intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để học tốt các bài vẽ tranh tại trường trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

78
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để học tốt các bài vẽ tranh tại trường trung học cơ sở với mục đích giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết kết hợp, vận dụng linh hoạt các kỹ năng và tư duy sáng tạo khi làm bài vẽ tranh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để học tốt các bài vẽ tranh tại trường trung học cơ sở

  1. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO GIA BÌNH TRƯỜNG THCS NHÂN THẮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ®Ó HäC TèT C¸c bµi VÏ TRANH T¹I TRêng TRUNG HäC C¥ Së                                           GIAO VIÊN: LÊ QUANG THANH ́                                           TRƯỜNG:     THCS NHÂN THẮNG                                           MÔN:             MỸ THUẬT NĂM HỌC 2013 ­ 2014 ­ 1 ­
  2. I/. PHÂN M ̀ Ở ĐÂU ̀ 1.  Đặt vấn đề  Môn Mĩ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn  diện cho học sinh. Từ mục tiêu chung đối với giáo dục THCS,  mục tiêu cụ thể  của môn Mĩ thuật là giáo dục thẩm mĩ, giáo dục cảm thụ cái đẹp".. giúp học  sinh có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật: có những hiểu biết cơ bản, cần  thiết để hoàn thành được bài tập theo chương trình đào tạo, có hiểu biết sơ lược  về mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Từ đó học sinh có kĩ năng quan sát, nhận xét  nhằm phát huy tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo. Môn Mỹ thuật đã góp phần  cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức ­ Trí ­  Thể ­ Mỹ. Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta  xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì  sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ  tuổi khác nhau mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy  không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp  như nhau.       Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp  và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít  đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng  thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập.  Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình  giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy  học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi  ­ 2 ­
  3. mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm  nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình  qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm  mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mỹ thuật. Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo  của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế  trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất  hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo, sự tìm tòi,…đưa ra ý tưởng  của mình như thế nào cho hợp lý.  Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài này đòi  hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học  sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra  “phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh”. 2.  Mục đích đề tài  Nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết kết hợp, vận dụng linh  hoạt các ky năng và t ̃ ư duy sáng tạo khi làm bài vẽ tranh. 3.  Phạm vi đề tài  Đề tài này tôi sẽ hướng đến học sinh ở bậc THCS, các em sẽ vững tin hơn  với kỹ năng của mình và mạnh dạn hơn trong việc sáng tác bài vẽ của chính  mình có hiệu quả tốt nhất II/. NỘI DUNG  1.  Thực trạng đề tài Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội để phát triển là giáo dục nên  những con người toàn diện về mọi mặt, hướng đến đổi mới phương pháp trong  dạy và học. ­ 3 ­
  4. Xã Nhân Thắng nằm tại trung tâm 6 xã của Huyện Gia Bình. Là địa  phương 2 lần được công nhận xã anh hùng, với phong trào hiếu học đứng đầu  trong toàn huyện. Nhân dân quan tâm tới việc học tập của con em. Bên canh đo  ̣ ́ ̣ do đia phương co nhiêu ng ́ ̀ ười đi lam ăn xa không quan tâm đ ̀ ược con em nên viêc̣   ̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ hoc tâp cua môt sô hoc sinh con han chê. ́ Trường THCS Nhân Thắng nơi tôi công tác là ngôi trường có bề dày  truyền thống, có nhiều thế hệ học sinh trưởng thành từ ngôi trường này. Năm  học này trường THCS Nhân Thắng có 12 lớp với 392 học sinh co đôi ngu can bô  ́ ̣ ̃ ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ường co đu trang thiêt bi  giao viên co bê day kinh nghiêm trong giang day. Nha tr ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ường chưa co phong hoc danh  day va hoc cho tât ca cac môn hoc. Tuy nhiên nha tr ́ ̀ ̣ ̀ ̃ ̣ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ̃ ̣ ̀ ̀ ̃ ̉ cho môn my thuât, thiêu cac đô dung cua bô môn my thuât nên phân nao cung anh  hưởng đên day va hoc môn my thuât. ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ̣ Thực trạng môn Mỹ Thuật các em chưa quen cách sắp xếp bố cục trong  phân môn vẽ tranh nên sắp xếp các hình mảng trong tranh chưa tốt, chưa xac  ́ ̣ đinh rõ hình ảnh chính phụ. Học sinh chưa chịu khó sưu tầm tư liệu phục vụ cho  môn học, thiếu sự sáng tạo riêng thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ  nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động, thiếu đi yếu tố tạo nét riêng, nỗi  bật trong bài vẽ của mình. Bên cạnh đó về phía gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học mỹ  thuật của con em mình với quan niệm là “là những môn học phụ không quan  trọng” nên không chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa phẩm cần thiết như:  Thiếu giấy vẽ, thiếu viết chì, thiếu màu vẽ,…vào giờ học các em lung túng về  việc này nên tình trạng không tập trung dẫn đến bài vẽ thường chưa hoàn chỉnh,  hoặc bỏ dở giữa chừng.. Trên đây với những thực trạng hầu như đều không đảm bảo được yêu  cầu, nội dung, phương pháp dạy học. Bản thân tôi suy nghĩ và đưa ra quyết định  ­ 4 ­
  5. nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để dạy tốt môn mỹ thuật  cấp THCS nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng vì đây là phân môn học sinh  thích học nhưng chưa được sản phẩm tốt nhất từ những tác phẩm của các em.  Từ đó tôi cũng tự hỏi: Học sinh hiểu và học tốt môn vẽ tranh bằng cách nào? Từ  đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang trên là: các em chưa hiểu rõ được  nội dung, yêu cầu của bài vẽ tranh; chưa nắm bắt được các  câu hỏi gợi ý; chưa  có sự tưởng tượng phong phú; chưa quan sát thực tế nhiều; chưa chịu khó thu  thập thông tin bên ngoài; chưa biết cách đưa ý tưởng của người vẽ vào trong  tranh vẽ của mình. 2.  Nội dung cần giải quyết  Nguyên nhân ­ Học sinh chưa vận dụng tốt ky năng th ̃ ực hành của mình, không có ý  tưởng cụ thể, lung túng trong bài vẽ, thiếu sự tự tin khi làm bài, không mạnh  dạn thể hiện nét vẽ trên giấy. ­ Chưa đổi mới trong phương pháp học của bản thân, có quan niệm vẽ bài  theo kiểu sao chép, copy trong tài liệu có sẵn,…  ­ Vẫn giữ lối vẽ rất hồn nhiên của lứa tuổi nhỏ nghỉ cái gì vẽ là vẽ ra chứ  không cần biết vẽ như thế có đúng chưa, hợp lý chưa,…. ­ Với bậc phụ huynh chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho con em có được  học cụ đầy đủ đáp ứng cho những môn học năng khiếu. Nội dung cần giải quyết ­ Luôn luôn động viên, khuyến khích các em là điều cần thiết với việc học  vẽ tranh. ­ Tạo được niềm tin trong học sinh, từ đó các em sẽ tự tin vào bài của bản  thân các em, tăng thêm tư duy về ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mĩ  của học sinh. ­ 5 ­
  6. ­ Có phương pháp học hợp lý trong từng phân môn, tự ý thức nâng cao ky ̃ năng thực hành qua thời gian rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm  của mình làm ra. ­ Sưu tầm nhiều tư liệu, dụng cụ phục vụ cho phân môn vẽ tranh: Tranh,  ảnh, sách, họa phẩm,… ­ Muốn gây được hứng thú cho các em trong tiết học thầy cô giáo phải giữ  vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển mọi hoạt động nói chung cũng  như hoạt động nhận thức riêng của học sinh. 3.  Biện pháp 3.1.  Khi môn Mỹ thuật được xem như những môn học khác phải chuẩn bị các  “phương pháp chung” thì cần có thêm những “phương pháp riêng biệt”. Trong  đề tài này tôi sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để các em tự tìm ra phương  hướng khi học phân môn vẽ tranh, để các phương pháp này được phát huy một  cách có hiệu quả thì bản thân người học phải có được sự tự tin với ky năng th ̃ ự c  hành của chính mình. Muốn vậy tôi phải tập cho mình một tư thế đĩnh đạc, tác  phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm. Bước lên bục giảng tôi phải là một  người hoàn toàn mới, đầy nhiệt huyết với nhiệm vụ cao cả là đưa các em bước  vào một thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính sáng tạo, thế giới của cái  đẹp với “phương pháp tạo được hứng thú” cho học sinh và tìm hiểu nó thông  qua các bài học vẽ tranh đề tài. Và lúc đó cả thầy trò chúng tôi mới tạo ra được  một giờ học, một tác phẩm mang một phong cách chuyên nghiệp hơn với những  ai theo học bộ môn năng khiếu này.      Học mỹ thuật, “phương pháp vấn đáp” được sử dụng nhiều. Phương  pháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào  bài vẽ. Trong các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều tình  huống để lôi cuốn được các em trách áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán. ­ 6 ­
