intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh" được thực hiện với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hoá các quan điểm khác nhau về vẽ đề tài và phương pháp dạy vẽ tranh đề tài ở trường THCS. Qua đó xác định một phương pháp tốt để định hướng cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh

  1.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh                          I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1/  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.          Mỹ thuật gắn liền với cuộc sống con người. Dạy mỹ thuật trong nhà  trường THCS là một yêu cầu rất quan trọng trong chương trình đào tạo. Mỹ  thuật   cùng các môn học khác góp phần hoàn thiện nhân cách con người.           Vẽ tranh ở THCS là một phân môn trong bộ môn mỹ thuật, có tính tổng   hợp nhiều môn học như: Vẽ theo mẫu, mầu sắc, phương pháp sắp xếp hình  mảng, đậm nhạt… nhằm ghi lại, tạo lên hình  ảnh của một phong cảnh sinh  hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống.         Các em học sinh THCS đã có tư  duy hơn học sinh Tiểu học, mẫu giáo,   các em đã biết quan sát xung quanh và thể hiện được tranh vẽ theo đề tài cho  trước. Đặc biệt lứa tuổi các em rất thích học hỏi và có  ấn tượng mạnh với   một phong cảnh đẹp,với những cảnh sinh hoạt gần gũi với các em là: Học  tập, gia đình, vui chơi, lao động với những người thân bên cạnh các em.          Vẽ tranh đề tài trong trường THCS giúp học sinh thể hiện được những   nhận thức cái đẹp của thế giới khách quan trên tranh vẽ bằng đường nét, mầu   sắc và cảm xúc của bản thân. Qua đó hình thành ở  các em thị  hiếu thẩm mỹ  và cảm quan thẩm mỹ.          Thực tế trong trường THCS, học sinh vẽ tranh đề tài có nhiều cách khác   nhau. Trong đó nổi bật là hai cách: Vẽ  theo cảm nhận của bản thân có sáng   tạo và vẽ  bắt trước người lớn, tranh truyện. Trong khi đó một số  giáo viên   hiểu chưa sâu sắc về cách nhìn nhận đanh giá tranh của học sinh.          Do những đặc điểm trên, tôi mạnh dạn đưa ra môti vài ý kiến để  học  sinh THCS vẽ tranh đề tài được tốt hơn.   I.2/ TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 1
  2.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh         Đề tài viết ra khi áp dụng vào giảng dạy sẽ giải quyết được những vấn   đề sau:          Định hướng cho học sinh vẽ tranh theo suy nghĩ, cảm nhận của bản thân   và có sáng tạo.           Xoá bỏ tình trạng học sinh vẽ tranh theo kiểu bắt chước giáo viên hay   một tranh nào đó trong sách, báo, truyện tranh …           Định hướng cho một số giáo viên có cách nhìn nhận đánh giá tranh của  học sinh một cách sâu sắc và đúng đăn hơn. I.3/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.           Tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hoá các quan điểm khác nhau về vẽ đề  tài và phương pháp dạy vẽ tranh đề tài ở trường THCS.           Qua đó xác định một phương pháp tốt để định hướng cho học sinh I.4/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 4.1/ Đối tượng nghiên cứu.          Là học sinh trường THCS Mạo Khê II 4.2/ Phạm vi nghiên cứu.         Phạm vi luận văn nghiên cứu về đặc điểm tranh vẽ theo đề tài ở trường   THCS và phương pháp dạy vẽ theo đề tài. 4.3/ Thời gian nghiên cứu          Trong nhiều năm. I.5/ ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN THỰC TIỄN. */ Về mặt lý luận.           Mục đích của nền giáo dục của chúng ta là đào tạo những con người   phát triển toàn diện ( đức, trí, thể, mĩ). Hài hoà cân đối giữa các mặt. Nếu   thiếu một trong các mắt đó thì việc đào tạo sẽ mất cân đối.          Thực hiện giáo dục thẩm mỹ  phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều   môn học, trong đó mĩ thuật giữ  một vị  trí quan trọng là môn cơ  sở  của mỹ  dục. Môn mỹ thuật chỉ ra những quan điểm những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì  Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 2
  3.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh vậy đã từ  lâu môn mỹ  thuật là một môn học chính thức trong chương trình   giảng dạy trong nhà trường phổ  thông nó gắn bó chặt chẽ  với các môn học   khác để tạo ra và nâng cao chất lượng.          Vẽ tranh là một trong những phân môn trong chương trình mỹ  thuật  ở  trường THCS. Vẽ  tranh cùng các phân môn khác đều nhằm mục đích phát  triển khả năng sáng tạo của học sinh.  */ Về mặt thực tiễn.          Hiện nay môn mỹ thuật đã được dạy đồng đều, nhất quán ở tất cả các  trường THCS. Có điều do quan niệm chưa đúng của một số  gia đình, nhà  trường, xã hội, còn cho là môn học phụ  nên dẫn đến việc giảng dạy chưa   đồng bộ, chưa quan tâm đến bộ môn.          Muốn cho môn Mỹ thuật đạt hiệu quả cao thì vẽ tranh là phân môn phải  được đưa lên hàng đầu, vì đây là môn học gây nhiều hứng thú cho học sinh   nhất.          Mục đích của vẽ  tranh là nhằm rèn luyện và phát triển  ở  học sinh trí  nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo giúp các em thể hiện được những nhận thức về  cái đẹp của thế  giới khách quan, trên tranh vẽ  bằng đường nét, màu sắc và  cảm xúc của bản thân. Qua đó hình thành ở các em thị hiếu thẩm mỹ và tình  cảm thẩm mỹ, các em sẽ  yêu cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc  sống.  Ở  mỗi lứa tuổi học sinh có nhận thức khác nhau nên trong nhiều năm  học qua tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy học sinh cách vẽ tranh đạt   kết quả cao và luôn gây hứng thú cho các em trong các giờ học. II. PHẦN NỘI DUNG. II.1/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ  II.1.1/ SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG  NƠI TÁC GIẢ VIẾT ĐỀ TÀI. */ Thuận lợi: Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 3
  4.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh         Trường THCS Mạo Khê II nằm ở trung tâm thị  trấn Mạo Khê, một thị  trấn lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh.  Nhà trường đã mua sắm thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Nhà trường đã có phòng học bộ môn riêng.        +/ Đối với HS : có điều kiện thuận lợi tiếp cận các thông tin văn hoá,   phần lớn HS là con em công nhân viên chức nhà nước, phụ  huynh học sinh có  nhiều sự quan tâm tới việc học tập của con em họ.       +/ Đối với GV: Đã được dự các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giảng  dạy do Sở, Phòng Giáo dục­ Đào tạo tổ chức. Đặc biệt GV đã được tham dự  lớp bồi dưỡng tin học do phòng giáo dục tổ chức. * Khó khăn: +/ Đối với trường: Tuy đã được trang bị máy chiếu, máy vi tính nhưng còn ch­ ưa đủ cho các phòng học. +/ Đối với giáo viên:  Trình độ tin học còn chưa cao. +/ Với học sinh:  + Phần lớn học sinh còn coi đây là môn phụ trong các môn học nên việc  đầu tư  thời gian cho việc học môn này còn ít. Các em thích vẽ  nhưng lại  không muốn vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên mà thích chép lại một tranh   nào đó trong sách giáo khoa. Nên bài vẽ  nhìn tưởng đẹp nhưng lại khô cứng  không đẹp vì nó không có hồn. Mặt khác khả năng tiếp thu của  HS còn chưa đồng đều trong một lớp  học, một số em còn lười học và không có đồ dùng đầy đủ, do vậy ảnh hưởng  lớn đến chất lượng bộ môn.   + Việc đầu tư của phụ huynh học sinh cho việc học của con em mình  về bộ môn Mỹ thuật còn ít. II1.2/ MỘT SỐ THÀNH TỰU,( KẾT QUẢ ) ĐẠT ĐƯỢC. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 4
  5.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh         Mục đích của môn Mỹ  thuật  ở trường phổ thông  chủ  yếu là giáo dục  thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ  đẹp của thiên nhiên xung quanh và của các tác phẩm Mỹ  thuật, qua đó vận   dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt và học tập hằng ngày. Trong  thời gian giảng dạy Mỹ thuật tại trường THCS Mạo Khê II tôi nhận thấy: Đa  số các em học sinh rất yêu thích môn học và khi học đã biết vận dụng những   hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt và học tập hằng ngày như: Các lớp đã tự  biết sắp xếp trang trí phòng học của lớp mình một cách khoa học và đẹp. Các   em có năng khiếu đa tham gia các cuộc thi vẽ tranh của trường tổ chức và đạt   kết qủa tốt. Các em đã có tranh tham gia chương trình phát thanh măng non do   Hội liên hiệp Phụ  nữ  Tỉnh Quảng Ninh tổ  chức. Đặc biệt các em thường  xuyên tham gia vẽ tranh tuyên truyền về các tệ nạn xã hội. Kết quả cuối năm  của bộ môn thường đạt từ 70% ­ 75% Khá và Giỏi, không có học sinh có học  lực  Kém trong môn học này.  II1.3/ MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. */Tồn tại: Học sinh vẫn có thói quen vẽ  tranh theo kiểu bắt chước một tranh  ở  đâu đó của người lớn hay hình minh hoạ của một tác phẩm văn học Khi vẽ tranh thường không chú trọng đến bố cục. Vẫn còn thói quen dùng thước  trong khi vẽ tranh.  Hình ảnh còn nghèo nàn đơn điệu. Mầu sắc còn thiếu đậm. */ Nguyên nhân: Do còn thiếu giáo viên dạy mĩ thuật nên một số lớp còn tình trạng giáo  viên không có chuyên môn tham gia giảnh dạy mĩ thuật, nên cứ đến giờ  vẽ là cho học sinh vẽ theo sách và dùng thước kẻ vẽ  tranh… dẫn đến  học sinh có thói quen chép tranh, dùng thước kẻ ngôi nhà đường đi… Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 5
  6.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh Học sinh không được học bài bản nên không biết cách tìm bố  cục cho   tranh vẽ. Không được luyện nhiều, ký hoạ  nhiều dẫn đến hình  ảnh trong tranh  còn nghèo nàn đơn điệu. Mầu sắc thì đa số học sinh chỉ thích dùng nhiều mầu để tô lên tranh mà  không chú trọng đến không gian, ánh sáng, nên tranh vẽ nhiều mầu mà  vẫn thiếu đậm. II.1.4/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA:      ­ Đặc điểm tranh vẽ của học sinh THCS      ­ Tranh vẽ ở lứa tuổi THCS.      ­ Sự khác biệt giữ tranh vẽ của hoạ sĩ và tranh vẽ của học sinh.     ­  Sự tác động của giáo viên dạy mĩ thuật đối với học sinh,      ­ Sử dụng tranh thị phạm như nào cho có hiệu quả.      ­ Áp dụng CNTT vào giảng dạy ở phần nào cho phù hợp và có hiệu quả.      ­ Sử dụng những phương pháp nào để  phù hợp với phân môn vẽ tranh và  sử                         dụng như nào để học sinh tiếp thu bài tốt nhất. II.2/ ÁP DỤNG TRONG GIẢNG DẠY. II.2.1/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:         Trẻ em rất thích vẽ, vẽ là nhu cầu của trẻ. Hội hoạ đối với trẻ em nói   chung và đối với học sinh THCS nói nói riêng, là cả  một thế  giới muôn hình  mầu sắc với những nét ngây thơ sinh động. a. Tranh vẽ ở lứa tuổi học sinh THCS.             Ở lứa tuổi này tư duy của học sinh có tính trưu tượng lô gích, tư  duy   trừu tượng tranh vẽ của học sinh dần dần sát với thực tế và tính liệt kê, tính  ước lệ trong tranh của các em cũng dần mất đi ở lứa tuổi tiếp theo.           Màu sắc đã biết pha trộn với nhau và dùng nhiều màu hơn. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 6
  7.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh          Bố cục tranh đã biết sắp xếp các ý đồ hơn ở lứa tuổi học sinh Tiểu học.   Hình vẽ  đã biết so sánh hình trong tranh và hình  ở  ngoài thực tế. Tuy nhiên  vẫn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. b. Sự khác biệt giữa tranh vẽ của hoạ sĩ và tranh vẽ theo đề tài của học   sinh THCS Tranh vẽ  của hoạ  sĩ là sự  sắp xếp logic, là ý thức. Với hoạ  sĩ khi vẽ  tranh về một đề tài gì thì phải thâm nhập vào cuộc sống đó, phải kí hoạ hoặc  quan sát nhiều lần, làm nhiều phác thảo. Có nghĩa là phải đi lấy tài liệu từ  thực tế rồi mới cho ra đời một bức tranh. Còn với học sinh, chúng vẽ  theo sự  cảm nhận của chính mình, chúng  nhìn nhận mọi sự vật xung quanh rất đơn giản, chúng chỉ  quan sát hình thức   bề  ngoài, chứ  ít để  ý đến nội dung bên trong. Đây cũng chính là tư  duy của   học sinh THCS c. Thực tế của học sinh THCS  với tranh vẽ theo đề tài. Học sinh THCS rất thích vẽ  tranh theo đề  tài, vì trong tranh thể  hiện  được những xúc cảm, tình cảm của các em. Các em vẽ về tất cả cảnh vật và  con người thân quen gần gũi với các em, gắn bó cuộc sống của các em. Tôi là giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật. Đã có thời gian tôi dạy ở một  trường thuộc vùng nông thôn. Tôi nhận thấy trong tranh vẽ  theo đề  tài của   học sinh trường mình, các em vẽ chủ yếu về cảnh nông thôn: Có cây đa, bến   nước, sân đình, đống rơm, cây chuối...rất gần gũi với các em, các em vẽ  về  cảnh quê hương có bố mẹ, có những người nông dân lao động trên cánh đồng  quê hương mình. Ví dụ: Tranh vẽ  theo đề  tài: Ngày Tết và mùa xuân (Mỹ  thuật 6). Các em  thường vẽ rất nhiều người. Đó là những người các em thường gặp, các bạn   ăn mặc đẹp đi chơi xuân, bố  mẹ, anh chị  em đi chợ  tết, đi chúc tết, đi chùa  xem và tham gia các trò chơi dân gian mà các em vẫn thường chơi hoặc xem  như: Chơi đu, đấu vật, kéo co... cảnh ở  đây là cảnh chùa triền, đình làng, có  Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 7
  8.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh những  cây   cổ   thụ   to   lớn.   Mầu   sắc   tưng   bừng  tươi   sáng,chủ   yéu   là  mầu  nguyên chất không pha trộn. Các em vẽ  như  chính các em đang chơi trong  ngày Tết đó.        Khác với trẻ em nông thôn, hiện nay tôi đang dạy ở một trường thị trấn   ( trường THCS Mạo Khê II ­ Đông Triều _ Quảng Ninh ). Trẻ em thành phố,  thị xã, các em thường vẽ về phố phường, những dãy nhà cao tầng, đường phố  tấp lập xe cộ qua lại với rất nhiều người, các em vẽ  về  nhà máy, có những   cô chú công nhân lao động. Đấy là những hình ảnh thân quen gần gũi của trẻ  em thị xã. Còn với trẻ em vùng biển thì lại vẽ nhiều biển, vẽ những ngư dân với   nước da đen sạm, chắc khoẻ. Tình cảm của quê hương, của những người thân, được các em tiếp  nhận và tạo được xúc cảm trong bản thân các em và đã được các em thể hiện  trong tranh vẽ của mình. Các em muốn biểu đạt, muốn nói về những xúc cảm   đó bằng hình vẽ, bằng màu với mọi người. Những tranh vẽ  bằng xúc cảm  thực sự  là những bức tranh đẹp, bởi trong những loại tranh đó người xem  thấy được cái không khí, tình cảm thực sự  của người vẽ. Hồ  Chủ  Tịch có  nói: "Bác nghĩ rằng nghệ thuật phải gắn với cuộc sống..." Trong thực tế  không phải tất cả  học sinh THCS vẽ  tranh theo đề  tài  bằng tình cảm thật của mình. Còn có em chưa hiểu đúng về vẽ tranh, các em   thường vẽ người phải giống người thật, cảnh phải như cảnh thật, có em còn   bắt chước người lớn, vẽ  theo như  tranh người lớn, có em lại tô lại  ảnh và  tranh truyện. Đây là một nhận thức sai của các em ­ Giáo viên cần phải phân  tích cho các em rõ hơn. Những tranh đó, người xem không thấy được không khí thật của nội   dung, mà chỉ  thấy gò cứng, trong tranh không thất được sự  sáng tạo. Tô lại   tranh truyện hoặc tranh của người khác sẽ  không tạo ra sự hứng thú, say mê  tìm tòi và thể  hiện cái mới. Hình ảnh trong tranh bị  cứng nhắc, vì các em cố  gò cho giống hình thực, cảnh thực, em đâu biết rằng: Có những cái vô duyên   Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 8
  9.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh trong hiện thực lại có duyên trong nghệ  thuật, và có cái có duyên trong hiện  thực lại vô duyên trong nghệ  thuật. Hội hoạ  lấy từ cuộc đời và trả  về  cuộc  đời ở dạng tinh khiết hơn. Màu sắc ở loại tranh này thường là gọn gàng khô cứng ít tạo được cảm  xúc đối với người xem, màu bị  lệ  thuộc vào thiên nhiên, hoặc lệ  thuộc vào  người khác. Các em tô màu cây thường là xanh, tóc đen, mây trắng, nắng  hồng... Tranh vẽ  bắt chiếc người lớn, tô lại trong tranh truyện là loại tranh  chưa đẹp, vì trong tranh không phải là những người luôn gần gũi với các em,   không có tình cảm thật sự  của các em, mà chỉ  là những hình  ảnh mượn,   những con người xa lạ  mà các em thoáng nhìn tưởng là đẹp, là tốt. Do hình  ảnh mượn nên màu sắc cũng không thể tạo được và cũng phải lệ thuộc. Như  vậy những bức tranh đó không phải không được đánh giá cao, bởi không có sự  sáng tạo. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã định nghĩa: "Nghệ thuật là hiểu  biết, khám phá, sáng tạo." Sự sáng tạo trong nghệ thuật sẽ nảy sinh những cái  mới, cái đẹp, cái rung động lòng người. d. Sự tác động của giáo viên dạy Mỹ thuật đối với học sinh. Các Mác nói "Nếu anh muốn thưởng thức nghệ  thuật thì anh phải là  người được giáo dục về  nghệ  thuật". Mác thường nói: "Một bản nhạc hay   cũng không có ý nghĩa gì với một đôi tai không xành âm nhạc". Với mỗi học sinh, đặc biệt là học sinh THCS muốn cảm nhận được cái  đẹp, biến cái đẹp thành cái của mình thì việc đầu tiên phải học về  cái đẹp.  Cái đẹp  ở  đây là cái đẹp trong cuộc sống được chắt lọc để  đưa vào tranh.   Điều đó rất cần có sự hỗ trợ của người lớn, nhà trường, đặc biệt là giáo viên  giảng dạy trực tiếp môn mỹ  thuật. Bác Hồ  dặn: "Mỗi con người đều có cái   thiện và cái ác  ở  trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt  ở  trong mỗi con   người nảy nở  như  hoa mùa xuân và phần xấu bị  mất dần đi." Như   ở  phần  trên đã nói, thực ttế học sinh THCS vẽ tranh đề  tài theo hai hướng: Tranh vẽ  Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 9
  10.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh theo cảm xúc và tranh vẽ  bắt chước người khác. Trước thực trạng đó, giáo  viên phải nắm được những yêu cầu đối với một bài vẽ tranh đề tài. Ví dụ: Với một đề tài: "Ngày Tết và mùa xuân" (Lớp 6) Yêu cầu đối với đề  tài này, học sinh chỉ  cần làm toát lên được cái  không khí của ngày Tết và Mùa Xuân chứ  không nên đòi hỏi cao quá như:   Động tác rõ ràng công việc cụ thể. Yêu cầu cao không phù hợp với lứa tuổi,   sẽ ảnh hưởng tới sự hứng thú của học sinh. Đối với một giờ học vẽ mà không gây được hứng thú cho học sinh thì  không có kết quả cao, và cũng không còn nghĩa của giờ học vẽ nữa. Tôi đã có dịp đi dự giờ vẽ theo đề tài: "Vệ sinh môi trường" (lớp 7) của  một giáo viên trường bạn. Khi hứơng dẫn học sinh cách vẽ, giáo viên vẽ mâu   lên bảng từng bước đến hoàn thành bức tranh. Khi học sinh thực hành giáo  viên không xoá bảng, bức tranh của cô vẽ trên bảng vẫn còn đó, các em cú thế  chép theo, thế  là lớp học có 48 em thì có 48 bài vẽ  tương đối giống nhau.   Cuối buổi giáo viên chấm bài, cứ ai vẽ giống cô nhất, sẽ điểm cao nhất. Tiết dạy vẽ  tranh như  vậy chưa đạt được yêu cầu, vì cô giáo đã biến  tiết dạy thành tiết học công thức, cứng nhắc, quá nặng nề căng thẳng. Với mỗi người giáo viên giảng dạy mỹ  thuật: Là thông qua bài dạy   kích thích, gợi mở  tạo điều kiện để  học sinh được tiếp xúc nhiều với nghệ  thuật và phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo trong các bài tập thực hành và  trong cách suy nghĩ, cách cảm thụ trước cái đẹp. Có như vậy thì kết quả dạy  và học sẽ  cao hơn và có nghĩa hơn. Dạy vẽ  trong trường THCS nếu có kết  quả tốt sẽ có ảnh hưởng rất lớn với môn học khác, mỹ thuật cùng với những   môn học khác phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ, nếu giáo viên không   định hướng được cho học sinh, không nhận thấy cái đẹp trong tranh thiếu nhi  thì sẽ làm thui trột sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Người giáo viên dạy môn Mỹ  thuật phải cần có quan niệm đúng với  môn của mình, có như vậy mới phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo  viên cần tìm tòi, sáng tạo những phương pháp tốt nhất để  dạy cho học sinh   Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 10
  11.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh phát huy tính tưởng tượng thị giác và khả năng tổ hợp. Giáo viên cần tạo điều  kiện để học sinh phát triển cảm giác về màu sắc, học cách chọn và dùng màu,   bố trí hợp lý sự sáng tối, từng bước dạy cho các em tạo dựng ý đồ nghệ thuật   tìm con đường và phương tiện tốt nhất để thể hiện ý đồ đó. e. Phương pháp hướng dẫn học sinh THCS vẽ tranh đề tài + Tranh thị phạm Chuẩn bị tốt cho giờ dạy cụ thể: Nắm vững yêu cầu của bài, chuẩn bị  đầy đủ  đồ  dùng dạy học. Đồ  dùng dạy học cho giờ  vẽ  cho đề  tài thường là  những bài vẽ của học sinh cũ, đồ dùng phải gần gũi, gắn bó với các em. Gọi  là tranh thị phạm. Ví dụ: Đối tượng học sinh là trẻ  em nông thôn thì hình  ảnh giáo viên   đưa ra nên dùng: Cảnh làng quê có những cây tre, đống rơm, đàn gà...và những  người nông dân lao động.và ngược lại với trẻ em thị trấn, thành phố  thì hình  ảnh GV đưa ra nên dùng là: Cảnh đường phố có nhiều nhà cao tàng, có xe cộ  đi lại tấp lập, có nhà máy,xí nghiệp … Tranh thị  phạm trong giờ  dạy mỹ  thuật có vai trò rất quan trọng đến chất lượng bài vẽ.         ­ Sử dụng tranh thị phạm có hiệu quả: ­ Giới thiệu đúng lúc, đúng chỗ ­ Phân tích rõ trọng tâm ­ Cất đồ dùng dạy học, để học sinh nhớ lại, suy nghĩ và tưởng tượng  + Các giai đoạn tiến hành      Vẽ tranh theo đề tài thường gồm hai phần lớn. ­ Phần một:          Giới thiệu nội dung bao gồm: Cung cấp kiến th ức và vạch ra cách vẽ,   hướng dẫn từ đơn giản đến phức tạp, từ khái quát đến chi tiết.          Giai đoạn này không kéo dài quá mười phút( tổng số  45 phút). Tâm lý  học sinh không thích nghe nhiều, mà thích vẽ ngay, các em thích thể hiện ngay   trí tưởng tượng của mình, không cần biết có đẹp hay không. Ơ  lứa tuổ  học  Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 11
  12.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh sinh THCS các em vẽ có sự so sánh, hình vẽ gần với thực tế nên ở giai đoạn   này các em cảm thấy khó vẽ. Do vậy giáo viên cần phải giảng giải phân tích  cho học sinh hiểu. Giáo viên cần có phương pháp thích hợp để  lôi cuốn sự  chú ý của học sinh vào nghe giảng. ­ Phần hai:         Học sinh làm bài tập. Phần này có ý nghĩa quyết định đến kết quả  bài   dạy, nó được thể hiện một cách sinh động, rõ ràng ngay trên bài vẽ  của học   sinh: Đẹp hay chưa đẹp           Khi giáo viên ra đề tài, để các em tự xác định nội dung vẽ, không nên áp   đặt, mà phải hướng học sinh tìm nội dung gần gũi gắn bó đối với các em.          Ví dụ:  Đề tài “Phong cảnh mùa hè” nghe tưởng là dễ  nhưng học sinh   rất khó sác định được nội dung để vẽ, vì vậy người giáo viên cần phải hương  học sinh đên những gì gần gũi với các em như: Hoa gì báo hiệu mùa hè đến? ( Hoa phượng). Mầu sắc mùa hè khác với các mùa khác như  thế  nào?( Mầu  sắc của mọi vật rõ ràng hơn,). Hoa gì chỉ nở vào mùa hè?( Hoa sen, hoa súng) …          Tìm bố cục: Đối với học sinh chuyên nghiệp, bố  cục là sự  sắp xếp ý  tưởng, ở giai đoạn này thời gian cũng rất nhiều, do vậy mỗi bài vẽ đề tài cần   làm 4­5 cái phác thảo để so sánh và quan trọng hơn là tập tư duy hình ảnh cụ  thể.                  Còn với học sinh THCS, cac em vẽ  theo trí tưởng tượng của mình,   không so sánh với hình  ảnh thực, với lại thời gian chỉ có 45 phút cho cả  tiết   học( từ lúc nghe giảng đến hoàn thành tiết học). Do vậy việc tìm bố cục phải  rất nhanh và hình ảnh phải gắn bó với các em.          Tìm mầu: Hoàn toàn do các em, nhưng giáo viên phải nói được cảm xúc   trong mầu sắc. Ví dụ: Vui thườg dùng mầu ấm nong, êm ả thường dùng mầu  lạnh…không nên quá lệ thuộc vào thiên nhiên. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 12
  13.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh           Thể hiện: Tạo cho các em có ý thức toàn diện, đồng bộ, tỷ  lệ  khung   trong tờ  giấy. Vì cái đẹp phải có nền, hình, mảng. Cái đẹp  ở  đây là cái đẹp  trong chỉnh thể.           Ở phần hai: Sự quan tâm, nhắc nhở, gợi ý, động viên, khuyến khích hay   bổ sung kiến thức uốn nắn những sai lệch của giáo viên đối với học sinh, có   tác động không nhỏ  đến kết quả  bài vẽ của học sinh. Nừu  ở  phần một thời   gian có hạn, giáo viên chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, vạch ra cách giải  quyết chung chung cho tất cả  học sinh, thì phần hai là phần thể  hiện biến   hoá, sáng tạo của học sinh. Bài vẽ phong phú là ở phần này. Giáo viên sẽ phải  làm việc với từng em trên từng bài vẽ, mỗi học sinh có cách nhìn, cách nghĩ,  cách cảm tưởng khác nhau về bài học. Chỉ ra cho học sinh những cái được cái  chưa được ngay trên bài vẽ chứ không được vẽ hộ cho học sinh hoặc vẽ mẫu  để học sinh chép lại. Có như  vậy mới thực là dạy của giáo viên và học sinh  lúc ấy mới thực là học. Phần này kéo dài 25 phút, Không nên phó thác cho học  sinh tự “ xoay sở” một mình. Đây cũng là đặc điểm của dạy mĩ thuật. Ở phần  này ngoài làm việc với các học sinh, Giáo viên có thể nói chuyện xung quanh   nội dung bài vẽ vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng.     Ví dụ:     1. Cô giáo có thể kể chuyện về quê hương để  khắc sâu tình cảm của các   em đối với quê hương. 2. Chiếc lá có mầu sắc khác nhau, lá non thì màu xanh non, lá già thì mầu  xanh đậm, vào cuối mùa thu  lá chuyển hẳn sang mầu vàng, mầu đỏ rồi  lá rụng, có chiếc lá thì bản chất của nó da có màu đỏ, màu tía ( lá cây   Tía Tô) … +. Các phương pháp giảng dạy:         Đối với tranh vẽ theo đề tài ở trường THCS nên dùng các phương pháp  sau: a. Phương pháp thuyết trình: Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 13
  14.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh Nên đặt ra câu hỏi trước cho cả  lớp suy nghĩ để  tìm ra cách trả  lời  (hoặc không) rồi sau đó giáo viên bổ  sung tóm tắt, nhấn mạnh để làm rõ nội  dung. b. Phương pháp gợi mở: Thường nâng cao năng lực tư  duy, khả  năng sáng   tạo của học sinh.  Những câu hỏi có tính nghi vấn: Còn có thể  vẽ  gì nữa? Hình vẽ  này đã đẹp  chưa? Màu nào dùng vào đây sẽ đẹp hơn...Kích thích độc lập suy nghĩ, lòng tự  tin vào khả  năng của mỗi học sinh. Các em sẽ  tự  tìm ra  cách vẽ, cách sửa  chữa theo ý mình, như  vậy bài vẽ   mới thật sự  là bài vẽ  của học sinh. Giáo   viên chỉ là người chỉ đường dẫn lối, học sinh phải độc lập sáng tạo dưới sự  chỉ dẫn của giáo viên. Cuối cùng bài vẽ đẹp hay không một phần rất lớn phụ thuộc vào việc   học sinh có thích vẽ  hay không. Do vậy giáo viên cần suy nghĩ dạy sao cho   vui, ngay từ phút đầu của giờ học dù là đề tài đơn giản hay phức tạp, gần gũi  hay xa lạ  cũng phải tạo cho học sinh không khí hào hứng, chờ  đón (mong  muốn được vẽ, mong muốn vẽ đẹp, có tranh đẹp). Giáo viên có thể đặt câu hỏi bằng câu chuyện nhỏ. Gây cho học sinh sự  ngạc nhiên, suy nghĩ chủ  động hướng tới bài học, và cũng là cách vào bài có   hiệu quả cao hơn cả. Mỗi môn học có đặc trưng riêng, có cách dạy riêng. Mỹ  thuật là môn  nghệ thuật, nghệ thuật tạo ra cái đẹp. Cái đẹp có cái chung, có cái riêng. Cái  đẹp là cái mới, là cái đẹp nhiều hình vẽ. Bài vẽ của học sinh phải khác nhau   về nội dung, về bố  cục (sắp xếp) về hình vẽ, về  màu sắc. Vì học sinh tiếp  thu kiến thức chung, nhưng thể hiện theo cách nhìn, cách nghĩ và quan trọng  hơn cả  là cách cảm thụ  riêng của mình. Làm cho học sinh thích vẽ, đó là bí  quyết của phương pháp dạy vẽ tranh theo đề tài ở bậc THCS. c. Phương pháp thực hành ­  luyện tập. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 14
  15.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh            Phương pháp này cũng là một phương pháp rất quan trọng trong dạy  mỹ  thuật. Bởi vì nếu chỉ  có lý thuyết mà không có thực hành thì không đạt  kết quả tốt. N.P.Xa­ Cu­ Li­ Na nhà tâm lý học Nga cho rằng: Hoạt động tạo  hình chỉ có tính chất sáng tạo khi sự cảm thụ thẩm mỹ được phát triển và trẻ  đã nắm được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để thể hiện bài vẽ. ­ Khi học sinh thực hành vẽ  giáo viên phải thường xuyên đền với từng học  sinh để hướng dẫn học sinh cáh bbố cục hình vẽ trên giấy, cách sử dụng mầu   và cách sử dụng các hình tượng với các đặc điểm nổi bật của chúnh. d. Phương pháp dạy học nhằ  phát huy tính tích cực hoạt động của học  sinh.        Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đang được thực   hiện  ở  tất cả  các môn học. Đối với việc giảng dạy mỹ  thuật cần vận dụng   phương pháp này một cách hợp lý để  phát huy được tính tích cực của học  sinh.Giáo viên là người tổ chức hoạt động và hướng dẫn học sinh  hoạt động,  có thể tổ chức giờ học bằng cắc hình thức tổ chức sau: +. Tổ chức trò chơi:          Vào đầu giờ học, để  tạo hứng thú và kích thích học sinh tích cực hoạt  động, giáo viên có thể  tổ  chức các trò chơi giúp các em có tinh thần sảng  khoái trước khi bước vào bài học mới. Ví dụ: Trong bài vẽ tranh: Cảnh đẹp đất nước (lớp 7), giáo viên cho học sinh   chơi trò chơi : Kể tên những cảnh đẹp mà em biết trên đất nước ta. Hát một   câu hát giới thiệu về cảnh đẹp đó. ­ Về  đề  tài học tập, vui chơi hay đề  tài bộ  đội … cũng có thể  sử  dụng trò   chơi như trên. Kể tên đồ dùng học tập, kể tên các trò chơi… ­ Trò chơi kết thúc trong giờ  học cũng tạo cho cac em gứng thú khi xem lại   bài vẽ của mình và của bạn. Các em sẽ  sung sướng, tự  hào khi bức trnh của   mình được bạn  ưa thích và tự  giới thiệu cho tất cả  mọi người cùng nghe  Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 15
  16.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh thông qua việc chnj tranh dần dần hình thành  ở  các   em khả  năng cảm thụ  thẩm mỹ. +. Tổ chức thảo luận nhóm:         Có thể tổ chức cho các em ngồi theo nhóm, giáo vên phát cho mỗi nhóm  một câu hỏi để thảo luận, hay tất cả các nhom cùng thảo luận một câu hỏi. Ví dụ: Vẽ  tranh đề  tài bộ  đội : Giáo viên phát mỗi nhóm tìm hiểu một câu  hỏi: Nhóm 1: Em hãy kể tên các binh chủng  bộ đội? Nhóm 2: Em hãy cho biết bộ đội hải quân làm công việc gì? Nhóm 3: Em hãy cho biết bộ đội không quân làm công việc gì? Mỗi nhóm thảo luận trong vòng 4 phút sau đps nhóm trương sẽ  phát biểu ý   kiến của nhóm mình, các nhom khác bổ sung ý kiến.  ­ Sau khi các nhom trình bày, giáo viên có thể cho học inh xem tranh ảnh hoặc   cho học sinh xem một đoạn phim giới thiệu về các binh chủng bộ đội mà học  sinh vừa thảo luận để nhăm chính xác hoá các biể tượng vè chú bộ đội. II.2.2/ BÀI DẠY MINH HOẠ. VD 1: Vẽ tranh : Đề tài cảnh đẹp quê hương (Mĩ thuật 6) a. Mục tiêu bài học Phát   huy   trí   tưởng   tượng,   bồi   dưỡng   tình   yêu   với   phong   cảnh   quê  hương, đất nước.   Vẽ  được bức tranh phong cảnh theo ý niệm có bố  cục, hình mảng,  đường nét và màu sắc phù hợ với lứa tuổi. b. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh đẹp về phong cảnh nông thôn, đường phố, đình chùa  (để so sánh) Một số tranh vẽ theo đề tài cảnh đẹp của thiếu nhi. c. Tiến  trình giờ dạy. c.1. Giới thiệu: Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 16
  17.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh Nơi   nào   cũng  có   phong  cảnh,   phong  cảnh   ở   mỗi  nơi,  mỗi  vùng   có  những đặc điểm khác nhau. (Giáo viên cho học sinh xem một số tranh  phong  cảnh nói lên điều đó). Cảnh đẹp có thể  chỉ  là một ngôi đình, chùa cổ  kính.  Cây đa bến nước sân đình, cổng làng hoặc chỉ  là một đống rơm với những  cây chuối, cây khoai nước, đường phố... Cảnh nào cũng đẹp nếu như  em yêu thích và gắn bó với nó. Hãy vẽ  những cảnh gần gũi với các em. c.2. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài Để học sinh tập trung vào cảnh đẹp do mình tưởng tượng ra, giáo viên  đặt câu hỏi: Chỗ em ở có cảnh gì? Hàng ngày đi học em thấy phong cảnh thế  nào? Em hãy kể lại những cảnh đó. Từ lời kể của học sinh, giáo viên bổ sung thêm chi tiết phù hợp, nhưng  cố gắng không trùng lặp. Với học sinh ở nông thôn, các câu hỏi và gợi ý thiên  về  đường làng, ngõ xóm với cây đa, giếng nước, cổng làng, bụi chuối, bụi   tre. Với vùng biển là thuyền bè, rặng phi lao, bãi cát vàng. Với những thành  phố  là nhà cửa, phố  xá, ôtô, xe máy...cố  găng liên hệ  tới các di tích lịch sử,   văn hoá của điạ phương. Giáo viên hỏi câu hỏi có tính gợi mở  như: Mái đình khác mái nhà như  thế  nào? Màu sắc của mái ngói, tường vôi, đống rơm, cây chuối...thế  nào?  Phần hướng dẫn giáo viên chính là người dẫn chuyện và gợi ý, học sinh chính  là người kể chuyện bằng hình vẽ. c.3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ: ­ Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình ảnh vừa với khổ giấy: Hình không  to quá, không nhỏ quá. ­ Sắp xếp những mảng lớn trước sau đó mới cụ thể ­ Giáo viên đến với từng em để hướng dẫn học sinh vẽ đẹp hơn ­ Không bắt học sinh phải theo ý cô, không vẽ hộ học sinh. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 17
  18.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh ­ Nhắc nhở học sinh: Vẽ cảnh mà em thích nhất, quen thuộc hoặc nhìn  thấy nhiều lần  ­ Giáo viên có thể đọc bài thơ "Quê hương" (Tế Hanh) Để  gợi được tình cảm yêu dấu và nảy sinh được nhiều hình  ảnh đẹp  về quê hương. ­ Học sinh vẽ hình song rồi tô màu, để học sinh tô màu, giáo viên hướng  cho học sinh biết được màu trong bài đẹp ở chỗ nào, và chưa đẹp ở chỗ  nào.   Độ dày mỏng của màu quyết định sự trong trẻo. Bài vẽ đẹp là bài vẽ của các em có gắn bó với thiên nhiên và đã được tô   màu xong. c.4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ­ Giáo viên theo dõi giúp các em tìm và sắp xếp hình. Gợi ý các em nhớ  lại cảnh đẹp của thiên nhiên, mầu sắc (ở những nơi đã đên và đang sống). ­ Trong lúc các em vẽ  bài, giáo viên quan sát nếu học sinh nào trở  lại   tranh,  ảnh giáo viên phải nhắc nhở  uốn nắn lại hình ảnh quen thuộc và đẹp   để vẽ ­ Một số hình tượng: Cây, hoa, nhà, người. Giáo viên vẽ trên bảng (sau   đó xoá đi). VD 2: Vẽ tranh đề tài: "Hoạt động trong những ngày nghỉ hè" (MT 7). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:  Học sinh hướng đến những hoạt động bổ  ích và có ý nghĩa  trong những ngày nghỉ hè 2. Kỹ năng: Vẽ được tranh về các hoạt động hè theo cảm xúc của mình. 3. Thái độ: Có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động tập thể II. Đồ dùng dạy học 1.GV: Sưu tầm tranh, ảnh của hoạ sĩ, học sinh năm trước về đề tài này, băng  hình quay một số hoạt động tập thể của học sinh, sinh viên trong kỳ nghỉ hè 2. HS: Mang đủ đồ dùng học tập, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 18
  19.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh III. Phương pháp ­ Thuyết trình, vấn đáp, minh hoạ IV. Tiến trình giờ dạy 1. Giới thiệu: Vào những kỳ nghỉ hè, các em thường được bố mẹ cho đi tắm  biển, về  quê thăm gia đình, đi công viên...hoặc được nhà trường tổ  chức cho  tham gia các hoạt động như: cắm trại, trồng cây... Em hãy vẽ tranh về những  hoạt động đó 2. Tìm và chọn nội dung ­   Để  học sinh vẽ  trong hưng phấn và vẽ  đẹp, giáo viên cho học sinh xem  băng hình chiếu một số hoạt động của học sinh trong những ngày nghỉ hè. ? Em hãy kể cho cô và các bạn nghe vào các kỳ nghỉ hè em thường làm gì? + Em đi về quê thăm gia đình + Em tham gia cắm trại cùng các bạn thiếu nhi trong khu + Em đi thả diều... ­ GV cho HS xem một số tranh vẽ về các đề  tài trên hướng các em suy nghĩ,   quan sát, nhận xét... ? Em đã được đi tắm biển chưa? Biển có những gì? + Biển có nhiều tầu du lịch, có thuyền buồm, có các đảo, có các ngọn núi, có  chim hải âu bay lượn ? Ngoài vẽ những cảnh đó em còn phải vẽ gì nữa? + Em vẽ  người: Em và bố  mẹ  đang tắm biển, xung quanh có nhiều người  khách du lịch cũng đang tắm biển + Em cùng các bạn, các thầy cô đi thăm các đảo các hang động... ? Mọi người tìm hiểu các hang động, các đảo như thế nào? Chúng ta đi them nhóm và đi đến đâu lại tập trung lại nghe cô hướng dẫn viên   du lịch giới thiệu cho nghe 3. Hướng dẫn cách vẽ Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 19
  20.                                                    Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh ­ Sau khi đã hướng dẫn HS quan sát nhận xét đề tài và nêu nội dung xong, GV   đặt câu hỏi: ? Em hãy nêu lại các bước vẽ tranh đề tài đã học + Tìm nội dung + Tìm bố cục + Vẽ hình ảnh chính, phụ + Vẽ mầu theo ý thích ­ GV gợi ý hướng dẫn HS từng bước cụ thể bàng hình minh hoạ ­ GV có thể đặt câu hỏi: Em ăn lo quá hoặc đói quá có được không? (Không).   Vẽ  cũng vậy, hình to quá hoặc nhỏ  quá trong tờ  giấy đều không được, phải   vừa phải. ­ Có nhiều cách vẽ: Vẽ  người (em, bố  mẹ, anh chị, các bạn...) trước, sau đó  vẽ thêm cảnh vật (cây cối, đường đi, biển, sông núi, thuyền buồm...) hay vẽ  cảnh vật trước sau đó vẽ hoạt động của con người. + Hình ảnh chính phải rõ, nổi, tập trung, không nên gỉai đều + Hình ảnh có chính, có phụ + Vẽ  xong hình rồi vẽ  mầu (hạn chế  tính nóng vội trong  các em). Màu sắc   tươi vui, biểu hiện được không khí hoạt động của những ngày nghỉ  hè...Để  các em tự  vẽ  màu nhưng phải hướng các em vẽ  màu có sự  chạy màu không   để dồn cục. Nét bút tự nhiên không quá tẩy bẩn. Mảng mầu phải đủ no. 4. Hướng dẫn HS vẽ bài ­ Giáo viên nhắc nhở học sinh phải tự vẽ, tự suy nghĩ, tự tưởng tượng   ra một hoạt động nào đó trong đó có em tham gia. ­ Giáo viên chú ý đến cách tìm hình, vẽ hình tượng và cách sắp xếp các  hình tượng, đồng thời giúp học sinh cách tô màu: Có đậm, có nhạt. ­ Với một số  học sinh chưa được đi chơi bao giờ  thì GV phải cho HS  xem nhiều tranh  ảnh có các hoạt động tập thể, kể  chuyện về các hoạt động  tập thể hay cá nhân để kích thích trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của học   sinh. Ngô Thị Thu Huyền ­ THCS Mạo Khê II 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2