Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý" được thực hiện với mục đích giúp giáo viên điều chỉnh được phương pháp giảng dạy của mình sao cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc biệt giáo viên được bổ sung phương pháp giảng dạy đáp ứng việc thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Về phía học sinh, được hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học Vật lý, được rèn luyện kỹ năng thực nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý KINH NGHIỆM: BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU DẠY HỌC VẬT LÝ I PHẦN MỞ ĐẦU I.1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghề dạy học là một trong những nghề cao quý. Được vinh dự làm nghề dạy chữ, dạy người là hạnh phúc của mỗi chúng ta. Tuy nhiên dạy học như thế nào để đạt được mục đích: Học sinh nhanh chóng tiếp nhận kiến thức, vận dụng kiến thức ấy để có kỹ năng thực hành tốt, giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn kích thích lòng ham muốn học hỏi khám phá của từng học sinh nhằm nâng cao chất lượng đại trà, phát triển chất lượng mũi nhọn của từng bộ môn là tiêu chí cần đạt của mỗi người thầy. Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ qua lại với các môn học khác. Nhiều kiến thức và kỹ năng đạt được qua môn Vật lý là cơ sở đối với việc học tập các môn học khác và có ứng dụng rộng rãi trong đời sống lao động và sản xuất đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ định hướng và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý nói riêng, mục đích đào tạo của từng cấp học đặt ra các nhiệm vụ cơ bản cho việc giảng dạy Vật lý ở trường THCS, khi học môn Vật lý học sinh phải đạt được một số yêu cầu như: + Biết quan sát các hiện tượng xung quanh, phân tích để tìm ra cái bản chất, cái chung nhất dẫn đến hình thành được kiến thức mới. + Quan sát trong tự nhiên, tìm ra những sự kiện lặp đi lặp lại mang tính quy luật, hình thành được những nhận thức về các định luật Vật lý. + Vận dụng các kiến thức Vật lý, các nguyên lý chung của khoa học Vật lý để giải quyết vấn đề trong đời sống và trong kỹ thuật. + Vận dụng một cách sáng tạo vào việc nghiên cứu các hiện tượng Vật lý đơn giản. Quá trình học tập của học sinh nói chung là một quá trình nhận thức năn nó phải tuân theo quy luật của quá trình nhận thức. Đặc biệt với môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thì quá trình nhận thức của học sinh là đi từ các hiện tượng thực tế để dẫn đến các kiến thức mới sau đó áp dụng kiến thức cần giải quyết các hiện tượng trong thực tế. Trần Thị Thắm – Trường THCS Mạo Khê II
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý Dạy học Vật lý không chỉ nhằm mục đích cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng về Vật lý mà điều không kém phần quan trọng là phải trang bị cho học sinh những kiến thức về phương pháp là một trong những mục tiêu cơ bản của chương trình Vật lý THCS. Trong các phương pháp nhận thức khoa học của Vật lý thì phương pháp thực nghiệm là một phương pháp đặc trưng. Do đó việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học và cần được quan tâm chính đáng. I.2: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua thời gian chỉ đạo và thực tế giảng dạy môn Vật lý, với đặc thù của môn học, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong Vật lý là việc cần thiết. Từ đó giúp học sinh điều chỉnh được phương pháp giảng dạy của mình sao cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc biệt giáo viên được bổ sung phương pháp giảng dạy đáp ứng việc thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Về phía học sinh, được hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học Vật lý, được rèn luyện kỹ năng thực nghiệm. I.3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: Hiện nay chương trình Vật lý được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9 và rất chú trọng đến phương pháp thực nghiệm cho học sinh do đó tôi mạnh dạn đưa việc nghiên cứu và thực nghiệm trên toàn bộ học sinh của trường THCS Mạo Khê 2 trong năm học 2007 2008. I.4: ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: Việc nghiên cứu đề tài thành công sẽ giúp cho: Giáo viên: + Không cảm thấy ngại khi giảng dạy môn Vật lý vì phải tiến hành nhiều thí nghiệm. + Phân loại được học sinh một cách chính xác, từ đó có biện pháp hỗ trợ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh: + Có kỹ năng trong việc quan sát các hiện tượng để tìm ra cái chung, cái bản chất của hiện tượng. + Biết tự mình thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. + Có kỹ năng trong việc mô tả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm. + Tự sưu tầm và tự làm thí nghiệm khi cần thiết. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 2
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý + Có kỹ năng trong vi ệc th ực hi ện n ội quy th ực hành, an toàn phòng thí nghiệm. + Hứng thú hơn khi học bộ môn Vật lý. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 3
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý II PHẦN NỘI DUNG II.1: CHƯƠNG I : TỔNG QUAN Định hướng về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học Vật lý nhấn mạnh việc tăng cường phương pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Coi trọng phương pháp thực nghiệm, kết hợp học tập cá nhân với học tập theo nhóm. Với định hướng đó trong giờ học Vật lý học sinh đóng vai trò chủ thể của hoạt động nhận thức. Trước đây học sinh chỉ quan sát giáo viên làm thí nghiệm và rút ra kết luận một cách thụ động thì lần này học phải tự mình chuẩn bị thiết bị thí nghiệm, tự lắp ráp thí nghiệm theo nhóm, tự tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự ghi chép số liệu, thảo luận và tự rút ra kết luận. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Các thí nghiệm trong sách giáo khoa đã được cân nhắc đến nhiều yếu tốt như thí nghiệm có cần thiết không? Do giáo viên hay học sinh làm? Có trang bị đại trà không? Có an toàn cho học sinh không? Điều đó có nghĩa là tất cả các thí nghiệm Vật lý được trình bày trong sách giáo khoa là hoàn toàn cần thiết, khả thi và đó là cơ sở khoa học vững chắc để hình thành tri thức mới cho học sinh. Cả bài học là những hướng dẫn cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức: học sinh tự lắp đặt thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự tiến hành thí nghiệm, thu thập, xử lý thông tin, tự mình rút ra kết luận và sau đó vận dụng. Việc vận dụng phương pháp thực nghiệm vào dạy học Vật lý vừa phù hợp với đặc điểm nghiên cứu của bộ môn Vật lý vừa tạo điều kiện để học sinh hoạt động tự lực xây dựng kiến thức. Mặt khác trong quá trình học tập, học sinh sẽ trải qua các giai đoạn tương tự như các giai đoạn làm việc của nhà nghiên cứu và điều đó tạo điều kiện phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Phương pháp thực nghiệm bao gồm các giai đoạn sự kiện khởi đầu đến giải thuyết rồi hệ quả và thí nghiệm kiểm tra. Khi vận dụng phương pháp thực nghiệm cần chú ý đến các điều kiện dạy học, đặc điểm nhận thức, đặc điểm người học, để vận dụng với mức độ khác nhau. II.2: CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.2.1. Vai trò của phương pháp thực nghiệm trong việc thực hiện mục tiêu dạy học. II.2.1.1. Phương pháp thực nghiệm giúp học sinh hình thành và hoàn thiện những phẩm chất tâm lý học là nền tảng cho hoạt động tư duy, hoạt động sáng tạo. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 4
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý Phương pháp thực nghiệm hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo theo con đường và kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà các nhà khoa học đã trải qua. Nó làm cho học sinh quen dần với các cách suy nghĩ, làm việc theo kiểu Vật lý: Cách duy nhất để lĩnh hội những kinh nghiệm sáng tạo là tự lực giải quyết những vấn đề mới mẻ đối với học sinh. Trong quá trình giải quyết những vấn đề đó học sinh sẽ bộc lộ những nét đặc trưng của hoạt động sáng tạo và đồng thời hình thành, hoàn thiện ở bản thân những phẩm chất tâm lý học là nền tảng cho hoạt động sáng tạo. II.2.1.2. Phương pháp thực nghiệm cho phép gắn lý thuyết với thực tiễn. Thực tiễn được nói trong phương pháp thực nghiệm là các hiện tượng, các quá trình Vật lý được mô tả, được tái hiện qua các thí nghiệm cho giáo viên hay chính học sinh tự làm. Việc học sinh trực tiếp đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra, trực tiếp quan sát các hiện tượng, làm việc với các thí nghiệm và dụng cụ đo, giải quyết những khó khăn trong thực nghiệm, tạo điều kiện cho các em nâng cao được năng lực thực hành, gần gũi hơn với đời sống kỹ thuật, khái quát hoá các kết quả thực nghiệm, rút ra những kết luận có tính chất lý thuyết. Hoạt động nhận thức theo phương pháp thực nghiệm, học sinh thấy được sự gắn bó mật thiết giữa lý thuyết và thực tiễn. II.2.1.3. Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tìm tòi, giải quyết vấn đề. Có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn, rất sát với thực tiễn, ở mọi trình độ, không đòi hỏi vốn kiến thức quá nhiều. Đối với yêu cầu dạy học xuất phát từ vốn kinh nghiệm của học sinh, phương pháp thực nghiệm lại càng phù hợp hơn ngay cả với học sinh lớp 6, 7 khi mà vốn kiến thức còn ít ỏi. Phương pháp thực nghiệm sẽ giúp các em giải quyết vấn đề học tập, trên cơ sở đó nắm vững kiến thức, kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm, nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn. II.2.1.4. Việc áp dụng phương pháp thực nghiệm cho phép và rèn luyện cho học sinh nhiều năng lực. Nó tích cực hoá đến mức tối đa hoạt động nhận thức của học sinh, cho phép hình thành kiến thức sâu sắc và bền vững, tăng cường hứng thú đối với môn học. Nó thôi thúc trong học sinh một nhu cầu về hoạt động sáng tạo, xây dựng cho các em tính sáng tạo trong cá tính. II.2.2. Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lý. II.2.2.1. Tổ chức các sự kiện khởi đầu hướng dẫn học sinh đưa ra dự đoán khoa học. * Vai trò của việc tổ chức sự kiện khởi đầu. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 5
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý Việc tạo sự kiện khởi đầu (mô tả một hoạt động trong thực tế, đưa ra một bài toán, mô tả hay tiến hành thí nghiệm ...) có vai trò rất quan trọng. Giai đoạn này sẽ quyết định thành công của giờ học. Các sự kiện khởi đầu tạo điều kiện cho học sinh phát hiện mâu thuẫn và gợi ý phương pháp giải quyết vấn đề. Trên cơ sở người giáo viên nắm vững vấn đề, đường lối giải quyết vấn đề và hiểu biết trình độ học sinh, việc tổ chức tốt sự kiện khởi đầu sẽ: Thu hút được sự chú ý của học sinh. Làm xuất hiện mối quan hệ chi phối hiện tượng. Tạo điều kiện cho học sinh thu thập đầy đủ thông tin để đưa ra được các dự đoán về các mối quan hệ có tính quy luật. Trong dạy học, giáo viên đã hiểu rõ mục đích, có dự kiến về tiến trình dạy học, cho nên khi tổ chức các sự kiện khởi dàu giáo viên có thể chủ động sử dụng những sự kiện gần gũi với đời sống, thích hợp với trình độ học sinh. Các sự kiện được mô tả, trình bày rõ ràng, chính xác sẽ định hướng được sự chú ý của học sinh vào các hiện tượng, quá trình, mối quan hệ cần quan sát, tránh được các yếu tố gây nhiễu. * Yêu cầu của việc tổ chức các sự kiện khởi đầu. Khi dạy các kiến thức Vật lý bằng phương pháp thực nghiệm, việc tạo các sự kiện khởi đầu để học sinh thu thập thông tin, nêu ra được sự đoán khoa học cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Làm nảy sinh vấn đề, nghĩa là phải làm xuất hiện được hiện tượng cần nghiên cứu (khi dạy các hiện tượng Vật lý), sự biến đổi kèm theo của một hay nhiều đại lượng vào các đại lượng khác sẽ có mặt trong biểu thức (mối quan hệ) của quy luật, định luật. + Các hiện tượng, sự biến đổi ... cần được mô tả, hoặc diễn ra rõ ràng để học sinh có thể theo dõi, quan sát được diễn biến, sự phụ thuộc nhân quả, phạm vi, điều kiện cảu sự biến đổi. + Vừa sức học sinh (các biểu hiện của sự kiện phải gắn với kiến thức, kinh nghiệm của học sinh, gần gũi với đời sống hàng ngày) nhưng cũng phải gây được hứng thú, kích thích nhu cầu học tập của học sinh (có chứa đựng những yếu tố kiến thức mới, mà cần có sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh mới thu nhận được). + Ít yếu tố gây nhiễu. * Hướng dẫn học sinh phát hiện, phát biểu vấn đề, đưa ra dự đoán khoa học. Khi hướng dẫn đưa ra các dự đoán, cần chú ý để học sinh vận dụng được vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình để đối chiếu, so sánh với những sự kiện vừa quan sát. Cần định hướng sự chú ý của học sinh vào các vấn đề sau: Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 6
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý Diễn biến của hiện tượng, quá trình, những sự thay đổi của vật thể (hoặc hành vi của vật thể) tham gia vào hiện tượng, quá trình. Sự biến đổi kèm theo của một hay nhiều đại lượng khác (nguyên nhân, kết quả). Sự giống nhau, khác nhau giữa những biểu hiện của nguyên nhân, kết quả trong những điều kiện khác nhau (trong các lần thí nghiệm khác nhau). Chiều hướng của sự biến đổi. Dấu hiệu bản chất (mối quan hệ diễn ra nhiều lần). II.2.2.2. Tổ chức cho học sinh đề xuất và tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Trong sách giáo khoa Vật lý, các tác giả đã thể hiện khá rõ mục tiêu bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh thông qua việc xây dựng tiến trình các bài học cụ thể. Đó là việc tổ chức cho học sinh đề xuất và tiến hành thí nghiệm kiểm tra một giả thuyết, một dự đoán hoặc thiết kế bài học bám sát các bước của phương pháp thực nghiệm. Ví dụ, trong phần quang học, các bài nghiên cứu các tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương lõm đã được xây dựng theo các bước của phương pháp thực nghiệm, từ giai đoạn đề xuất vấn đề, dự đoán, tiến hành thí nghiệm kiểm tra đến rút ra kết luận, ứng dụng kiến thức. Tuy không nêu một cách tường minh phương pháp thực nghiệm là gì nhưng cách viết của sách giáo khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh. Nếu giáo viên thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức, tiến hành thí nghiệm theo con đường tìm tòi, sáng tạo của phương pháp thực nghiệm thì học sinh sẽ nâng cao được hiểu biết và quen dần với phương pháp thực nghiệm. Hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu dạy học sẽ tốt hơn. II.2.3. Một số ví dụ minh hoạ. II.2.3.1. Ví dụ về tạo sự kiện khởi đầu, hướng dẫn học sinh đưa ra dự đoán khoa học về “Đặc điểm của áp suất gây ra do trọng lượng chất lỏng trong bình nước” (Vật lý 7). Trước khi xây dựng kiến thức về đặc điểm của áp suất gây ra do trọng lượng của khối chất lỏng trong bình, học sinh đã có kiến thức về: Chất lỏng gây ra áp suất trong lòng chất lỏng. Vấn đề đặt ra là: Ở các độ sâu khác nhau áp suất chất lỏng như thế nào? Ở cùng một độ sâu, áp suất trong lòng chất lỏng và áp suất lên thành bình có bằng nhau không? Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 7
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý a) Có thể đưa ra các sự kiện khởi đầu để học sinh nêu dự đoán về các vấn đề trên như sau: Dùng một bình hình khối trụ chữ nhật có dùi một số lỗ ở đáy bình và ở các độ cao khác nhau trên thành bình (H.1). Lúc đầu nút các lỗ lại. Đổ nước vào bình rồi mở đồng thời các nút ra, cho học sinh quan sát các tia nước phun ra từ các lỗ thủng. Vẽ hình, mô tả một bình đựng nước có hình dạng như H.2. Áp suất do chất lỏng gây ra tại các điểm A, B trên đáy bình có bằng nhau không? b) Yêu cầu Các thí nghiệm trên gần gũi với cuộc sống của học sinh và có thể thực hiện được dễ dàng. Từ việc quan sát thí nghiệm ở H.1, bằng kiến thức đã học có thể giải thích được vì sao có các tia nước phụt ra từ các lỗ (nước tác dụng áp lực lên thành bình nên ở chỗ nào có lỗ, nước bị đẩy ra thành tia có phương vuông góc với thành bình). Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 8
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý Tuy nhiên, cũng từ sự kiện này, nảy sinh nhu cầu nhận thức đối với học sinh về mối quan hệ giữa độ mạnh yếu cảu các tia nước phụt ta (áp suất chất lỏng) với vị trí các lỗ (chiều cao của cột nước tính từ mặt thoáng). Từ việc quan sát các tia nước ở các lỗ A, B (H.1) và câu hỏi (H.2) dẫn học sinh tới suy nghĩ về các vấn đề: áp suất do chất lỏng gây ra ở mọi điểm trên đáy (ở cùng một độ sâu) có chắc chắn bằng nhau không? có phụ thuộc vào lượng nước ở trên các điểm đang xét không? Lưu ý tới những điều phân tích trên về các sự kiện, giáo viên định hướng sự chú ý của học sinh vào các vấn đề sau: + Độ mạnh yếu của các tia nước nói lên điều gì? (Liên quan tới các yếu tố nào của chất lỏng?) + Độ mạnh yếu của các tia nước phụ thuộc vào vị trí các lỗ cho biết chiều hướng thay đổi của áp suất chất lỏng theo độ sâu như thế nào? (có phụ thuộc vào lượng nước ở trên không?) Sự định hướng này sẽ giúp học sinh đưa ra được dự đoán “có thể áp suất tăng cùng với độ sâu, ở dùng một độ sâu trong lòng chất lỏng áp suất bằng nhau”. Giai đoạn tiếp theo là dùng thí nghiệm 1 trong sách giáo khoa (H.3) làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán về áp suất trong lòng chất lỏng (ở các độ sâu khác nhau, theo mọi hướng). Sau đó có thể cho học sinh thảo luận phương án dùng áp kế để kiểm tra kết luận trên về áp suất đối với thành bình (kể các với thí nghiệm bình nước ở H.2) Để học sinh nêu ra được dự đoán “ở cùng một độ sâu bằng nhau trong các chất lỏng có trọng lượng riêng khác nhau, áp suất do chất lỏng gây ra là khác nhau”, chỉ cần hướng dẫn học sinh liên tưởng tới kiến thức đã học: mỗi một lớp chất chịu một áp suất của lớp chất lỏng ở trên nó. Vì vậy, do có trọng lượng, chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và mọi điểm trong lòng chất lỏng. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 9
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý II.2.3.2. Ví dụ về việc tổ chức cho học sinh đề xuất và tiến hành thí nhiệm kiểm tra. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng” theo phương pháp thực nghiệm. Hoạt động 1: Làm xuất hiện vấn đề. (GV) mô tả cái “Tháp Rùa lộn ngược” trong hình 5.1 (Vật lý 7) mà bé Lan nhìn thấy khi đi thăm Hồ Gươm lần đầu tiên. Sau đó tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm để quan sát ảnh của một cây nến đang cháy trong gương phẳng, được lắp vào giá đỡ đặt vuông góc với mặt bàn (Hình 5.2 Vật lý 7). Hoạt động 2: Xây dựng dự đoán về các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. + GV: Các em đã nhìn thấy ảnh của ngọn nến trong gương. Hãy dự đoán: độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật? ảnh của cây nến có hứng được trên tấm bìa dùng làm màn chắn không? Khoảng cách từ ảnh đến gương so với khoảng cách từ vật đến gương có bằng nhau không? + HS trả lời: độ lớn của ảnh bằng vật; khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ gương đến vật; ảnh có thể hứng được trên màn. Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể thấy: Học sinh nêu dự đoán về độ lớn của ảnh, về khoảng cách từ ảnh đến gương xuất phát từ kinh nghiệm, từ quan sát thực tế trong thí nghiệm. Đối với yêu cầu nêu dự đoán ảnh có hứng được trên màn hay không, học sinh thực sự gặp khó khăn, vì các em chưa thể hình dung ra thế nào là màn chắn để hứng ảnh. Để tạo điều kiện thuận lợi của học sinh nêu được dự đoán, giáo viên đưa ra một tấm bìa, di chuyển tấm bìa ở phía sau gương và yêu cầu học sinh nhận xét xem có thấy ảnh của cây nến trên tấm bìa không? Khi đó, học sinh sẽ nhận thấy, không hứng được ảnh qua gương phẳng của cây nến trên màn. Hoạt động 3: Đề xuất và tiến hành một phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Làm thế nào để kiểm tra được độ lớn của ảnh so với vật, so sánh khoảng cách từ ảnh đến gương và từ vật đến gương, ảnh có hứng được trên màn hay không? Nếu yêu cầu học sinh đề xuất một phương án thí nghiệm kiểm tra thì có thể là điều khó khăn với các em, nhưng cũng không thể nói là các em không làm được. Trong sách giáo khoa đã cho sẵn một phương án hay và khả thi. Song liệu học sinh có thể nêu được một phương án đơn giản và phù hợp với tầm suy nghĩ của các em hay không? Ví dụ, khi làm thực nghiệm, tôi đã nhận thấy học sinh nêu phương án đặt một viên phấn sát mặt gương. Từ đó ta có thể dễ dàng so sánh độ lớn của ảnh và vật, so sánh khoảng cách từ ảnh đến gương và từ vật đến gương. Nhưng nếu giáo viên chỉ thông báo phương án của sách giáo khoa và yêu cầu học sinh làm theo thì không những không phát huy được tính tự lực, sáng tạo của học sinh mà ngay cả việc các em làm theo cũng sẽ không có hiệu quả. Để giải quyết, giáo viên cần tổ chức Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 10
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý cho học sinh để xuất phương án thí nghiệm kiểm tra, tạo ra một tính huống có vấn đề, kích thích hứng thú tìm tòi của học sinh. Sau đó, trên cơ sở của học sinh mà gợi mở, đưa các em đến “vùng phát triển gần”, giúp các em tự tìm ra, tự đi đến với phương án của sách giáo khoa. Việc học tập như vậy sẽ sinh động và có hiệu quả hơn. Do đó tiến trình dạy học của giai đoạn này có thể được thiết kế như sau: + GV: Làm thế nào để so sánh được độ lớn của ảnh trong gương với độ lớn của vật, để biết được khoảng cách từ ảnh đến gương bằng nhau? Làm thế nào để biết được có thể hứng ảnh trên màn hay không? Các em hãy đề xuất một phương án thí nghiệm kiểm tra. + HS: Dùng thước đo độ lớn của ảnh trong gương và đo khoảng cách từ ảnh đến gương … Đặt một viên phấn sát mặt gương, từ đo so sánh độ lớn và khoảng cách. Dùng tấm bìa đặt sau gương để hứng lấy ảnh. + GV: Phương án đặt viên phấn sát mặt gương mà các em nêu là rất hay. Song phương án dùng thước để đo thì ta đặt thước ở đâu để do? Liệu phép đo có chính xác không? Khi học sinh không trả lời được, giáo viên tiếp tục: + GV: Nếu trong thí nghiệm, ta thay tấm gương bằng một tấm kính thì sao? Giáo viên gợi ý: tấm kính có phải là gương không? Dùng tấm kính làm gương sẽ có lợi gì? Nếu ta đặt toàn bộ thí nghiệm trên một tờ giấy kể ô vuông như trên hình 5.2 thì việc đo các khoảng cách sẽ có thuận lợi gì? Từ gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ tự đi đến phương án thí nghiệm mà sách giáo khoa đã thiết kế và học sinh tự tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo nhóm sau đó ghi kết quả thí nghiệm và nhận xét vào phiếu học tập. Hoạt động 4: Rút ra kết luận về các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Học sinh chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần kết luận của sách giáo khoa và phát biểu trước lớp các kết luận của mình. Hoạt động 5: Ứng dụng kiến thức. HS: Trả lời các câu hỏi vận dụng từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 5, ghi vào phiếu học tập. GV: Tổ chức cho học sinh trao đổi trên lớp về các câu hỏi vận dụng, giúp học sinh chuẩn xác hoá câu trả lời, củng cố kiến thức. HS: Đọc lại các kết luận của bài học trong phần đóng khung. II.3. CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. II.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 11
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý Nghiên cứu các tài liệu có liên quan: phương pháp dạy học, lý luận dạy học, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, các loại sách tham khảo. Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp thực nghiệm giáo dục. II.3.2. Kết quả thu được. Với việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, b ồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý sau một năm thực hiện kết quả thu được ở bộ môn Vật lý như sau: Khối Loại giỏi Loại Khá Loại Trung Loại Yếu, kém bình 6 57 84 83 21 7 136 85 57 12 8 77 81 68 24 9 61 89 82 4 100% học sinh được tự tay thực hiện các thí nghiệm có trong sách giáo khoa, phần lớn học sinh có khả năng tự thiết kế thí nghiệm khi cần nghiên cứu vấn đề mới. Học sinh giỏi các cấp: + Cấp Huyện: 3 học sinh + Cấp Tỉnh: 1 học sinh Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 12