  7.     Để hướng đến những mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải  chuẩn bị cho mình một hành trang “vững chắc về kiến thức”, khả năng “thực  hành thông thạo, minh họa trực quan tốt”, “vừa giảng vừa phải kết hợp được kỹ  năng minh họa đặc biệt nhanh, chính xác” của người hướng dẫn các em…ngoài  ra còn phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải thu hút được sự chú ý, tập  trung gây nên hứng thú khi học và thấu hiểu những nội dung cần thiết của học  sinh muốn biết điều gì là trọng tâm. Để vào một bài vẽ tranh cụ thể như bài “Vẽ tranh đề tài phong cảnh’’ Hỏi phải hợp lý: Em hiểu thế nào là tranh phong cảnh?  “Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật xung quanh em. Tranh phong  cảnh vẽ cảnh là chính có thể điểm thêm người, con vật cho bức tranh thêm sinh  động.” Ta cần phải hỏi như thế vì sao? Phải làm thế nào để có những câu hỏi  vừa sát nội dung lại vừa dễ hiểu?  Với điều này tôi đã tự đặt mình vào trường  hợp một người cần vẽ một tranh về phong cảnh và chắt lọc ra những nội dung  cần biết mà còn phải liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng  ngày của chính bản thân mình. Điều này sẽ thôi thúc người học vẽ phải tư duy,  nghĩ lại những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình một cách tự nhiên,  những ấn tượng sâu đậm về điều mình đang tìm tòi sẽ hiện ra trong sự suy nghĩ,  tưởng tượng đây là điểm quan trọng nhất trong bài vẽ tranh.  Với bài “Vẽ tranh đề tài lao động’’ tôi cho các em quan sát tranh và đặt câu  hỏi cụ thể như sau: GV: Bức tranh vẽ người đang làm gì?  (Tranh vẽ người đang gặt lúa) GV: Hình dáng, điệu bộ của người trong tranh vẽ như thế nào? ­ 7 ­
  8. (Hình dáng: sinh động, mỗi người một tư thế, người khom lưng, người  xoay ngang, người vác lúa …) GV: Nêu  nhận xét  về màu sắc trong bức tranh này? ( Màu sắc tươi sáng, ấm áp tạo không khí gặt hái hăng say của người nông  dân, hình chính, phụ phải có độ đậm nhạt sáng, tối…) Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học  sinh do đó một việc không thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú  ý đến tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn  nữa, giáo viên tận tình giúp đỡ, động viên…sau những câu trả lời của các em  không được chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần  dần sẽ lười phát biểu. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh  mà học sinh nói tới trong bức tranh. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình  đúng hay chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ xung lại cho học sinh nghe  không quên lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời.  Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài    Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo  từng lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: trò chơi, mẫu  chuyện, đoạn video clip,…có những hình ảnh nói đến trong bài học. Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở,   học nhóm,…”     Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những chủ đề cụ thể, phù  hợp. Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh.  VD: “vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian” thì giáo viên sẽ trực tiếp là hướng  dẫn viên cho các em tham gia trực tiếp vào trò chơi dân gian các em sẽ thấy rõ  hơn về nội dung và hình ảnh ấy sẽ khắc sâu hơn và lôi cuốn hơn rất nhiều nếu  ­ 8 ­
  9. giáo viên chỉ cho xem tranh và cho các em nhận xét. Đồng thời cũng giúp các em  có thêm phương pháp học tích cực “phương pháp tự khám phá, tìm tòi kiến thức  mới” …  Hướng dẫn học sinh cách vẽ    Phương pháp hướng dẫn: “phương pháp minh hoạ trực quan và giải  thích”. Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã  vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tôi nhận thấy vẽ  trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan  nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được có khi vẽ  mà không giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên  phải chú ý khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự  bước vẽ để học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức cần có được khi ở vị trí  người vẽ có thể đạt kết quả tốt, đặc sắc hơn, khác hẵn so với các bước minh  họa do giáo viên chuẩn bị hình mẫu, chép trên máy,…ở điểm này làm cho học  sinh không chắc chắn, không yên tâm khi vẽ.     Cụ thể thì giáo án soạn cho từng bài phải có nội dung phù hợp, đảm bảo  kiến thức chuẩn, vận dụng được vào thực tế kỷ năng sống của chúng ta cần đạt  tới. Tương tự có nhiều yếu tố thực tế mang tính giáo dục đến với học sinh của  chúng ta… “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mỹ  thuật đó là “phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để  người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực  quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh  tiến hành các thao tác tư duy bao gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát  hóa, trừu tượng hóa…. hình thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính  xác hơn. ­ 9 ­
  10. Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn  vào nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành công” đến mức nào. Minh hoạ  đẹp, phong phú, “phương pháp minh họa trực quan” sinh động sẽ làm tăng thêm  tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng  đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em,  rèn luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện  những vấn đề trong cuộc sống. Hướng dẫn học sinh thực hành     Bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành trên lớp tuy nhiên cần động  viên, khuyến khích tuỳ vào khả năng các em, tạo ra được không khí cạnh tranh  trong học tập, kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn  trong học tập. Trong đó  nhóm học sinh khá, giỏi là giáo viên ta có thể dùng làm  hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng hứng thú lan truyền trong tiết học. Tuy vậy phải biết động viên khích lệ tế nhị khi có những bài vẽ chưa tốt,  “có thể bài sau em sẽ làm tốt hơn nữa” Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ    Giáo viên không nên quá áp đặt để học sinh nhận xét, đánh giá theo kiểu  nhìn của người lớn sẽ không phù hợp so với nét hồn nhiên trong tranh của các  em học sinh. Một số câu hỏi hướng dẫn các em tự nhận xét đánh giá bài mình và bài  bạn: ­ Nội dung bài thực hành gì? ­ Bố cục hợp lý chưa, vì sao? ­ Hình ảnh trong bài hợp lý chưa? ­ Màu sắc có tươi sáng, phù hợp chưa ( Tuỳ vào bài nhưng đa số HS chọn màu  sắc tươi sáng, nổi bật? ­ 10 ­
  11. ­ Bài vẽ có tính sáng tạo về nội dung, hình ảnh…? ­ Theo các em thích nhất bài nào, vì sao? Kết luận lại ý nhận xét của các em học sinh: Nội dung phải sát đề tài; bố  cục phải hợp lý, hình ảnh sinh động có động, tĩnh; màu sắc hài hoà, thể hiện  được cảm xúc; tính sáng tạo trong bài vẽ.   Đặc biệt trong từng phân môn thì giáo viên cần có phương pháp phù hợp  khi hướng dẫn cách thực hành cho các em như trên và đối với những phân môn  khác như: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, …   Điều quan trọng không thể thiếu là việc treo tranh các em lên lúc cuối giờ  qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của mình còn những bài chưa đẹp  ta sẽ động viên bạn cố gắn, rút bài học cho tiết sau đạt kết quả cao hơn,… 3.2.  Từ nhiều quan niệm với phần lớn học sinh sẽ chú trọng vẽ thế nào cho  đẹp, cho giống là được tuy nhiên điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng  của các em, với việc thực hành nếu học sinh chỉ biết vẽ giống như SGK, tài liệu  tham khảo chuyên môn, hay hoàn toàn như bức tranh một người ngồi cạnh thì cứ  như thế sẽ thành thói quen, là giáo viên phải chú ý điều này và phải nghiêm khắc  với những trường hợp nêu trên bằng nhiều cách, trước tiên phải thường xuyên  động viên, nhắc nhở,…khi hướng dẫn thực hành phải kết hợp chỉ rõ điểm nào  các em thường mắc phải trong khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí,… 3.3.  Trong nhiều phương pháp cụ thể thì phương pháp trực quan là phương  pháp rất thực tế trong bộ môn, có thể tạo cho các em được nhiều cảm hứng khi  học, tạo thói quen quan sát, tư duy cho HS,…nhưng không phải lúc nào cũng  chuẩn bị nhiều hình ảnh cho các em xem là hiệu quả, cụ thể trong khi hướng  dẫn học sinh thực hành là thực tế nhất đối với đặc thù bộ môn, các em muốn tận  mắt, nghe tận tai những bước vẽ và giải thích của GV để các em tường tận hơn,  rõ hơn so với những bộ tranh vẽ sẵn của GV khi treo cho HS xem các em còn mơ  ­ 11 ­
  12. hồ về bức tranh mà chính bản thân các em chưa xác định rõ ai vẽ, vẽ nội dung gì,  vẽ ra sao,…? 4.  Kêt quả chuyển biến    Qua thời gian áp dụng đề tài này và với khả năng vận dụng của các em có  chuyển biến theo hướng tốt với kết quả đạt được đai đa sô cac em năm đ ̣ ́ ́ ́ ược  phương phap va hoan thanh tôt bai ve. ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̃ III/. KẾT LUẬN 1.  Tóm lược giải pháp ­ Khi bước vào công việc trồng người thì bộ môn nào cũng vậy, ai cũng phải  biết yêu, quý trọng nghề, mến trẻ,…và tận tuỵ với công việc nhưng cũng có thể  từ trong công việc nó sẽ có nhiều điều hay và thú vị hơn tạo ra được nhiều cảm  xúc hơn nữa, và với điều đó bộ môn mĩ thuật một trong những bộ môn nghệ  thuật mang lại cho cuộc sống tươi đẹp hơn. ­ Phương pháp hướng dẫn đối với một người giáo viên thì càng nhiều năm trong  nghề sẽ càng nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên với xu hướng học tập và đổi mới  như hiện nay thì chúng ta có thể được tiếp cận và trao dồi nhiều hơn nữa để  vận dung trong công vi ̣ ệc, vào cuộc sống. Muốn dạy giỏi không những nắm  vững kiến thức để dạy mà người giáo viên cần phải xem đôí tượng mình hướng  đến là ai và mình sẽ làm gì để thành quả mang lại sẽ có ý nghĩa cho tất cả chúng  ta. ­ Với những giờ thực hành sẽ là giây phút để xem công việc của tất cả các em  say mê làm ra một điều gì để làm hành trang cho chính bản thân các em mai sau  khi các em biết tư duy, tự học, tự sáng tạo cho bản thân mình không quá lệ thuộc  một cách máy móc rất nhàm chán như các em từng suy nghĩ. ­ 12 ­
  13.   Do đó là một giáo viên tôi không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn  của mình để làm tốt hơn trong công việc song song đó tôi xâm nhập vào những  tâm tư nguyện vọng của các em để nắm rõ hơn những tâm tư tình cảm ấy để có  cách hướng dẫn các em thực hành trong giờ mĩ thuật một cách hiệu quả nhất,  mang lại cho các em một thành quả do chính các em tự làm ra. 2.  Phạm vi đối tượng Có thể chúng ta ai cũng có nhiều cách để giúp học sinh học tốt hơn nhưng  đối với tôi đề tài sáng kiến kinh nghiệm không phải lúc nào cũng áp dụng cho  các em khi đến lớp mà phạm vi có thể rộng hơn không chỉ học sinh ở tại trường  mà cũng có thể là các em ở trường khác và những em cùng  độ tuổi khảo sát. Đối tượng ở đây cũng như là một nhà nghệ sĩ nhỏ tuổi biết vận dụng ky ̃ năng của mình để góp thêm cho cuộc sống những tác phẩm có giá trị rất cao về  mặt tinh thần. 3.  Kiến nghị Trong chuyên môn cần tổ chức những buổi sinh hoạt theo tổ, nhóm để trao  đổi kinh nghiệm, thống nhất những nội dung, chương trình mới để việc dạy và  học tốt hơn nữa. Rất mong được Phòng GD­ ĐT và nhà trường hổ trợ kinh phí tổ chức  thường xuyên hơn nữa các phong trào, thi sang tác tranh  ́ ở độ tuổi THCS. Trong lúc viết sáng kiến không tránh phần thiếu sót mong rằng quý  thầy, cô đồng nghiệp đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn! ­ 13 ­
  14. MỤC LỤC I/Lý do chọn đề tài:                                                                      Trang  2 1. Đặt vấn đề.                                                                                        2. Mục đích đề tài.                                                                                 3. Phạm vi đề tài                                                                                    II/ Nội dung công việc đã làm:                                                    Trang  3 1. Thực trạng đề tài.                                                                              2. Nội dung cần giải quyết.                                                                   3. Biện pháp.                                                                                         4. Kết quả chuyển biến.                                                                      III/ Kết luận:                                                                               Trang  11 1. Tóm lược giải pháp.                                                                        2. Phạm vi đối tượng.                                                                          3. Kiến nghị.                                                                                                                                                                         Nhân Thăng, ngay 22/11/2013 ́ ̀                                                                                                NGƯỜI VIẾT                                                                                                                                                   Lê Quang Thanh TRANG NÀY ĐƯA LÊN ĐẦU – BÁC VIẾT THÊM 2 TRANG CHO ĐỦ 15  TRANG HOẶC CHO THÊM TRANH VAO NHÉ ­ 14 ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0