intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6" được thực hiện để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng dạy - học; giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môn Ngữ văn, yêu quí môn văn và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6

  1. UBND QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG THCS YÊN SỞ TIN BÀI: Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Văn học là thứ vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn và tình cảm của con người, nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho các em học sinh hiểu cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích hứng thú học tập và phát huy năng lực cho học sinh không chỉ trong việc lĩnh hội nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học mà học sinh còn cần có những kĩ năng để làm bài văn một cách thành thạo. Do sự phát triển của mạng internet, xuất hiện nhiều bài văn lạ, sự ngô nghê về cách viết và nội dung của một bài văn học sinh lại say mê copy làm theo. Từ đó, việc học môn văn nói chung của học sinh ngày càng trở lên khó khăn, học sinh không yêu thích văn, ngại học, lười học. 2. Thực tế, các em thường viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học, cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và lúng túng. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh ngày nay quả là ít ỏi, hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan khiến việc đọc sách hạn chế. Điều đó khiến vốn ngôn ngữ - một yếu tố cần thiết, quý giá cho việc viết văn của học sinh nghèo nàn. Bên cạnh đó, những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm
  2. của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn phần văn miêu tả. Hơn nữa, sau nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn, đặc biệt đối với phần văn khối 6 trường THCS Yên Sở, tôi nhận thấy kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Đối tượng học sinh vừa chuyển cấp từ tiểu học lên THCS, các em vẫn quen với cách học cũ, kĩ năng viết văn nói chung, văn miêu tả nói riêng có những điểm chưa phù hợp, lời văn cứng nhắc, khuôn mẫu thiếu tính sáng tạo, chưa biết cách xây dựng bố cục hợp lí. Hơn nữa trình độ nhận thức cuộc sống: con người, thiên nhiên…; khả năng quan sát, so sánh còn hạn chế. Vì vậy, kết quả học môn văn của các em chưa cao, đặc biệt là kĩ năng viết văn miêu tả. Và như vậy, việc học văn, làm văn chỉ tạo ra các “máy chép” mà không phát huy được những năng lực phẩm chất của học sinh. Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm “Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6”. Hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp các đồng chí tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình dạy - học để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở trường THCS. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS 2. Lĩnh vực nghiên cứu: Môn Ngữ văn cấp THCS III. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN Đề tài: “Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6” tôi đưa ra để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng dạy- học; giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môn Ngữ văn, yêu quí môn văn và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em.
  3. IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp phân tích
  4. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 6 I. Cơ sở lý luận khoa học Văn học là nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị, đó là việc mà người giáo viên đang làm. Miêu tả là chú trọng sự việc, con người. Chỉ có tích lũy mọi mặt hiểu biết về con người mới có thể miêu tả được về con người. Quan sát, suy nghĩ là việc làm và phương pháp duy nhất để khám phá con người. Nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway đã nói một câu có thể làm phương châm chủ yếu cho đức tính cần cù của công việc viết: “Nhà văn sáng tạo ra chủ đề, đề tài, cốt truyện, nhân vật nhưng tất cả mọi chi tiết của các vấn đề trên thì chỉ quan sát, chỉ có mắt thấy tai nghe mới có chứ tuyệt nhiên không thể tưởng tượng ra được”. Mỗi người đều sinh sống trong một tập thể cộng đồng, trong môi trường công tác và nghề nghiệp, bè bạn…Mọi cảnh đời đều in dấu, điều hiện lên hình ảnh và luôn luôn xuất hiện, đan chen, tác động tới mỗi người. Bởi vậy, mỗi câu văn miêu tả không phải là một bức tranh đơn độc mà là bức tranh gắn bó đời sống, con người và xã hội làm nổi bật nhân vật và bối cảnh. Người viết chỉ viết khi có hứng khởi nhưng lại cần giữ sao cho vừa say mê, hứng thú lại vừa tỉnh. Khi sáng tác ra mỗi đoạn văn, trong người viết diễn ra hai trạng thái. Tác giả miêu tả thông qua nhân vật (không phải là tác giả), từ nhân vật toát ra tính nết, suy nghĩ và hành động. Có nghĩa là ta viết ra tạo nên nhân vật nhưng nhân vật nhìn nhân vật nghĩ, nhân vật hành động. Người viết
  5. điều khiển nhân vật, sự việc, tư tưởng nhưng người viết không nhìn thay, nghĩ thay, làm thay, cái tài tình là xây dựng được nhân vật của nhân vật. Đây không phải chỉ là hình thức biểu hiện, mà là yêu cầu khách quan của nghệ thuật sáng tạo ra nhân vật. Bởi vì, khi đã dựng lên nhân vật, thì nhân vật không phải là bù nhìn, là cái cớ cho người ta viết sai khiến, là âm binh của thầy phù thủy mà nhân vật có cuộc đời của nhân vật. Có như vậy, vấn đề và nhân vật mới thực sự khách quan, mới như thật, là thật dưới mắt bạn đọc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CÚU 1. Phương pháp nghiên cứu: Trước hết giáo viên phải xác định thật rõ mục đích của đề tài, do vậy theo tôi phương pháp đầu tiên phải là: 1.1, Nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp: Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh THCS là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả. từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái "hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện. 1.2, Giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.
  6. Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người. Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng. Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, màu sắc, nhạc điệu. Thông thường, các từ láy (bao gồm cả từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh) đáp ứng được yêu cầu này. Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. 1.3, Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật và liên tưởng, tưởng tượng khi miêu tả. Muốn một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp, Chính vì vậy giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi qua việc dạy các văn bản, qua luyện tập cảm thụ cái hay, cái đẹp của các chi tiết đặc sắc, qua giao tiếp hàng ngày. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện
  7. pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm. * Nguyễn Tuân được mệnh danh là bậc thầy về ngôn từ. Ông đã miêu tả màu xanh của nước biển: Nước biển Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? (...) Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước biển chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư mã nghe đàn tỳ bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người còn phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng phải không? Mà kìa, nhìn cho kỹ mà xem, nước biển đang xanh cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương. Chỉ miêu tả nước biển Cô Tô sau bão thôi, chúng ta có thể thấy được sự bối rối của ông trước sự biến đổi kì ảo của thiên nhiên và vốn ngôn ngữ giàu có của mình. * Hay Tô Hoài đã dẫn một đoạn văn miêu tả cảnh mưa: “Mưa đến rồi, lẹt đẹt…lẹt đẹt…Mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. …Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy… Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước trắng xóa. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng nồng ngai ngái”. Giáo viên hỏi: Em nào nhận xét cách lựa chọn từ ngữ của tác giả? Học sinh có thể nhận xét: Tác giả đã rất tài tình trong việc lựa chọn từ ngữ mô phỏng âm thanh tiếng mưa. Mưa giáo đầu thì “lẹt đẹt…lẹt đẹt”, mấy giọt tí tách; rồi khi cơn mưa lớn dần thì tiếng mưa cũng thay đổi “nước tuôn rào rào”… Qua đó,
  8. phát triển năng lực quan sát, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật , tái hiện hình tượng nghệ thuật và vốn ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu văn, câu thơ khác cũng miêu tả về mưa thật sinh động: Sắp mưa / sắp mưa/ Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp/ Gà con/ Rối rít tìm nơi / ẩn nấp…/ Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận/ Muôn nghìn cây mía / Múa gươm/ Kiến / Hành quân / Đầy đường/ Lá khô / Gió cuốn Bụi bay / Cuồn cuộn… Như vậy cùng là miêu tả về mưa, những câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe. + Phương pháp nghiên cứu cụ thể qua các giai đoạn: Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học Giai đoạn 2: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học Giai đoạn 3: Lựa chọn phương pháp dạy học Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động dạy học + Phương pháp quan sát theo mẫu. + Phương pháp phân tích, phân loại + Phương pháp thuyết trình. + Phương pháp phối hợp. + Phương pháp tác động + Phương pháp thảo luận nhóm + Phương pháp tự nhận thức.... 2. Nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn học. + Tham khảo các sáng kiến kinh nghiệm a. Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. * Ví dụ:
  9. 1. Đề bài: miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi chiều nắng đẹp”. Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào. Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở..”. Cảnh tổng hợp là như thế nào? là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, lũy tre làng, khu vườn nhà em ... Từ đó, giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả: vào thời gian nào? (mùa nào, vào sáng/chiều muộn?), ở không gian nào? (cảnh đó như thế nào?)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả. Đây chính phát huy năng lực nhận biết thể loại để định hướng tiếp nhận cho học sinh. b. Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh. Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh: - Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào? - Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác đầu tiên của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình cảm xúc cũng như cách nhìn cho người thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào ? Thực tế chúng ta thấy học sinh thường viết một cách cộc lốc cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát. Tôi đã đưa ra theo ý như một công thức rễ nhớ cho học sinh:
  10. + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn. + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó. Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng: Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng...sát hợp với yêu cầu của đề mà phần (a) đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát cảnh. * Một vài ví dụ cụ thể: Ví dụ: Tả cánh đồng quê yên ả thanh bình: Cánh đồng trải ra xa tít tắp, mênh mông với sóng lúa lăn tăn gợn nhẹ, đuổi nhau chạy dài đến tận chân trời. Hay: “Tôi lắng nghe tiếng xôn xao của cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ tốc độ chín vàng của lúa. Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh, còn bây giờ nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đó. Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên. Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh đồng bập bềnh, bập bềnh”. Hay một ví dụ khác tả ánh trăng khuya: Trời đã về khuya, ánh trăng dường như càng sáng hơn, vằng vặc giữa vòm cao mênh mông, lặng lẽ tỏa ánh sáng dịu dàng và tinh khiết xuống mặt đất, huyền ảo và đẹp lạ kì. - Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể những cảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế nào?)
  11. Học sinh phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu không. Để khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả. Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa hè thì có những đặc điểm gì nổi bật? Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, đầy âm thanh rộn ràng của chim chóc, rất thanh bình, dân dã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian (buổi sáng), không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa hè). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực. Ví dụ: Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo. Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người! Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được
  12. luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả và đồng thời giúp các em phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo, giao tiếp, hợp tác… c. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh. Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm. Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường sảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý... như vậy để làm bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn. Ví dụ, cùng nội dung miêu tả cây cối trong vườn: Đoạn 1: Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt. Đây là cây dừa to lớn đứng uy nghi tỏa bóng rợp nửa khoảng vườn, từng chùm quả bao quanh ngọn, nặng trĩu. Giữa vườn là những cây roi hồng. Năm nay roi cũng được mùa, quả nhiều, có những cành không còn trông thấy lá đâu… Đoạn 2: Vườn cây đang vào mùa quả chín trông thật thích mắt. Rợp bóng che nửa khoảng vườn là một cây dừa to lớn, đứng uy nghi. Những buồng dừa trông như những chùm bóng bay màu xanh lúc lỉu bám quanh ngon, nặng trĩu. Quả nào quả nấy mơn mởn và lớn nhanh như thổi. Còn giữa vườn là những cây roi hồng. Năm nay roi cũng được mùa, quả sai trĩu trịt. Có những cành roi chín đỏ mọng, uốn cong, chỉ thấy quả chi chít mà không thấy lá đâu nữa. …
  13. Cùng một nội dung miêu tả nhưng cách diễn đạt ở hai đoạn văn là khác nhau. Ở đoạn 1, mới chỉ dừng lại nội dung thông báo, giới thiệu đặc điểm của từng loại cây, không chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh nên đoạn văn không hay, không có sức hấp dẫn. Nhưng ở đoạn 2, nội dung thông báo đã được lồng trong những câu văn giàu hình ảnh với các từ láy, cách so sánh và biện pháp nhân hóa. Do đó, hình ảnh cây cối trong vườn hiện lên cụ thể hơn, đem lại thành công cho đoạn văn miêu tả. Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của thầy trò chúng tôi, nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước. Sau khi tạo hướng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt. Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Chúng tôi đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc Ví dụ: - Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình. - Không gian quê hương y như một chiếc chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu. - Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng con đựng đầy ắp nắng chiều thu. - Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè. - Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông.
  14. Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện nhiều để trở thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất. d. Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh. Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu ?... Chúng thường làm vào kể lể, liệt kê cảnh một cáh tràn lan, không trội lên được những đặc trưng của cảnh và càng không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy người giáo viên phải làm như thế nào để khắc phục khó khăn này. Trước tiên, tôi hướng học sinh phải xác định những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu tả để chia phần thân bài thành các đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả: + Chia theo trình tự thời gian: trong một năm thì theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông (tả cây cối, cảnh vật); trong một ngày thì có sáng, trưa, chiều, tối (tả cảnh vật, thời tiết); trong một quá trình thì có bắt đầu, diễn biến, kết thúc (tả cnahr sinh hoạt); khi nhỏ, lớn lên, về già (tả con người). + Chia đoạn theo trình tự không gian: từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, phía trước, phía sau… Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát cụ thể. Bao giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. Ví dụ khái quát cây hoa gạo: Cây gạo ven đê, thân cổ thụ lực lưỡng vươn trời. Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự. Ví dụ: TỪ lâu, cây đã hết những chùm hao đỏ rực như lửa với hàng đàn sáo đen, sáo đá suốt ngày cãi nhau ầm ĩ. Bây giờ ngọn cây xanh um lá, xòe ra che cho cái tổ bù xù của đôi vợ chồng chú chim khách với ríu rít một đàn con. Những quả gạo mở rộng năm cánh cứng màu nâu sẫm lặng lẽ thả hạt giống đi khắp mọi vùng. Hạt gạo treo trên đầu một cái dù rộng trắng muốt tung tăng theo gió thổi mà bay đi xa mãi, xa mãi.
  15. Trong quá trình miêu tả tả cụ thể giáo viên lưu ý cho học sinh trình tự miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau logic với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa, những câu đoạn cuối thường là những câu có ý nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên giáo viên hướng cho học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn. Cứ theo cách hướng dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều đoạn cho nhiều cảnh. e. Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn trong văn tả cảnh Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả cảnh. Giáo viên chúng tôi sẽ “mách nhỏ” cho các em học sinh những thủ thuật chuyển cảnh sau đây: - Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên cảnh ( cảnh kề gần nhau theo tầm quan sát ) VD: chỉ một lát con đường đã dẫn ra tới đầu làng. Cây đa... Giếng đình... - Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian. VD: “Bờ đê cao to vạm vỡ. Chân đê cỏ mọc thành thảm xanh tốt. Trâu bò thung thăng gặm cỏ, vểnh đôI tai nghe tiếng sáo trở về. Âm thanh ấy lúc trầm lúc bổng, hoà nhịp với tiếng chim hoạ mi lảnh lót rắc đều xuống mặt sông. Con sông quê tôi nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận … ” - Hướng chuyển cảnh theo gam màu. VD: Sáng nay ra trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng suộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những quả xoan vàng lịm. Từng chiếc lá mít vàng ối. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng... - Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian. Ví dụ: Nối âm thanh của sự vật bên bờ sông với không gian vắng của bến sông (lấy động làm nổi tĩnh); “ Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật vui tai. Trên sông giờ đây có những con thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ các miền
  16. đất lạ mang về. Tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ sông quê. Chiều dần buông, bến sông trở về vắng lặng. Những con đò nằm im đợi khách qua sông …” - Chuyển cảnh bằng cách liên tưởng theo sự quan sát qua các giác quan khác nhau: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và bằng cả cảm giác nữa. VD: Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa thơm ngọt lịm. Tiếng chim líu lo như đem hương thơm ấy bay cao, cao mãi. Tu hú kêu trong nắng chiều cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, miền ngọt còn lại. Hẹn một bến sông quê từng thuyền tráI ngọt ra vào.Sông quê tôi … Phương pháp này giáo viên cho học sinh tập viết kết hợp với học tập tư liệu để có nhiều cách chuyển cuốn hút người đọc. g. Giáo viên hướng cho học sinh luyện cách mở bài và kết bài miêu tả. - Giáo viên đưa ra một số cách mở để học sinh luyện theo: Cách mở bài hay thưòng là gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu... Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý cho học sinh đủ ý cần nêu trong mở bài. - Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc điều này phụ thuộc vào trình độ diễn đạt của học sinh, nên giáo viên hướng các em trau dồi tư liệu văn học. VD: Một kết bài: Chiều thu- quê hương ơi! Hồn tôi như hoá thành tiếng sáo trúc nâng trên môi chú bé mục đồng và hình như thu đang dạo lên khúc nhạc đồng quê; những tiếng lao sao rất nhẹ, rất êm. Chiều nay quả là một buổi chiều sâu lắng dìu dịu, nó sẽ in đậm mãi trong ký ức tuổi thơ tôi.
  17. CHƯƠNG II KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Kết quả đối với giáo viên: Qua việc phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6, tôi thấy: - Giáo viên chỉ là người định hướng, tổ chức, điều khiển các hoạt động. - Có thể đánh giá được nhiều HS với các mức độ khác nhau ở cùng một nội dung, một thời điểm. - Dễ dàng phát hiện những năng khiếu, cũng như ý thức của HS để kịp thời khen ngợi, động viên hay uốn nắn. 2.Kết quả với học sinh - Phát huy được tinh thần tự giác học tập. - Tăng cường khả năng phối hợp khi làm việc theo nhóm, tạo cho các em sự linh hoạt, chủ động trên lớp, tạo được sự thống nhất, đoàn kết khi làm việc tập thể ở các em. - Học sinh yêu thích môn học hơn, các em học hứng thú và say mê hơn. Kết quả của học sinh: * Khi chưa áp dụng phương pháp mới: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 3,8% 28,8% 55,9% 11,5% 0% * Khi áp dụng phương pháp mới: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 13,4% 59,7% 23,1% 3,8 % 0% PHẦN KẾT LUẬN Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, dặc biệt là trong dạy học phân môn Tập làm văn hiện nay vẫn là một phương pháp khó thực hiện với đại
  18. đa số giáo viên. Vì vậy khi được tiếp xúc với phương pháp dạy học mới này, tôi thực sự cảm thấy tâm đắc và muốn tìm hiểu, chia sẻ với các đồng nghiệp và các em học sinh. Vì với học sinh không có cách nào khác để thuyết phục chúng tốt hơn ngoài tri thức. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã suy nghĩ và trăn trở. Tôi biết, còn nhiều điều mà tôi chưa phát hiện ra hoặc cũng chưa được biết đến nhưng tôi tin nếu mỗi chúng ta đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề và quyết tâm làm, thực hiện thì kết quả dạy – học sẽ đem lại những thành công mới. Một số đề xuất, khuyến nghị: Từ những kinh nghiệm nhỏ bé trên của tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất sau: * Giáo viên phải thực sự kiên trì, mẫu mực trong cách dùng từ, kiên trì trong việc kiểm tra, đánh giá, sửa chỉnh các phần viết luyện kỹ năng của các em; kiên trì sưu tầm, chọn lọc tư liệu giá trị để cung cấp cho các em; đồng thời tìm cách hướng các em cách vận dụng sáng tạo những tư liệu để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mỗi học sinh. - Các em học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dồi vốn từ, ngôn từ nghệ thuật bằng cả trái tim. Phải quan sát tinh tế những cảnh vật thiên nhiên thường nhật, phải tưởng tượng phong phú và cần phải nhập tâm vào cảnh vật để có được những cảm xúc chân thực với cảnh vật thiên nhiên khi miêu tả. - Thư viện nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào “thi đua đọc tư liệu văn hay từ tủ sách nhà trường”. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ bé của riêng tôi. Rất mong sự đóng góp chỉ bảo của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy sau. Rất mong được sự đóng góp chân thành từ phía các đồng nghiệp! Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập II - Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập II
  19. - Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 6 - Các thông tin, tư liệu trên mạng internet - Tài liệu tập huấn về dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THCS môn Ngữ văn Nơi nhận: - Phòng Văn hóa và Thông tin; - Lưu VT. NGƯỜI VIẾT …………, ngày ….tháng ….năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đỗ Thu Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2