intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS" nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, nội dung chương trình dạy Tiếng Anh bậc THCS, thực trạng dạy và học môn Tiếng Anh nói chung và dạy nghe cho học sinh nói riêng, sáng kiến đã đề ra một số biện pháp để dạy cho học sinh các lớp bậc THCS học tốt 1 trong 4 kỹ năng của môn học đó là kỹ năng nghe. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS

  1. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ bao thế kỉ nay, do đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của xã hội loài   người như  truyền đạo, giao dịch, thương mại và do tốc độ  phát triển nhanh  chóng của nền khoa học, kỹ  thuật, ngoại ngữ  nói chung và tiếng Anh nói   riêng ở nhà trường phổ thông đang được quan tâm đúng mức và phát triển sâu   rộng trong cả  nước. Học tiếng Anh là một nhu cầu cấp thiết giúp học sinh  tiếp cận có hiệu quả hơn với nguồn tri thức phong phú trên thế giới. Hoà cùng với sự phát triển sâu rộng trong cả nước. Sở Phòng Gíao dục   Đào tạo Đông Triều cũng đang tích cực giúp đội ngũ giáoviên trong Tỉnh có cơ  hội được tham dự những chuyên đề, các buổi hội thảo có sự  hướng dẫn của  các chuyên gia về  phương pháp giảng dạy thực tế. Đây là dịp để  giáo viên  trong tỉnh có cơ hội nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. => Ngoài những thuận lợi trên việc dạy và học tiếng Anh trong trường   THCS còn gặp một số khó khăn như: băng,đài còn kém chất lượng ­ Học sinh   không có điều kiện giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghe, nói chưa  tốt. => Từ  những thuận lợi và khó khăn trên là một giáo viên đang giảng  dạy trực tiếp ở trường THCS tôi luôn cố gắng tìm tòi tham khảo, trau dồi để  có những  kinh nghiệm   và phương pháp  giảng dạy phù  hợp với từng  đối  tượng để  nâng cao chất lượng bộ môn. Trước đây theo phương pháp cũ học   ngoại ngữ chủ yếu là truyền đạt ngữ pháp, cấu trúc câu. Vì vậy học sinh nắm   chắc ngữ pháp nhưng khả năng nghe, nói chưa tốt. Học ngoại ngữ hiện nay là qua biểu đạt mục đích giao tiếp. Học, nghe,   nói, học sinh phải nắm chăc ngôn ngữ, vốn từ  và cách phát âm để  vận dụng  Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  2. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 2 trôi chảy và truyền đạt thông tin có kết quả, kỹ năng nghe, nói trở thành quan  trọng vì có nghe tốt, học sinh mới có thể  hiểu và giao tiếp tốt.Vậy làm thế  nào để  vận dụng tốt phương pháp mới vào giảng dạy. Làm thế  nào để  giúp   học sinh học tốt ngoại ngữ  tạo nền tảng cho các em phát triển sau này. Từ  những điều trên đã giúp tôi lựa chọn đề tài: “PHÁT   TRIỂN   KỸ   NĂNG   NGHE   VỚI   HỌC   SINH  THCS” I.2.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Học từ  mới chỉ  cần biết từ  mới và văn phạm chưa đủ  mà phải thực  hành các kĩ năng khác. Nghe, nói, đọc, viết trong 4 kỹ  năng trên nghe là một   kỹ  năng khó, nhất là khi người bản ngữ  nói. Vậy người học phải nghe thật   nhiều, có thể  nghe băng, đài, nghe trực tiếp người nước ngoài nói hay giao   tiếp với nhau trên lớp, có nghe nhiêù thì mới có thể hiểu và biết được người  khác nói gì. Đối với chương trình thay sách củamôn ngoại ngữ  nói chung và  Tiếng Anh nói riêng ở lớp 6 và 7 nghe và nói có tính máy móc nhằm tạo thói   quen. Thói quen được củng cố nhờ tăng cường lặp đi lặp lại. Tiếng Anh lớp   8, 9 mỗi bài phân biệt rõ 4 kỹ năng, ở khối lớp này học sinh đã được làm quen  với kỹ năng nghe, tập nghe điều thầy nói trên lớp, nghe bạn bè nhưng chưa có   cơ  hội để  nghe người nước ngoài. Vậy giáo viên phải cho học sinh nghe   nhiều trên băng đĩa. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, nội   dung chương trình dạy Tiếng Anh bậc THCS , thực trạng dạy và học môn   Tiếng Anh nói chung và dạy nghe cho học sinh nói riêng, tôi đã đề ra một số  biện pháp để  dạy cho học sinh các lớp bậc THCS học tốt 1 trong 4 kỹ năng   của môn học đó là kỹ năng nghe. I.3.  THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  3. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 3 Từ tháng 9/2007 ­> tháng 5/2008.Tại trường THCS Mạo Khê II I.4.  ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Qua việc nghiên cứu dạy kỹ  năng nghe, nói, đọc, viết tôi có một đóng  góp nhỏ để thực hiện tốt giảng dạy kỹ năng nghe là: Để học sinh có kỹ năng   nghe tốt thì giáo viên phải dạy cho học sinh biết đọc, nhớ từ vựng, nắm vững   cấu trúc ngữ pháp. Nếu không làm được điều này thì kể cả  có trang thiết bị,   kỹ thuật tốt đến mấy thì cũng không hoàn thành được việc dạy kỹ năng nghe II. PHẦN NỘI DUNG II.1.  CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Nghe là một chức năng quan trọng và năng động của ngôn ngữ  nói bởi  vì nó liên quan đến nhiều kiến thức của người nghe về ngữ âm, từ  vựng và  trong cách sử  dụng của ngôn ngữ, văn hoá của người trong chính ngôn ngữ  đó. Học ngoại ngữ khả năng nghe, nói tốt nhất là sáng tạo. Để học sinh có  thể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình trước hết giáo viên phải giúp học sinh   tiến hành theo từng bước một. Dạy nghe phải dạy ngay từ tiết đầu tiên, khi   làm quen với học sinh. ở giai đoạn này học sinh được truỳên đạt cung cấp các  cấu trúc luyện tập  ở  mức độ  đơn giản. Dạy nói phải đi kèm với nghe, bởi   hoạt động nghe, nói diễn ra đồng thời, qua biểu đạt mục đích giao tiếp học   sinh nắm bắt và vận dụng ngôn ngữ  tốt. Để  học sinh nhanh chóng nghe và  vận dụng ngôn ngữ  tốt giáo viên nên dạy trước các ngữ  liệu mới, ngữ  cảnh   để học sinh biết được tình huống mà mình học. Trong một giờ nghe, học sinh không cần phải nghe được từng câu trong  bài. Mà chỉ cần nghe, đoán thông tin.  Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  4. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 4 Cách tốt nhất để phát triển kỹ năng nghe là âm nhạc, âm nhạc luôn giúp  người ta cảm thấy hào hứng hơn với công việc và học tập, hãy cho học sinh  nghe một bài hát tiếng Anh trong giờ luyện tập nghe vì trong các bài hát nhiều   những từ và cụm từ phổ biến trong đời sống. Nghe và chép lời bài hát cũng là   cách nghe và các cách diễn đạt một cách tự nhiên và hiệu quả. II.2.  CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Học nghe thì phải biết từ  vựng nên tôi đã thực hiện tốt việc dạy từ  vựng II.2.1. Dạy từ vựng Có  nhiều phương pháp dạy một từ  mới: Theo phương pháp  truyền  thống khi dạy một từ mới giáo viên có thể  viết một loạt từ mới lên bảng và  dịch nghĩa của chúng ra tiếng việt, sau đó yêu cầu học sinh đọc vài lần.Cách   này đơn giản và đơn điệu vì trong một tiết học sinh phải tiếp cận với quá   nhiều từ, nếu  học sinh khó nhớ  nghĩa của từ, gây buồn tẻ  dẫn đến giờ  học  tẻ nhạt và không có hiệu quả. Biết thì nhiều nhưng ghi nhớ để cần thiết khi dùng thì ít hơn