intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS

Chia sẻ: Nguyễn Đình Đoan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

337
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS được nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm đổi mới và cải tiến công tác quản lý hồ sơ sổ sách một cách khoa học, thuận lợi, lưu trữ lâu dài, dễ nhớ để phục vụ cho chỉ đạo và điều hành. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá tình học tập cũng như công tác của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS

  1. PHẦN I­MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Những   năm   gần   đây   sự   nghiệp   giáo   dục   nước   nhà   đã   đạt   được  những thành tựu to lớn trên các mặt: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,   bồi dưỡng nhân tài”  góp phần thúc đẩy sự  phát triển kinh tế  của đất  nước. Tuy nền kinh tế Việt Nam ta đang đứng trước những vận hội lớn,  thời cơ  lớn, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức về  cuộc đua  tranh giữa các quốc gia, về  cuộc cách mạng khoa học kỹ  thuật về  công   nghệ  thông tin đang bùng nổ. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế,   Đảng ta khẳng định, chiến lược phát triển con người là quan trọng nhất   con người là động lực thúc đẩy xã hội phát triển! ý thức được vấn đề  đó   Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII là “Giáo dục đào   tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho   phát triển”.  Trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011­2020 Quốc hội đã  thông qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt là: “Phải đổi mới căn bản   toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng   được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.    Để  đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước  chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới công tác quản  lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách   giáo khoa, thực hiện tốt các  “Cuộc vận động và các phong trào thi đua   của ngành giáo dục đã phát động và chỉ đạo”.  Trong công tác đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý là  khâu đột phá để  nâng cao chất lượng nhà trường. Thực tế  trong các nhà  trường phổ  thông nói chung, trường THCS nói riêng công tác quản lí còn  mang tính chất cá nhân, hành chính và kinh nghiệm chủ  nghĩa, cho nên  không thúc đẩy được phong trào nhà trường.  Do đó, để  đổi mới công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng  đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh trên địa bàn huyện KonPlông, tôi  đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ  sổ sách trong trường THCS”. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ  sở  nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà  trường THCS, quản lý hồ  sơ  sổ  sách của hiệu trưởng. Từ  đó đề  ra các   giải pháp, biện pháp nhằm đổi mới và cải tiến công tác quản lý hồ sơ sổ  sách một cách khoa học, thuận lợi, lưu trữ lâu dài, dễ nhớ để phục vụ cho  chỉ đạo và điều hành. Trang 1
  2. 3. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hồ  sơ  sổ  sách trong các đơn vị  trường THCS. 4. Phạm vi nghiên cứu: Các đơn vị trường THCS trên địa bàn huyện  KonPlông 5. Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý các trường THCS  6. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp nghiên cứu khách quan, được tiến hành trong suốt quá  trình nghiên cứu. ­ Phương pháp tổng hợp, tổng kết, được tiến hành qua quá trình chỉ  đạo tổ chức điều hành hoạt động đúc kết lại. ­ Phương pháp nghiên cứu các Văn bản Chỉ thị, Kế hoạch, Nhiệm vụ  của ngành giáo dục liên quan đến công tác quản lý. ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn từ  thực trạng nhà trường, thực   trạng công tác quản lý trong những năm qua.  ­ Phương pháp phản biện: lấy ý kiến từ  cán bộ  quản lý trong các  trường THCS về quản lý hồ sơ sổ sách. Trang 2
  3. Trang 3
  4. PHẦN II­NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học: Đổi mới công tác quản lý nhà trường phải bắt đầu từ đổi mới tư duy   quản lý, cách nghĩ, cách làm, cách tổ  chức chỉ  đạo thực hiện sao cho có   hiệu quả. Gồm 4 bước: Bước 1. Xây dựng kế hoạch Bước 2. Thực hiện kế hoạch Bước 3. Kiểm tra đánh giá Bước 4. Sơ kết tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm. 2. Cơ sở lý luận: Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ giáo dục Đào tạo về “Đổi mới công   tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”; Đổi mới quản lý giáo dục là sự  tác động có ý thức của chủ  thể  quản lý tới khách thể  quản lý nhằm đưa   chất lượng sư phạm  đạt hiệu quả cao.  Hồ sơ quản lí gồm toàn bộ văn bản tài liệu có liên quan với nhau, có  chung đặc điểm hình thành, theo dõi giải quyết công việc thuộc phạm vi  chức năng, nhiêm vụ của một cơ quan tổ chức hoặc của một cá nhân.            Phạm vi quản lí trong trường THCS được thực hiện dựa trên cơ sở  kế   hoạch,   nhiệm   vụ   của   ngành   giáo   dục   phù   hợp   với   tình   hình   địa  phương.  Đổi mới là thay đổi hoặc bổ sung cái cũ lạc hậu không còn phù hợp  bằng cái mới tiên tiến phù hợp hơn. Đổi mới công tác quản lý có ý nghĩa loại bỏ  được cơ  chế  lỗi thời,   thay đổi suy nghĩ, cách làm mà người quản lý. Phân biệt và lựa chọn cách   quản lý phù hợp với chức năng và nhiệm vụ.; Đổi mới công tác quản lý là   chọn lọc giải pháp, tận dụng cơ hội nhằm phát huy nội lực và tạo ra sức   mạnh tổng hợp trong các hoạt động giáo dục. 3. Thực trạng: ­ Năm học 2015­2016, trên địa bàn huyện KonPlông hiện có:   + Tổng số trường: Năm học 2015­2016, có 32 đơn vị  trường thuộc  (10 Mầm non; 11 Tiểu học; 11 THCS); trong đó, có 19 trường PTDT Bán  trú (10 Tiểu học; 9 THCS), 07 trường đạt chuẩn quốc gia (3 Mầm non; 4  Tiểu học; 1 THCS). + Tổng số  lớp: 385 lớp (THCS 74 lớp, TH 206 lớp, MN 105 l ớp).   Tổng số  học sinh: 6.113 học sinh (1.681 h ọc sinh THCS, 2.674 h ọc sinh   TH, 1.758 học sinh MN) Trang 4
  5. + Tổng số  CBQL, giáo viên và nhân viên: 728 (CBQL 76; Giáo viên   596; Nhân viên 56). ­  Mạng lưới trường, lớp  học tiếp tục được  mở  rộng;  Cơ  sở  vật  chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ  sung, cải thiện; đổi mới phương  pháp dạy học theo hướng hiện đại, đáp  ứng nhu cầu và điều kiện của   người học. Đổi ngũ CBQL, giáo viên trẻ  đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiệt  tình và tâm huyết với nghề;  ­  Ứng  dụng  CNTT trong dạy  học và  quản  lý   giáo  dục  được  chú  trọng.   Cơ   sở   hạ   tầng   CNTT,   thiết   bị   CNTT   ngày   càng   được   bổ   sung.  100%, đội ngũ CBQL và giáo viên sử  dụng CNTT ngày càng đông đảo và  có tác dụng. Các chương trình, các phần mềm phục vụ cho công tác quản   lý giáo dục, dạy học được sử  dụng ngày càng rộng rãi, có hiệu quả, góp  phần nâng cao chất lượng giáo dục.  ­ Tuy nhiên, Hồ sơ sổ sách quản lý của nhà trường chưa cập nhật kịp  thời, bố trí chưa khoa học và gây khó khăn trong lưu trữ, hay thất lạc; Hồ  sơ quản lý các trường đồng bộ, gây  ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và   đánh giá. 4. Các giải pháp nâng cao quản lý hồ sơ sổ sách: 4.1. Đổi mới công tác quản lý: Để đổi mới công tác quản lý, thủ trường đơn vị phải thay đổi tư duy  và nâng cao chất lượng quản lý như: ­ Xây dựng kế  hoạch chiến lược của nhà trường. Đề  ra mục tiêu  chiến lược 5 năm, 10 năm và các hoạt động cần đạt được các mục tiêu ấy.  