lại những lỗi sai điển hình để chỉ ra cho học sinh sửa sau đó .
- 7/15 + Giáo viên cần qui định thời gian cụ thể cho từng hoạt động. + Giáo viên nên linh động phân cặp, nhóm cho hợp lý: Có thể chọn học sinh cùng trình độ để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của từng bài tập, mẫu câu. Việc phân cặp, nhóm này nên quy định cho học sinh theo thói quen. + Sau khi học sinh thực hành bài tập theo cặp, nhóm cần có sự kiểm tra, nhận xét, góp ý kiến kịp thời từ bạn bè ở nhóm khác, hoặc từ giáo viên để chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng . + Một điểm lợi của hoạt động theo cặp hay theo nhóm là giải phóng giáo viên ra khỏi vai trò của người dạy, người sửa lỗi và người kiểm soát lớp học, cho phép học sinh đảm nhiệm những vai trò của người giao tiếp tự nhiên. 2. Đối với học sinh Làm việc theo cặp và theo nhóm là hai hoạt động có rất nhiều điểm lợi: + Thứ nhất, làm tăng sự tham gia của học sinh. Nếu một chủ đề trong lớp được năm hay sáu nhóm thảo luận trong cùng một thời gian thì điều này có nghĩa là số lượng học sinh được nói và thời gian thảo luận của từng cá nhân được tăng lên từ năm đến sáu lần. Hơn nữa, sự tham gia vào cặp - nhóm không những cuốn hút được những học sinh tích cực mà còn lôi kéo được cả những học sinh rụt rè nữa. Học sinh sẽ thấy thoải mái hơn khi giao tiếp trong các nhóm nhỏ, do đó, có thể tự diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách tự nhiên hơn. + Thứ hai, thông thường học sinh thích hoạt động theo nhóm hơn là phải trả lời giáo viên trước lớp. Lí do là vì, khi giao tiếp trong nhóm nhỏ, kiểu ngôn ngữ học sinh dùng để diễn đạt thường cụ thể, thân mật và họ có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ mà không bị áp lực từ bên ngoài. + Điểm lợi thứ ba của hoạt động thảo luận theo cặp và theo nhóm là, trong khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn, các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau và bổ sung kiến thức cho nhau và cùng nhau phát triển các kĩ năng. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Với định hướng lấy người học làm trung tâm, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thường phức tạp hơn việc xây dựng các mục tiêu giảng dạy rất nhiều. Thông thường, giáo viên có thể tiến hành công việc này theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, giáo viên cần tìm kinh nghiệm của người học và các phương pháp học tập mà họ ưa thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Ở giai đoạn thứ hai, giáo viên cần thu hút sự tham gia tích cực của học sinh vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập của họ. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập trong các giờ học nói chung và trong giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai
- 8/15 trò đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên chú ý trong việc thiết kế chương trình, nội dung của bài giảng. Hai hình thức tổ chức lớp học phổ biến là làm việc theo cặp (Pairwork) và làm việc theo nhóm (Groupwork) để làm cho giờ học thêm sôi nổi, học sinh hứng thú với bài học, học sinh tự do sáng tạo, thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua các yêu cầu của hoạt động, học sinh cũng có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về bất kì một lĩnh vực với bạn học đồng thời cũng học được những cái hay từ bạn học của mình. Thông qua những hoạt động cặp, nhóm, những áp lực trong học tập được giảm xuống. II. Cơ sở thực tiễn Thế giới ngày nay là thế giới mở với xu thế toàn cầu, vì vậy nền giáo dục cũng cần tạo ra những công dân toàn cầu, có những kĩ năng và kiến thức mở mang tính toàn cầu, có thể sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Học - đặc biệt là học ngoại ngữ - chủ yếu là vấn đề giao tiếp liên nhân (giữa người với người). Ngoài những nỗ lực cố gắng của từng cá nhân ra thì hình thức tổ chức lớp học cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hai hình thức tổ chức lớp học được cho là có lợi nhất cho dạy học ngoại ngữ là hoạt động theo cặp và theo nhóm. Cần phải hiểu rằng hoạt động cặp nhóm không phải là phương pháp giảng dạy mà là các cách thức tổ chức lớp học. Trong hoạt động theo cặp, giáo viên chia lớp học ra làm các cặp. Mỗi học sinh làm việc với một người bạn của mình và tất cả các cặp cùng làm việc một lúc. Trong hoạt động nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh). Cũng như hoạt động theo cặp, tất cả các nhóm cùng làm việc một lúc. Tuy nhiên, nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể khác nhau. Qua việc giảng dạy thực tế, tôi thấy việc thực hiện các giờ học vừa có thuận lợi vừa có một số khó khăn: + Ngôn ngữ được thực hành nhiều, học sinh có cơ hội nói Tiếng Anh nhiều hơn, học sinh tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ của mình. Học sinh cảm thấy yên tâm hơn so với làm việc cá nhân, đặc biệt với học sinh nhút nhát. + Khuyến khích học sinh có thể giúp đỡ nhau, chia sẻ ý tưởng và hiểu biết của mình. Trong hoạt động đọc, học sinh có thể giúp đỡ nhau tìm hiểu nghĩa của bài khóa. Trong hoạt động thảo luận, học sinh có thể cùng nhau đưa ra nhiều ý tưởng mới, học sinh còn có thể chữa lỗi cho nhau. Học sinh cùng hoàn thành nhiệm vụ và sử dụng ngôn ngữ sáng tạo hơn. + Học sinh còn có thể hỗ trợ nhau trong việc học ở nhà.
- 9/15 + Thông thường làm việc theo cặp, nhóm thường gây ra tiếng ồn nhưng chính học sinh lại không quan tâm đến vấn đề này. Tiếng ồn này là tiếng ồn có ích, nó khuyến khích học sinh thực hành nói Tiếng Anh. + Đôi khi có một số học sinh không tham gia mà chỉ ngồi không. + Mất nhiều thời gian, thậm trí lớp học còn lộn xộn nếu giáo việ không kiểm soát được. III. Thực trạng. Đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS của một xã trung du, môi trường sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp gần như không có, cơ hội tiếp xúc và sử dụng Anh ngữ với người bản địa hầu như không, bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn cả là tâm lý ngại giao tiếp làm cho việc đưa tiếng Anh vào môi trường sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học đồng thời làm cho mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp khó có thể thực hiện được. Trong quá trình áp dụng hoạt động theo cặp, nhóm tôi nhận thấy đa số học sinh chủ động tham gia, đặc biệt là học sinh khá giỏi, còn học sinh yếu kém thì sao? Để thu hút học sinh yếu, kém tham gia vào hoạt động thì giáo viên phải khai thác từ học sinh khá giỏi, phân cặp, nhóm có cả hai đối tượng trên. Dưới đây là bảng thống kê kết quả đầu năm học (kiểm tra việc nắm được nội dung bài học) Số hs Điểm 9, 10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 được Lớp kiểm SL % SL % SL % tra 8A 32 5 15,6 12 37,5 20 62,5 8B 32 6 18,8 13 40,6 13 59,4 IV. Cách thức tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm 1. Tổ chức cặp - nhóm Tổ chức cặp nhóm như thế nào cho hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm. Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau: + Theo cặp, nhóm bạn bè. Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi làm việc trong các cặp và nhóm. Có hai cách thành lập cặp và nhóm. Thứ nhất là để các học sinh tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách làm thứ nhất gặp khó khăn, giáo viên có thể chọn cách thứ hai là yêu cầu học sinh viết tên các bạn theo cặp hoặc nhóm, trên cơ sở đó giáo viên sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm
- 10/15 cho luyện tập. + Theo khả năng của học sinh. Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ học sinh. Thứ nhất là tổ chức cặp, nhóm hỗn hợp giữa học viên khá, giỏi với học sinh kém hơn. Hình thức này tạo điều kiện cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Cách thứ hai là tổ chức các cặp, nhóm học sinh có cùng trình độ. Hình thức này có ưu điểm là giáo viên có thể giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ từng loại học sinh, mặt khác giáo viên có điều kiện giúp đỡ học sinh kém hơn. + Tổ chức cặp, nhóm ngẫu nhiên. Giáo viên có thể tổ chức cặp, nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo một quy định cụ thể nào. Ví dụ: tổ chức cặp, nhóm theo chỗ ngồi như các học sinh ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi xa nhau, theo tháng sinh trong năm, theo màu sắc của áo các học sinh đang mặc, theo cùng hoặc khác nhau về quốc tịch, giới tính,… Cần lưu ý rằng sự thay đổi giữa các hình thức thành lập cặp, nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành lập cặp, nhóm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày, mỗi tiết học thậm chí qua mỗi bài tập 2. Những lưu ý trong quá trình hoạt động cặp - nhóm Mỗi giáo viên có thể có những cách thức tổ chức lớp khác nhau tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể cũng như trình độ thực tế của học sinh. Dưới đây chỉ là một vài gợi ý đưa ra nhằm giúp cho việc tổ chức của giáo viên có thêm hiệu quả: + Thứ nhất, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung để học sinh thảo luận bằng cách thành lập hệ thống những câu hỏi và cả những đáp án gợi ý có thể. + Thứ hai, giáo viên cần đưa ra những ví dụ và phân tích ví dụ thật cụ thể để đảm bảo tất cả học sinh đều biết và hiểu rõ nhiệm vụ mình cần làm. Giáo viên cũng có thể làm mẫu cùng một vài học sinh hoặc gọi một số học sinh khá hơn đứng lên làm mẫu để đảm bảo tất cả học sinh đều bắt đầu làm việc sau khi đã giao nhiệm vụ và hướng dẫn kĩ cách làm. Ngoài ra, giáo viên cũng cần quy định rõ thời gian tiến hành hoạt động để học sinh chủ động trong khi tiến hành hoạt động. + Thứ ba, trong khi học sinh tiến hành thảo luận theo cặp - nhóm, giáo viên có thể đi quanh lớp để kiểm tra việc thực hiện hoạt động của học sinh trong lớp. Giáo viên cũng có thể dừng lại ở một số nhóm để theo dõi và đưa ra những hướng dẫn cho học sinh nếu thấy cần thiết. Sau khi học sinh kết thúc việc thảo luận theo cặp – nhóm, giáo viên có thể yêu cầu một vài nhóm nhắc lại những gì họ đã thảo luận trước lớp. Những học viên khác nghe và bổ sung hoặc nhận xét ý kiến. Với hoạt động căp, nhóm, giáo viên có thể kiểm tra bằng việc gọi một vài đại diện của từng cặp, nhóm thông báo kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét.
- 11/15 Học sinh hoạt động theo nhóm, trình bài của nhóm trước lớp. 3. Một số vấn đề thường gặp trong việc tổ chức hoạt động cặp - nhóm và cách khắc phục Hoạt động theo cặp nhóm có nhiều lợi thế, nhưng nếu hai hoạt động này không được tổ chức một cách phù hợp thì chúng rất dễ phản tác dụng và trong trường hợp này, thay vì lớp học được tổ chức theo hình thức hoạt động chung, nó sẽ trở thành một cái “chợ vỡ” vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Gặp trường hợp này, cách khắc phục là giáo viên phải đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo tất cả học sinh đều hiểu và có thể tiến hành hoạt động sau khi nghe hướng dẫn. Chủ đề thảo luận cũng ảnh hưởng đến hứng thú của học sinh nên giáo viên cũng cần lựa chọn những chủ đề thảo luận thú vị, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, lôi cuốn tất cả học sinh đều tích cực tham gia. Hơn nữa, giáo viên cũng cần phân biệt tính chất “tiếng ồn” được tạo ra bởi hoạt động cặp – nhóm. Nếu tiếng ồn là do kết quả thảo luận của học sinh tạo nên thì đó được gọi là thứ âm thanh tốt “good noise” và không nên cố gắng để làm giảm mà chỉ nên nhắc để học sinh điều chỉnh. Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động cặp – nhóm là học sinh có thể mắc quá nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể khắc phục bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc theo từng kĩ năng. Ví dụ, nếu đó là giờ nói, giáo viên nên hạn chế tối đa việc chữa lỗi, đặc biệt là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói trong trường hợp học sinh không dám nói vì sợ sai. Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp - nhóm, giáo viên có thể khó kiểm soát lớp học. Để khắc phục vấn đề này, giáo viên cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi cho học sinh tiến hành hoạt động như là: khi nào thì bắt đầu, phải làm những gì và khi nào thì kết thúc hoạt động. Hơn nữa, giáo viên cũng cần tiến hành những hoạt động này một cách thường xuyên để học sinh coi đó như
- 12/15 những hoạt động thường ngày và tự giác thực hiện sau khi được giáo viên hướng dẫn. 4. Các hình thức luyện tập theo cặp. a. Thực hành kĩ năng giao tiếp: Hỏi và trả lời: Dạng bài tập này xuất hiện nhiều ở phần Getting started và Skills 1. Đòi hỏi học sinh phải nắm được nội dung của bài hội thoại hoặc bài đọc để trả lời các câu hỏi cùng với bạn của mình. Với hoạt động này rèn cho học sinh khả năng hợp tác chia sẻ thông tin và học hỏi từ bạn. b. Thực hành ngữ pháp Ví dụ: English 8 unit 1 A closer look 2: Using verbs of liking + gerunds/ to infinitives Giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ, học sinh tìm cặp phù hợp với mình trong thời gian cụ thể mà giáo viên đã đặt ra, học sinh làm việc theo cặp thực hành cấu trúc với love, like, enjoy, prefer…, ở hoạt động này học sinh của tôi bị cuốn hút vào và thực hành một cách say sưa, sôi nổi để nói về những hoạt động học sinh thích làm: Ví dụ: S1: I like playing table tennis S2: I love listening to music. c. Puzzles. Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh ghép có liên quan đến nội dung bài học, cho học sinh chọn cặp, nêu nhiệm vụ cho thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: English Unit 2 A closer look 2: Comparative forms of adjectives
- 13/15 5. Các hình thức luyện tập theo nhóm Tùy thuộc vào từng hoạt động trong bài học mà giáo viên có thể sử dụng một số hình thức hoạt động theo nhóm như sau: a. Chain game: Đối với hoạt động nhóm này, tôi đã áp dụng rất nhiều vào các tiết dạy trong chương trình Tiếng Anh 8 Unit 1 A closer look 2. Ví dụ: English 8 unit1 A closer look 2 Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, nêu yêu cầu của hoạt động, đặt thời gian cụ thể để các nhóm thực hành: Student 1: I enjoy doing the housework. Student 2: I enjoy doing the housework and watching TV. Student 3: I enjoy doing the housework, watching TV and listening to mucis. b. Mindmap: Với hoạt động này học sinh làm việc ở lớp hoặc ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên nêu chủ đề, giao nhiệm vụ của từng nhóm và cho thời gian cụ thể để các nhóm hoàn thành. Sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung nếu thấy cần thiết hoặc đặt thêm câu hỏi. Hoạt động này áp dụng đối với học sinh khối 8 và 9 sẽ dễ dàng hơn còn học sinh khối 6 và 7 giáo viên phải hướng dẫn cặn kẽ và chi tiết hơn. Ví dụ: Tiếng Anh 8 hoặc 9 kiểu bài phù hợp là Getting started, A closer look 2, Skills 1 và Looking back and project.
- 14/15 c. Whisper: Hoạt động này phù hợp vời bài dạy Pronunciation. Sau khi giáo viên đã thực hiện các bước của bài dạy Pronunciation đến bước production: giáo viên chuẩn bị các mẩu giấy nhỏ có nội dung liên quan đến âm mà học sinh được học ngày hôm đó, các nhóm trưởng lên chụm đầu nghe giáo viên nói thầm cho biết âm nào, sau đó quay về truyền thầm cho các thành viên còn lại cho tới người cuối cùng, sau đó lên viết từ mà nghe được, đọc to lên. Cuối cùng giáo viên kiểm tra và đưa ra đáp án đúng. Ví dụ: English 8 unit 1, 2, 3 and 4 A closer look 1 Pronunciation d. Building beehives:
- 15/15 V. Một vài ví dụ minh họa 1. Tiếng Anh 8 Unit 5 Festivals in Viet Nam skills 1 and skills 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiếp cận nội dung bài học thông qua tranh, chia nhóm để học sinh hoạt động: Where is the festival? How to When is get here? it held? Name of festivals What How are long ? activities ? Who is worship ped?
- 16/15 Học sinh làm việc theo nhóm giới thiệu về lễ hội Chùa Hương Học sinh làm việc theo nhóm giới thiệu về lễ hội Đền Hùng
- 17/15 Học sinh làm việc theo nhóm trong Tiếng Anh 8 Unit 5 Festivals in Việt Nam Học sinh làm việc theo nhóm trong Tiếng Anh 8 Unit 4 Our customs and traditions
- 18/15 VI. Kết quả nghiên cứu Sau khi tập trung nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở khối 8 và tôi nhận thấy rằng trong thời gian áp dụng ngoài việc đáp ứng được nhu cầu đổi mới, học sinh còn hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động học tập hơn nữa các em ngày càng yêu thích môn học, nhiều đối tượng học sinh trong lớp được tham gia vào bài học. Một số học sinh khác trở nên năng động hơn, giảm thiểu số học sinh nhút nhát, học sinh lười và ngại giao tiếp. Giờ học trở nên sôi nổi, thú vị hơn, mối quan hệ giữa cô giáo và học sinh trở nên gần gũi hơn, giờ học có không khí thân thiện, không có khoảng cách giữa học sinh khá giỏi và yếu kém. Kết quả được thể hiện sự thay đổi của học sinh từ đầu học kì I đến giữa học kì II. Dưới đây là bảng thống kê kết quả đầu năm học (kiểm tra việc nắm được nội dung bài học) Số hs Điểm 9, 10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 được Lớp kiểm SL % SL % SL % tra 8A 32 5 15,6 12 37,5 20 62,5 8B 32 6 18,8 13 40,6 13 59,4 Dưới đây là kết quả giữa học kì II Số hs Điểm 9, 10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 được Lớp kiểm SL % SL % SL % tra 8A 32 10 31,3 28 87,5 4 12,5 8B 32 10 31,3 27 84,4 5 15,6 VII. Rút ra bài học kinh nghiệm Giáo viên trước hết phải có lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về chuyên môn. Vì vậy, các thầy cô cần phải dạy học trò không chỉ bằng cả trái tim mà cả khối óc. Dạy bằng trái tim là để truyền sự dung cảm. Dạy bằng khối óc là để truyền đạt tri thức. Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môn tiếng Anh đối với cuộc sống thực tại và tương lai ở thời đại công nghệ 4.0. Khi dạy học các thầy cô không nên quá cứng nhắc về phương pháp mà phải có sự linh hoạt trong giờ dạy. Để học sinh thực sự nhập cuộc vào bài học, chủ động trong lối suy nghĩ và cách nghĩ.
- 19/15 Học sinh nắm bắt bài nhanh hơn, học sinh trau rồi kiến thức tự học và chia sẻ với bạn học cùng cặp, nhóm. Và giờ học không quá nặng nề và căng thẳng. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có nhiều ưu thế, góp phần phát triển các quan hệ bè bạn trong môi trường học tập . Các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, diễn đạt, tranh luận, lãnh đạo, rèn luyện khả năng hợp tác, tương hỗ giúp cho người học tự tin hơn. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm giúp phát triển trí tuệ, rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo của người học. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm là phương pháp dạy học trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành từng cặp hoặc nhóm nhỏ thích hợp để tất cả các thành viên trong lớp đều được khuyến khích làm việc, thực hành, thảo luận về một nội dung công việc cụ thể được giao để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ . Hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm gồm 3 thành tố cơ bản của phương pháp dạy học là: Giáo viên - Học sinh và nội dung dạy học. Ba thành tố này tác động qua lại lẫn nhau trong môi trường xã hội: + Học sinh là chủ thể trung tâm tự tìm ra tri thức bằng chính hoạt động của mình. + Giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tổ chức giúp cho người học tự tìm ra tri thức, là người đạo diễn, thức tỉnh, trọng tài, cố vấn ... Hình thức dạy học theo cặp, nhóm phát huy trực tiếp sự tham gia của người học vào các hoạt động trong giờ học một cách linh hoạt nhằm giúp người học phải tự lực học tập hình thành thói quen làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp. Giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết sự giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập, người khá giỏi giúp đỡ người yếu kém để người yếu kém cố gắng vươn lên. Dạy học theo cặp, nhóm còn đánh thức và khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của người học bằng cách đặt họ vào tình huống, vấn đề cụ thể. Người học phải bằng suy nghĩ và hành động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức, giúp hình thành những phẩm chất quan trọng cho con người trong thời hiện đại như tính độc lập, tích cực, tự tin, tinh thần hợp tác và kỹ năng sống và làm việc cùng người khác trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, biết đánh giá bản thân và thừa nhận giá trị của những người xung quanh, biết học từ người khác và biết tự khẳng định mình. Sau một thời gian áp dụng phương pháp dạy học theo cặp, nhóm, đối với học sinh khối lớp 8, kết quả đạt được rất khả quan, phát huy tích tích cực và tự giác của học sinh. Học sinh thích thú với môn học, tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chuẩn bị bài trước khi đến lớp cẩn thận hơn, tích cực làm bài tập về nhà. Trong giờ học, cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hoàn thành mục tiêu của bài học.
- 20/15 II. Khuyến nghị Để việc ứng dụng hình thức dạy học theo nhóm cặp được hiệu quả cao hơn trong việc dạy và học tiếng anh, tôi có một số đề xuất và khuyến nghị như sau: + Triển khai các chuyên đề ở các môn học trong đợt bồi dưỡng hè của giáo viên. + Khuyến khích giáo viên sử dụng hoạt động khác nhau trong dạy học. Trên đây là một số những kinh nghiệm đã được vận dụng trong năm học 2020- 2021 của tôi. Tuy chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, song tôi cũng mạnh dạn trình bày để các đồng chí tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường, các động nghiệp để sáng kiến trên được hoàn thiện và đạt được hiệu quả hơn trong những năm học tới. Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự viêt, không sao chép của người khác. Người viết Nguyễn Thị Duyên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
12 p | 187 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để học tốt các bài vẽ tranh tại trường trung học cơ sở
14 p | 77 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8
12 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân – Lớp 9
28 p | 51 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn hình học 8
13 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Địa lí 9
24 p | 61 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS
30 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 68 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh trong dạy học theo chủ đề môn Địa lí 9
22 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể
13 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7
12 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn