intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS

Chia sẻ: Khánh Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là những suy nghĩ sâu sắc hơn về việc dạy học của giáo viên với học sinh học phân môn Văn, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy-học của phân môn Văn nói riêng cũng như bộ môn Ngữ văn THCS nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự  do ­ Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TẠO HỨNG THÚ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI  PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN VĂN TRONG  CHƯƠNG TRÌNH VĂN THCS 1
  2. Quảng Bình, tháng 11 năm 2017    CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự  do ­ Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TẠO HỨNG THÚ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI  PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN VĂN TRONG  CHƯƠNG TRÌNH VĂN THCS                Họ và tên: Đỗ Đức Thuần Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Dương Thủy 2
  3. Quảng Bình, tháng 11 năm 2017 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Vấn đề tạo hứng thú dạy học trong nhà trường để  nâng cao hiệu quả  đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ  động của học sinh nhằm  đào tạo những người năng động và sáng tạo đáp  ứng ngày càng cao của sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu của hội nhập khu  vực và quốc tế    được đặt ra trong ngành giáo dục từ  những năm 1980. Vì  vậy, bên cạnh nâng cao chất lượng học sinh đại trà, phụ đạo học sinh yếu thì  việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn có vai trò rất quan trọng. Đó là  nhiệm vụ của toàn ngành của mọi cơ sở giáo dục. Để thực hiện có hiệu quả  mục tiêu đó, giải pháp quan trọng đặt ra cho cấp THCS là thực hiện đổi mới   phương pháp dạy học. Một trong những yếu tố dẫn đến thành công phải nói  đến việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh nói chung và môn Văn nói  riêng. Vì vậy, chúng tôi phải luôn trăn trở tìm tòi, hằng ngày phải đọc và xem  nhiều tài liệu để tìm được các giải pháp tối ưu nhất để tạo ra hứng thú học   phân môn Văn, trên cơ  sở  đó góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng môn   Văn trong tình hình hiện nay. Trong những năm qua, bản thân tôi và học sinh phải trực tiếp giải  quyết rất nhiều dạng bài tập khác nhau, mỗi một dạng có nét đặc thù riêng   biệt. Do vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh học phân môn Văn là một trong  những khâu trọng yếu, mang tính đột phá để  giúp học sinh nhận ra được vị  thế, vai trò của môn Văn trong chương trình giáo dục phổ  thông. Vì vậy, tôi  3
  4. chọn đề  tài  “Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả  đổi mới phương  pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS”. 1.2. Điểm mới của đề tài: Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng đa  dạng, đa chiều và vô cùng phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một   mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc, phản ánh. Vì vậy, môn Văn trong   nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác   dụng sâu sắc đến thẳm sâu trong tình cảm của con người, nó bồi đắp cho   tâm hồn con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. M.Goóc­ki  khẳng định: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao  niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở  con người khát vọng hướng tới   chân lý”. Văn học “Chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh,  với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, trang bị  cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mỹ.  Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm là những suy nghĩ sâu sắc hơn  về việc dạy học của giáo viên với học sinh học phân môn Văn, từ đó đưa ra   những giải pháp mang tính thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy­học  của phân môn Văn nói riêng cũng như bộ môn Ngữ văn THCS nói chung.  1.3. Phạm vi áp dụng: Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu một số vấn   đề cơ bản về việc tạo hứng thú để nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp   dạy phân môn Văn trong chương trình THCS. Chúng tôi vận dụng và dạy thể nghiệm trong quá trình dạy học ở đơn  vị mình công tác. 4
  5. 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1.Thực trạng vấn đề: Môn Văn có vị  trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của   trường THCS góp phần hình thành những con ngư ời có trình độ  học vấn  THCS, chuẩn bị  cho họ  ra đời hoặc tiếp tục học lên  ở  bậc cao hơn. Đó là  những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình,   bạn bè, có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới tương lai, tình cảm cao  đẹp như: lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ  phải, sự  công bằng, lòng căm  ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập,  có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ cái giá trị chân, thiện, mỹ  trong nghệ thuật, trước hết là trong Văn học, có năng lực thực hành và năng   lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong thực hiện mục tiêu này thì phân môn Văn học có  ưu thế  đặc  biệt, bởi lẽ “Văn học là nhân học”, là “Sản phẩm của trái tim” và người đọc   tiếp nhận nó cũng bắt đầu từ  trái tim. “Thơ  bắt đầu từ  trái tim và kết thúc   bằng trái tim”. Để  đạt được mục tiêu trên, vấn dề  có ý nghĩa trên hết cho  5
  6. hiệu quả  dạy và học môn Văn là thầy (cô) phải đổi mới cách dạy, trò đổi   mới cách học. Bản chất của đổi mới cách dạy và học Văn hiện nay là: Chuyển học  sinh từ  nhân vật tiếp nhận thụ  động sang vị  trí đồng tiếp nhận, đồng sáng  tạo; chuyển thầy cô giáo từ  vị  trí cảm thụ  thay và truyền đạt kết quả  cảm  thụ cho học sinh thông qua thuyết giảng sang vị trí là người tổ  chức, hướng  dẫn học sinh hoạt động cảm thụ, qua đó giúp các em có được những hứng  thú, mê say trong môn học. 2.1.1. Số liệu thống kê:  Thực trạng trước khi nghiên cứu đề tài, qua quá trình dạy học môn Văn   trong mấy năm gần đây tôi nhận thấy rằng các tiết dạy phân môn Văn đa số  học sinh tiếp thu được bài song chất lượng chưa cao, một số  em còn chưa  sáng tạo và linh hoạt trong các dạng bài tập khó hay bài tập mới và lạ. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2017­ 2018 các lớp ở đơn vị tôi  đang công tác khi chưa áp dụng sáng kiến có kết quả như sau: Thống kê kết quả học tập của học sinh đầu năm học do chúng tôi khảo sát,  khi chưa áp dụng sáng kiến: Tổng  Điểm 0     
  7. Về  đổi mới phương pháp dạy Văn, Bộ  Giáo dục đã đưa ra một số  phương pháp đặc thù như  đọc sáng tạo, đọc­ hiểu, vấn đáp gợi tìm với các  dạng cấu trúc câu hỏi như phát hiện, giảng, phân tích liên tưởng và bình để  giúp học sinh tiếp xúc văn bản, thông hiểu cả  nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa  tường minh, nghĩa hàm ẩn; cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các hình   thức, biện pháp nghệ  thuật ngôn từ, các thông điệp tư  tưởng, tình cảm, thái  độ  của người viết dần dần học sinh sẽ tự đọc, hiểu tác phẩm văn học một   cách đúng đắn, tránh sự thẩm định lệch lạc.  Qua thăm dò khi điền vào phiếu trưng cầu ý kiến thái độ  của các em  với môn Văn như thế nào. Số trả lời “Đam mê” là 22 em (9,5%) “Thích học”   là 50 em (21,6%) “Bình thường” là 160 em (69%). Tất nhiên, việc học sinh  ngại học Văn do nhiều yếu tố chi phối sự tác động của xã hội là chọn ngành  nghề  sau này, song có lẽ  phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi cuốn học  sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc.  2.1.2 Tình hình trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: Qua thực tế một số năm giảng dạy cũng như tìm hiểu trao đổi với một  số đồng nghiệp khác cùng bộ môn, để tạo ra hứng thú cho phân môn Văn nói   riêng và môn Văn nói chung vẫn gặp nhiều trở ngại.  ­ Đối với học sinh: Học sinh vẫn còn tiếp thu tri thức một cách thụ  động, không tự dành lấy kiến thức qua hoạt động học tập của mình thường  thì không rõ bản chất của vấn đề  nên dễ  quên, chưa có tính sáng tạo trong   giải quyết các dạng bài tập khác nhau đặc biệt là các dạng bài tập mới và lạ.   Nhiều em tỏ ra lơ là trong việc học Văn do không có hứng thú. ­ Đối với giáo viên: Ở các đơn vị trường học, một số tiết dạy giáo viên  còn nói nhiều, chưa tạo ra hứng thú cho học sinh trong việc học Văn nên áp  7
  8. đặt trong quá trình giảng dạy. Do đó, nhiều em còn khó khăn trong việc tự  dành lấy kiến thức, hiệu quả của giờ dạy không cao. 2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên: Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tìm hiểu học sinh các lớp ở  đơn  vị,  tôi nhận thấy có các nguyên nhân sau: ­ Một số  giáo viên nghiêng hẳn và lạm dụng phương pháp dạy học   hiện đại, tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua hệ thống câu hỏi và một   số công việc nên giờ dạy khô khan, thiếu hấp dẫn. ­ Một số lạm dụng công nghệ thông tin đã biến giờ dạy Văn học như  một giờ  xem phim... Cuối cùng cái đọng lại trong học sinh là “phim” chứ  không phải là Văn chương.   ­ Sách giáo khoa vẫn còn đó một số  tác phẩm khó, trong khi đó giáo   viên vẫn ôm đồm về kiến thức và chưa thực sự “thanh thoát” trong việc lựa   chọn vấn đề để trao đổi với học sinh. ­ Mảng kiến thức về lý luận Văn học của học sinh còn thiếu nên các   em gặp khó khăn trong việc thẩm bình, đánh giá vẻ  đẹp của các tác phẩm   nghệ thuật. ­ Nhiều tiết GV vẫn chưa đổi mới phương pháp nên làm cho tiết dạy  trở nên đơn điệu, học sinh khó hiểu bài. ­ Một số  học sinh chưa có khả  năng tư  duy tốt nên các em đã không   tiếp thu theo kịp các bạn. Từ  cách dạy trên, hiện nay trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng  một số học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác  phẩm Văn học, ngại viết, ngại luyện kỹ năng diễn đạt.  Vì vậy, để  học sinh thích học phân môn Văn có lẽ giáo viên cần thực   sự  hiểu và thực hiện việc “đổi mới phương pháp dạy học” một cách sáng   tạo nhằm tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học. 2.2. Các giải pháp thực hiện: 8
  9. 2.2.1. Tính ưu việt của phương pháp dạy học mới Nếu phương pháp dạy học truyền thống chỉ  chú ý đến hoạt động cơ  bản là thầy giảng, trò ghi thì phương pháp dạy học tích cực chú ý vào hoạt  động lĩnh hội tri thức, bắt đầu từ những hoạt động bên trong của con người.   Vận   dụng   phương   pháp   dạy   học   tích   cực   vào   giảng   dạy   tác   phẩm   văn  chương trong các trường THCS mới có khả năng khơi dậy và phát huy những  tiềm năng vẫn còn ngủ quên trong mỗi HS. Phương pháp dạy học tích cực gõ   mạnh vào trí thông minh, sở  trường  ở  người học để  phát huy tính tự  giác.  Phương pháp này thể hiện sự vận động và có định hướng cần thiết của hoạt   động trí tuệ trong việc hình thành kiến thức. Quá trình này cuốn HS vào công   việc nhận thức tích cực, kích thích sự ham hiểu biết của trí tuệ, có khả năng  khơi dậy nội lực bên trong. Từ đó, các em có cơ hội phát huy hết mức trí lực  của mình. Như  vậy, phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp dạy  học truyền thống không phải  ở  chỗ  làm cho việc học tập trở  nên khó khăn  hơn với HS, mà ở chỗ trong quá trình học tập các em phải thực sự làm việc.  Các   em   sẽ   vượt   qua  được  những   khó  khăn   nhận  thức,  hoàn   thành   được   những bài tập sáng tạo và rèn luyện được ý chí nhận thức của mình, tạo tiền   đề cho các em học sinh yêu và thích môn Văn trong nhà trường. Phương pháp này sẽ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy và trò theo hướng   tích cực. Người HS ở đây trở thành chủ thể tích cực trong quá trình tiếp nhận   và đồng sáng tạo. Mà thầy giáo chính là người định hướng, dẫn dắt trong quá   trình phát triển tư duy và hoạt động học tập của các em.   2.2.2. Làm tốt công tác chuẩn bị  để  nâng cao đổi mới phương  pháp dạy học Văn Trong dạy học Văn, công tác chuẩn bị rất quan trọng, trong đó đặc biệt   là vấn đề cảm thụ của thầy cô giáo trên cơ sở kết quả cảm thụ thiết kế một   tiết dạy khả thi. 9
  10. + Điều quan trong trong cảm thụ  là giáo viên phải giải quyết những  câu hỏi sau: ­ Tác phẩm được sinh thành trong hoàn cảnh nào? Tình hình xã hội? Gia đình và bản thân nhà văn? Hoàn cảnh này có tác động như thế nào  đối với nội dung tác phẩm? ­ Phát hiện những đặc sắc về  giá trị  nội dung? Những đặc sắc nghệ  thuật của tác phẩm? (Trong đó lưu ý giọng điệu văn chương, hình ảnh, ngôn   ngữ, các biện pháp nghệ thuật...). ­ Những kĩ năng văn chương cần rèn cho học sinh (đọc, phát hiện dấu   hiệu văn chương, trình bày kết quả cảm thụ qua ngôn ngữ nói, viết...). Ví dụ  1:  Trong bài thơ  Viếng lăng Bác  của Viễn Phương, GV cần  giúp HS: ­ Cảm  nhận  được những xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết  thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam mới được giải  phóng ra viếng lăng Bác. ­ Thấy được những  đặc điểm nghệ  thuật của bài thơ: Giọng  điệu  trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc; nhiều hình ảnh ẩn   dụ gợi cảm, có giá trị súc tích. Lời thơ dung dị mà cô đọng, giàu cảm xúc mà  sâu sắc, lắng đọng. ­ Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ  thơ  (phát hiện, phân tích các hình   ảnh, biện pháp nghệ thuật), kĩ năng viết đoạn Văn phân tích... Ví dụ 2: Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt  Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).  Giáo viên chuẩn bị các vấn đề để trao đổi với học sinh như: 1). Trong bài thơ  Bếp lửa, truyền thống ân tình, chung thuỷ  được thể  hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn   trưởng thành. 10
  11. Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ  xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà:                           Giờ cháu đã đi xa ….                           Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở… Cháu (nhân vật trữ  tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà  nhiều gian nan cơ cực:                           Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…  Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…. Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ  tay bà nhóm lên  trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng và sưởi   ấm suốt cuộc đời cháu…                          Nhóm dậy cả những tâm tình….                         Ôi kì lạ và thiêng liêng….. 2). Trong bài thơ  Ánh trăng  của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình  chung thuỷ được thể hiện qua tâm tình người chiến sĩ: Anh (nhân vật trữ  tình) gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa   tình khi là người chiến sĩ …                     Hồi chiến tranh ở rừng                      Vầng trăng thành tri kỉ  Anh đau xót nghĩ tới những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen  dần với cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ,   với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua…                           Vầng trăng đi qua ngõ                            như người dưng qua đường  Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối  diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức:                         Có cái gì rưng rưng                          như là đồng là bể 11
  12.                         như là sông là rừng  Anh suy ngẫm và nhắn nhủ  với mọi người: Nhân dân, đất nước luôn  độ lượng vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá   khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước:                     Trăng cứ tròn vành vạnh….                    … đủ cho ta giật mình. Khái quát: Ân tình, chung thuỷ luôn là truyền thống đẹp của dân tộc,  truyền thống  ấy bao trùm cách sống, cách  ứng xử  của con người Việt Nam  trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài Bếp   lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như  người chiến sĩ trong bài Ánh trăng (Có thể liên hệ: Việt Bắc của Tố Hữu... )  2.2.3. Thiết kế giáo án  ­ Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp đòi hỏi giáo án cũng phải đổi   mới. Bản chất của giáo án đổi mới là thể  hiện rõ từng hoạt động của thầy   và trò. Tất cả các hoạt động này nằm trong một chỉnh thể. ­ Khác với giáo án cũ là tóm tắt nội dung bài giảng, kiến thức sách giáo  khoa,  ở  giáo án mới, thông qua các hoạt động, thầy giáo với vai trò dẫn dắt  giúp học sinh phát hiện và tiến đến cảm thụ  được cái hay, cái đẹp của tác  phẩm về nội dung và nghệ thuật. Ví dụ: Thiết kế tiết dạy:     Tiết:114­115   MÙA XUÂN NHO NHỎ Hướng dẫn đọc thêm: Con cò (Theo phân phối chương trình của Sở  GD­ĐT, bài thơ  “Mùa xuân nho  nhỏ” và  “Con cò” ­ Hướng dẫn đọc thêm trong hai tiết,  ở  đây chỉ  xin dừng   lại tiết 1). A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:  12
  13. ­ Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả  trước mùa xuân của  thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ  muốn làm “một mùa xuân nho   nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó ta mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá   trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời  chung. ­ Cảm nhận được vẻ  đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài  thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời   ru. ­Thấy được sự  vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả  và những đặc  điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ. ­ Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình  tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng. B. CHUẨN BỊ:     GV: Ảnh chân dung nhà thơ Thanh Hải.                             HS:  Đọc, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK.  C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ­ HỌC: Hoạt động của thầy ­ trò Nội dung thống nhất ­ Ghi bảng 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Bài cũ: ? Qua Văn bản “Chó sói và  cừu”   trong   thơ   ngụ   ngôn   của La  Phông­ten, hãy nêu suy nghĩ của em  về   sự   sáng   tạo   nghệ   thuật   của  người nghệ sỹ?  3/ Bài mới: (Giới thiệu bài) I. Đọc tìm hiểu chung. GV đọc mẫu. ? Phát hiện cách đọc bài thơ? (HS trung bình phát hiện)   GV gọi HS đọc bài, hướng  13
  14. dẫn   đọc   bài   thơ   biến   đổi   theo  mạch   cảm   xúc,   say   sưa   trìu   mến  (phần đầu), nhịp nhanh, hối hả ? Nêu hiểu biết về  nhà thơ  + Tác giả  Thanh Hải, nhà thơ  Thanh Hải? cách mạng. (HS trung bình phát hiện) GV   giới   thiệu   thêm   về   nhà  thơ Thanh Hải  ­ Giới thiệu xuất xứ  của bài  + Bài thơ: Viết 1980 khi tác giả  thơ? đang nằm trên giường bệnh. (HS yếu phát hiện) ? Xác định thể thơ? + Thể thơ 5 chữ. (HS trung bình, yếu phát hiện) (Các dòng thơ không ngắt nhịp, các  khổ không đều đặn) Bài thơ bắt đầu từ những: ?   Bài   thơ   được   viết   theo  (Cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo  mạch cảm xúc nào? trước  vẻ   đẹp  và  sức   sống  của  mùa  (Làm việc nhóm 2) xuân thiên nhiên ­ từ  đó mở  rộng ra      (Đại diện nhóm trình bày) thành   hình   ảnh   mùa   xuân   đất   nước  sau đó chuyển sang biểu hiện những ý  nghĩa,  ước nguyện của nhà thơ  ­ sau  đó trở  về  với cảm xúc tự  hào về  quê  hương, đất nước...) ? Từ  mạch cảm xúc hãy nêu  + Bố cục:  4 phần. bố cục của bài thơ? (HS làm việc cá nhân) Hướng dẫn HS phát hiện các  phần­GV thống nhất ở bảng phụ 14
  15. Gọi HS đọc lại khổ thơ đầu II. Phân tích: Hoạt động nhóm 4: 1. Hình  ảnh mùa xuân của thiên  *   N1:   Mùa   xuân   ở   khổ   thơ  nhiên đất trời. đầu được dùng với ý nghĩa gì? (Nhóm phát hiện, trình bày) ­ Dòng sông xanh, bông hoa tím  *   N2:   Hình   ảnh   mùa   xuân  biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang  của thiên nhiên được phác hoạ như  trời.­> Không gian cao rộng, màu sắc  thế nào? tươi thắm, âm thanh tươi vui. (Nhóm phát hiện, trình bày) ­“Tôi đưa tay tôi hứng”  * N3: Khi dựng lại mùa xuân  Nghệ   thuật   tu   từ:   chuyển   đổi  xứ  Huế, tác giả   đã sử  dụng biên  cảm giác ( ẩn dụ bổ sung) pháp tu từ gì? (Nhóm phát hiện, trình bày)?  Bức   tranh   xuân   xứ   Huế   thơ  * N4: Em có nhận xét gì về    hình  mộng, tươi vui, sống động... ảnh của mùa xuân qua nét phác hoạ  của tác giả? (Nhóm phát hiện, trình bày) (GV   chốt:   Mùa   xuân   với  không   gian   cao   rộng,   dòng   sông  mặt   đất)   cùng   với   sắc   màu   tươi  vui,   đặc   biệt   với   màu   tím   đặc  trưng   của   xứ   Huế­hình   ảnh   đẹp,  tươi vui) ­   Niềm  say   sưa  ngây  ngất,  sự  ? Cảm xúc của tác giả  như  trân   trọng   trước   vẽ   đẹp   của   thiên  thế  nào trước cảnh đất nước trời  nhiên, đất trời. và   xuân?   Điều   đó   được   diễn   tả  trong câu thơ nào? ( HS phát hiện , GV bình) 15
  16. ?   Từ   mùa   xuân   của   thiên  2  Mùa xuân của đất nước. nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang  cảm   nhận   về   mùa   xuân   của   đất  nước. Hãy đọc lại đoạn thơ nói về  mùa xuân của đất nước? (HS làm việc cá nhân) ­   Người   cầm   súng,   người   ra  ?   Mùa   xuân   của   đất   nước  đồng. được tác giả mô tả qua những hình  ­ Lộc giắt đầy… lộc trải dài…. ảnh nào? (HS làm việc cá nhân) ­   Biểu   tượng   hai   nhiệm   vụ  ? Em có nhận xét gì về  cách  chiến đấu và lao động xây dựng đất  lựa chọn hình ảnh của tác giả? nước. (HS làm việc cá nhân) ­ Lộc non ­ sức sống của mùa  (Lộc non của mùa xuân gắn  xuân đất nước. với   người   cầm   súng,   người   ra  đồng… tạo nên sức gợi cảm cho  câu thơ) ? Đọc thầm 2 câu thơ  “Đất  ­ Nhịp thơ hối hả, âm thanh xôn  nước…   phía   trước”   nhận   xét   về  xao. nhịp  thơ,  biện  pháp   nghệ   thuật  ?  ­   Hình   ảnh   so   sánh   đẹp   “Đất  Em   cảm   nhận   được   điều   gì   qua  nước.... phía trước” ­> Sức sống của  khổ thơ đó? mùa   xuân   đất   nước:   sôi   nổi,   khẩn  ?   Trước   sức   sống   của   mùa  trương... xuân, đất nước tác giả  có cảm xúc  như thế nào? ­ Tự hào, tin tưởng. 4. Củng cố tiết 1: GV   cho   HS   nghe   bài   hát  “Mùa xuân nho nhỏ” 5. Hướng dẫn về nhà:  16
  17. Tìm hiểu tiếp đoạn thơ còn lại. Vấn đề cần lưu ý trong giáo án mới, mặc dầu thiết kế theo logic hoạt   động nhưng có một vấn đề không thể quên đó là hoạt động nào cần lời bình  của giáo viên. (Sẽ trình bày cụ thể ở mục 3.5).  2.2.4. Tổ chức hoạt động cảm thụ trên lớp: Trên cơ sở  thiết kế giáo án, giáo viên cần quan tâm đến tổ  chức hoạt   động cảm thụ trên lớp cho học sinh ở tất cả các khâu: đọc ­ hiểu, chú thích,   phân tích tác phẩm. Tất cả đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy và trò, trò   với trò, cá nhân với tập thể nhóm, lớp... tạo không khí văn chương trong quá  trình cảm thụ. ­ Đối với việc hướng dẫn học sinh đọc: giáo viên sau đọc mẫu cần cho   học sinh thảo luận rút ra cách đọc cho cả lớp... để  vận dụng trong quá trình   đọc ở lớp hoặc ở nhà. ­ Dạy tìm hiểu, giáo viên phải lưu ý đến hệ thống câu hỏi trong tất cả  các hoạt động. Điều đầu tiên cần quan tâm là câu hỏi phải nằm trong một hệ  thống chỉnh thể, câu hỏi  vừa có tính logic, khoa học vừa mang tính Văn   chương để tạo được tâm thế cho học sinh. ­ Quá trình tổ chức tìm hiểu lưu ý chọn điểm nhấn Văn chương trong   giờ dạy. Đó chính là những tình tiết nghệ thuật đắt giá, điểm sáng thẩm mỹ  của tác phẩm, là “con mắt của thơ” trong các bài thơ... Ở những tình tiết này,   tập trung gợi cho học sinh phân tích cảm thụ, giáo viên gia công lời bình sau   khi học sinh thảo luận, tạo sự thăng hoa cho tiết dạy.  Ví dụ: Ra­xum Ga­đa­top được mệnh danh là nhà thơ của mọi thời đại   có dành cho báo Nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu  sắc suy nghĩ của mình về Văn học: “... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa   bằng tất cả  tài nghệ  của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về  thời đại   17
  18. mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn,   không một chút giả tạo.” (Đọc hiểu Văn bản, SGK Văn 9, 2005, tr.160) Em hiểu lời bàn trên như  thế  nào? Bằng sự  hiểu biết của mình về  hoàn cảnh lịch sử đất nước, con người Việt Nam hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy  qua tác phẩm  Đồng chí  của Chính Hữu và  Bài thơ  về  tiểu đội xe không   kính của Phạm Tiến Duật.  Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh cảm thụ được các vấn đề sau: ­ Văn học nghệ  thuật bám rễ  chặt chẽ  vào đời sống hiện thực khách  quan. Đời sống hiện thực phản ánh vào tác phẩm thông qua lăng kính của nhà  văn.  ­ Khái quát hoàn ảnh đất nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX ­ đương  đầu với thực dân Pháp và đế  quốc Mỹ. Văn học cách mạng đã hướng ngòi  bút vào hiện thực  ấy, ca hát về  thời đại mình khổ  đau mà vô cùng vĩ đại,   trong đó có Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính  của Phạm Tiến Duật.  * Giải thích khái niệm trong nhận định về mối quan hệ giữa cuộc   sống ­ tác giả ­ tác phẩm. ­  Chân lí  là sự  phản ánh sự  vật hiện tượng của hiện thực vào nhận  thức của con người đúng như chúng tồn tại. ­ Văn học là thư kí của cuộc sống hiện thực, là tấm gương phản chiếu  hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút. ­ Văn học mang nội dung cụ thể của thời đại mình. * Chứng minh nhận định của Ga­đa­tôp qua hai bài thơ ­ Nền tảng chân lý qua hai tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ   về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). ­ Nền tảng chân lý của bài thơ  Đồng chí  là hiện thực của đất nước  trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp từ 1946 ­ 1954. Dân  18
  19. tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến với bao khó khăn, gian khổ và thiếu thốn.  Lực lượng chính là nông dân. Họ  sẵn sàng hi sinh tất cả sức người sức của   để  giành lấy độc lập, tự  do. Chính Hữu là một nhà thơ­chiến sĩ. Bài  Đồng   chí  được sáng tác năm 1948, là trải nghiệm cuộc sống giữa ông và những  người đồng đội của mình trong và sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947. ­ Nền tảng chân lý của Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hiện thực  của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến  1975. Miền Bắc vừa xây dựng đất nước, vừa làm hậu phương vững chắc   cho miền Nam. Giặc Mỹ  đã gây ra cuộc chiến tranh hủy diệt, tàn khốc với dân tộc   Việt Nam. Song cả  dân tộc với tinh thần độc lập, tự  do đã đoàn kết đứng  dậy đấu tranh, quyết đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Đặc biệt là tinh  thần của lớp thanh niên quyết “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Tố Hữu).  Phạm Tiến Duật cũng là một nhà thơ­chiến sĩ có mặt trong đội ngũ trùng  trùng điệp điệp ấy. Ông đã sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm  1969, khi ông trực tiếp ngồi trên những chiếc xe không kính “hở  hông hốc”  (lời tác giả) cùng đoàn xe tiến thẳng vào Miền Nam qua tuyến lửa khu Bốn. => Hai bài thơ  đã phản ánh trung thực hiện thưc chiến tranh của đất   nước: khổ đau mà vĩ đại, bi tráng­hào hùng. Khẳng định chân lý bất biến của   dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập, tự do! (Hồ Chí Minh). *  Giai điệu về  thời đại được phản ánh một cách chân thực, sinh   động, hấp dẫn qua hai thi phẩm ­ Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu + Giai điệu về thời đại được nhà thơ Chính Hữu khai thác từ hiện thực  của cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ, hi sinh của người lính trong buổi  đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hệ  thống hình  ảnh trong  bài thơ từ hiện thực đó đi vào tác phẩm không hề tô vẽ. Cũng nhờ vậy mà vẻ  đẹp Đồng chí được tỏa sáng. 19
  20. +  Đồng chí  ­ họ  là những người lính nông dân từ  những vùng quê  nghèo khó hội tụ về thành Đồng chí đồng đội, Đồng chí hướng, đồng nhiệm  vụ cầm súng bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Buổi đầu xa lạ để rồi thành  “tri kỉ”, thành “đồng chí”, “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” vượt lên tất  cả. + Họ cùng chung cuộc sống gian nan, thiếu thốn: “sốt run người vầng   trán ướt mồ hôi”, “áo rách”, "quần vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không   giầy”, “rừng hoang sương muối”. + Gian nan, thiếu thốn,hi sinh nhưng lí tưởng của người lính vô cùng  cao đẹp. Đó là lí tưởng chiến đấu bảo vệ đất nước. Vẻ đẹp chân thực nhưng  cũng rất hào hoa của người lính được nhà thơ  thể hiện bằng hình ảnh nghệ  thuật đầy sáng tạo “Đầu súng trăng treo”. Bút pháp lãng mạn bay bổng  ở  hình  ảnh kết thúc của bài thơ  để  lại  ấn tượng, dư  ba trong tâm hồn người  đọc. => Hình ảnh người lính thể hiện lên chân thực, giản dị, gắn bó keo sơn   trong mọi hoàn cảnh. Vất vả, gian nan nhưng họ  vẫn lạc quan, vẫn tin  ở  thắng lợi cuối cùng. Bài thơ Đồng chí trở thành biểu tượng cho thơ ca kháng  chiến chống Pháp. ­ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật + Giai điệu về  thời đại được nhà thơ  khai thác từ  hiện thực những   chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn  trong kháng chiến chống Mỹ. Giặc Mỹ  bắn phá miền b.ắc ác liệt với âm  mưu hủy diệt, chặn đứng con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam­ Bắc. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ  thù, những chiếc xe vận tải tiếp sức   cho tiền tuyến đã biến thành dị  dạng: không kính, không đèn, không mui…  Song chẳng kẻ  thù nào ngăn nổi bước ta đi, những chiếc xe vẫn ngày đêm  băng qua bom đạn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở  thành biểu tượng của một   dân tộc anh hung, phản ánh đúng tính chất khốc liệt của cuộc chiến. Hình   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2