cho nên số  từ  nhận biết bao giờ  cũng lớn hơn số  từ  vựng sử  dụng. Giáo viên cần lựa  chọn những từ  cần thiết với học sinh sau  đó lập thành danh sách từ  chủ  động.Từ  chủ  động là từ  xuất hiện trong bài khoá và được sử  dụng lại trong  các hoạt động luyện tập, loại từ này học sinh không chỉ  nắm được nghĩa và   còn có thể vận dụng vào ngữ cảnh và tình huống tương tự. Từ thụ động là từ  chỉ xuất hiện trong bài khoá, học sinh chỉ cần biết nghĩa của chúng. Dạy từ mới có nhiều cách, một số cách có thể coi là nhanh và đạt hiệu  quả  như:dùng tranh  ảnh minh hoạ, dạy từ  mới bằng kịch câm,dạy từ  mới   bằng vật thật, dạy từ  mới bằng giải thích, dạy từ  mới bằng cách đưa ra ví   dụ: Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  5. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 5 Ví dụ 1: Teacher: Every day I have to cook. Everyday I have to clean the house.  Everyday I wash the dishes.Wham I am talking students: housework Dạy từ  mới bằng phương pháp dịch, dạy từ  mới bằng từ  đồng nghĩa,  trái nghĩa Ví dụ 2: Dạy từ “smile” GV vẽ một bức tranh lên bảng: T: Look ­ He’s smiling. Now look at me I’m smiling (show by facial expression). We smile when we are happy T: Smile. Repeat SS: Smile T: Good ­ what does  it mean? SS: Cười mỉm Sau khi giới thiệu xong từ vựng giáo viên cần kiểm tra lại kỹ năng hiểu   và nắm bắt của học sinh bằng các phương pháp ­ Rub out and remember ­ what and where ­ Jumbled words ­ Categories Animal Things Dog ruler Cat pencil Pig II.2.2.  Rèn luyện kỹ năng nghe Trong việc học tiếng Tiếng Anh như một ngoại ngữ người học không thể  phát triển kĩ năng nói nếu không phát triển kĩ năng nghe để có một bài hội  thoại thành công học sinhphải hiểu được cái gì được nói với mình. Sau đó  khả  năng để  hiểu người bản ngữ  trong các đoạn hội thoại trực tiếp qua  băng đài có thể rất quan trọng đối với học sinh. Để học sâu hơn ngôn ngữ  Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  6. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 6 và giao tiếp (bên cạnh đó, nghe ngôn ngữ nói là một cách thức quan trọng   để được ngôn ngữ của cấu trúc và từ vựng. Trong tình huống ở Việt Nam  nơi mà người học không có cơ  hôị  để  nghe, nói tiếng Anh xung quanh họ  hàng ngày và không thể  đạt được một cách rõ ràng, người giáo viên cần  phải tạo cho họ nhiều cơ hội để có thể nghe tiếng anh trong băng, để biết   tầm quan trọng, kỹ năng nghe không những được nói là sự kết thúc mà còn  là phương tiện dạy, học ngôn ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng.   Các loại bài nghe  ­ Nghe được chia làm hai loại: Nghe ở trực tiếp cuộc sống Nghe trong phòng học Trong phần này chúng ta chỉ  đề  cập đến nghe trong phòng học. Nghe  trong phòng học chia làm 2 phần ­ Nghe bắt buộc ­ Nghe mở rộng ­ Nghe bắt buộc là loại nghe tập trung cẩn thận  đối với một  đoạn  ngắn, để hiểu chi tiết và đầy đủ  ví dụ: Nghe một đoạn hội thoại trong đài để học cấu trúc và lấy thông  tin trong giờ học. Trong bối cảnh lớp học có 2 loại thực hành nghe: thực hành tập trung  vào sự hiểu chi tiết về nghĩa, điều này có thể thực hiện thông qua: + Các câu hỏi để  hiểu có thể  là thực tế  (nơi mà câu trả  lời có rất rõ  trong bài nghe) + Có thể liên hệ đến bản thân Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  7. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 7 ­ Cá nhân (nơi mà câu hỏi có liên quan đến kinh nghiẹm hay ý kiến của  người học) + Câu hỏi tổng quát (nơi mà người học nghe và phải tóm tắt ) + các vấn đế logic * Nghe mở rộng ­ Giáo viên có thể  thực hiện thêm chi tiết về  ngôn ngữ, người học có  thể hiểu được cái gì họ đang nghe Ví dụ: Lấy thông tin chung * Bài nghe trong chương trình THCS đa số là các bài nghe: a) Ordering: giáo viên đưa ra những bức tranh bị  đảo lên vị  trí  ở  trên  bảng. Học sinh thảo luận đoán trật tự theo nhóm hoặc theo cặp, cá nhân. Học   sinh điền dự đoán theo thứ tự 1, 2, 3 . Học sinh nghe và kiểm tra dự đoán Production Listen a 2 3 b 4 c 1 1 d 2 e 5 Ở  phần trên là dạng nghe bắt buộc, học sinh phải tập trung cẩn thận   để hiểu chi tiết và đầy đủ ­ Như chúng ta đã biết nếu yêu cầu học sinh thực hành những thủ thuật   quen thuộc đối với những học sinh bình thường thì thói quen đó rất tốt, nhưng   đối với học sinh khá giỏi thì sẽ bị nhàm chán, chúng ta cần phải cung cấp cho   học sinh những bài nghe mở rộng, giúp học sinh hào hứng hơn khi học. Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  8. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 8 Ví dụ: Nếu học sinh học bài về rau, củ, quả tiếng Anh lớp 7. ở bài này  học sinh được rèn luyện từ  mới và ngữ  pháp. Giáo viên có thể  cho học sinh   nghe thêm mộtbài mở rộng. Học sinh sẽ nhớ lại các từ vừa học ­ Giáo viên không cho học sinh bất cứ câu nào mà chỉ “set the scene” và  yêu cầu học sinh đoán những thứ  mà sẽ  xuất hiện trong bài khoá. Học sinh  viết những dự đoán giáo viên đọc hoặc cho học sinh nghe bài khoá ­>Học sinh   “tick” vào những dự đoán đúng. Giáo viên có thể đưa ra một số bức tranh: cà   rốt, khoai tây, cà chua, đậu đỗ, bắp cải, hành, tỏi... Listening Guide Listening Text Production clue: Sue is shopping at the  “Hello.I’ve   got   a   big   shopping   list  vegetable   stall   in   the   market.She’s  today. Really? OK. First I want some  going to buy a lot of things. potatoes   ­   about   a   kilo   please.   Then  Think of 5 things she will buy.  half a kilo of carrots.Oh and ­ yes, the  beetroot looks nice ­ give me four of  Write them down five.Then   some   onions,   some   parsley  1. and some tomatoes­ about half kilo of  2. tomatoes   please.   What   about   beans?  3. No, they don’t look very nice.I won’t  have   any   them.   Oh,   and   some   leeks.  .... No? You don’t have any. Well give me  some cabbage instead. Thanhks. That’s  Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  9. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 9 it  Cũng  ở  bài U12: Let’s eat. Giáo viên cũng có thể  luyện cho học sinh   nghe về rau, củ, quả qua trò chơi “bingo” giúp học sinh hào hứng hơn khi học  ­ Giáo viên đưa ra một số loại rau, củ, quả ­ Giáo viên yêu cầu học sinh chọn 3 ­> 5 từ bất kỳ ­ Giáo viên đọc ­>HS tích    Phương pháp đúng sai (True or False)  ­ Phương pháp này giúp học sinh hiểu bài khoá, giáo viên viết 5 ­> 10 câu  trên bảng, chỉ  khoảng 5 câu đúng. Học sinh đoán những câu sau đúng hay   sai ­> GV cho học sinh nghe. Học sinh nghe và kiểm tra dự đoán của mình.  Nếu câu nào sai giáo viên yêu cầu học sinh chữa như  thế các em sẽ  hiểu   bài sâu hơn. Ví dụ: U10: Health and hygiene Listening Guide Listening Text Production   clue:   John   is   a   good  John’s week boy.What sort of things does he do? I   help   my   mother   quite   a   lot   in   the  1. He helps his mother in the house house.   I   usually   make   my   bes   and   I  2. He does a lot of clothes sometimes   tidy   my   room   usually   on  Saturday morning. I sometimes do the  3. He often buys clothes washing up 4. He reads many comics I   always   buy  a   few  sweets   and   ice  ­  5. He always buys sweet’s ice ­ cream cream.I   never   spend   it   on   clothes   or  6. He saves some money. records   or   cassettes   but   I   often   lay  7. He sometimes washes the dishes comics.I sometimes save little because  I want to buy a canoe. Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  10. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 10 8. He tries to catch fish in the river 9. He watches TV. Answers 1.T 2. F 3. F 4.T 5.T 6.T 7.T 8.F 9.F ở  bài này học sinh không những nghe được những động từ  trong bài học  mà còn ôn được các trạng từ  chỉ tần suất và một số từ mới giáo viên đưa   thêm.   Phương pháp nghe và nhắc lại (Listen and repeat)  Thường được sử  dụng để  luyện tập  ở  lớp 6, 7.Để  học sinh có thể  nói  được trước tiên học sinh phải bắt chước được, nghe được T: Can you help me? SS: Can you help me?   Phương pháp nghe và vẽ (Listen and draw)  Giáo viên đọc cho học sinh nghe một đoạn văn ­>HS nghe và vẽ  theo  lời đọc của giáo viên.   Phương pháp lựa chọn (Selecting)  Giáo viên đưa ra bức tranh có từ 6 ­> 8 người, các bức tranh có số  1, 2, 3. Bức tranh tương tự nhưng không giống, giáo viên yêu cầu học  sinh nghe và chọn số, hoặc đánh dấu tích. 1 2 3 Tom 4 5 6 7 8 Listen Text I’m going to talk about 3 peopleTom, Kate, BOB Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  11. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 11   Phương pháp nghe và tìm lỗi (Deliberte Mistates)  Giáo viên yêu cầu học sinh đoán cái sẽ  xuất hiện trong bức tranh. Sau đó  giáo viên tả bức tranh. Trong đó có một số  lỗi học sinh nghe và tìm ra lỗi  đó. Enlish 7  Picture U3 At home Listening Text  This   is   my   grandmother’s   living   room.   She’s   got   a   TV   a   radio   and   a  telephone so she can talk to family.In the room there’s a table and  three  chairs … There’re some flowers and a lamp. It has some books and a lovely  picture of a horse on the wall.   Phương pháp trả lời câu hỏi (Questions and answers)  Một trong các phương pháp tạo ra cho học sinh biết đoán câu trả lời, giáo  viên đưa ra một số câu hỏi trên bảng học sinh đọc và nghĩ về  câu trả  lời.  Sau đó nghe và trả lời câu hỏi. II.3. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP,  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Theo phương pháp truyền thống học sinh không những không được  thực hành nhiều mà chủ  yếu nghe cô giáo giảng giải các từ  và cấu trúc  ngữ pháp, học sinh ít có cơ hội nghe đài và băng nên họ không có kỹ năng  vận dụng hạơc có thể vận dụng vào kĩ năng viết nhưng không nghe và nói  được, Khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy tôi thấy hiệu quả được tăng  nên rõ rệt, học sinh tạo được không khí thoải mái không còn nỗi lo về  kiến thức, học sinh còn có khả năng sáng tạo, hiểu biết thêm từ những bài  nghe mở rộng, học sinh được nghe những gì mình chưa biết, từ vựng được   tăng dần, các kĩ năng có phần lưu loát hơn và những học sinh yếu không  Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  12. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 12 còn cảm giác sợ khi nghe nữa và tiết học đã thảo mái hơn, không còn cảm   thấy bắt buộc như trước nữa. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Ngôn ngữ thường bắt đầu từ lời nói, lời nói chuyên trở muôn vàn  ý nghĩa,  mục đích sử  dụng nhưng nếu không nghe người khác nói được thì cũng  chưa đạt được yêu cầu của người học chính vì thế  môn Tiếng anh trong   trường THCS đã yêu cầu học sinh phải phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói,  đọc, viết và kĩ năng nghe đã trở nên quan trọng trong bốn kĩ năng trên, Sau một vài năm ra trường, với kinh nghiệm thực tế còn ít, tôi đã cố gắng   tìm tòi, học hỏi tự nghiên cứu tài liệu, cùng đồng nghiệp dự  giờ, rút kinh  nghiệm cùng nhau trao đổi những bài giảgn khó, tham gia các lớp bồi dững  nghiệp vụ  chuyên môn do Sở, Phòng giáo dục đào tạo tổ  chức tôi nhận   thấy rèn luyện kỹ  năng nghe là quá trình quan trọng. Trong từng tiết học,  giáo viên phải rèn luyện thường xuyên cho học sinh để học sinh chủ động,  tích cực, sáng tạo trong việc nắm bắt kiến thức. áp dụng phương pháp  giảng dạy hiện nay vào thực tế  tỉ  lệ  học sinh khá giỏi đã tăng, tỉ  lệ  học   sinh yếu không còn nữa. Học sinh sẽ hứng thú và say mê học tập.  Ngôn  ngữ là một vấn đề khá trừu tượng và hơn thế nữa khả năng còn hạn   chế  nên bài viết của tôi không thể  tránh được thiếu sót. Kính mong các  đồng chí trong tổ chức, các đồng chí trong Ban giám hiệu và đồng chí phụ  trách chuyên môn của Phòng Giáo dục Đào tạo giúp đỡ  tôi xây dựng và  đóng góp cho tôi nhiều hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  13. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 13         Mạo Khê, ngày 20 tháng 4 năm  2008 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Kim Hoài TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu tham khảo bộ môn - Sách tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9 - Sách tham khảo  PHỤ LỤC ­ Bức tranh: Trang 7 Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  14. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 14 PHỤ LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1       I.1   Lý   do   chọn   đề  tài.................................................................................1       I.2   Mục   đích   nghiên  cứu ..........................................................................2       I.3   Thời   gian   địa  điểm..............................................................................2       I.4   Đóng   góp   mới   về   mặt   lí   luận,   về   mặt   thực  tiễn...................................2 II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3       II.1   Chương   1:   Tổng  quan........................................................................3       II.2   Chương   2:   Nội   dung   vấn   đề   nghiên  cứu............................................4       II.3   Chương   3:   Phương   pháp   nghiên   cứu,   kết   quả   nghiên   cứu................10 Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
  15. Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS 15 III. PHẦN KẾT LUẬN ­ KIẾN NGHỊ........................................................................11 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II          PHÒNG GD ­ ĐT HUYỆN  ĐÔNG TRIỀU Nguyễn Thị Kim Hoài – Trường THCS Mạo Khê II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0