intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm" được thực hiện với mục đích hướng dẫn và hình thành thói quen cách học tập phù hợp theo hướng tích cực và tự giác trong học tập. Giúp các em có cách nhìn nhận, đánh giá, phân tích bài học một cách đơn giản dễ hiểu dù kiến thức có trừu tượng khó hiểu phức tạp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MẠO KHÊ II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ PHÁT HUY  TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH  TRONG DẠY HỌC SINH HỌC  BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM                                   Họ và tên : Nguyễn Hoàng Thuỷ                                    Trường     : THCS Mạo Khê II                                  Huyện      : Đông Triều ­ Quảng Ninh
  2. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II Năm học 2007­ 2008 I. MỞ ĐẦU I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI        Trước đà phát triển mạnh mẽ  của khoa học nói chung và sinh  học nói riêng ở thế kỉ này, trong đó có giải phẫu và sinh lí học, khối   lượng tri thức mà loài người đã giành và tích luỹ được ngày càng lớn,  càng   sâu   sắc   và   nhiều   mặt,   do   đó   giáo   viên   phải   biết   lựa   chọn   phương pháp dạy như  thế  nào cho phù hợp với khả  năng tiếp thu  của học sinh, tránh sự nhàm chán đồng thời tạo sự hứng thú khi học  tập bộ  môn. Để  thực hiện tốt nhiệm vụ  này trong giảng dạy giáo  viên cần tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh như thế nào đó   để học sinh có thể giành tri thức một cách chủ động, tự lực tích cực.  Điều đó đòi hỏi phải lựa chọn các phương pháp dạy học sao cho phù  hợp với từng tiết học, từng đối tượng học sinh là một vấn đề mà bất  cứ người giáo viên nào cũng phải  chú ý và thực hiện. Mặt khác nội   dung học tập của bộ  môn sinh học chứa đựng rất nhiều kiến thức   thực tế  sinh động, hấp dẫn dễ  kích thích tính tò mò ham hiểu biết   của học sinh. Trước đây chúng ta cũng đã có rất nhiều phương pháp  dạy học mà  ở  đó học sinh đóng vai trò trung tâm, tuy nhiên mới chỉ  dừng lại trong phạm vi hoạt động cá nhân, học sinh chỉ được bó hẹp  trong việc tự  tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa một cách đơn  độc. Với phương pháp học tập đó học sinh sẽ  không thấy tự  nhiên  trong tiếp thu kiến thức mới, không được trao đổi với các bạn những  ý kiến, những vấn đề còn khúc mắc.        Đứng trước thực trạng đó, việc thay đổi phương pháp dạy học   và cụ thể  là áp dụng phương pháp dạy học nhóm trong giảng dạy  bộ môn sinh học là vấn đề rất cần thiết trong  dạy học của giáo viên  và việc học của học sinh. Trong những năm qua, đã có nhiều bài  giảng mà ở đó giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học nhóm khi   Năm học 2007 ­ 2008     2
  3. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II giảng dạy bộ môn Sinh học. Nhưng việc sử dụng phương pháp này  như thế nào cho đạt hiệu quả tối ưu nhất, học sinh thấy yêu thích bộ  môn thì việc áp dụng phương pháp dạy học nhóm mới được coi là  thành công.   Như  vậy bên cạnh những trang thiết bị  dạy học hiện  đại, thì  hoạt động nhóm đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành  công của tiết dạy. Trong dạy học theo nhóm, người giáo viên có vai  trò rất quan trọng   giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn, trọng tài,   điều khiển Vì thế muốn thảo luận nhóm đạt kết quả tốt người giáo   viên phải hiểu rõ mục tiêu của cuộc thảo luận, phải hiểu sâu hơn,  đầy đủ  hơn những nội dung kiến thức của bài học để  dạy tốt  biết  10 để  dạy 1  đồng thời có thể  giải đáp được những thắc mắc nảy  sinh ở học sinh có liên quan đến nội dung bài.       Với những lí do trên tôi đã mạnh dạn trình bày ý kiến của mình   qua đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ   động của học sinh trong dạy học sinh học bằng phương pháp   hoạt động nhóm. I.2  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:       Bộ môn Sinh học là một kho tàng kiến thức rất thực tế, những sự  vật, hiện tượng luôn diễn ra xung quanh chúng ta, điều đó các em  cũng dễ  dàng nhận ra. Tuy nhiên để  các em liên hệ  thực tế  với bài  học và biết đưa ra những ý kiến, thảo luận những nội dung, kiến   thức mới thì  giáo viên phải là người  dẫn chương trình nhằm mục  đích hướng học sinh vào kiến thức Sinh học. Vậy thì việc dạy học  bằng phương pháp  hoạt động nhóm đã tiến đến được cái đích đó.  I.3 THỜI GIAN ­ ĐỊA ĐIỂM: ­ Thời gian: Năm học 2007­ 2008. ­ Địa điểm: Trường THCS  Mạo Khê II.  I.4 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: Năm học 2007 ­ 2008     3
  4. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II     Nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người   học là chủ thể của quá trình học tập, trong đó chú trọng đến nhu cầu  hứng thú và phát triển năng lực của học sinh. Quan tâm đến hoạt  động tích cực, chủ động  của học sinh. Hướng dẫn và hình thành thói  quen cách học tập phù hợp theo hướng tích cực và tự  giác trong học   tập. Giúp các em có cách nhìn nhận, đánh giá, phân tích bài học một  cách đơn giản dễ  hiểu dù kiến thức có trừu tượng khó hiểu phức  tạp. II. NỘI DUNG II.1  CHƯƠNG I: TỔNG QUAN  1. Nội dung cần thảo luận   2.  Phương pháp đặt câu hỏi hoặc bài tập thảo luận   3. Những vấn đề cần chú ý khi lựa chọn hệ thống câu hỏi hoặc bài  tập  thảo luận ở chương trình SGK mới.   4. Đối với phần báo cáo kết quả thảo luận của học sinh   5. Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò     6. Phần cụ thể và minh hoạ. II.2 CHƯƠNG II : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.2.1 Nội dung cần thảo luận  II.2.1.1 Câu hỏi thảo luận hoặc bài tập thảo luận phải có tính hệ  thống, nhằm nêu bật vấn đề  phải giải quyết, gợi cho học sinh cách   suy nghĩ để giải quyết vấn đề đó. II.2.1.2   Câu   hỏi   hoặc   bài   tập   phải   chính   xác,   ngắn  gọn,   rõ   ràng,  không mơ hồ hoặc quá chung chung. II.2.1.3 Câu hỏi hoặc bài tập phải vừa với sức suy nghĩ và cố  gắng  của học sinh đồng thời phải   phân chia được đối tượng học sinh,   tránh những câu hỏi hoặc bài tập quá vụn vặt làm mất thời gian và  Năm học 2007 ­ 2008     4
  5. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II làm cho lớp học sa vào những chi tiết vụn vặt mà không thấy được   nội dung chính của bài học. II.2.1.4 Hệ  thống câu hỏi hoặc bài tập phải logic và liên quan chặt   chẽ với kiến thức của bài học. Giữa câu hỏi và phần gợi ý của giáo  viên cần kết hợp với nhau một cách hợp lý.  II.2.2. Phương pháp đặt câu hỏi hoặc bài tập thảo luận       Theo cách dạy học mới thì việc dạy học được thực hiện chủ yếu   thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động tự  lực để xây dựng,  lĩnh hội kiến thức mới, hình thành kĩ năng và những chuyển biến về  thái độ, hành vi. Do đó việc ra bài tập hoặc câu hỏi thảo luận phải   phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức và gây được hứng thú học  tập đối với học sinh. Trên thực tế có rất nhiều cách thức đặt câu hỏi  mà theo tôi là đạt được những hiệu quả nhất định  II.2.2.1 Phương pháp đặt câu hỏi thảo luận  II.2.2.1.1 Câu hỏi để lĩnh hội tri thức mới  Ví dụ trong bài 16 Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết  ở mục I có các hệ thống câu hỏi sau  ­ Mô tả  đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ  và trong vòng   tuần hoàn lớn ? ­ Phân biệt vai trò chủ  yếu của tim và hệ  mạch trong sự  tuần hoàn   máu ? ­ Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu ? ở mục II có hệ thống các câu hỏi sau ­ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn ? ­ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ ? Với hệ thống câu hỏi này giáo viên có thể soạn trong giáo án điện tử  đồng thời quét hình 16­1 và 16­2 vào bài soạn. Năm học 2007 ­ 2008     5
  6. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II II.2.2.1.2 Câu hỏi vận dụng :  ­ Giải thích một hiện tượng thực tế : Tại sao sau khi ăn lại buồn  ngủ ? Tại sao sau khi thở sâu, nhịn thở được lâu hơn ? hay tại sao khi  buồn ngủ lại hay ngáp ? “Vì sao nhai kĩ no lâu” hay “trời nóng chóng  khát, trời mát chóng đói” ?... ­ Tại sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ? tại sao  khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh tai thường bị ù ?... II.2.2.2 Phương pháp ra bài tập thảo luận : Với loại bài tập thảo luận giáo viên có thể soạn trong Violet rồi trình   chiếu lên màn hình để cho tất cả các nhóm có thể quan sát và nghiên  cứu kết hợp với tranh  ảnh hoặc phim. Sau khi các nhóm làm song  giáo viên yêu cầu đại diện nhóm lên làm trên máy tínhV, các nhóm  khác quan sát, nhận xét đúng, sai.  II.2.2.2.1 Loại bài tập điền từ vào trỗ trống :  Ví dụ với bài 51 “Cơ quan phân tích thính giác” Sinh học 8 chúng ta   có thể thiết kế bài tập dưới dạng điền từ như sau :  Sóng âm từ nguồn âm phát ra được .... (1)... hứng lấy, truyền qua .....   (2).... vào làm rung .... (3)..., rồi truyền qua ..... (4)......vào làm rung....  (5)..... và cuối cùng làm chuyển động  ... (6)..... rồi  .... (7)... trong  ốc   tai màng, tác động lên cơ quan  ..... (8)..... làm cho các .... (9).... của cơ  quan Coocti hưng phấn truyền về .... (10).... tương  ứng cho ta nhận  biết về các âm thanh đó. II.2.2.2.2 Loại bài tập chọn một phương án đúng nhất ­ Ví dụ trong bài 33 “Thân nhiệt” Sinh học 8 chúng ta có thể thiết kế  bài tập như sau :  Bài tập : Em hãy đánh dấu x vào phương án trả  lời mà em cho là   đúng nhất Khi trời nóng, các hình thức điều hoà thân nhiệt là : Năm học 2007 ­ 2008     6
  7. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II a,  Giảm thoát nhiệt, tăng sinh nhiệt. b,  Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt.  X c, Giảm sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt. d, Tăng sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt. II.2.2.2.3 Loại bài tập  đúng, sai II.2.2.2.4 Loại bài tập ô chữ Ví dụ trong bài 3 “Tế bào” Sinh học 6 chúng ta có thể thiết kế bài  tập ô chữ như sau :   1. Nhóm sinh vật lớn nhất có khả  năng tự  tạo ra chất hữu cơ  ngoài ánh sáng ? 2. Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt   động sống của tế bào ? 3. Một thành phần của tế bào chứa dịch tế bào ? 4. Mỗi thành phần của tế bào có tác dụng bao bọc chất tế bào ? 5. Chất   keo   lỏng   có   chứa   nhân,   không   bào   và   các   thành   phần   khác ? Giáo viên tổ  chức cho học sinh chơi trò chơi, yêu cầu các nhóm  học sinh thảo luận sau đó cử  đại diện trả  lời bằng cách gõ vào  bàn phím tìm các từ hàng ngang rồi đến từ khoá cột dọc.  T H Ự C V Ậ T 1 N H Â N T Ế B À O 2 K H Ô N G B À O 3 M À N G T Ế B À O 4 O 5 II.2.2.2.5 Loại bài tập xắp xếp thông tin ở hai cột cho tương ứng : Năm học 2007 ­ 2008     7
  8. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II Ví dụ ở bài 28 “Tiêu hoá ở ruột non” chúng ta có thể thiết kế bài tập  như sau : Bài tập : Hãy xắp xếp các ý ở cột  A  và cột  B  cho tương ứng rồi  điền kết quả vào cột  C A   Cơ quan  C  Kết  B     Sự biến đổi cơ học tiêu hoá quả 1. Khoang  a, Thức ăn được nghiền nhỏ và nhào  1 ­ b miệng. trộn, thấm đều với dịch vị. b, Thức ăn bị cắt, nghiền và tẩm nước  2. Dạ dày. 2 ­ a bọt. c, Thức ăn di chuyển một chiều để các  3. Ruột non. men của dịch ruột, dịch tuỵ, mật...tác  3 ­ c dụng. II.2.3. Những vấn đề cần chú ý khi lựa chọn hệ thống câu  hỏi hoặc bài tập thảo luận ở chương trình SGK mới : ­ Những câu hỏi khó trong SGK, giáo viên nên sử  dụng hợp lý câu  hỏi phụ (lời khuyên) để hướng dẫn nhóm học sinh yếu tìm ra câu trả  lời.  Ví dụ  trong bài 48 “Hệ  thần kinh sinh dưỡng” có câu hỏi thảo  luận  ở  mục I như  sau : So sánh cung phản xạ  sinh dưỡng với cung  phản xạ vận động ? ­ Những bài tập hoặc câu hỏi áp dụng mà nhiều học sinh gặp khó  khăn giáo viên có thể  sử dụng câu hỏi gợi ý giúp học sinh tìm được   lời giải (câu hỏi ngắn gọn và xúc tích). ­ Có thể  dùng các câu hỏi gây chú ý, hứng thú gợi động cơ  cho học   sinh trước vấn đề cần tìm tòi. ­ Xây dựng hệ  thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm tòi (đối với  những bài khó hơn). ­ Chú ý nêu câu hỏi nhằm chốt lại các kiến thức cần ghi nhớ cho học  sinh những phương pháp hay và khắc phục sai lầm cho học sinh. Năm học 2007 ­ 2008     8
  9. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II ­ Những câu hỏi có thể  thường xuyên được nhắc lại nhưng không   giả  tạo trong các trường hợp khác nhau ; cuối cùng học sinh có thể  thấm nhuần những câu hỏi đó và các câu hỏi này góp phần vào việc  phát triển thói quen tư duy trong học sinh. ­ Cần thiết phải đi dần tới những lời khuyên mỗi lúc một chính xác   hơn để học sinh có thể tự làm được nhiều việc chừng nào hay chừng  ấy.  * Chú ý    : Trong dạy học đổi mới ngày nay " hoạt động nhóm " có  thể tiến hành dưới các hình thức phong phú như :   + Kết hợp giữa câu hỏi với hình ảnh trực quan (mô hình, mẫu vật,   phim ..., kết hợp kênh chữ với kênh hình, kênh tiếng).   + Kết hợp giữa kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ tạo ra một qui trình   của hoạt động nhóm giúp cho việc học của học sinh hứng thú, sinh   động. (Giáo viên có thể truy cập trên mạng Internet những đoạn phim hoặc  tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học). II.2.4  Đối với phần báo cáo kết quả  thảo luận của học  sinh Nhóm cử đại diện chuẩn bị trình bày trước lớp. Các thành viên khác   trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng sai.  II.2.5 Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò II.2.5.1 Hoạt động   hỏi của giáo viên trong giờ  dạy bài mới (ôn   tập) nên đa dạng và phong phú như : ­ Sử  dụng câu văn  hệ  thống câu hỏi (nói, soạn bài giáo án điện tử  hoặc bảng phụ viết sẵn) ­ Dùng sơ đồ, hình vẽ, hình ảnh, mô hình tổng quát để học sinh thảo   luận (kênh hình). Năm học 2007 ­ 2008     9
  10. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II ­ Dùng câu cầu khiến kết hợp với câu nghi vấn làm cho hoạt động  nhóm  được sinh động. ­ Phối hợp giữa các kênh : hình, chữ, tiếng hoặc xem phim nếu có  thể  để    tạo ra một hoạt động nhóm phong phú, hấp dẫn và bổ  ích   gây hứng thú say mê học tập. II.2.5.2  Hoạt động nhóm tự hỏi  tự trả lời của học sinh. ­ Học sinh tự mình đặt ra câu hỏi và tìm trả  lời trong quá trình thảo  luận nhóm giúp cho việc tự học của học sinh có chiều sâu và phong  phú hơn. ­ Trong suốt quá trình hoạt động nhóm của học sinh giáo viên nên kết  hợp theo hướng sau : giáo viên đàm thoại với cả nhóm hoặc với đại  diện nhóm II.3   CHƯƠNG   3 :  PHƯƠNG   PHÁP   NGHIÊN   CỨU,   KẾT   QUẢ  NGHIÊN CỨU II.3.1 Phương pháp nghiên cứu        Bước 1 : Thành lập nhóm Mỗi nhóm 3M­6 học sinh. để duy trì hoạt động nhóm trong suốt quá  trình học của năm học giáo viên có thể  phân công cố  định theo từng   bàn hoặc hai, ba bàn ghép lại. Giáo viên chỉ định nhóm trưởng và thư  kí của nhóm hoặc cho học sinh tự bầu. Bước 2 :  Giáo viên giao nhiệm vụ  và mục đích   hoạt động cho   từng nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ  cho từng nhóm với nội dung câu hỏi đã  chuẩn bị  sẵn. Ví dụG: với bài “ Cơ  quan phân tích thị  giác ” Giáo  viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu thành phần cấu tạo của cơ  quan phân tích thị giác bằng cách treo tranh câm cấu tạo của cơ quan  phân tích thị  giác lên bảng và   yêu cầu ghi chú các thành phần của  mắt. Mục đích của bước  này là học sinh phải xác định được thành  Năm học 2007 ­ 2008 10
  11. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II phần cấu tạo của cầu mắt và màng lưới đồng thời rèn kĩ năng quan  sát, phân tích kênh hình.  Bước 3 : Hoạt động cụ thể của các nhóm Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, thư kí ghi  chép  nội dung thảo luận. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ định hướng  Bước 4 : Báo cáo kết quả thảo luận: Các nhóm cử  đại diện hoặc lần lượt các thành viên trong nhóm lên   ghi chú nhanh các thành phần của cầu mắt và màng lưới. Giáo viên  tính thời gian cho từng nhóm và có thể cho điểm từng nhóm nếu cần.  Bước 5 : Tổng kết rút kinh nghiệm, hệ thống hoá kiến thức Giáo viên nhận xét hiệu quả  hoạt động của từng nhóm, thời gian  hoàn thành bài tập, hệ  thống hoá kiến thức. Để  giúp học sinh khắc   sâu kiến, chốt lại kiến thức trọng tâm thức giáo viên cho học sinh   hoàn thành bài tập củng cố, bài tập củng cố này đẫ được soạn trong  Violet hoặc viết vào bảng phụ.  Ví dụ với bài “ Cơ quan phân tích thị  giác ” giáo viên có thể thiết kế bài tập dưới dạng đúng sai như :   Hãy điền Đ hoặc S vào các câu sau :  1. Điểm vàng và điểm mù cùng nằm trên màng giác. 2. Điểm vàng chứa các tế bào thần kinh hình nón tiếp nhận  cảm giác ánh sáng. 3. Điểm mù là nơi không có tế bào thần kinh thị giác nên  ảnh rơi vào điểm này sẽ không nhìn thấy gì. 4. Cần luyện tập cho mắt nhìn rõ vào ban đêm như đọc sách chỗ tối, làm việc nơi không đủ ánh sáng. Năm học 2007 ­ 2008 11