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ những cố gắng và việc làm của cá nhân trong thực tế chỉ đạo và giảng dạy tôi nhận thấy: Kết quả học tập của học sinh là chính người giáo viên quyết định và giáo viên chính là người trực tiếp dạy các em. Việc giáo viên say mê với nghề nghiệp, có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn đó là dạy học theo phương pháp thực nghiệm để giúp cho học sinh phát triển tư duy dáng tạo, các em có cảm nhận như chính các em đang là nhà “Khoa học tuổi trẻ” mà hứng thú học hơn. Tuy nhiên để thực hiện tốt việc giảng dạy, đáp ứng được đổi mới nội dung, chương trình, đòi hỏi giáo viên cần phải: + Tự mình thực hiện đầy đủ các bài thực hành đã quy định trong chương trình. + Phải chuẩn bị trước và làm thành thạo các thí nghiệm, các thực hành. + Phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tự tay làm thí nghiệm, sử dụng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Phải hướng dẫn học sinh thực hiện đúng nội quy thực hành, an toàn phòng thí nghiệm. + Cần có đánh giá và cho điểm kết quả thực hành, kỹ năng làm thực hành của mỗi học sinh. Mạo Khê, ngày 25 tháng 4 năm 2008 NGƯỜI VIẾT Trần Thị Thắm Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 13
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Sách giáo khoa và sách giáo viên Vật lý các lớp 6, 7, 8, 9 NXB Giáo dục. 2.Sách tham khảo: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm, Bài tập cơ bản và nâng cao, Bài tập chọn lọc các lớp 6, 7, 8, 9. 3.Tạp chí Thiết bị Giáo dục. 4.Các tài liệu hướng dẫn dạy học môn Vật lý PHỤ LỤC: NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU I.1: Lí do chọn đề tài 1 …………………………………………………. 2 I.2: Mục đích nghiên cứu ……..…..…..…..…..…..…..…..…..….. 2 ….. 2 I.3: Thời gian, địa điểm …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..….. ….. I.4: Đóng góp mới về mặt lí luận và thực tiễn …..…..…..…..….. 3 …. 3 II PHẦN NỘI DUNG II.1: CHƯƠNG I : TỔNG QUAN …..…..…..…..…..…..…..….. …... II.2: CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …..….. … II.2.1. Vai trò của phương pháp thực nghiệm trong việc thực hiện mục tiêu dạy học. 10 II.2.2. Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lý. II.2.3. Một số ví dụ minh hoạ. II.3. CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT 11 Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 14
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý QUẢ NGHIÊN CỨU. …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..….. 12 …..…... II.3.1. Phương pháp nghiên cứu. II.3.2. Kết quả thu được. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …..…..…..…..…..…..…..…..…... IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC …..…..…..…..….. ….. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 15
- Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG, PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO. Trần Thị Thắm Trường THCS Mạo Khê II 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS
15 p | 204 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 77 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 96 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8
12 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 64 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học văn học dân gian lớp 6
12 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường THCS
17 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Chuyên đề dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý trung học cơ sở - Phần Điện học
31 p | 49 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu
14 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước lớp 6
14 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giúp học sinh kết nối kiến thức vào cuộc sống trong dạy học Công nghệ 6
24 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy Đội ở trường Trung học cơ sở
18 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 tham gia dự thi cấp tỉnh
31 p | 37 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam ở trường TH-THCS Thanh Lương
20 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn