intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực" nhằm giúp học sinh nhận thức được các đối tượng, hiện tượng diễn ra trên một không gian rộng lớn mà học sinh không có điều kiện tri giác trực tiếp và cả những đối tượng, hiện tượng không thể tri giác được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực

  1. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. - Bản đồ Địa lí là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội được tổng hợp hóa theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí và mối tương quan về các hiện tượng, cả những biến đổi của chúng theo thời gian và không gian. - Trong quá trình dạy – học Địa lí, bản đồ có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bản đồ không chỉ là phương tiện mà là nguồn cung cấp tri thức quan trọng, là ngôn ngữ thứ hai của môn Địa lí như nhà địa lí học người Nga N.Nbaranxki đã nói:“ Dạy- học Địa lí là mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”. - Bản đồ địa lí giúp HS nghiên cứu, khai thác được kiến thức địa lí thông qua các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ một cách tích cực, chủ động, hiệu quả. - Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ của học sinh THCS còn có nhiều hạn chế. Để học sinh có kĩ năng học tập với bản đồ Địa lí hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tôi đã lựa chọn sáng kiến với nội dung:“Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực” Để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống nhân văn, thì rèn luyện các kĩ năng bản đồ địa lí góp phần giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, hiệu quả cao. II. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1. Thời gian nghiên cứu. Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2020-2021. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 6: 2 lớp 6A và 6B - Phạm vi nghiên cứu trong trường THCS. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  2. 2 B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận - Bản đồ là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được khái quát hóa, theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố, mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng và cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thỏa mãn yêu cầu đã định trước đã trở thành phương tiện không thể thiếu được và phương pháp bản đồ đã trở thành phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu cũng như dạy học Địa lí. - Vai trò của bản đồ trong dạy học Địa lí: + Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố, tình trạng và những mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể và sinh động mà không một phương tiện nào có thể thay thế được; là công cụ duy nhất giúp học sinh nhận thức được các đối tượng, hiện tượng diễn ra trên một không gian rộng lớn mà học sinh không có điều kiện tri giác trực tiếp và cả những đối tượng, hiện tượng không thể tri giác được. + Về mặt kĩ năng: HS rèn được cho mình tính chủ động, sáng tạo, khả năng thuyết trình, mở rộng không gian học tập, sự hợp tác khi làm việc nhóm…. - Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh là nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học ở trường THCS nói riêng và trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung hiện nay. Cơ sở của việc dạy học không thể chỉ là sự ghi nhớ thông tin do giáo viên cung cấp cho học sinh, mà phải là sự tham gia tích cực của chính học sinh vào trong quá trình tiếp thu thông tin đó, là sự tư duy độc lập của các em, là sự hình thành dần dần năng lực độc lập trau dồi tri thức, năng lực tự học. Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là tìm ra những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đối với bộ môn Địa lí thì bản đồ, lược đồ là phương tiện quan trọng giúp các em có thể tự tìm tòi, khám phá các đối tượng địa lí, tư duy, sáng tạo, tưởng tượng trong học môn Địa lí. II. Cơ sở thực tiễn Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  3. 3 1. Thực trạng vấn đề rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong trường THCS 1.1. Về phía giáo viên: - Bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh Địa lí trong nhà trường còn ít, chưa đáp ứng được cho việc giảng dạy mặc dù thời đại công nghệ 4.0 có rất nhiều tranh ảnh, bản đồ, clip trên mạng Google maps… nhưng máy chiếu các lớp chưa có, giáo viên đôi khi chuẩn bị không đầy đủ đồ dùng dạy học nên chỉ sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong SGK. Việc rèn kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong các giờ học Địa lí còn chưa được chú trọng, chưa thường xuyên. Vì vậy kết quả dạy và học chưa mang lại hiệu quả cao. Với vai trò một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh là rất cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Để giúp cho giờ học Địa lí học sinh có thể nghe, đọc, nhìn và tư duy, liên hệ thực tế. Khi học sinh thấy kiến thức gần gũi, dễ hiểu thì sẽ khuyến khích được nhiều đối tượng học sinh tham gia bài học một cách hứng thú, chủ động và sáng tạo. 1.2. Về phía học sinh: Sau khi tìm hiểu học sinh, tôi thấy kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ của học sinh lớp 6 còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong các giờ học Địa lí, đặc biệt trong những giờ học có kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ hầu như chỉ có học sinh khá, giỏi làm việc còn lại những học sinh trung bình, yếu ngồi im, không có ý kiến gì. Trước thực trạng nhiều học sinh không biết sử dụng bản đồ trên lớp, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em thông qua bài kiểm tra đánh giá khảo sát đầu năm học 2019- 2020 ở những lớp tôi dạy, từ đó thay đổi phương pháp dạy học. Kết quả khảo sát như sau: Lớp Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 0->2,0 2,5->4,5 5->6,5 7->8,5 9->10 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  4. 4 SL % SL % SL % SL % SL % 6A,B 8/76 10 18/76 24 38/76 50 12/76 16 0/76 0 Kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh yếu kém rất cao ( 30%), tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp ( 16%), điều đó chứng tỏ một trong những lí do dẫn đến chất lượng bài kiểm tra của học sinh chưa cao là do các em chưa biết khai thác kiến thức từ bản đồ. Đây chính là nguyên nhân khiến tôi cần thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh, mà trước hết đó là việc tập trung hướng các em vào khai kiến thức từ bản đồ một cách hiệu quả. III. Giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề. 1. Mục tiêu của việc tiến hành các giải pháp - Khai thác kiến thức địa lí từ phương tiện trực quan thông qua các giờ học để rèn kĩ năng học địa lí từ bản đồ treo tường, Atlat địa lí tự nhiên Việt nam, từ mô hình sáng tạo… đã đem lại hiệu quả tích cực với học sinh như: học sinh đã hình thành cho mình được kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ để phục vụ cho quá trình học tập môn Địa lí, học sinh đã chủ động, tích cực học tập và kết quả học tập của học sinh đã được cải thiện theo hướng tích cực. 2. Các nguyên tắc sử dụng khi thực hiện các giải pháp - Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, không phải là môn học riêng nhưng nó mang tích chất đặc trưng nên trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ lồng ghép vào trong các bài dạy. - Học sinh học bài và nghiên cứu trước bài ở nhà để ghi nhớ kiến thức đã học và định hình đươc kiến thức mới trong bài học tiếp theo. Đặc biệt những bài học có bản đồ, yêu cầu học sinh tìm hiểu trước về các đối tượng thể hiện trên bản đồ nhằm nâng cao chất lượng môn học. - Bản đồ được sử dụng trong giờ học phải liên quan đến nội dung chính của bài học.Việc hình thành kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  5. 5 3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp Để các biện pháp tôi đưa ra mang lại hiệu quả thì cần có những điều kiện sau: - Có sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị dạy học như bản đồ, lược đồ, máy chiếu để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí. - Giáo viên cần có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề, có sự sáng tạo, có tri thức và có phương pháp sư phạm tốt, lời nói, tác phong chuẩn mực - Giáo viên cần thường xuyên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, vốn hiểu biết cho bản thân thông qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp, dự các tiết chuyên đề, chủ đề. Tham gia tích cực, đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn của PGD, Sở GD và ĐT tổ chức. 4. Các giải pháp cụ thể được áp dụng khi nghiên cứu Để hình thành cho học sinh THCS kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ trong dạy học Địa lí theo hướng phát triển năng lực, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Tôi đã áp dụng một số giải pháp sau: 4.1. Giải pháp 1: Tích luỹ kiến thức - GV ngoài việc giảng dạy trên lớp cần tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, tham khảo các bài dạy trên mạng, trau dồi , tích lũy cho mình kiến thức địa lí sâu, rộng, có bề dày. Sử dụng thêm phần mềm Smart school để hỗ trợ giảng dạy. - Thường xuyên nhắc nhở học sinh học bài, làm bài tập đầy đủ, thường xuyên tiếp xúc với sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ nhằm tích luỹ kiến thức Địa lí. Vì không có kiến thức cần thiết thì học sinh khó có thể nắm bắt được các sự vật, hiện tượng địa lí một cách rõ ràng chứ chưa nói đến cách đọc bản đồ, lược đồ để tìm kiến thức. - Trang bị cho HS kiến thức địa lí kinh tế tổng hợp, đặc biệt mối quan hệ biện chứng giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội để hiểu sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nào đó. Đây là những kiến thức rất cần thiết và trọng tâm giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  6. 6 \4.2. Giải pháp 2: Điều tra và tìm hiểu thực tế Thực trạng của vấn đề sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí, rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ của giáo viên và học sinh còn hạn chế, nhiều HS không biết cách đọc bản đồ, lược đồ, không có thói quen khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan mà chỉ đọc kênh chữ trong SGK để trả lời như một bản năng tự nhiên, giờ học không gây được hứng thú, chính vì vậy kết quả học tập chưa cao, chưa sâu. 4.3. Giải pháp 3: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc và vận dụng bản đồ Theo N.N. Baranxki: "Đọc bản đồ là thông qua những kí hiệu trên bản đồ mà phân tích và nhìn thấy những nét thực tế của khu vực bề mặt Trái Đất được biểu hiện trên bản đồ". Để đọc được bản đồ, học sinh phải nắm được các công việc sau: - Đọc được các kí hiệu và có biểu tượng rõ ràng về các sự vật và hiện tượng Địa lí thể hiện qua các kí hiệu đó trên bản đồ( trong bảng chú giải). Hiểu rõ bản chất của mỗi sự vật và hiện tượng Địa lí được biểu hiện trên bản đồ như: đặc trưng số lượng, chất lượng, động lực phát triển của sự vật và các hiện tượng địa lí ... - Biết so sánh, phân tích các đối tượng Địa lí biểu hiện trên bản đồ nhằm mục đích có được một biểu tượng tổng quát về các đối tượng hoặc hiện tượng có trong các lãnh thổ nói chung để tìm ra các mối quan hệ giữa chúng, tìm ra những đặc điểm và tính chất Địa lí của lãnh thổ mà bản đồ không biểu hiện trực tiếp. - Đọc bản đồ có bốn mức độ khác nhau: Ví dụ: Bài 24: Biển và đại dương, dạy phần 2.c – Các dòng biển Mức độ 1: Chỉ mới thể hiện được ở chỗ đọc được vị trí các đối tượng Địa lí, có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống các ước hiệu ghi trong bản chú giải. Tuy đơn giản nhưng muốn thể hiện được kĩ năng học sinh cũng phải biết được quy trình sau đây: - Đọc bản chú giải để biết được các kí hiệu quy ước chỉ các đối tượng cần tìm trên bản đồ, tái hiện các biểu tượng Địa lí dựa vào các kí hiệu. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  7. 7 Giáo viên sẽ cho học sinh quan sát hình 64 - Bản đồ các dòng biển trong Đại dương trên thế giới. Học sinh trả lời câu hỏi: - Có mấy loại dòng biển? Đó là những dòng biển nào? - Kể tên một số dòng biển nóng? - Kể tên một số dòng biển lạnh? Để có thể trả lời được các câu hỏi trên học sinh cần biết được kí hiệu của dòng biển nóng, dòng biển lạnh. Từ đó, nghiên cứu bản đồ để trả lời các câu hỏi. Mức độ 2: Là mức độ cao hơn, đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lí để tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ. Nói chung, ở mức này học sinh đã có thể mô tả được các đối tượng Địa lí trên bản đồ với các đặc điểm chung của chúng. Để thực hiện việc đọc bản đồ ở giai đoạn này, quy trình cần tiến hành như sau: - Nắm được mục đích của việc làm (Ví dụ: Nhận xét vị trí hướng chảy, đặc điểm của dòng biển nóng và lạnh? ) - Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét vị trí hướng chảy,đặc điểm của nó. +Dòng biển nóng chảy từ các vùng vĩ độ thấp đến các vùng vĩ độ cao. + Dòng biển lạnh chảy từ các vùng vĩ độ cao đến các vùng vĩ độ thấp. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  8. 8 Như vậy là quy trình ở mức độ 2 khác quy trình ở mức độ 1 là có thêm một bước nhận xét vị trí hướng chảy và đặc điểm của đối tượng sau khi đã tìm thấy nó trên bản đồ. Mức độ 3: Là mức độ đòi hỏi khi đọc bản đồ, học sinh còn phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức Địa lí sâu hơn để so sánh, phân tích tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ và rút ra kết luận địa lí ẩn thấy trên bản đồ. Ví dụ: Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. Để xác định được hướng chuyển động của dòng biển nóng và dòng biển lạnh trên Thế giới. Học sinh cần dựa và lược đồ hình 64- Bản đồ các dòng biển trong Đại dương trên Thế giới để xác định được hướng chảy của các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương như sau: Đại Hải Bắc bán cầu Nam bán cầu Dương lưu Tên hải lưu Vị trí Tên Vị trí hướng chảy hải lưu hướng chảy Thái Nóng Cư-rô-si-ô Từ xích đạo Đông Úc Từ xích đạo Bình chảy về 450B chảy về 400N Dương Lạnh Ca-li-fooc-ni-a 400B chảy về Pê-ru Từ phía Nam xích đạo (600N) chảy về xích đạo Đại Nóng Gơn-xtrim Bắc xích đạo Bra-xin Xích Đạo Tây chảy về 300B chảy về 400N Dương Lạnh Gron-len 300B chảy về Ben-ghê-la 600N chảy về 500B xích đạo Từ việc xác định được hướng chảy của dòng biển nóng và dòng biển lạnh trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương ở cả hai bán cầu, học sinh tìm ra đặc Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  9. 9 điểm chung của các dòng biển nóng là đều di chuyển từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, dòng biển lạnh đều di chuyển từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp. Muốn rút ra được những kết luận này, học sinh không những phải kết hợp kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí mà còn phải nắm được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ, rồi vận dụng tư duy, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, từ đó có kiến thức Địa lí mới Mức độ 4: Là mức độ cao nhất đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu và biết liên hệ các kiến thức đã học để giải thích các kiến thức liên quan đến nội dung bài học.VD: HS nêu được những “Ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng mà chúng đi qua”. HS giải thích được:Các dòng hải lưu có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu vùng ven biển mà chúng chảy qua - Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ vùng biển nơi chúng đi qua cao hơn các vùng lân cận nên nước biển ấm, lượng mưa nhiều, thủy hải sản nhiều hơn….. - Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ vùng ven biển nơi chúng đi qua thấp hơn các vùng kế cận nên thường hình thành hoang mạc. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  10. 10 Quy trình đọc bản đồ ở giai đoạn 4 này cũng giống với quy trình ở giai đoạn 3 với các bước nêu trên song cần thêm 2 bước nữa, đó là: - Tổng hợp các đối tượng Địa lí để tìm ra đặc điểm chung. - Dựa vào các kiến thức địa lí đã có trước đây, phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên bản đồ rồi rút ra kết luận mới. Những kết luận này hoàn toàn chỉ có trong tư duy học sinh mà không có trên bản đồ. Như vậy việc phân tích kĩ năng đọc bản đồ qua mức độ chỉ có tính chất làm rõ vấn đề. Thực ra trong quá trình học tập Địa lí, việc hình thành kĩ năng này liên tiếp được tiến triển từ thấp đến cao, không phân tách riêng biệt. 4.4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kĩ năng hiểu bản đồ: Thế nào là hiểu bản đồ? Học sinh hiểu bản đồ nghĩa là có kiến thức về bản đồ, biết bản đồ là cái gì, đặc trưng, tính chất