  12. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II Như  vậy nếu căn cứ  vào mục đích giáo dục, mục tiêu đào tạo vào  đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và nội dung môn học thì  phương pháp  hoạt động nhóm tỏ  ra có nhiều  ưu thế. Hơn nữa phương pháp này  còn phát huy được ở các em tính tự giác, tích cực và tự lực, tính chủ  động sáng tạo trong việc tự giành tri thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo  của thầy do đó kiến thức sẽ  sâu và chắc. Chúng gây hứng thú nhận  thức rất lớn đối với các em.  Trên đây là phương pháp hoạt động nhóm để phát huy tính tích cựcT,   chủ động của học sinh vào bài giảng đặc biệt là nâng cao chất lượng   bộ  môn sinh học nói chung. Đó cũng là kinh nghiệm tôi đã thu nhận  được trong năm học 2007 ­  2008. II.3.2 Kết quả nghiên cứu        Trong dạy học theo phương pháp nhóm việc lựa chọn hệ  thống  các câu hỏi hoặc bài tập thảo luận cho phù hợp với nội dung bài dạy   là việc làm cần thiết. Nó giúp cho giờ  học sinh động, hấp dẫn, gây  hứng thú học tập đồng thời nâng cao khả năng suy luận, kĩ năng hoạt   động nhóm. Qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện diễn đạt  những ý tưởng của mình trước tập thể. Học sinh được rèn luyện   khả năng ứng đáp linh hoạt khi tranh luận hay trả lời các câu hỏi và  sẽ  mạnh dạn tự  tin, bình tĩnh trước đám đông. Thảo luận nhóm là  phương pháp học tập nâng cao tính độc lập, tích cực học tập của  học sinh trong học sinh học nói riêng và các môn học khác nói riêng.  Sau một năm học áp dụng phương pháp dạy học nhóm với sinh học   lớp 8 tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau : Các lớp đều đạt từ trung bình trở lên.                       8C1 : 50 % khá giỏi.                        8C2 : 55 % khá giỏi.                       8C4 : 70 % khá giỏi.                       8C5 : 60 % khá giỏi. Năm học 2007 ­ 2008 12
  13. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II                        8C7: 70 % khá giỏi                         III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ         Qua những việc làm trên đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất   lượng bộ  môn  góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong giáo   dục học sinh. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nhóm chưa tiến   hành thường xuyên trong các tiết học chính vì vậy mà đôi khi học  sinh và ngay cả giáo viên cũng chưa thật quan tâm đến phương pháp   này. Vậy tôi kính mong sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa của   sở Giáo dục, phòng giáo huyện bằng việc tăng cường các hoạt động  chuyên đề nhằm góp ý, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường để học  tập kinh nghiệm hoạt động nhóm và nâng cao kĩ năng hoạt động  nhóm cho học sinh. IV. TÀI KIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC IV.1 Tài liệu tham khảo - Sách giáo viên sinh học 8. - Giáo trình phương pháp dạy học. IV.2 Phụ lục. Nội dung  Trang số Mở đầu 1 Nội dung 3 Chương 1 : Tổng quan (Khái quát chung) 3 Chương 2 : Nội dung vấn đề nghiên cứu 3 Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu, kết quả  nghiên  8 cứu Năm học 2007 ­ 2008 13
  14. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều ­ Trường THCS Mạo khê II Kết luận và kiến nghị 11                                                                                        Mạo Khê, ngày 15 tháng 4 năm 2008                                                                             Nguy ễn Hoàng Thuỷ   V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG,   PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU Năm học 2007 ­ 2008 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2