Xác định tầm nhìn và sứ  mạng của nhà trường. Tầm nhìn là  ước vọng  hiện thực về  tương lai của nhà trường. (Ví dụ  Trường đạt danh hiệu   trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường đạt trường chất lượng   cao, trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia…) ­ Xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường.   Kế  hoạch năm học phải được thảo luận dân chủ  từ  tổ  chuyên môn đến   ban   giám   hiệu.   Kế   hoạch   phải   phù   hợp   với   thực   tế   nhà   trường,   địa  phương và khả thi. Kế hoạch phải mang tính khoa học và thực tiễn, là cơ  sở pháp lý để hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện. ­ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Quy định chức   năng quyền hạn của mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên trên cơ  sở  quy chế  hoạt động của cơ quan. Trang 5
  6. ­ Thận trọng và lắng nghe ý kiến mọi người trước khi có quyết định  cuối cùng; Quản lý con người, quản lý công việc, khoa học bằng hiệu quả  công việc, hiệu quả công việc là thước đo thành tích của mỗi người. ­ Nắm bắt thông tin, kiểm soát và sử lý thông tin một cách kịp thời,   nhanh nhậy, đúng đắn; Xây dựng đội ngũ đoàn kết, thân ái đồng thuận và  có tinh thần kỷ luật cao. Phát huy dân chủ và luôn truyền ngọn lửa mê say  công việc cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Muốn vậy, người cán bộ quản  lí phải tâm huyết, nhiệt tình,... ­  Luôn đổi mới từ cái nhỏ đến cái lớn, tôn trọng những cái cũ vẫn có  giá trị  tốt, không lên phủ nhận sạch trơn những cái cũ vẫn còn mang tính   thời sự. ­ Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Tranh thủ  sự  quan tâm  ủng   hộ  của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn  thể, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác để  tạo ra động   lực, tài lực, nguồn lực cho giáo dục. ­ Cán bộ quản lí phải quan tâm về tinh thần và vật chất cho cán bộ,   giáo viên, nhân viên để họ gắn bó với nghề nghiệp. 4.2. Đổi mới quản lý hồ sơ sổ sách: ­ Đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng  giáo dục, đổi mới hồ sơ quản là một yếu tố quan trọng để thủ trưởng đơn  vị điều hành một cách khoa học hệ thống mọi hoạt động nhà trường bằng   văn bản và bằng kế hoạch hàng tuần, hàng tháng và cho cả năm học.           ­ Đổi mới bằng cách phân chia, sắp xếp các loại văn bản theo mảng   quản lí và theo thời gian. Sau đó xâu chuỗi thành một tập hồ  sơ  tài liệu   của hiệu trưởng trong cả năm học đưa vào cặp, ghi tên cụ  thể. Bố  trí hồ  sơ  theo mảng nội dung: như  mảng văn bản về  đội ngũ giáo viên, mảng   học sinh, mảng các loại kế  hoạch, mảng các loại quyết định, mảng các  loại   báo cáo, mảng tài chính, mảng công tác xã hội hóa giáo dục… Khi  cần tìm thông tin tư liệu gì thì xem mục lục đầu tập để truy ra. ­  Mục đích của việc sắp xếp chia mảng hồ sơ của hiệu trưởng và  tập hợp thành một tập hệ  thống từ  đầu năm đến cuối năm là để  thuận  tiện cho việc chỉ đạo, dễ nhớ, dễ tìm và có giá trị lưu trữ nhiều năm, chứa  nhiều thông tin cần thiết của nhà trường không bị  lẫn lộn; Phục vụ  tốt  cho đánh giá, kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia. ­  Có thể  phân chia hồ  sơ  thành 12 mảng thông tin theo chủ  đề  bao  gồm các phần sau:  Phần I: Phụ lục hồ sơ của hiệu trưởng Trang 6
  7. Phần II: 12 mảng hồ sơ văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện của hiệu   trưởng:         I. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên 1. Quyết định UBND huyện giao biên chế năm học. 2. Danh sách cán bộ giáo viên, nhân viên (mẫu danh sách cán bộ giáo   viên, nhân viên có đủ  thông tin trích ngang hồ  sơ  cán bộ  giáo viên, nhân   viên). 3. Thống kê chi tiết trình độ đội ngũ         II­ Học sinh 1. Bảng tổng hợp quy mô phát triển giáo dục. 2. Hồ sơ tuyển sinh:             ­ Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.             ­ Danh sách học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học.             ­ Danh sách học sinh đã tuyển sinh vào lớp 6.             ­ Danh sách học sinh lớp 6 học trường ngoài.             ­ Biên bản tuyển sinh đầu năm học 3. Hồ sơ xét duyệt học sinh lên lớp, lưu ban. 4. Bảng tổng hợp học sinh theo lớp 5. Danh sách con LS, TB, BB, mồ côi, HS nghèo, cận nghèo, khuyết  tật 6. Danh sách giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp. 7. Danh sách học sinh chuyển đi, chuyển đến, bỏ học (Có mẫu kèm  theo)          III. Biên chế năm học và nhiệm vụ năm học 1. Kế hoạch năm học của UBND Tỉnh, Sở giáo dục. 2. Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ (phô tô). 3. Kế hoạch năm học của UBND huyện và Phòng giáo dục.          IV. Các loại kế hoạch 1. Kế hoạch năm học. 2. Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. 3. Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 4. Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 5. Kế hoạch kiểm định đánh giá chất lượng. 6. Kế hoạch thực hiện cuộc vận động "Hai không". 7. Kế hoạch giáo dục thể chất, y tế học đường, chăm sóc sức khoẻ  học sinh Trang 7
  8.       8. Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ. 9. Kế hoạch kiểm tra toàn diện, chuyên đề CBGV, NV. 10. Kế hoạch hội thi GV dạy giỏi cấp trường. 11. Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, yếu kém. 12. Kế hoạch giáo dục pháp luật cho CBGV,NV,HS 13. Kế hoạch khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn.      V. Quyết định, Quy chế, Lịch trực ban, lịch tuần, phân công  chuyên môn   1. Quyết định bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ thư viện, Tổ thiết bị,   Tổng phụ trách đội.    2. Quyết định về  việc cho phép CBGV soạn giáo án in trên may vi   tính   3. Quyết định thành lập Hội đồng thi đua, Hội đồng kỉ luật (nếu có)   4. Quyết định khen thưởng GV, HS giỏi, HS tiên tiến kỳ I, cuối năm. 5.  Quyết định thành lập Hội thi GV dạy giỏi cấp trường. Quyết định   công nhận GV dạy giỏi cấp trường. 6. Quyết định thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động "Hai không"   7. Quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện,  học sinh tích cực.   8. Quyết định thành lập ban chỉ đạo học tập và làm theo tấm gương  đạo đức HCM   9. Quyết định thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động khắc phục tình  trạng phát âm lệch chuẩn L/N.   10. Quyết định thành lập ban chỉ đạo kiểm định đánh giá chất lượng.   11. Quyết định thành lập ban tổ chức Hội khoẻ phù đổng cấp trường  lần thứ VIII 12. Quyết định thành lập BCĐ công tác y tế, giáo dục thể chất, chăm   sóc sức khoẻ học sinh trong trường học. 13. Lịch trực ban GV, HS, BGH. 14. Lịch tuần 15. Quy chế làm việc cơ quan. 16. Quy chế chi tiêu nội bộ. 17. Nội quy nhà trường 18. Bảng phân công chuyên môn, kiêm nhiệm Phòng giáo dục đã  duyệt.        VI. Chất lượng giáo dục Trang 8
  9. 1. Thống kê chất lượng khảo sát đầu năm 2. Giao khoán chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên. 3. Thống kê chất lượng kiểm tra kỳ I, II, cả năm các môn văn hoá và   xếp loại 2 mặt GD. 4. Thống kê các chuyên đề, hội thi. 5. Thống kê kết quả HSG cấp, huyện, tỉnh khối 6, 7, 8, 9. 6. Danh sách GV dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh. 7. Danh sách GV đạt SKKN loại T, K, TB cấp trường, huyện, tỉnh.   8. Danh sách  kết quả tốt nghiệp THCS.   9. Danh sách kết quả học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 THPT hệ công lập   và các hệ khác 10. Danh sách kết quả chứng chỉ học nghề phổ thông. 11. Các biểu mẫu thống kê phổ cập giáo dục THCS.        VII. Thi đua 1. Danh sách cán bộ giáo viên, nhân viên đăng kí thi đua đầu năm. 2. Danh hiệu trường, cơ quan, công đoàn, đoàn đội đăng kí thi đua. 3. Tiêu chí đánh giá thi đua cán bộ, giáo viên, nhân viên (Có biểu mẫu  kèm theo) 4. Bảng tổng hợp kết quả thi đua cuối kì, cuối năm. 5.Bảng tổng hợp thi đua cuối đã được Phòng GD&ĐT (photo).          VIII. Công tác xã hội hoá giáo dục         1. Biên bản hội nghị CMHS đầu năm, cuối kì, cuối năm (Của  trường, của lớp)        2. Biên bản họp ban đại diện CMHS nhà trường đầu năm.        3. Danh sách ban đại diện CMHS các lớp, nhà trường (Có mẫu kèm  theo)        4. Kết quả công tác xã hội hoá giáo dục.            IX. Tài chính   1. Quyết định UBND huyện, Phòng GD&ĐT giao chỉ tiêu ngân sách  năm.   2. Bản dự toán thu chi học phí năm học.   3. Báo cáo thu chi dạy thêm, học thêm kì I, kì II.   4. Theo dõi dự toán thu chi ngân sách theo quý (Photo chứng từ thẩm   định tài chính của phòng tài chính và chứng từ  chi tiền, chuyển tiền của   kho bạc)          X. Cơ sở vật chất, thiết bị, thí nghiệm và thư viện. Trang 9
  10. 1. Kế hoach mua sắm bổ sung, tu sửa cơ sở vật chất phục phụ cho  dạy và học 2. Biên bản kiểm kê cơ sở vật chất cuối năm học 3. Biên bản kiểm kê phòng thiết bị, thí nghiệm thực hành, phòng học  bộ môn 4. Biên bản kiểm kê thư viện 5. Biên bản thanh lí tài sản           XI. Báo cáo   1. Báo cáo sơ kết kỳ I   2. Báo cáo tổng kết năm học   3. Báo cáo kiểm tra toàn diện, chuyên đề của Hiệu trưởng.   4. Các loại báo cáo khác Trang 10
  11. PHẦN III­KẾT QUẢ  Kinh nghiệm đổi mới quản lý giáo dục  đã  có giá trị  thiết thực và  hiệu quả trong việc quản lý điều hành hoạt động nhà trường, cụ thể: ­ Năm học 2012­2013: 55 cá nhân đạt "Chiến sỹ thi đua cơ sở" ,61 cá  nhân đạt "Lao Động tiên tiến", 52 cá nhân được tặng giấy khen, 01 tập thể  đạt "Tập thể lao động tiên tiến". ­ Năm học 2013­2014: 59 cá nhân đạt "Chiến sỹ thi đua cơ sở" , 309  cá nhân đạt "Lao Động tiên tiến", 11 tập thể  đạt "Tập thể  lao động tiên   tiến", 11 Học sinh đã có thành tích trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh. ­ Năm học 2014­2015: đề xuất 54 cá nhân đạt "Chiến sỹ  thi đua cơ   sở"  , 169 cá nhân đạt  "Lao Động tiên tiến", 5 tập thể  đạt  "Tập thể  lao   động tiên tiến" , 4 học sinh đã có thành tích trong các kỳ thi Học sinh giỏi   cấp tỉnh.           Như vậy, đổi mới công tác quản lý và đổi mới hồ  sơ  sổ  sách của   hiệu trưởng là khâu đột phá tác động đến toàn bộ  hoạt  động của nhà  trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đẩy mạnh phong   trào giáo dục ngày càng phát triển đi lên.  PHẦN IV­KẾT LUẬN        Cho đến nay, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã và đang xây dựng  được một đội ngũ nhà giáo các cấp tương đối đồng bộ  về  cơ  cấu, đủ  về  số  lượng, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị, trình độ  năng lực  chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đáp  ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân   lực của ngành.  Nhưng biên phap trên la yêu tô anh h ̃ ̣ ́ ̀ ́ ́̉ ưởng trực tiêp đên viêc nâng cao ́ ́ ̣   ́ ượng giáo dục trong toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo. Nêu giai quyêt chât l ́ ̉ ́  ̉ thoa man nh ̃ ưng nhu câu vê chê đô đ ̃ ̀ ̀ ́ ̣ ời sông, khen th ́ ưởng vât chât va tinh ̣ ́ ̀   ̀ ̣ thân kip th ơi, công băng, dân ch ̀ ̀ ủ  se giup cho cán b ̃ ́ ộ, giao viên hoàn thành ́   tốt công việc và phân đâu ren luyên hoc tâp. ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ Thực hiện theo Nghị quyết 29­NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp   hành trung ương về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp   ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị   trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"  đang đặt lên vai  đội ngũ giáo viên Ngành GD&ĐT huyện KonPlông những yêu cầu mới với   trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục. Vì vậy, Toàn ngành triển  khai đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và  đánh giá kết quả  học tập, rèn luyện đạo đức nhà giáo trong các khâu đào  Trang 11
  12. tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo nhằm đáp  ứng yêu cầu mới  của giáo dục ở tất cả các cấp học mà trước mắt là chuẩn bị cho những đổi  mới của chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. Trang 12
  13. Dạy học là nghề  cao quý và có những yêu cầu riêng, đòi hỏi mỗi   người khi tham gia đều phải có những xác định cụ  thể  về  sự  mẫu mực   "Mô phạm", sự  cống hiến và cần có sự  nỗ  lực, tận tụy, thậm chí hy sinh   không mệt mỏi vì lợi ích công việc, cũng như  vì thành tựu của đối tượng   phục vụ thay vì những lợi ích vị kỷ về vật chất.  Ðể  có thể  đáp  ứng yêu cầu  "Hành nghề  sư  phạm", trước hết cần  phải có đạo đức nghề  nghiệp tức là có tình yêu với nghề  giáo, tâm huyết  và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; có tình yêu với học trò và  sự  xả  thân "tất cả  vì học sinh thân yêu". Sau nữa là luôn tự  hoàn thiện và  nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ  sư  phạm và các năng lực theo   những yêu cầu của chuẩn nghề  nghiệp để  có thể  đáp  ứng yêu cầu nâng   cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới. ̀ ột số  biên phap nâng cao chât l Trên đây la m ̣ ́ ́ ượng đôi ngu giáo viên ̣ ̃   ̉ ̃ ực hiên trong th mà ban thân đa th ̣ ơi gian qua. Tuy nhiên đ ̀ ề tài vân con m ̃ ̀ ột   số han chê nh ̣ ́ ất định, rât mong đ ́ ược sự hô tr ̃ ợ  va gop y chân tinh cua đông ̀ ́ ́ ̀ ̉ ̀   ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̉ nghiêp va Hôi đông khoa hoc cac câp đê sang kiên kinh nghiêm cua tôi ngay ̀  ̣ ̀ ̣ ̉ ơn. cang hoan thiên va hiêu qua h ̀ ̀  KonPlông, ngày......tháng 12 năm 2015.      Người viết           Phạm Văn Thắng Trang 13
  14. Trang 14
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục 2005. 2. Điều lệ trường THCS, THPT có nhiều cấp học. 3. Nghị quyết TW 2 khóa 8 về giáo dục và đào tạo. 4. Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm từ 2011­2020. 5. Chỉ thị nhiệm vụ các năm học. 6. Tài liệu SREM dùng cho cán bộ quản lý trưởng phổ thông. 7. Các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục hiện hành. PHỤ LỤC            Trang Phần I­Mở đầu....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 1 2.  Mục đích nghiên cứu......................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 1 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2 5. Khách thể nghiên cứu........................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................2 PHẦN II­NỘI DUNG............................................................................. 3 1. Cơ sở khoa học................................................................................... 3 2.  Cơ sở lý luận..................................................................................... 3 3. Thực trạng.......................................................................................... 3 4. Các giải pháp nâng cao quản lý hồ sơ sổ sách...............................4 PHẦN III­KẾT QUẢ ............................................................................. 9 PHẦN IV­KẾT LUẬN............................................................................ 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................11 ­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­ Trang 15
  16. Trang 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2