của nó ra sao, nội dung chức năng của nó, mỗi một kí hiệu quy ước trên bản đồ có nghĩa gì, cần phải sử dụng bản đồ như thế nào và lợi ích nào được rút ra từ việc này. Việc dạy cho học sinh hiểu bản đồ (kiến thức bản đồ) không chỉ dừng lại ở lớp đầu cấp mà phải được tiến hành thường xuyên từ lớp dưới lên lớp trên và liên tục được khái quát hóa vào cuối mỗi bài học. Hiểu bản đồ còn bao gồm cả một số kĩ năng đầu tiên cần hình thành cho học sinh. Đó là các kĩ năng ban đầu thiên về bản đồ học như các kĩ năng: Xác định phương hướng, đo độ cao, độ dốc trên bản đồ... Dạy học sinh hiểu bản đồ (về mặt kĩ năng) theo quy trình sau: - Xác định mục đích của việc làm. - Xác định những kiến thức có liên quan cần dựa vào để tiến hành công việc (nhắc lại kiến thức đã học và nêu lý do tại sao phải dựa bào các kiến thức đó). - Cách tiến hành công việc (khi tiến hành cần chú ý những điểm gì để khỏi có sai lầm). - Quy tắc về trình tự tiến hành công việc. - Kiểm tra kết quả thực hiện. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  11. 11 Ví dụ: Dạy bài 20: Mục 2.Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất” Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đọc và khai thác kiến thức từ Hình 54: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên thế giới. - Học sinh cần xác định, đây là loại bản đồ, lược đồ nào? Tìm hiểu lược đồ với mục đích gì? - Học sinh tiến hành làm việc. + Các em cần phải xác định rõ sự phân bố lượng mưa. + Dựa trên các kí hiệu bản đồ, thang màu và phần chú thích để thấy rõ lượng mưa của từng khu vực. + Phân biệt sự khác biệt về sự phân bố lượng mưa. - Trong khi sử dụng bản đồ, đòi hỏi học sinh không chỉ đọc được các kí hiệu trên bản đồ mà học sinh phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ, kiến thức sâu hơn để so sánh, phân tích tìm ra được mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ và rút ra được kết luận Địa lí trên bản đồ. Như vậy dựa vào các kiến thức Địa lí thông qua bản đồ học sinh có thể phân tích, giải thích được các mối quan hệ giữa các đối tượng Địa lí rồi rút ra kết luận. 4.5. Giải pháp 5: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc và ghi nhớ bản đồ. 4.5.1. Cách ghi nhớ các đối tượng địa lí trên bản đồ - Đọc bảng chú giải: Phần chú giải thường được ghi ở góc bản đồ. Học sinh nhìn vào có thể ghi nhớ được các đối tượng dịa lý trên bản đồ Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  12. 12 - GV có thể sử dụng các biện pháp như: Khi nói đến địa danh, giáo viên phải vừa chỉ vừa đọc nhiều lần một lần một cách rõ ràng, hoặc viết những địa danh cần nhớ lên bảng... Để giúp học sinh ghi nhớ vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ, giáo viên khi dạy có thể dán các kí hiệu bằng giấy màu lên bản đồ, đồng thời so sánh các đối tượng trên bản đồ với những sự vật cụ thể các em thường thấy để tạo biểu tượng không gian hoặc vạch ra các mối tương quan giữa vị trí của đối tượng này với đối tượng khác... Đối với một số địa danh, giáo viên có thể giải thích hoặc nói rõ nguồn gốc của chúng để gây một ấn tượng dễ nhớ cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất. Nói về Núi Hi-ma-lai-a (Châu Á) để học sinh nhớ được đây là hệ thống núi cao và đồ sộ, có đỉnh Chomolungma cao nhất thế giới ( 8848m) giáo viên nói đây là “Nóc nhà của thế giới” Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng là muốn cho học sinh nhớ kĩ các đối tượng Địa lí trên bản đồ, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh thực hành nhiều trên bản đồ trong quá trình học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà. 4.5.2 Cách mô tả đối tượng địa lí trên bản đồ Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  13. 13 Để chuẩn bị và hỗ trợ cho học sinh đọc bản đồ, giáo viên có thể dạy học sinh cách mô tả các đối tượng Địa lí theo bản đồ. Giáo viên trước tiên có thể mô tả mẫu một dãy núi nào đó trên bản đồ, sau đó đưa ra trình tự những vấn đề cần mô tả hoặc ngược lại đưa ra trình tự trước rồi sau đó sử dụng trình tự đó để mô tả mẫu theo bản đồ. Ví dụ: Để mô tả "Núi" và thứ tự của bước làm, học sinh có thể ghi vào vở quy trình sau đây: - Dựa vào kí hiệu và cách biểu hiện màu sắc, tìm vị trí của núi trên bản đồ. - Xác định vị trí của nó trên lãnh thổ (ở phần nào của lục địa, quốc gia, khu vực...) - Xác định hình dạng và hướng của núi dựa vào lưới tọa độ địa lí. - Nếu núi nằm trong một dải núi thì chiều dài của dải núi trên bản đồ là bao nhiêu? Dựa vào thước tỉ lệ của bản đồ để tính. - Dựa vào đường bình độ hoặc thang phân tầng màu về độ cao, xác định độ cao trung bình của núi hoặc của cả dãy núi. - Tìm số ghi độ cao lớn nhất của núi. Việc dạy thực nghiệm đã chỉ ra rằng, sự hiểu biết trình tự các bước làm đã giúp học sinh mô tả "núi" theo bản đồ được thuận lợi. Tương tự như vậy học sinh cũng có thể mô tả đồng bằng hay đại dương. 4.5.3. “Du lịch trên bản đồ” Một cách đọc bản đồ tổng hợp khá hấp dẫn đối với học sinh là h ọc sinh dựa trên những hiểu biết về bản đồ để làm một cuộc "du lịch tưởng tượng trên bản đồ", mô tả các miền đất đai, các thành phố, làng mạc sẽ đi qua theo những tuyến vạch sẵn trên bản đồ. Cụ thể: Bài 7 (SGK-T31) HS học H.20. “Các khu vực giờ trên Trái Đất” Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  14. 14 Với kiến thức đã học về múi giờ, đường đổi ngày Quốc tế, kết hợp với những hiểu biết, những thông tin trên báo, trên các lịch trình du lịch mà các em được biết. Giáo viên yêu cầu học sinh: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy lên kế hoạch một tour du lịch cho khách từ TP. Hà Nội đi đến Châu Mĩ, Châu Âu. Học sinh có thể lên lịch trình cho tour du lịch như sau: - Xác định Hà Nội( Việt Nam) thuộc múi giờ thứ mấy, Pari thuộc múi giờ thứ mấy?…. - Nếu đi sang Châu Mĩ thì lịch đi lùi 1 ngày hay tiến 1 ngày ( HS xác định đường đổi ngày quốc tế)? - Nếu đến Châu Âu ( Pháp) hoặc Thụy Điển thì lùi hay tiến mấy ngày. - Sau đó lên kế hoạch cụ thể cho các địa điểm cần đến. VD: Du khách định đến Pari lúc 12 giờ 15 phút ngày 20 tháng 5 năm 2021 thì du khách đó phải đi ngày nào để đến kịp thời gian trên (biết thời gian đi máy bay từ Hà Nội đến Pari hết khoảng 17 giờ 5 phút).…. Đây là nội dung không dễ nhưng bằng kiến thức địa lí, biết cách xác định múi giờ thì nó sẽ là động lực để cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  15. 15 Với cách học này, học sinh rất hứng thú vì có thể tưởng tượng, có thể đi du lịch mọi nơi, khám phá các địa danh khắp cả nước và trên thế giới nhờ vào các kiến thức đã học, đã biết và tự tìm hiểu trên bản đồ hoặc trên mạng. 4.5.4. Cách lập bảng có nêu đặc trưng của các đối tượng được nghiên cứu trên cơ sở đọc bản đồ Ví dụ: Khi dạy bài 13: Địa hình bề mặt Trái đất. Học sinh có thể dựa vào bản đồ Địa hình Việt Nam lập bảng sau đây: Các dạng địa Kí hiệu trên Tên địa hình Phân bố hình bản đồ 1. 2. 3. ….. Với cách lập bảng này, học sinh vừa kể tên được các loại địa hình chính ở nước ta, nhớ được kí kiệu của từng loại địa hình, phân bố của các loại địa hình. Cách làm này giáo viên cũng có thể áp dụng cho học sinh nghiên cứu nhiều đối tượng địa lí khác nhau trên bản đồ. Trong quá trình học tập môn Địa lí việc sử dụng bản đồ để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh thì giáo viên phải cần có kế hoạch từng bước, liên tục bồi dưỡng cho học sinh những tri thức về bản đồ, học tập kết hợp bản đồ dần dần hình thành thói quen nhớ lâu hiểu sâu, khi không trực tiếp sử dụng bản đồ thì các em vẫn hình dung được. Tùy theo từng khối lớp mà giáo viên hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ ở các mức độ sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh. Vậy để hình thành kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh theo hướng phát triển năng lực là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh, Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  16. 16 tùy theo yêu cầu của bài học, từng bước giáo viên hướng dẫn rèn luyện dần, để mang lại chất lượng học tập của học sinh ngày càng cao. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Kĩ năng khai thác kiến thức địa lí từ bản đồ không những góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông mà còn giúp phát triển năng lực sử dụng bản đồ. Đây là một trong những năng lực chuyên biệt quan trọng của môn Địa lí, được xác định trong chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và đang được triển khai ở các trường phổ thông của nước ta hiện nay Trải qua quá trình dạy học ở trường THCS Đông Quang tôi nhận thấy: Thông qua quan sát bản đồ, tranh ảnh ... học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin Địa lí một cách nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng, giờ học sôi nổi hơn. Bài kiểm tra đánh giá học sinh sau thời gian triển khai sáng kiến năm học 2020 – 2021 tốt hơn. Cụ thể: Kết quả sau khi dạy thực nghiệm ở những lớp tôi dạy được thống kê như sau: Lớp Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 0->2,0 2,5->4,5 5->6,5 7->8,5 9->10 SL % SL % SL % SL % SL % 6A,B 0/76 0 2/76 3 28/76 37 34/76 45 12/76 16 Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  17. 17 Đối chiếu kết quả 2 bài kiểm tra Từ kết quả trên cho thấy chất lượng bài kiểm tra đánh giá của học sinh đã được nâng lên khá cao ( tỉ lệ yếu kém giảm, tỉ lệ khá giỏi tăng lên). Điều này cho thấy hiệu quả trong quá trình dạy học với việc hình thành kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí trong nhà trường. Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin Địa lí. Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích, hứng thú với bộ môn Địa lí, có kĩ năng học tập và giao tiếp tốt, tự tin trong cuộc sống. II. Khuyến nghị. Để các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này phát huy tối đa hiệu quả khi áp dụng ở trường THCS, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: Đối với giáo viên: Cần có ý thức nghiên cứu, tự nghiên cứu, ham học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn. Mỗi giáo viên trước khi lên lớp cần tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy. Từ đó đưa ra mục tiêu, kế hoạch dạy học cụ thể. Cần nắm được đặc điểm của đối tượng học tập. Đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học tập. Tích cực sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, có hiệu quả, chú trọng sử dụng, khai thác kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  18. 18 Đối với tổ- nhóm chuyên môn: Cần mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo từng dạng bài cụ thể nhất là bài thực hành. Trong tổ chuyên môn cần xây dựng các kế hoạch dạy về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực phù hợp với từng bộ môn, thường xuyên dự giờ, sinh hoạt chuyên môn tích cực, nghiêm túc và hiệu quả. Đối với nhà trường: Để tạo điều kiện cho giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nhà trường cần bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, trang bị hệ thống máy chiếu đa năng ở các lớp học để giờ học đạt hiệu quả cao khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đối với Phòng Giáo dục: Mở các lớp tập huấn giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học, tăng cường sinh hoạt chuyên môn cấp huyện để giáo viên trao đổi những vướng mắc trong giảng dạy và kiến thức khó. Trên đây là các giải pháp mà tôi đã ứng dụng để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ theo hướng phát triển năng lực trong trường THCS, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để các giải pháp đưa ra của tôi được hoàn hiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Ba Vì, ngày 15 tháng 5 năm 2021 Tác giả Trần Thị Thanh Hường Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
  19. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2. Sách giáo viên Địa lí lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Hướng dẫn khai thác và sử dụng kên hình trong SGK Địa THCS - Tác giả PGS – Ts Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Kim Đức, Lê Huy Huấn, Phạm Anh Thái, Nguyễn Tú Linh. 4. Lí luận dạy học Địa lí - Tác giả Đặng Văn Đức. 5. Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS - Tác giả Trần Bá Hoành. 6. Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - Tác giả Lâm Quang Dốc 7. Tạp chí khoa học giáo dục. 8. Tạp chí nghiên cứu khoa học giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Địa lí năm học 2020- 2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2