Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 9
lượt xem 59
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 9" được nghiên cứu nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9, nâng cao kết quả thi vào 10 và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THCS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 9
- 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: Thơ là điệu nhạc của tâm hồn, là kết tinh tiếng lòng người nghệ sỹ, biểu hiện trong ngôn từ nghệ thuật đặc biệt: cô đọng, hàm xúc và tinh tế. Hiểu được thơ, cảm được thơ không dễ, phải có một tâm hồn đồng điệu, một năng khiếu trời cho, một lòng say văn thực sự ...Có vậy, ta mới dễ hòa nhịp đập trái tim với tiếng lòng của người nghệ sỹ. Nói như hoàng thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”, “hồn” là nội dung ý nghĩa, “xác” là nghệ thuật của thơ. Nhưng làm thế nào để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp về “xác” và “hồn” thơ ấy? Điều đó thật không dễ! Nhiều năm qua, tôi trực tiếp đứng lớp, nắm bắt kĩ năng viết văn của từng học sinh theo khóa học. Đồng nghiệp – cũng như tôi còn rất nhiều băn khoăn, trăn trở, khi đọc những bài viết của các em cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ. Học sinh còn vụng về trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn cách khai thác nội dung, nghệ thuật thơ, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, sơ sài, suy diễn chung chung, vừa thừa vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề, không biết xây dựng luận điểm… Thi học sinh giỏi văn lớp 9 thì không đạt giải, không lọt vào đội tuyển. Là giáo viên dạy văn, tôi thực sự lo lắng về thực trạng này. Trong quy định phân phối chương trình Ngữ văn lớp 678 các em đã tiếp cận với số lượng văn bản thơ không nhỏ xong không có thời lượng cho thực hành, chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong các bài giảng văn bản. Vì vậy, nhận thức về kiến thức tạo lập văn bản rất mờ nhạt, học sinh chưa hiểu được khái niệm kiểu bài, thể loại, chưa định hình việc tạo lập văn bản nghị luận thơ là gì. Đến Ngữ văn 9, số tiết dành cho thực hành viết nghị luận về thơ rất khiêm tốn (1tiết), luyện nói (2tiết). Số tiết học giảng văn bản thơ tới 19 tiết, chênh lệch lí luận và thực hành rất lớn. Do vậy, học sinh khó nắm bắt được kĩ năng viết nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đồng nghĩa hiệu quả viết bài dạng tập làm văn này không cao. Hiện tại, chưa có nhiều tài liệu chính thống, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhà trường, đồng nghiệp còn lúng túng, khó khăn giải quyết, khắc phục hạn chế của học sinh khi làm dạng văn này. Học văn là học cách làm người: biết yêu thương, căm thù, giận hờn biết sẻ chia...Những bài viết của các em một phần thể hiện tâm hồn, suy nghĩ, cách cảm, cách hiểu về thế giới quan, nhân sinh quan. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ theo chuẩn kiến thức và kĩ năng ngành yêu cầu. Đúc rút từ thực tế học 1
- văn, dạy văn, nhân đây, tôi mạnh dạn góp một vài ý kiến của mình qua nghiên cứu kinh nghiệm: “Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 9”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài này nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9, nâng cao kết quả thi vào 10 và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THCS . Bồi đắp niềm tin, tình yêu thơ văn cho học sinh. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Là những học sinh đang theo học lớp 9 Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học văn học, tập làm văn, các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo buổi chiều và ôn thi vào 10. Đề tài nhiên cứu tìm hiểu sâu hơn, phát hiện và ứng dụng những giải pháp nâng cao hiệu quả kĩ năng nghị luận thơ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu Điều tra khảo sát nắm bắt tình hình thực tế. Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy. Dạy học trực quan (gắn lí thuyết và thực hành cụ thể). 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới, thực tế có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả tên tuổi như Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Sử... Căn cứ vào tài liệu chính thống trong nhà trường từ: Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 9 đã cung cấp cho học sinh những kiến thức lí luận chung cách nghị luận về đoạn thơ, bài thơ như : khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài, nhiệm vụ từng phần theo bố cục bài văn... Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp nhằm khắc 2
- phục mâu thuẩn, khó khăn, tồn tại mà tôi đã trình bày trong phần đặt vấn đề. Tuy nhiên, những bài viết ấy còn lí thuyết chung, chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với đặc điểm bộ môn và tiếp nhận của học sinh địa phương. 2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Thực tế, Sách giáo khoa, sách giáo viên, phân phối chương trình Ngữ Văn 9 ở phân môn làm văn chỉ có 2 tiết (T124 T125) trang bị kiến thức lí luận cho học sinh về nghị luận thơ, 2 tiết luyện nói (T139 T140) và phân môn giảng văn bản có 19 tiết /14 tác phẩm thơ và 1tiết kiểm tra thơ. Như vậy, chênh lệch số tiết thực hành tập làm văn và giảng văn rất lớn. Điều đó hạn chế khả năng hình thành kĩ năng nghị luận về thơ của học sinh. Thực tế nhiều học sinh kêu ca : “học thơ khó, phân tích thơ cũng khó”. Hiểu thơ thế nào cho đúng, cho trúng? Mỗi tiết học chỉ có 45p, cái khó của người giáo viên là làm sao cho học sinh hiểu, khắc sâu kiến thức liên quan đến tác phẩm. Mỗi tiết kiểm tra định kì là 45ph 90ph số học sinh viết có bố cục, có nội dung, có độ sắc thật khiêm tốn. Trường địa phương chúng tôi, năm học 20132014 có 58 em, gạn đục khơi trong chỉ có 5 em có kĩ năng làm bài nghị luân thơ, 13 học sinh viết khá, số còn lại là yếu kém. Nhiều em còn chưa biết hình thành câu, đoạn, chưa có kĩ năng xây dựng luận điểm hoặc đưa ra luận điểm nhưng chưa biết vận dụng các phép lập luận, chưa tìm được luận cứ, bước khái quát nâng cao vấn đề bị bỏ qua …Tất cả những hạn chế đó xuất phát từ những kiến thức lí luận còn nghèo nàn thậm chí xem thường các tiết học Tập làm văn . Thực tế tập làm văn là tiết khó: khó dạy, khó học. Giáo viên ngại dạy. Học sinh ngại học hay cho rằng chỉ cần có năng khiếu là học được, viết được …Đây là cách hiểu không sai nhưng chưa chính xác. Năng khiếu là cái trời cho nhưng nếu có năng khiếu mà không rèn rũa, tìm tòi phát huy nâng cao, không có kiến thức lí luận cơ bản thì viết bài nghị luận khó cho đúng, cho hay … Có thời gian dài người ta thích ra đề bài kiểm tra trắc nghiệm. Bên cạnh ưu điểm, tích cực hình thức kiểm tra đánh giá này. Nếu giáo viên nào lạm dụng sẽ hạn chế khả năng viết tự luận của học sinh. Học văn mà không viết thì vô tình làm mất đi vẻ đẹp đặc thù của bộ môn .Vì vậy, kĩ năng nghị luận của các em vốn kém lại càng kém hơn . Vào đầu năm học, tôi khảo kĩ năng nghị luận thơ của học sinh qua bài tập nhỏ: + Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ đã học …? 3
- +Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật qua một bài thơ đã Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng nghị luận viết bài còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm kiến thức lí luận còn lơ mơ. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí. Đó là lí do tôi chọn đề tài này để trình bày sáng kiến:“Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 9” 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Năng lực Nghị luận thơ tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết văn chương, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt cũng như các thao tác, phương pháp, kiến thức lí luận ...Viết bài văn nghị luận đúng, trúng và hay bao giờ cũng dành cho người nắm được kĩ năng. Nghị luận thơ mà không có phương pháp thì khó bề đặt chân đến bờ chân thiện mĩ của thi phẩm. Muốn vậy, Giáo viên cần hiểu biết vững sâu về thơ, có nhiệm vụ cung cấp vốn kiến thức lí luận về thơ cho học sinh . Giải pháp 1: Cung cấp kiến thức các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật cần chú ý khi nghị luận về thơ : Giáo viên chỉ ra cho học sinh nắm được các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật mà nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng qua : Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ, thể thơ , nhan đề…Và những điều lưu ý khi phân tích các yếu tố ấy. Kiến thức lí luận chung này rất quan trọng giúp học sinh làm quen và dần khắc sâu kĩ năng phân tích thơ . a. Ngôn ngữ Thơ Kiến thức lí luận : Ngôn ngữ thơ cô đọng, lời ít ý nhiều mang dấu ấn riêng của mỗi người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ phải chính xác, giàu hình tượng và biểu cảm tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không có cách nào khác là nhờ vào hệ thống này. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”do tầm quan trọng ấy mà người ta xem nhà văn nhà thơ là người lao động chữ nghĩa. P.Reveredy nói: “Chỉ một từ thôi cũng đủ tiêu diệt bài thơ hay nhất”. Không cần lý giải dài dòng vẫn thấy vai trò quan trọng của từ ngữ thơ. Đó là những từ “sáng”, từ “đắt”, từ làm nên giá trị nội dung thơ . 4
- Tổ chức thực hiện: Giáo viên cần chỉ ra cho hoc sinh chú ý không thoát li từ ngữ, phát hiện và phân tích từ ngữ thơ bằng cách đặt ra các câu hỏi : Tại sao tác giả không dùng từ này mà lại là từ khác ? Ví dụ : Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió xe (Sang Thu –Hữu Thỉnh) “Phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào trộn lẫn. Người ta có thể dùng các từ : lan, tan, bay, tỏa …thay cho từ “phả” nhưng cả bấy nhiêu từ không có cái nghĩa đột ngột bất ngờ ..Từ “phả“cho thấy mùi hương ổi ở độ đậm đặc nhất, thơm nồng quyến rũ hòa trong gió heo may lan tỏa khắp không gian tạo nên mùi hương ngọt mát của những trái ổi chín vàng rộ, gợi ta liên tưởng đến những khu vườn xum xuê trái ngọt ở nông thôn Bắc Bộ. Ví dụ: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng... (Mã Giám Sinh mua Kiều –Truyện Kiều,Nguyễn Du) Chỉ bằng từ “tót” Nguyễn Du đã giết chết Mã Giám Sinh, vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất lưu manh, vô học của con buôn họ Mã. hay câu thơ : “Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm” (Bài thơ tiểu đội xe không kính ) “chông chênh” là từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tư thế không bằng phẳng, không chắc chắn, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tuyền tuyến. Đây là nét vẽ hiện thực được Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu cam go họ phải ăn những bữa ăn vội vàng, xoàng xĩnh, phải ngủ những giấc ngủ tranh thủ, ngắn ngủi trên xe hay dọc đường đi giữa làn mưa bom bão đạn quân thù …Song từ : “chông chênh”còn gợi tả phong thái ung dung của người lính. Bom đạn của quân thù không thể hủy diệt sự sống ngược lại sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại bất diệt trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng của chính nghĩa … Như vậy,Từ ngữ thơ mang thần thái của thi phẩm và tài năng thơ của người sáng tác. c. Hình ảnh thơ : Kiến thức lí luận: Hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, giàu sức gợi có tính hàm xúc, thể hiện tư tưởng, tinh thần, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. 5
- Tổ chức thực hiện : khi giảng văn, giáo viên gợi cho học sinh nhận ra đâu là hình ảnh cần phân tích, cảm nhận . Ví dụ : Viết về mùa xuân, Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh nào? Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân qua các hình ảnh ấy? Cỏ non xanh tận chân trời cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Truyện Kiều Nguyễn Du ) Viết về Mùa xuân chỉ bằng hai câu thơ tuyệt bút, Nguyễn Du đã phác họa bức tranh xuân tươi tắn, tràn ngập ánh sáng, màu sắc. Hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: thảm cỏ non xanh vô tận chân trời là gam nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy, điểm xuyết vài bông hoa lê trắng, màu sắc hài hòa tới mức tuyệt đối : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo( xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, tinh khiết (vài bông hoa trắng ). Chữ “ điểm”làm cho cảnh vật trở nên sinh động chứ không tĩnh tại. Nguyễn Du, tuy không tả mặt biển mà ta như dập dờn say giữa những con sóng đung đưa của cỏ xanh hoa trắng . “Thi trung hữu họa” là đấy. d. Giọng điệu : Kiến thức lí luận : “giọng điệu là một phương diện biểu hiện quá trình chủ thể sáng tạo. Giọng điệu thể hiện thái độ lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến”(Thuật ngữ văn học ) Tổ chức thực hiện : Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra giọng điệu của từng nhà thơ qua đọc hiểu văn bản để thấy được phong cách sáng tác, cái khác biệt của người nghệ sĩ. Từ đó nhận ra đặc điểm âm hưởng thơ của một thời đại văn học, một giai đoạn lịch sử dân tộc, cốt cách tâm hồn một lớp thế hệ, một địa phương. Giọng điệu được thể hiện qua nhịp thơ, ngôn ngữ thơ và nội dung thơ... Ví dụ : Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang tính khẩu ngữ, đậm chất lính tráng, khoẻ khoắn, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. ( Bài thơ về Tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật) 6
- Giọng điệu thơ Thanh Hải tha thiết, trìu mến, trữ tình như hồn phách con người cố đô: .....Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa Xuân nho nhỏ) Viễn Phương chân thành, nhẹ nhàng, tinh tế, giàu cảm xúc. Thơ Y Phương đẹp như một bức tranh thổ cẩm nhiều màu sắc, mang cái hồn cái vía của con người vùng cao. Bằng Việt trong trẻo, mượt mà thường khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên rất gần gũi với người đọc .... Nắm được đặc điểm giọng điệu của từng nhà thơ, làm rõ đặc điểm đó qua văn bản đôi khi chỉ cần một khổ thơ cũng đủ minh chứng cho phong cách thơ tác giả ấy. e. Biện pháp tu từ: Kiến thức lí luận: Muốn làm bài văn phân tích thơ đúng, hay và sâu, học sinh phải có kiến thức vững về tiếng việt, nhận biết và cảm được vai trò của biện pháp tu từ trong việc diễn đạt nội dung thơ. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Phân tích biện pháp tu từ chính là chỉ ra tính hiệu qủa của cách viết, cách nói ấy chứ không đơn thuần là gọi được tên, liệt kê các biện pháp mà nhà thơ . Tổ chức thực hiện: Giáo viên cung cấp kiến thức khái niệm lí luận về các biện pháp tu từ trên kết hợp với dẫn chúng cụ thể, giao bài tập thực hành kiểm tra đánh giá kết quả (kiến thức về biện pháp tu từ các em đã học từ lớp 6, vì vậy thông qua các tiết giảng văn giáo viên lồng ghép để khắc sâu kiến thức thêm.) * Biện pháp so sánh: Biện pháp nghệ thuật này khá phổ biến trong thơ. Thế mạnh của biện pháp so sánh góp phần gợi ra trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh cụ thể, những liên tưởng thú vị, chính xác về đối tượng được nói đến . Ví dụ: Nguyễn Du sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả không khí tết Thanh minh ? Câu thơ: “Ngựa xe như nước áo quần như nen” (Cảnh ngày XuânNguyễn Du) “Ngựa xe như nước’, Nguyễn Du mượn dòng nước để tả dòng ngựa xe tấp nập trong tếtt thanh minh. “Quần áo” là hình ảnh hoán dụ chỉ con người. 7
- “Nen” là một loại cây mọc san sát nhau ở ven biển miền Trung (có ở nhiều nơi quê hương Nguyễn Du). Câu thơ đã diễn tả không khí nhộn nhịp của tết thanh minh. Người đông đúc, san sát với nhau, còn ngựa xe thì tấp nập trên mọi ngả đường. Cái vui chung hướng ngoại ấy làm nền cho cái buồn riêng của Kiều ( khi Kiều gặp mộ Đạm Tiên và được Đạm Tiên báo mộng). * Phân tích biện pháp tu từ trong việc diễn đạt nội dung khổ thơ. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước... ( Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải) Biện pháp tu từ so sánh kết hợp với nghệ thuật điệp từ gợi cho người đọc nhiều xúc động. Từng vần thơ nhẹ nhàng trong sáng cứ ngân nga mãi trong lòng người nghe, lôi cuốn ta trước vẻ đẹp của đất nước vào xuân. Bước đi của mùa xuân như đang hoà nhịp với bước “ đi lên phía trước ” của dân tộc trên hành trình "vất vả gian lao " nhưng rất đỗi tự hào : Mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất trời, lòng người vui “xôn xao”. Cả một dân tộc bừng bừng khí thế, một sức xuân dào dạt “ hối hả” bước đi giữa mùa xuân. Mùa xuân mang đến cho quân dân ta một sức sống mới, nhiệt tình cách mạng mới, hăng hái, khẩn trương lên đường. Cả một dân tộc ngập tràn niềm vui. Người "người xôn xao” đón chào một mùa xuân đẹp, một “ mùa xuân hồng" * Hoán dụ : Ví Dụ : « Xe vẫn chạy vì Miền nam phía trước chỉ cần trên xe có một trái tim » ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính ) “Trái tim” là hình ảnh hoán dụ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trái tim (bộ phận) trái tim của người lính chứa dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam và niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng (toàn thể ). Những chiếc xe không kính càng độc đáo hơn bởi có trái tim cầm lái. * Nhân hóa : Ví dụ : “hồi chiến tranh ở rừng 8
- vầng trăng thành tri kỉ”. (Ánh TrăngNguyễn Duy ) Bằng nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Duy đã khắc hoạ Trăng như người bạn tình nghĩa, thuỷ chung. Cuộc sống trong rừng thời chiến gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến với người lính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại…Ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa”, “ánh nhìn của quá khứ” … *Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh « lộc » gợi cho em những suy nghĩ gì ? Ví dụ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ… (Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải) “Lộc”được hiểu từ hai nghĩa.“Lộc” là mầm non nương mạ, là màu xanh vòng lá ngụy trang. Lộc còn là sức sống thanh xuân đang trỗi dậy, đua nhau giục giã, thôi thúc lòng người, là sức xuân, tươi mới của quê hương, đất nước. Những người lao động, chiến đấu mang cả sức xuân ra trận địa để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt : Bếp lửa là hình ảnh ẩn dụ đẹp. Hình ảnh thân quen trong mỗi gia đình gợi sự ấm nóng, no đủ và không khí sinh hoạt đầm ấm ở mỗi làng quê. Bếp lửa tỏa sáng câu thơ, lung linh chân dung người bà, tâm hồn bà, là ngọn lửa của tình yêu thương của niềm tin, của sức sống bền bỉ, là ý chí nghị lực phi thường trong bà. Bếp lửa chuyển thành « ngọn lửa » biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt. Bà luôn ủ sẵn và truyền vào tim cháu tự nhiên như hơi thở, sự sống. Ngọn lửa ở đây không chỉ được nhen lên bằng rơm, bằng dạ còn là ngọn lửa thiêng thiêng trong lòng bà ngọn lửa của tình yêu thương – biểu tượng chung cho toàn dân tôc, đất nước, thắp sáng cho đến mai sau. Giáo viên cũng cần lưu ý với các em, trong quá trình nghị luận cần phân tích kết hợp tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ, bài thơ cho việc diễn đạt nội dung thơ. Ví dụ : Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ: « Đoàn thuyền đánh cá » của Huy Cận. Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm 9
- cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cài cửa. Bóng tối dần bao trùm nhưng biển cả không kì bí mà đẹp đẽ, thân thiện, là người bạn lớn của con người. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồn cùng gió khơi Đoàn thuyền chứ không phải chỉ một con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “lại”vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài thường xuyên, thói quen thành nề nếp, vừa thể hiện sự đối lập đất trời đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc bắt đầu công việc của người ngư dân. Tác giả đã vẽ nên một hình ảnh khỏe, gắn kết 3 sự vật: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người ngư dân căng buồm và cất câu hát lên, nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động được làm chủ biển trời quê hương đất nước trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục và làm giàu cho Tổ quốc. …Tóm lại, biện pháp tu từ có thế mạnh riêng trong cách biểu đạt tình cảm nội dung thơ. Khi nghị luận thơ giáo viên chỉ cho học sinh biết chú ý khai thác tác dụng đúng mức của các biện pháp này thì bài viết sẽ sâu hơn, tròn trịa hơn. Hiệu quả : Việc cung cấp kiến thức lí luận chung những chú ý nội dung, nghệ thuật khi nghị luận về thơ giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn về tác phẩm tạo tâm thế làm quen, niềm hứng thú với thơ ca, xóa bỏ thành kiến về nghị luận thơ khó, để tự tin hơn với bài làm của mình. Tôi luôn chú trọng kiến thức lí luận trong các tiết dạy và kết hợp lí luận với thực hành cụ thể qua các bài tập kiểm tra, đánh giá. Thực tế,tôi thu lại nhiều hiệu quả tích cực. Giải pháp 2: Cung cấp Kiến thức Lí luận chung khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ * Khái niệm : + Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... * Yêu cầu : Muốn làm được một bài nghị luận văn học hay cùng với kiến thức, năng lực cảm thụ, người viết cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận... để làm sáng tỏ vấn đề, trình bày một cách thuyết phục ý kiến, nhận định của mình. 10
- Bài văn cần có hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, những luận cứ đúng đắn, sinh động và lập luận sắc bén. Lời văn phải chuẩn xác, trong sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên. Như vậy, một bài văn nghị luận hay vừa đòi hỏi sự thâm nhập, thẩm bình sâu tác phẩm vừa yêu cầu kĩ năng tổng hợp, khái quát thành nhận định, đánh giá riêng. * Các bước tạo lập văn bản Sơ đồ : 4 bước tạo lập văn bản 1 2 3 4 Tìm hiểu đề, tìm ý Lập dàn ý Viết bài Đọc, sửa lỗi A Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề: Xác định thể loại, kiểu bài nghị luận? (chú ý mệnh đề: suy nghĩ, phân tích, cảm nhận để thực hiện đúng phương pháp làm bài) Tìm nội dung bàn luận? (Nội dung và nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ...) Tìm phạm vi kiến thức để phục vụ cho vấn đề bàn luận mà đề yêu cầu? (tác phẩm nào? Của ai? Hoặc kiến thức thuộc lĩnh vực nào... *Tìm ý: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nhan đề đặc biệt phải bám sát bố cục của bài để tìm luận điểm. Vì Vậy, giáo viên nhắc học sinh đọc thuộc, kĩ chú thích sách giáo khoa đó là kiến thức văn học sử mang tính khách quan, chân thực là cơ sở ban đầu tiếp cận tác phẩm. B Bước 2: Lập dàn bài. Đây là bước mà học sinh coi là khó nhất khi làm bài. Các em hay bỏ qua để thực hiện bước viết bài dẫn đến hậu quả hệ thống luận điểm sắp xếp không theo trật tự lô gic, các ý lộn xộn, thiếu ý, bỏ luận điểm trong bài viết. Vậy, bước này, giáo viên cần phải làm gì để giúp các em tránh khỏi những tồn 11
- tại trên? Người dạy nhắc và kiểm tra, yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản triển khai theo hệ thống luận điểm, luận cứ mà giáo viên đã hướng dẫn các em tìm hiểu qua các tiết giảng văn. Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần rõ ràng: b1/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả (tên,quê quán, đề tài, phong cách, …) Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm, vị trí đoạn thơ. Nêu vấn đề cần nghị luận,…ý kiến nhận đinh (cần bám sát đề bài , nếu có luận điểm cần trích dẫn ). Ví dụ: “Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương” . Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang – người con của mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Ông là nhà thơ có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” sáng tác năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân cả nước khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được hoàn thành, đồng bào Miền Nam mong ước được ra thăm lăng Bác. Đây là, một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài lãnh tụ, với những thành công đặc sắc giá trị nội dung và nghệ thuật . b2/ Thân bài: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Dựa vào bố cục bài thơ để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ. Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này các ý 1, 2, 3…ý a, ý b,..mà các thầy cô đã giảng trong bài học về tác phẩm ấy ). Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì… (các luận điểm luận cứ tiếp theo dựa vào bố cục của đoạn thơ, bài thơ ) Nhận định chung : khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có). VD:. Với đề bài trên, chúng ta phải triển khai những luận điểm và tương ứng với những luận cứ sau: * Luận điểm 1: Cảm xúc tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng khổ 1) + Luận cứ 1: Câu thơ thứ nhất “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chứa đậm chất tự sự, nó như một lời kể, lời thông báo với Bác. Tác giả xưng hô “con” với “Bác”diễn tả tình cảm của nhân dân với lãnh tụ gần gũi, thân mật như 12
- con với cha. Từ “thăm” nói giảm nói tránh làm giảm đi nỗi đau mất mát vô cùng to lớn trước sự ra đi của Người.) + Luận cứ 2: Hình ảnh tả thực hàng tre “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” trong sương sớm, mờ ảo, lung linh trước lăng Bác, một hình ảnh quen thuộc nơi làng quê về đây hội tụ. + Luận cứ 3: Hình ảnh ẩn dụ “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” tượng trưng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước. => Khổ đầu mang niềm xúc động với tình cảm thiết tha sâu lắng được gửi gắm qua những vần thơ mộc mạc giản dị . * Luận điểm 2: Cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác (khổ 2) + Luận cứ 1: Hình ảnh mặt trời : Mặt trời trên lăng của thiên nhiên vũ trụ. Mặt trời trong lăng (hình ảnh ẩn dụ ) chỉ Bác, Bác là nguồn sống, nguồn sáng, là chân lí luôn trường tồn vĩnh cữu, đem lại ánh sáng và hạnh phúc cho nhân dân. Bác thật vĩ đại . > Niềm thành kính của tác giả, của nhân dân Miền nam với Bác . “Ngày ngày” > điệp từ > quy luật tuần hoàn, liên tiếp bất tận của thiên nhiên và dòng người => Nhịp thơ chậm rãi, sâu lắng như bước chân dòng người lặng lẽ đi trong thương nhớ đến thăm bác. + Luận cứ 2: Hình ảnh “dòng người”,“tràng hoa”> hình ảnh thực. > Biện pháp ẩn dụ tình cảm chân thành của tác giả, của nhân dân Miền Nam với bác kết thành đóa hoa ngát hương thành chuỗi nhớ thương, một khối tình nồng thắm, rực rỡ dâng lên người. Những người con từ mọi miền đất nước là những tràng hoa kính bác, đến báo công với bác. “Bảy chín mùa xuân” > ẩn dụ > 79 tuổi của bác > khẳng định cuộc đời của người cao đẹp, tươi mới vĩ đại vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. => Tình cảm của nhân dân với bác là tình cảm nồng thắm, bất biến cùng với thời gian năm tháng . *Luận điểm 3: Cảm xúc vào lăng viếng Bác (khổ thơ thứ 3) + Luận cứ 1: Giấc ngủ bình yên: Không gian như ngưng kết,thời gian như ngừng trôi . Tất cả yên tĩnh, trang nghiêm dưới ánh sáng dịu nhẹ của trăng. + Luận cứ 2 : “vầng trăng dịu hiền “ hình ảnh ẩn dụ > gợi nhớ những vần thơ viết về trăng trong thơ bác. Trăng là bạn tri kỉ thể hiện sự giao hòa gắn bó với thiên nhiên gợi tâm hồn thanh cao, trong sáng , bất tử của người . + Luận cứ 3 : Trời xanh : ẩn dụ Bác vẫn còn như trời xanh bất tử. 13
- Từ “ nhói” : Động từ mạnh, biểu thị nỗi đau quặn thắt, xoáy chặt sự vận động con sóng tình cảm dâng trào trong lòng . => “Vầng trăng, mặt trời, trời xanh” mãi còn nhưng vẫn không ngăn được niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của bác vào cõi vĩnh hằng . * Luận điểm 4: Cảm xúccủa tác giả trước khi dời lăng (khổ cuối) “Thương trào” cảm xúc vỡ òa, bật ra chan hòa cùng nước mắt Muốn làm “con chim, đóa hoa ,cây tre” Điệp ngữ, ẩn dụ > tình cảm quyến luyến không muốn dời xa. => Ước nguyện tha thiết, chân thành khiêm nhường nhỏ bé: một tiếng chim ca, một đóa hoa lặng lẽ tỏa hương, một loài thảo mộc… biểu tượng cho sức sống bất diệt của con người Việt Nam. Tất cả là ước vọng , ước muốn được bên bác, gần bác, quanh bác (liên hệ ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ ) => Đó là sự thành kính đến nghiêm trang đầy xúc động của tác giả nhằm tôn vinh một con người mà linh hồn còn phảng phất đâu đây trong gió, trong sương trong đất trời quê hương . Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật: giọng thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thành kính, nhịp chậm, lời thơ giản dị, thể thơ 8 chữ…diễn tả chân thực tâm trạng nhà thơ. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực và ẩn dụ có ý nghĩa khái quát cao. b3/ Kết luận: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Người viết dựa vào việc phân tích giá trị, nét đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ để đánh giá tổng quát về nội dung bình luận, phân tích. Và đưa ra ý kiến của riêng mình về giá trị bài thơ.(mở rộng) Sau khi đã có dàn ý, học sinh viết bài dựa vào các luận điểm vừa tìm được c Bước 3: Viết bài. Khi thực hiện bước này, nhất thiết người viết phải bám sát vào dàn bài đã lập để triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. Về hình thức bài văn: bố cục của bài viết, các đoạn trong bài phải được trình bày theo trình tự lô gic, có sự liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức, các câu trong đoạn phải thống nhất với nội dung của đoạn. Các đoạn trong bài được trình bày theo các cách lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành…) Về nội dung của bài văn: tùy từng yêu cầu của đề bài và phần dàn ý đã lập mà chúng ta triển khai các luận điểm rõ ràng. Tránh tình trạng diễn xuôi thơ. Mỗi luận điểm nên trình bày thành mạch, thành đoạn . 14
- Lưu ý : để bài văn mạch lạc, đủ, hay cần có kĩ năng dùng từ đặt câu và hình thành đoạn văn . *Dùng từ : Yêu cầu người viết phải biết dùng từ độc đáo sẽ rất nhàm chán cho người đọc, khi một bài viết không dùng được một từ cho hay, cho đắt. Dùng từ hay thì mới có đoạn hay rồi bài hay. Từ hay là từ dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được cái thần thái của vấn đề nào đó trong bài thơ, làm cho câu văn có hồn, có sinh khí, làm cho người đọc sung sướng, thán phục. Ví dụ:" Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng tới ngàn năm"( Xuân Diệu ) Cũng nên lưu ý rằng từ hay, từ có " thần " không phải là những từ " đao to búa lớn ", hoa mỹ, công thức, sáo rỗng... mà là những từ sử dụng đúng chỗ. + Viết câu : Phương tiện ngôn ngữ cơ bản để diễn đạt ý là câu. Một câu luôn diễn đạt một nội dung nào đấy. Muốn cách diễn đạt khỏi đơn điệu, nhàm chán người viết phải biết cách sử dụng nhiều kiểu câu. Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu ở chỗ : tuỳ từng lúc, từng nơi, tuỳ giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng. Khi người viết muốn biểu đạt tình cảm của mình thì dùng câu cảm thán; lúc muốn gây sự chú ý cho người đọc ta có thể dùng câu nghi vấn để đặt vấn đề và tự trả lời để giải quyết vấn đề; khi muốn nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ theo nhiều mối quan hệ ta dùng câu có cặp quan hệ từ : tuy nhưng, càng thì càng, không những mà còn, nếu thì ... khi muốn khái quát tổng hợp vấn đề ta dùng kiểu câu có tính chất quy nạp toàn thể với các từ mở đầu : nhìn chung, đại thể, về cơ bản… * Dựng đoạn: (cách tổ chức và triển khai luận điểm ) Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây: Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng. Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,… Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn. MÔ HÌNH ĐOẠN VĂN 15
- Mở đoạn:Câu chủ đề (khái quát nội dung đoạn thơ) Câu 2 Đoạn văn tổng phân hợp: Thân đoạn: câu 3> ND,NTtác dụng =>bình luận Câu 4 … Câu kết đoạn(khẳng định lại giá trị đoạn thơ) Mở đoạn: Câu chủ đề: khái quát Nêu luận điểm Đoạn văn diễn dịch: câu 2 Thân đoạn: câu 3 NT NDvà tác dụng Câu 4… =>bình luận. Câu Kết đoạn Bài tập : Viết đoạn văn diễn dịch phân tích những câu thơ sau : Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính … ( Đồng chí Hữu Thỉnh) Những người đồng chí biết thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng sâu kín của nhau.Họ là những người lính gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở. Ta bắt gặp sự thay đổi lớn trong quan niệm của người chiến sỹ: “Ruộng nương” tạm gửi cho “bạn thân cày” “Gian nhà không” để “ mặc kệ gió lung lay” lên đường đi chiến đấu, người lính chấp nhận sự hi sinh, tạm gạt sang những tính toán riêng tư. Hai chữ “mặc kệ” nói lên cái kiên quyết mạnh mẽ, dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn. Song dù dứt khoát, mạnh mẽ nhưng họ vẫn nặng lòng với quê hương. “Giếng nước gốc đa” hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hóa này càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà. “Giếng nước gốc đa ” nhớ người lính hay người lính nhớ “Giếng nước gốc đa “? Đây là nỗi nhớ hai chiều ….Quả thực giữa người lính và quê hương có sự giao cảm vô cùng sâu sắc, đậm đà. Ba câu thơ với 3 hình ảnh : 16
- “Gian nhà, giếng nước,gốc đa”, hình ảnh nào cũng thân thương, ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nỗi nhớ nhung, suy nghĩ ấy của “anh” cũng là của “tôi”… Mở đoạn ( Dẫn thơ) câu 1 Đoạn văn quy nạp: Thân đoạn câu 2 Phân tích NDNT câu 3… =>bình luận. Kết đoạn: Câu chủ đề: khẳng định ND và NT đoạn thơ. * Liên kết hình thức: + Giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc. Liên kết hình thức thông qua một số biện pháp như: phép lặp, phép thế, phép nối…dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn: (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai, …; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng… Ví dụ: “Như vậy, giữa các khổ, các phần của Mùa xuân nho nhỏ có sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ, vừa luyến láy, vừa được nâng cao. Bài thơ lay động tâm hồn chúng ta bởi chất họa, chất nhạc vấn vương, quyến luyến bởi nguyện ước thiết tha chân thành. Cái nguyện ước thiết tha dâng cho đời một Mùa xuân nho nhỏ kia đâu còn riêng Thanh Hải mà có lẽ trở thành tiếng lòng của nhiều bạn đọc” (Hà Vinh ) Làm nên bài nghị luận về đoạn thơ,bài thơ hay phải là sự phối hợp linh hoạt, đồng điệu nhiều kĩ năng : từ cách thức hình thức đến phương pháp lập luận,từ yếu tố như dùng từ,đặt câu đến dựng đoạn tạo thành văn bản. Từ kiến thức lí luận đến thực hành viết bài. GV phải trang bị và hướng dẫn các em sao cho dễ hiểu nhờ vào kĩ năng diễn đạt của người dạy. Tôi đã thu được nhiều tín hiệu hiệu quả từ giải pháp này. dBước 4: Đọc và sửa lỗi. Đây là khâu cuối cùng của học sinh. Các em làm bài xong, cần phải đọc lại toàn bài để rà soát, sửa lỗi: Bố cục bài văn. 17
- Các luận điểm (đoạn văn). Chính tả, dùng từ ngữ diễn đạt. Khâu này, giáo viên hướng dẫn các em và yêu cầu các em phải thực hiện bước này để hình thành thói quen kiểm tra lại bài viết của mình sau khi viết. Tóm lại: Nghị luận về thơ là kiểu bài khó nhưng hay thể hiện được năng lực thẩm bình, cá tính cá nhân.Trong chương trình Ngữ văn 9 số lượng các tác phẩm thơ chiếm đa số, nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm thế nào để học sinh yêu thích các tác phẩm ấy. Ngoài năng lực thẩm bình của giáo viên, chúng ta cần truyền niềm say văn cho các em bằng cách cung cấp kiến thức lí luận kết hợp với thực hành cụ thể …Hai hình thức này luôn song hành bổ trợ cùng nhau ..đó là cách tốt nhất để học sinh làm tốt kiểu bài này . 2.4 . Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Số học sinh có giải huyện và đậu vào đội tuyển tăng lên đáng kể có học sinh đậu cấp tỉnh . Dưới đây là thống kê số liệu tăng giảm cụ thể: Sau khi làm đề tài: Tổng KẾT QUẢ XẾP LOẠI Khối học Giỏi Khá Trung bình Yếu lớp sinh TS % TS % TS % TS % 44 9A 25 4 16% + 11 + 9 36 % 1 4 % % 15 45 9B 33 + 5 +15 + 11 33 % 2 7 % % % ( Kí hiệu: + là tăng, là giảm). Nhìn vào bảng so sánh đối chứng ta thấy sau khi thực hiện đề tài số học sinh đạt điểm giỏi khá của lớp 9A tăng 30%, lớp 9B tăng 39%. Số học sinh bị điểm yếu của 9A giảm 16%, 9B giảm 23%. Kết quả này cũng được khẳng định một cách khách quan qua các kì thi tuyển học sinh giỏi Ngữ văn 9 và thi vào 10 môn Ngữ văn của trường THCS địa phương tôi trong hai năm vừa qua. Cả hai năm học 2012 – 2013, 20132014,20152016 có 2/2 học sinh đạt học sinh giỏi Văn cấp huyện có học sinh đậu đội tuyển vòng 1 cấp tỉnh ; có học sinh đạt giải ba cấp tỉnh. Đội tuyển môn Ngữ văn của trường được xếp dưới một chữ số trong huyện. Kết quả thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2012 – 2013, 20132014 đặc biệt 20152016 có 90% >5% học sinh đạt điểm khá giỏi, tỉ lệ chung cả 18
- trường môn Ngữ văn đạt 6,5 điểm đứng thứ nhất cụm , đưa kết quả thi vào 10 môn Ngữ văn của trường xếp tốp đầu cụm . Kết quả như trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thực hiện đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua những kì thi trong các năm học 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết Luận: Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế học tập từ thời phổ thông và quá trình giảng dạy. Những giải pháp thực hiện đã giúp học sinh khá giỏi văn tăng lên nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết nghị luận đoạn thơ và bài thơ góp phần hun đúc niềm yêu thơ say văn của các em để mỗi giờ văn được các em trông, chờ đón đợi ...Đó thực là hạnh phúc của người giáo viênVăn chúng tôi và hiệu quả ứng dụng là rất rõ ràng . Với nghiên cứu nhỏ này, tôi đưa ra những vấn đề tuy không mới nhưng cũng là những điều trăn trở đối với nhiều thầy cô giáo đã và đang giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường chúng ta .Có thể, vấn đề tôi đưa ra còn nhiều điều cần bàn bạc. Vậy, kính mong các thầy, cô lắng nghe và góp ý để sáng kiến này được hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô! Tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm quí giá trong quá trình áp dụng sáng kiến như: Luôn kết hợp cung cấp lí thuyết với thực hành . Ra bài tập cụ thể, đánh giá, nhận xét, chấm trả bài nghiêm túc. Không nóng vội, Giáo viên biết kiên trì, nhẫn nại ghi nhận sự tiến bộ của các em. 3.2. Kiến nghị : Đối với chính quyền địa phương : Cần quan tâm hơn nữa đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ công tác dạy và học tốt hơn . 19
- Tôi hy vọng rằng, trong những năm học tới phòng giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa,phổ biến các sáng kiến hay để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay. Bộ giáo dục nên bổ sung thêm số tiết thực hành nghị luận về thơ và truyện trong sách Ngữ văn 9, giảm bớt số văn bản nhật dụng. Những vấn đề mà người viết nêu ra trên đây chỉ một sự nghiên cứu tìm tòi riêng của bản thân trong quá trình dạy học, điều này sẽ không tránh khỏi những sai sót hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, quý thầy cô để đề tài hoàn chỉnh hơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Định hướng phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh bằng phương pháp đóng vai trong dạy học Giáo dục công Dân 6
16 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác, phát triển một vài ứng dụng từ một bài tập số học 6
16 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải một số bài toán bằng nhiều cách
30 p | 88 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
22 p | 60 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số dạng hệ phương trình
42 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 6 giải quyết bài toán chia hết trong N
30 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 9 một số kĩ năng viết văn nghị luận đạt kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 THPT
28 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 87 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh cách giải một số bài toán vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
21 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khối 6 hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm bằng sơ đồ tư duy
19 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải bài toán về tỉ lệ thức
10 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực
19 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn