intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt" nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của một giờ ôn tập Tiếng việt trên lớp, người thầy ngoài công việc chuẩn bị chu đáo cho bài dạy, định hứơng cho học sinh ôn tập còn phải chuẩn bị cho các em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt

  1. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng việt là một bộ  môn quan trọng của môn Ngữ  văn. Nó không chỉ  cung cấp cho học sinh vốn ngôn ngữ  ­ một công cụ  giao tiếp giúp cho học  sinh nói đúng, viết đúng tiến tới nói hay và viết hay mà dạy  Tiếng việt chính  là dạy tiếng mẹ đẻ giúp cho các em hiểu rõ và yêu tiếng mẹ đẻ hơn. Thực trạng hiện nay, khả  năng vận dụng tiếng việt trong giao tiếp và  trong viết văn của học sinh còn nhiều bất cập. Cái hạn chế  lớn nhất đó là  vốn ngôn ngữ  quá nghèo nàn. Các em chưa chú ý tới đặc điểm, vai trò, tác   dụng của ngôn từ  để  vận dụng khi nói và viết dẫn đến diễn đạt lủng củng,  không thoát ý...Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn   chế của việc học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh hiện nay. Vì vậy việc dạy tiếng việt cho học sinh là một việc làm đòi hỏi người   giáo viên phải đặt lên hàng đầu, phải được quan tâm và chú ý, đặc biệt là dạy   một giờ ôn tập tiếng việt. I.2.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ­ Sự  tiến bộ  vượt bậc của thời đại đòi hỏi mỗi người, mỗi ngành nghề  những yêu cầu mới. Giáo dục là ngành tiên phong của những đổi mới đó. Để  đáp ứng đòi hỏi của thời đại, giáo dục đã không ngừng đổi mới để hoàn thành   nhiệm vụ của mình, trong đó vai trò của người thầy giữ một vị trí quan trọng.   Để  nâng cao hiệu quả, chất lượng của một giờ  ôn tập Tiếng việt trên lớp,  người thầy ngoài công việc chuẩn bị  chu đáo cho bài dạy, định hứơng cho  học sinh ôn tập còn phải chuẩn bị  cho các em ­ những người chủ  tương lai   của đất nước không chỉ  là những kiến thức về tiếng việt,kỹ năng vận dụng  từ  kiến thức vào thực tế  cuộc sống mà còn phải giáo dục các em có ý thức,   trách nhiệm với vốn từ  ngữ  phong phú của dân tộc, tự  hào và bảo vệ  trong  sáng của tiếng việt... Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  2. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 2 I.3.  THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM Năm học 2007 ­ 2008 được nhà trường phân công giảng dạy năm lớp 9,  tôi đã mạnh dạng tiến hành nghiên cứu đề tài “Làm thế nào để dạy tốt một  giờ  ôn tập Tiếng việt” đặc biệt là một giờ  ôn tập Tiếng việt lớp 9; Thực   nghiệm đó được tiến hành ngay từ đầu năm học cho đến cuối năm học ở lớp   9D5 trường THCS Mạo Khê 2. I.4.  ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chương trình Ngữ văn lớp 9 dành một thời lượng khá nhiều cho các giờ  ôn tập, tổng kết. Những giờ ôn tập đó không chỉ ôn tập các vấn đề của lớp 9   mà là những kiến thức cơ  bản của cả  cấp học. Số  tiết ôn tập, tổng kết và  kiểm tra gần bằng số tiết học bài mới. Vì vậy nếu chúng ta dành thời gian để  nghiên cứu, tổ chức, định hướng tốt cho một giờ ôn tập Tiếng việt thì sẽ giúp  cho học sinh nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản của toàn  cấp học. Từ  đó mà các em sẽ  có được vốn kiến thức chắc chắn vận dụng   được kiến thức đó vào thực tế  cuộc sống một cách dễ  dàng, hiệu quả  của  môn học Ngữ văn sẽ được nâng cao... II. PHẦN NỘI DUNG II.1.  CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Để dạy tốt một giờ Tiếng việt, đặc biệt là một giờ  ôn tập Tiếng việt   lớp 9, người thầy phải biết phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Hay nói  một cách cụ thể “Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học”. Đây là  một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy một giờ  ôn tập, giúp học sinh tìm   hiểu, phân tích để nhận dạng các đơn vị kiến thức. Từ đó định hướng cho các  em hệ thống lại kiến thức một cách hợp lý, vận dụng kiến thức việc tạo lập   văn bản và kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày... II.2.  CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  3. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 3 II.2.1. Tiến hành điều tra cơ bản học sinh II.2.2. Phương pháp tiến hành II.2.2.1. Nắm vững yêu cầu giảng dạy của chương trình II.2.2.2. Nắm vững yêu cầu của một giờ ôn tập Tiếng việt II.2.2.3.  Các bước tiến hành  II.2.2.4. Vận dụng vào một giờ ôn tập cụ thể... II.2.3. Kết quả ­ kinh nghiệm nghiên cứu II.3.  CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU      II.3.1. Điều tra cơ bản học sinh: ­ Năm học 2007 ­ 2008 tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp   9D5 (Đây là lớp học 1 buổi/ngày). Ngay từ  đầu năm, kết hợp giảng dạy với   khảo sát chất lượng ban đầu, kết quả phân môn Tiếng việt như sau: Số   học  Điểm Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu ­ Kém sinh 9D5 32 2 8 12 10 Qua phân tích kết quả tôi nhận thấy: Khả năng vận dụng kiến thức vào  làm bài tập học sinh rất lúng túng. Kỹ năng diễn đạt trình bày còn nhiều hạn  chế. Trên cơ sở kết quả bài kiểm tra tôi phân loại học sinh như sau: a. Yếu do học sinh không nắm được bản chất của các khái niệm đơn vị  kiến thức, hoặc nắm khái niệm còn lờ mờ, hời hợt... b. Yếu do học sinh không nhận biết được giữa ranh giới tác dụng của  các loại câu và những chức năng cụ thể của chúng nên việc so sánh kiến thức còn hạn   chế... c. Yếu do kĩ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập còn chậm, rất lúng   túng... Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  4. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 4 => Từ  thực tế  nói trên, tôi suy nghĩ: Ngoài việc nâng cao chất lượng  giảng dạy Tiếng Việt trong 1 giờ lý thuyết xây dựng khái niệm mới hoặc 1   giờ  luyện tập thì việc phấn đấu để  dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng việt là rất   cần thiết, đặc biệt là giờ ôn tập Tiếng việt của học sinh lớp 9 ­ Lớp cuối cấp   để  chuẩn bị  vốn kiến thức chắc chắn cho việc dự  thi vào Trung học phổ  thông...Vì vậy, tôi có một vài suy nghĩ về  cách dạy bài: Ôn tập Tiếng Việt cho  học sinh với một số việc làm cụ thể:  II.3.2. Biện pháp tiến hành          II.3.2.1. Nắm vững yêu cầu giảng dạy của chương trình     ­ Bên cạnh việc nắm vững chương trình bộ  môn, tôi hình thành cho  mình một cái   nhìn khái quát về  phân môn Tiếng Việt của từng mảng kiến   thức, của từng phần,  tập Tiếng từng kỳ, để  từ  đó định hướng kiến thức ôn  tập.         II.3.2.2. Nắm vững yêu cầu của một giờ ôn tập Tiếng Việt     ­ Dạy bài ônViệt, chúng ta không sa vào lý thuyết, mục đích là thực   hành  ứng dụng để  mang lại hiệu quả  thiết thực, luôn gắn với các văn bản,  trở  thành công cụ  để  làm rõ cho việc đọc văn và làm văn theo tinh thần tích  hợp, ưu tiên cho bài tập rèn luyện kỹ năng. Từ yêu cầu trên đòi hỏi giờ ôn tập  Tiếng Việt cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn hệ  thống bài tập cho cuối học kỳ  (hoặc cuối năm) phải đủ  để thực hiện các yêu cầu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư  duy...dưới nhiều hình thức (trắc nghiệm, điền vào dấu..., bài tập nhận biết  bài tập sáng tạo...).Nhằm củng cố  kiến thức đã học cho học sinh, nâng cao   phương pháp, rèn kỹ năng nói ­ viết, bồi dưỡng các năng lực khác: Xây dựng   đoạn văn, bài văn, nói hay, viết thạo...Huy động được sự lưạ chọn chính xác,  Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  5. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 5 tìm được phương pháp tối ưu, phát huy khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng   sáng tạo của học sinh. Bước 2:  Xây dựng nhóm bài tập cho mức độ  khác của từng đơn vị  kiến thức,   bài học dựa trên cơ  sở  những bài tập đã có trong SGK, SBT để  vừa dẫn dắt  học sinh, vừa rà soát lại, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng...Nhóm bài tập  này được giáo viên thể hiện qua bảng phụ, phiếu học tập, sơ đồ, lược đồ. Bước 3: Giúp học sinh phát hiện, tìm tòi lời giải cho các bài tập đó, chỉ  ra được  những kiến thức, những kĩ năng, phương pháp giải hệ  thống bài tập. Tất cả  học sinh được chủ động suy nghĩ nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn, đặc  biệt là học sinh phát huy được năng lực sáng tạo trong giờ học. Bước 4:  Rút ra những mục đích của từng dạng bài tập, định hướng cho học sinh   xâu chuỗi các kiến thức đã học, tập luyện được những kĩ năng cần thiết...  Như vậy giáo viên đã thiết kế được một hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh   nắm vững kiến thức, có kĩ năng giải bài tập Tiếng Việt, tự khám phá, tự trình  bày theo cách hiểu đúng của mình. Trong giờ ôn tập Tiếng Việt, dựa trên những cơ sở, những yêu cầu trên   chúng tôi đã định hướng được kiến thức theo từng mảng, từng phần trong giờ  ôn tập. Phân môn Tiếng Việt ở các khối lớp 6, 7, 8 đã được tiến hành ôn tập  theo trình tự của tiết học là: Đi từ hệ thống bài tập như lập bảng biểu đồ đến   củng cố lý thuyết cho từng phần. Hệ thống bài tập được sắp xếp từ đơn giản  đến phức tạp, từ bài tập củng cố đến bài tập rèn luyện kĩ năng, phát triển óc  tư duy sáng tạo của học sinh.   II.3.2.3. Vận dụng cụ thể Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  6. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 6 ­ Đối với một tiết ôn tập Tiếng Việt của lớp 9 cũng dùng lược đồ,  bảng so sánh như hình thức ôn tập phong phú hơn. Vì lớp 9 là lớp cuối cùng   của cấp học, thời lượng kiến thức tăng do đó hệ thống  bài tập cũng đa dạng   phong phú đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, có nhiều câu hỏi, bài tập   vận dụng kiến thức kĩ năng cả  ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn)  ở mức độ cao hơn. Từ trước đến nay, dạy bài ôn tập Tiếng Việt thường có hai cách: Cách   1: Là đi từ lý thuyết đến giải hệ thống bài tập; Cách 2: Là đi từ hệ thống bài  tập đến củng cố  lý thuyết vì vậy nhiều giáo viên dạy bài ôn tập theo quy  trình trong SGK tức là đi từ  lý thuyết đến bài tập củng cố. Qua nghiên cứu  nội dung bài ôn tập chúng tôi nhận thấy việc thực hiện phương pháp dạy bài   ôn tập cho học sinh đi từ hệ thống bài tập để củng cố kiến thức là hợp lý hơn   và thu được hiệu quả hơn. ­ Nhưng tiến hành dạy bài này như thế nào? Phương pháp cụ thể ra sao   tuỳ  thuộc vào khả  năng của từng người. Mục đích cuối cùng giáo viên phải   đạt được là: Củng cố  khắc sâu kiến thức bài học cũ, chuẩn bị  tâm thế  cho  học sinh làm bài kiểm tra và thi học kỳ đạt kết quả. Từ thực tế dạy các tiết  ôn tập Tiếng Việt của các khối 6, 7, 8 trong các năm qua, tôi đã đúc rút được   kinh nghiệm dạy bài ôn tập của lớp 9 học kỳ I. Qua nghiên cứu mục tiêu bài  dạy, kiến thức ôn tập trong SGK, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp  trong những năm qua và đã thực hiện theo đúng yêu cầu của giờ ôn tập. Qua   đó tôi có thể rút được một số kinh nghiệm cho giờ dạy như sau: * Để  dạy tốt bài tập này giáo viên phải xác định được mục tiêu, yêu  cầu cơ  bản của bài dạy là gì? (Giúp học sinh hệ thống hoá một số  nội dung  kiến thức đã học, rèn cho học sinh các kĩ năng tổng hợp về  sử  dụng Tiếng   Việt trong nói, viết, tích hợp các kiến thức của cả  3 phân môn Văn, Tiếng  Việt, Tập làm văn. Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  7. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 7 * Để  đạt được những mục tiêu trên giáo viên cần hướng dẫn cho học  sinh chuẩn bị bài cho tiế học cụ thể: ­ Giáo viên: Phải có một hệ  thống các câu hỏi, bài tập để  hướng dẫn  cho học sinh và các bảng, lược đồ, bảng phụ...(Tức là giáo viên phải chuẩn bị  tốt các đồ dùng dạy học) ­ Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại các kiến thức đã học; nghiên cứu kĩ   hệ thống câu  hỏi, bài tập trong SGK, đọc kĩ các văn bản liên quan đến bài ôn  tập. * Cách tổ chức và phương pháp dạy học Giáo viên: Xác định hình thức ôn tập: Đi từ  hệ  thống bài tập rút ra lý  thuyết đã học từ đó tiếp tục hướng dẫn cho học sinh vận dụng củng cố kiến thức vừa ôn. PHẦN I: Nhìn tổng quát chương trình Tiếng Việt ở học kỳ I => Giáo viên đưa ra gợi dẫn 1: Chương trình Tiếng Việt ở học kỳ I đã  đem lại cho em những hiểu biết gì về Tiếng Việt. => Yêu cầu học sinh trả  lời được: Trong học kỳ  I chúng ta đã học  những kiến thức sau đây về Tiếng Việt. 1. Các phương châm hội thoại 2. Xưng hô trong hội thoại 3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 4. Thuật ngữ 5. Sự phát triển của từ vựng. 6. Trau dồi vốn từ 7. Tổng kết từ vựng 8. Phương ngữ (chương trình địa phương). Tuy nhiên bài ôn tập này chỉ ôn tập lại những kiến thức và kĩ năng mới   được học trong học kỳ I và chưa được ôn trong bài tổng kết từ vựng. Các phương châm hội  thoại Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  8. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 8 Phương châm  Phương châm  Phương châm  Phương châm  Phương châm  về lượng Về chất Quan hệ Cách thức lịch sự + Từ đó học sinh rút ra kết luận: a. Khi giao tiếp cần tuân thủ các phương châm sau: * Nói phải có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của   một cuộc giao tiếp không thừa, không thiếu (phương châm về phần lượng). * Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng  chứng xác thực (phương châm về chất). * Cần nói đúng về đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm về quan hệ). * Cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự). + Giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Để tuân thủ các phương châm hội  thoại, người nói phải làm gì? (phải nắm chắc được các đặc điểm của tình  huống giao tiếp: Mục đích, không gian, thời gian giao tiếp và trạng thái tâm  lý, sức khoẻ, công việc, vốn hiểu biết, văn hoá của người nghe). * Phương châm hội thoại có phải là những căn cứ chung bắt buộc trong   mọi tình huống giao tiếp không? Vì sao? (Phương châm hội thoại là những   yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những quy định có tính chất  bắt buộc trong mọi tình huống. Do đó, có những trường hợp trong đó có một  số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. b. Những trường hợp nào vi phạm phương châm hội thoại + Đó là do: * Ngừơi nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp * Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại quan trọng hơn. * Người nói muốn hướng người nghe hiểu câu nói theo một hàm  ẩn   nào đó Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  9. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 9 + Muốn vậy, từ hướng dẫn (1) và (2) như  trên giáo viên củng cố  kiến   thức về phương châm hội thoại, rèn cho học sinh kĩ năng cơ bản khi sử dụng   phương châm hội thoại trong giao tiếp phù hợp với tình hình giao tiếp. + Sau đó giáo viên có thể đưa ra một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm lại   kiến thức vừa ôn phần trên lấy thêm ví dụ  khác để  khắc sâu kiến thức để  chuyển tiếp sang phần thứ hai. * Hoạt động 2: Giáo viên hứơng dẫn học sinh ôn phần “Xưng hô trong  hội thoại” (Giáo viên cho học sinh ôn lại các từ  ngữ  thông dụng trong Tiếng   Việt và cách dùng của chúng). + Giáo viên nêu gợi dẫn 3: Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo   phương châm “xưng hô, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho  ví dụ minh hoạ? + Với yêu cầu trên học sinh phải chỉ  rõ: Khi xưng hô, người nói tự  xưng mình một cách khiêm nhường là “xưng khiêm” và gọi người đối thoại   một cách tôn kính gọi là “hô tôn”. Ví dụ 1: Cách xưng hô trong quan hệ xưa ­ Vua tự xưng là “quả nhân” (ngừơi kém cỏi) để thể hiện sự khiêm tốn   và gọi các nhà sư là “cao tăng” thể hiện sự tôn kính. ­ Các nhà nho tự xưng là “hàn sĩ”, “kẻ hậu sinh” và gọi người khác là “tiên sinh”. ­ Bạn bè tự xưng là “tiểu đệ” gọi người khác là “đại ca”. Ví dụ 2: Cách xưng hô ngày nay: ­ Nếu một người xưng là “chúng tôi” thì gọi người khác là “quý ông”,  “quý bà” hay “các anh”, “các chị”... => Từ  những ví dụ  trên học sinh xác định được từ  ngữ  xưng hô thời  trước và từ  ngữ  xưng hô thời nay thì từ  ngữ  xưng hô thời trước thể  hiên rõ  phương châm này hơn ngày nay. Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  10. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 10 => Như vậy, giáo viên đã cung cấp cho học sinh kiến thức về xưng hô   trong hội thoại và rèn kỹ năng nói, viết phù hợp với yêu cầu giao tiếp. => Giáo viên nêu gợi dẫn 4: Từ bài tập trên học sinh trả lời câu hỏi sau: ? Tại sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải chú ý đến sự  lựa chọn của từ  ngữ  xưng hô, em hiểu như  thế  nào là xưng hô trong hội  thoại. Với câu hỏi như  trên, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ  rõ: Trong Tiếng  việt có một hệ  thống các từ  ngữ  xưng hô rất phong phú và đa dạng. Tuỳ  thuộc vào tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe  mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp. Sự  lựa chọn từ ngữ xưng hô thể  hiện một phần văn hoá giao tiếp của xã hội. Ví dụ  3:  Trong nhiều trường hợp, mặc dù ngừơi nói bằng tuổi hoặc   thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là “em”, gọi người  nghe là “anh” hoặc “bác” ...(gọi thay con). Đó là biểu hiện của phương châm  xưng thì khiêm, hô thì tôn. Trong Tiếng việt để  xưng hô, không chỉ  dùng các đại từ  xưng hô mà   còn có thể  dùng các danh từ  thân tộc, danh từ  chỉ  chức vụ, nghề nghiệp, tên  riêng..Vì thế cần lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp với tình huống giao  tíêp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa ngừơi nói với ngừơi nghe (thân hay  sơ, khinh hay trọng). *   Hoạt động 3  : Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn “Cách diễn trực  tiếp và cách diễn gián tiếp” => Giáo viên đưa ra gợi dẫn: Hướng dẫn cho học sinh đọc đoạn trích   trong SGK trang 191 và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  11. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 11 ? Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián  tiếp. Phân tích những thay đổi về  từ  ngữ  trong lời dẫn gián tiếp so với lời  thoại. => Với yêu cầu trên, học sinh cần chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời  dẫn gián tiếp sau đó lập bảng so sánh (những từ ngữ xưng hô đáng chú ý) Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (ngôi thứ nhất) Nhà vua (ngôi thứ 3) Chúa công (ngôi thứ hai) Vua Quang Trung (ngôi thứ 3) Từ chỉ địa điểm Đây Tỉnh lược Từ chỉ thời gian Bấy giờ Bấy giờ => Cần lưu ý: Khi chuyển lời thoại thành lời nói gián tiếp, ngoài yêu  cầu trên cần chú ý phải bỏ  gạch đầu dòng, nối các câu với nhau và thêm từ  ngữ khác (rằng, là). Tuy nhiên nội dung lời thoại cần đảm bảo. => Như vậy từ lời dẫn trên giáo viên gợi dẫn cho học sinh: Em hãy cho   biết thế  nào là lời dẫn gián tiếp và thế  nào là cách dẫn gián tiếp? Cách  chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp như thế nào? (ngược lại), so sánh sự  khác nhau của các cách chuyển đó. => Sau khi học sinh trả lời xong cần cho các em lấy thêm ví dụ để minh  hoạ hoặc giáo viên đưa bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức đã ôn. => Từ  yêu cầu 3 giáo viên đã giúp học sinh ôn lại, củng cố  lại kiến  thức, rèn luyện kĩ năng, chuyển lời trực tiếp thành gián tiếp (ngược lại) và kĩ  năng chuyển lời thoại thành lời dẫn gián tiếp, học sinh phân biệt được các  cách dẫn trên và biết vận dụng khi nói, viết (nhất là khi viết Tập làm văn). III. PHẦN KẾT LUẬN ­ ĐỀ NGHỊ1 III.1.  KẾT LUẬN Với sự lựa chọn phương pháp ôn tập như  trên: Đi từ  hệ  thống bài tập   để rút ra lý thuyết và dùng bài tập để  khắc sâu kíên thức từng phần (như đã  nêu). Qua giờ ôn tập, chúng tôi đã củng cố  cho học sinh kiến thức trọng tâm   Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  12. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 12 trong học kì I về: Các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn  gián tiếp. Rèn cho học sinh các kĩ năng: Nói, viết đúng mục đích giao tiếp,   học sinh đã biết vận dụng trong giao tiếp, trong thực hành tạo lập văn bản. Việc xây dựng hệ thống bài tập như  trên để  củng cố  lý thuyết đã học  giúp cho chúng tôi giải quyết được mục tiêu giờ ôn tập Tiếng Việt, phát huy  được tính tích cực cho mọi đối tượng, rèn được các kỹ  năng nói thông, viết  thạo Tiếng Việt cho học sinh. Kết quả bài kiểm tra cuối năm đã thể  hiện rõ   điều đó: So sánh với kết quả đầu năm. Số  Khảo sát đầu năm Kết quả kiểm tra cuối năm Giỏi  Khá TB Yếu   ­  Giỏi  Khá TB Yếu­ Kém Lớp học  Kém sinh 9D5 32 2 8 12 10 10 15 6 1 III.2. KIẾN NGHỊ ­ Phải đầu tư thời gian cho một giờ ôn tập ­ Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm cho giờ ôn tập Tiếng  Việt càng tốt hơn. ­ Một số giờ ôn tập nên sử dụng giáo án điện tử để tránh sự kềnh càng   khi chuẩn bị hệ thống bảng, biểu, lược đồ... ­ Sách tham khảo phục vụ ôn tập còn thiếu...            Mạo Khê, ngày 10 tháng 5 năm   2008 NGƯỜI VIẾT Trần Thị Thuỷ TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  13. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 13 ­ Sách giáo viên Ngữ văn lớp 9 Tập 1, 2. ­ Nghiên cứu tài liệu Tiếng Việt THCS của Nguyễn Minh Thuyết. ­ Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng thay sách Ngữ văn THCS các lớp 6,   7, 8, 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ­  Tài liệu đổi mới phương pháp dạy Văn ­ Tiếng việt THCS  ­ Vụ  Trung học phổ thông ­ Hà Nội 1999. ­ Áp dụng dạy và học tích cực trong bộ  môn Tiếng Việt ­ NXB Đại  học Sư phạm Hà Nội 2003. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1       I.1   Lý   do   chọn   đề  tài.................................................................................1       I.2   Mục   đích   nghiên  cứu ..........................................................................1       I.3   Thời   gian   địa  điểm..............................................................................1       I.4   Đóng   góp   mới   về   mặt   lí   luận,   về   mặt   thực  tiễn...................................2 II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................2       II.1   Chương   1:   Tổng  quan........................................................................2       II.2   Chương   2:   Nội   dung   vấn   đề   nghiên  cứu............................................2       II.3   Chương   3:   Phương   pháp   nghiên   cứu,   kết   quả   nghiên   cứu..................3 Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
  14. Để dạy tốt một giờ ôn tập Tiếng Việt 14 III. PHẦN KẾT LUẬN ­ KIẾN NGHỊ.........................................................................12 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................14 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II PHÒNG GD &  ĐT HUYỆN  ĐÔNG TRIỀU Trần Thị Thuỷ– Trường THCS Mạo Khê II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2