SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG CHO HỌC <br />
SINH<br />
HỌC MÔN MĨ THUẬT BẬC THCS<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU.<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát huy tính <br />
tích cực, tư duy của học sinh” môn mỹ thuật ở trường THCS góp phần thực <br />
hiện mục tiêu trên đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí <br />
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con <br />
người, hiểu được cuộc sống và luôn biết vươn lên cái hoàn thiện: Chân <br />
thiện mỹ.<br />
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi tự nhận thấy ở những <br />
học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có <br />
nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn <br />
để tiếp thu, bài vẽ chậm và xấu làm cho các em này tỏ ra chán nản không <br />
có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng mình không có khả năng theo kịp các bạn khác <br />
vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức <br />
và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê <br />
ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật <br />
ở trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh <br />
mà đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích <br />
cực chịu khó. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển những kỹ năng cho học <br />
sinh để các em có thể học tốt bộ môn Mĩ thuật và tạo hưng phấn trong các <br />
môn học khác là tất yếu và cần thiết. <br />
Để đạt được mục tiêu trên học sinh phải được hình thành và phát huy <br />
những kỹ năng cần thiết khi học những giờ của môn Mĩ thuật đó là:<br />
Kỹ năng quan sát.<br />
Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.<br />
Kỹ năng tư duy hình tượng.<br />
Kỹ năng thực hành.<br />
Kỹ năng đánh giá.<br />
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng và phát <br />
triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” để cung <br />
cấp cho học sinh những kĩ năng, giúp học sinh phát triển toàn diện nhân <br />
cách con người, tạo cho học sinh thích thú tiếp thu bài học nhẹ nhàng và <br />
hiệu quả hơn. Vì vậy, để đạt được những yêu cầu trên trong việc dạy và <br />
1<br />
học, giáo viên cần phải hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết cho <br />
học sinh khi học những giờ của môn Mĩ thuật <br />
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng <br />
cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” <br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
Tạo cho các em thật sự ham thích, hứng thú, say mê học tập đối với <br />
môn Mỹ thuật. Thông qua tranh ảnh sinh động giúp các em tiếp thu kiến <br />
thức một cách nhẹ nhàng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy <br />
và học tập. Giúp cho học sinh yếu dễ tiếp thu bài, còn các em khá giỏi có <br />
điều kiện vươn lên trong học tập, kích thích óc tò mò khám phá vẻ đẹp. <br />
Trong sách giáo khoa có các kênh hình ở từng bài phù hợp với từng nội <br />
dung, từng phân môn. Và một số tranh ở bộ đồ dùng do bộ cấp về lại trùng <br />
với các tranh ở sách giáo khoa. Do vậy muốn đạt hiệu quả trong tiết học thì <br />
giáo viên phải làm thêm đồ dùng để phục vụ giảng dạy và cũng tránh sự <br />
nhàm chán ở học sinh, nhất là phân môn thường thức mĩ thuật.<br />
Do đặc trưng bộ môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, nên việc rèn <br />
luyện và phát triển các kỹ năng là cần thiết. Có được các kỹ năng học sinh <br />
sẽ chủ động sáng tạo, thể hiện ý tưởng riêng của mình.<br />
Khi biết vận dụng những kỹ năng trong bài học ở mỗi học sinh sẽ <br />
giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn thuận lợi hơn và đỡ vất vả hơn. <br />
Các kỹ năng được phát triển ngoài mục tiêu được đặt ra cho môn Mĩ <br />
thuật ở THCS là dạy học sinh biết nhận ra cái đẹp, tập sáng tạo và biết vân <br />
dụng cái đẹp vào thực tiễn học tập và sinh hoạt hàng ngày, nó còn tạo cho <br />
học sinh sự ham thích vẽ dẫn tới những thành công của các em trong môn <br />
học. Ngoài ra có thể sau này nó sẽ theo các em vào các trường chuyên <br />
nghiệp có bộ môn Mĩ thuật. <br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
Để mục đích đề ra đạt hiệu quả cao thì giáo viên giảng dạy bộ môn <br />
thực hiện sử dụng đồ dùng dạy học; sưu tầm những tranh ảnh có liên quan <br />
đến các bài học môn mỹ thuật được tải trên mạng Internet trong các tiết <br />
học ở các khối lớp 6,7,8,9 ở từng phân môn.<br />
+ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6, 8, trường THCS Đồng <br />
Khởi<br />
+ Phạm vi nghiên cứu: Xem xét nghiên cứu các kĩ năng vẽ của <br />
học sinh lớp 6, 8, trường THCS Đồng Khởi.<br />
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
2<br />
Nhiệm vụ của giáo viên là phải thực hiện tốt giờ dạy tạo nên một <br />
tiết học sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tham gia tích cực các kĩ năng, <br />
cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua, bố <br />
cục, đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, không gian, ánh sáng, <br />
màu sắc,...Từ đó các em có sự lựa chọn nội dung đề tài theo ý thích mà thể <br />
hiện các kĩ năng theo cảm xúc riêng.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và <br />
kỹ năng chưa phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ sung.<br />
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy <br />
học: phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực <br />
quan; phương pháp luyện tập.<br />
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những <br />
đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học <br />
sinh. Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh <br />
đựơc rèn luyện kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. <br />
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài <br />
đó có liên quan đến bài học.<br />
+ Tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học <br />
sinh đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ. <br />
Trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, thu thập tài liệu, tranh ảnh từ <br />
sách, báo, qua địa chỉ: baigiangbachkim.com trên mạng internet, thực tế,…<br />
để thể hiện vào trong từng tác phẩm mỹ thuật.<br />
<br />
6. Nội dung đề tài: “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh <br />
học môn Mĩ thuật bậc THCS” <br />
<br />
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài:<br />
1. Cở sở pháp lý:<br />
Việc sưu tầm và sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn Mỹ thuật để <br />
Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc <br />
THCS là một vấn đề cần thiết để giúp các em học sinh nắm vững kiến <br />
thức bài. Thông qua hình ảnh sống động trong đồ dùng sẽ kích thích học <br />
sinh hưng phấn trong học tập. Người giáo viên có đầu tư khai thác tranh <br />
ảnh trên mạng thì kiến thức mới được mở rộng để áp dụng vào việc dạy <br />
có hiệu quả hơn, giúp các em yêu môn học hơn.<br />
Theo yêu cầu chung, một tiết dạy tốt để Bồi dưỡng và phát triển các <br />
kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là phải có sử dụng đồ <br />
3<br />
dùng dạy học. Từ đồ dùng trực quan đó học sinh thấy thích thú, tạo cho <br />
mình có nhiều kĩ năng trong quá trình học tập.<br />
2 Cơ sở lý luận:<br />
Khái niệm: Là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một <br />
cách đúng, chính xác. khả năng nhận biết cái đẹp, khả năng suy nghĩ có so <br />
sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình tượng. <br />
Khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong <br />
bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu…<br />
Vai trò:<br />
Rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh là việc làm cần thiết và là <br />
chìa khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật.<br />
Đối với mỗi phân môn thì vai trò của các kỹ năng có những chức <br />
năng có thể nói là khác nhau nhưng đều có tầm quan trọng riêng không thể <br />
tách rời trong mỗi giờ học Mĩ thuật.<br />
Học sinh cùng có vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua <br />
đó tiếp tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không <br />
thụ động là lắng nghe ý kiến và tiếp thu kiến thức từ giáo viên. <br />
Vị trí:<br />
Môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái <br />
đẹp, vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hành ngày và cho <br />
công việc mai sau góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho <br />
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Nhiệm vụ <br />
Vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như <br />
trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách <br />
bút, góc học tập …Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng có thể <br />
giúp cho học sinh có vốn sống và hiểu biết xã hội cao hơn, sinh động và <br />
phong phú hơn.<br />
3. Cơ sở thực tiễn: <br />
Chú trọng một số kỹ năng trọng tâm để tạo đà cho các kỹ năng khác phát <br />
triển.<br />
* Kỹ năng quan sát:<br />
Là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng, <br />
chính xác. Có thể quan sát từ bao quát đến chi tiết. Từ việc quan sát học <br />
sinh sẽ đưa ra những nhận xét chính xác về hình dáng , màu sắc, đặc điểm <br />
và ánh sáng… <br />
4<br />
Đây là kỹ năng quan trọng trong môn Mĩ thuật được thể hiện nhiều <br />
trong các giờ vẽ theo mẫu hay vẽ ngoai trời, ngoài ra nó còn đựơc thể <br />
hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày…<br />
Khả năng quan sát và nhận xét chính xác sẽ làm nền tảng cho các kỹ <br />
năng khác phát triển <br />
* Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ:<br />
Là khả năng nhận biết cái đẹp. Sau khi học sinh quan sát sẽ đưa ra <br />
những nhận xét về cái đẹp thông qua bố cục, hình dáng cấu trúc tỷ lệ, <br />
màu sắc, đậm nhạt từ đó vân dụng vào bài học và trong cuộc sống. Tuy <br />
nhiên mỗi học sinh có cảm nhận riêng về cái đẹp nên giáo viên cần <br />
hướng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp một cách cơ bản qua sự cảm <br />
nhận của bản thân. <br />
* Kỹ năng tư duy hình tượng.<br />
Là khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về <br />
hình tượng mà các em quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại những hình ảnh đã <br />
thấy trước đó. Đó là sự tư duy logic và khoa học để nhận biết và ghi nhớ <br />
đặc điểm của sự vật, của đồ vật hay các hiện tượng…<br />
* Kỹ năng thực hành:<br />
Là khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong <br />
bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ <br />
màu…, khả năng tự học, tự nghiên cứu sưu tầm tài liệu, trình bầy sản <br />
phẩm học tập…<br />
* Kỹ năng đánh giá:<br />
Là khả năng phân biệt nhận ra chỗ đúng sai, đẹp, chưa đẹp về hình <br />
dáng, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt của đối tượng. Qua đó giúp cho <br />
học sinh hiểu được những giá trị nghệ thuật trong mỗi bài học, biết phát <br />
huy sự sáng tạo trong mỗi bài học.<br />
* Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn:<br />
Là khả năng vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống <br />
cũng như trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như <br />
quần áo, sách bút, góc học tập …Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy <br />
hình tượng. <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Trên đây là những kỹ năng chủ yếu mà học sinh cần được rèn luyện <br />
và phát triển trong môn Mĩ thuật. Với những kỹ năng đó thì kỹ năng vận <br />
dụng kiến thức vào thực tiễn được coi là mới trong nội dung chương trình <br />
và phương pháp dạy học. Đây cũng là những kỹ năng phát huy tính tích cực, <br />
độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh hơn trước. Học sinh cùng có <br />
vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp tục khám phá <br />
những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe <br />
ý kiến và tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Mặt khác sự tích cực chủ động <br />
trong học tập sẽ giúp học sinh chủ động sáng tạo vận dụng kiến thức vào <br />
thực tiễn một cách tích cực hơn. <br />
* Đối với từng loại bài Mĩ thuật, tuỳ theo mức độ cần thiết của bài <br />
học cụ thể mà có thể rèn luyện hay phát triển ở học sinh các kỹ năng cho <br />
phù hợp ví dụ:<br />
+ Các loại bài vẽ theo mẫu: Thường phát triển cho học sinh khả năng <br />
quan sát đúng những sự vật, hiện tượng, màu sắc ….<br />
+ Các loại bài vẽ trang trí: Nhằm phát triển tốt nhất cho học sinh <br />
những khả năng vận dụng những hiểu biết vào trong cuộc sống.<br />
+ Các loại bài vẽ tranh: Giúp cho học sinh có khả năng tư duy hình <br />
tượng, liên tưởng đến nhưng hình ảnh mà các em đã gặp thường ngày.<br />
+ Các loại bài thường thức Mĩ thuật: Thường hướng các em tới khả <br />
năng đánh giá, nhận xét về cái đẹp....<br />
Nhưng bản thân tôi vẫn luôn nhận thức trong các kỹ năng ấy có <br />
những kỹ năng quan trọng nhất, nó đóng vai trò nền tảng cho các kỹ năng <br />
khác phát triển được thuận lợi.<br />
Tôi chú trọng phát triển kỹ năng quan sát nhận xét trong phân môn <br />
vẽ theo mẫu và coi quan sát để đưa ra nhận xét chính xác là xương sống để <br />
học tốt môn mỹ thuật trong các cấp học.<br />
Trong bài vẽ theo mẫu học sinh được rèn luyện tốt nhất khả năng <br />
quan sát. Từ việc quan sát, so sánh các phần của vật hay giữa các vật với <br />
nhau, tìm ra đường nét, mảng khối, màu sắc … ở mẫu vẽ trên lớp học sinh <br />
sẽ có thói quen quan sát những không gian lớn hơn như cảnh vật, con <br />
người….<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Từ thói quen quan sát học sinh sẽ có những ghi nhớ, khi gặp những <br />
bài vẽ tranh đề tài các em sẽ vận dụng những ghi nhớ đó để làm tăng khả <br />
năng tư duy và có thể rễ ràng chọn được đề tài.<br />
Khả năng quan sát tốt cùng sự nhận xét chính xác đối tượng của học <br />
sinh sẽ giúp cho khả năng thực hành phát triển vì các em có thể vẽ được <br />
chính xác về hình cũng như màu sắc và độ đậm nhạt. Tuy nhiên để phát <br />
triển tốt kỹ năng thực hành đòi hỏi học sinh phải có sự ham thích và được <br />
rèn luyện liên tục.<br />
Cũng từ khả năng quan sát nhận xét sẽ giúp cho kỹ năng đánh giá của <br />
học sinh phát triển. <br />
Có được những khả năng trên học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với <br />
bộ môn sẽ thích học, thích vẽ ngay cả khi không phải ở trên lớp. Từ những <br />
ham thích đó sẽ giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật và làm cho những kỹ <br />
năng khác phát triển.<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng của đề tài:<br />
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:<br />
- Trường THCS Ðồng Khởi là đơn vị đóng trên địa bàn thuộc xã vùng <br />
sâu vùng xa của huyện Tây Hòa với 24 lớp học. Nhà trường bước đầu đã <br />
đầu tư từng bước về cơ sở vật chất nên đảm bảo qui mô phát triển giáo <br />
dục trong từng năm. Hệ thống trường lớp phát triển cân đối, đáp ứng nhu <br />
cầu học tập của học sinh từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện.<br />
Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có tinh thần trách nhiệm cao và <br />
nhiệt tình trong công tác.<br />
Đa số phụ huynh học sinh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự <br />
nghiệp giáo dục nên có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số hoïc sinh,<br />
giaûm hoïc sinh löu ban, giaûm hoïc sinh boû hoïc.<br />
Với tôi khi lên lớp luôn phải có đồ dùng dạy học, sử dụng triệt để <br />
đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm ở khối lớp 6, 8. Để một tiết dạy nhẹ <br />
nhàng, ít tốn nhiều thời gian, tạo hứng thú cho học sinh hiểu bài nhanh, bồi <br />
dưỡng cho học sinh thể hiện nhiều kĩ năng của mình, vẽ đẹp, là phải có đồ <br />
dùng dạy học có thẩm mĩ và đẹp.<br />
2. Thực trạng của đề tài:<br />
Trong thói quen giảng dạy của nhiều giáo viên nói chung, giáo viên <br />
giảng dạy Mỹ thuật nói riêng sau khi nghiên cứu bài, thiết kế bài soạn rồi <br />
mượn một số đồ dùng thiết bị và tiến hành giờ dạy mà xem nhẹ việc <br />
nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin. Mục tiêu của môn Mĩ thuật THCS <br />
<br />
7<br />
là dạy học sinh phát triển nhiều kĩ năng, sáng tạo cái đẹp, tập tạo ra cái <br />
đẹp.<br />
Để đạt được mục tiêu trên giáo viên Mĩ thuật phải dạy và bồi <br />
dưỡng cho học sinh những kỹ năng cơ bản, kỹ năng cần thiết mà các em <br />
cần phát triển khi học Mĩ thuật<br />
Đối với bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn tại trường, tôi thấy <br />
việc rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh là việc làm cần thiết và là chìa <br />
khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật. Tôi đã vận dụng nhiều biện <br />
pháp nhằm phát triển các kỹ năng cho học sinh.<br />
3. Nguyên nhân của thực trạng:<br />
Tôi tìm hiểu thực tế đa số các em là con em của nông dân miền núi <br />
khó khăn, xa trung tâm thành phố, nên các em không có cơ hội để tìm hiểu, <br />
nghiên cứu tư liệu, tài liệu, tranh ảnh hoặc các bài viết hoặc xem các buổi <br />
triển lãm tranh ảnh do Hội VHNT của tỉnh tổ chức.<br />
Học sinh còn lười trong việc rèn luyện các kỹ năng ở môn mĩ thuật <br />
nên chất lượng chưa cao.<br />
<br />
Chương 3: Biện pháp và giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài:<br />
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:<br />
Từ thực tế giảng dạy các năm qua.<br />
Từ nhu cầu của học sinh.<br />
Từ mục đích, yêu cầu của từng phân môn và tinh thần, trách nhiệm <br />
của mỗi giáo viên đối với mỗi học sinh do mình giảng dạy.<br />
Hiệu quả của những giờ học và hiệu quả lâu dài.<br />
Từ đó tôi đưa ra “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh <br />
học môn Mĩ thuật bậc THCS” <br />
2. Các giải pháp chủ yếu:<br />
Muốn truyền thụ kiến thức để “Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng <br />
cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” thì mỗi giáo viên đều có một <br />
giải pháp riêng của mình, việc biết vận dụng từng giải pháp vào giảng dạy <br />
cụ thể từng bài đó là kinh nghiệm của từng giáo viên. Theo tôi giải pháp <br />
chủ yếu để dạy môn mĩ thuật là sử dụng đồ dùng dạy học, để phục vụ cho <br />
tiết dạy là học sinh dễ tiếp thu bài nhất. <br />
Làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có <br />
chất lượng và đạt hiệu quả cao.<br />
Việc đầu tiên tôi cần nghiên cứu nội dung chủ yếu <br />
của các kỹ năng<br />
Sự thể hiện của các kỹ năng qua các loại bài Mĩ thuật<br />
<br />
<br />
8<br />
Tìm ra những kỹ năng được phát triển thuận lợi, <br />
những kỹ năng còn hạn chế<br />
Cách khắc phục những kỹ năng còn hạn chế<br />
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài học <br />
nhằm phát triển các kỹ năng<br />
Chọn ra một số kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho các <br />
kỹ năng khác phát triển.<br />
3. Tổ chức và triển khai thực hiện:<br />
Trong quá trình giảng dạy (tuy nhiên ở mỗi địa phương có nhiều <br />
thuận lợi và khó khăn riêng) tôi tự thấy ở mỗi học sinh trong trường THCS <br />
Đồng Khởi có những kỹ năng được phát triển thuận lợi như:<br />
Kỹ năng quan sát.<br />
Kỹ năng thực hành.<br />
Kỹ năng tư duy hình tượng.<br />
Đối với khả năng quan sát được phát triển thuận lợi vì: Học sinh <br />
không chỉ có quan sát trong giờ học mà các em còn có thể quan sát những đồ <br />
vật, sự vật, hiện tượng… trong cuộc sống thường ngày qua những bài học <br />
trên lớp về cách quan sát từ bao quát đến chi tiết, về tương quan tỷ lệ, về <br />
đường nét, hình khối và màu sắc…Nói chung học sinh không chỉ quan sát <br />
những đồ dùng trực quan, những mẫu bầy trên lớp… mà các em còn có thể <br />
vận dụng kiến thức đó để tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh <br />
mình.<br />
Đối với kỹ năng thực hành được phát triển thuận lợi vì 2 lí do cơ <br />
bản:<br />
+ Do đặc trưng của bộ môn nên hầu hết trong các giờ Mĩ thuật các <br />
em đều có thời gian thực hành (thể hiện bài vẽ), trong thời gian đó các em <br />
được tự do sáng tạo theo cảm nhận riêng, vì điều đó hầu hết các em đều <br />
cảm thấy hứng thú khi thể hiện bài vẽ của mình.<br />
+ Qua sự đánh giá của tổ, nhóm hay của giáo viên, các em thường có <br />
sự ganh đua tích cực và vân dụng nhưng khả năng mình có để thể hiện bài <br />
vẽ tốt nhất.<br />
Đối với kỹ năng tư duy ở học sinh cũng được phát triển thuận lợi là <br />
do các em luôn có khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ qua quan <br />
sát, phân tích những sự vật, hiện tượng tự nhiên…<br />
<br />
<br />
9<br />
Ngoài những kỹ năng được phát triển thuận lợi còn có những kỹ năng <br />
để phát triển nó gặp nhiều những khó khăn như:<br />
Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.<br />
Kỹ năng đánh giá.<br />
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.<br />
Các kỹ năng này sở dĩ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát <br />
triển của học sinh THCS vì:<br />
+ Điều kiện cơ sở vật chất cho môn Mĩ thuật còn nhiều thiếu thốn, <br />
học sinh chưa được thường xuyên tiếp xúc với những môi trường mang tính <br />
nghệ thuật. Đối với giáo viên cũng chưa có đủ những tài liệu tham khảo <br />
cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy phát huy khả năng nhận biết <br />
cái đẹp cho học sinh.<br />
+ Đối với một số học sinh còn e dè, ngại ngần, không dám đưa ra ý <br />
kiến để đánh giá và nói lên cảm nhận của mình.<br />
+ Từ những hiểu biết còn thiếu sót và do điều kiện sống. Nhiều học <br />
sinh còn kém trong việc vân dụng những hiểu biết của bộ môn vào cuộc <br />
sống.<br />
* Phương hướng để khắc phục các kỹ năng còn hạn chế. <br />
+ Tạo mọi điều kiện để học sinh được tiếp cận với những môi <br />
trường mang tính nghệ thuật.<br />
+ Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh, triển lãm tranh của trường, của <br />
cụm hoặc huyện dành cho thiếu nhi.<br />
+ Trong các giờ học cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học.<br />
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học <br />
hỏi bạn bè đồng nghiệp để có thể thường xuyên thay đổi những phương <br />
pháp phù hợp gây hứng thú cho học sinh.<br />
+ Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát thực tế bằng những bài <br />
vẽ ngoài trời.<br />
+ Dành nhiều thời gian cho việc đánh giá bài vẽ của học sinh giúp <br />
cho học sinh thêm mạnh dạn, tạo điều kiện cho kỹ năng đánh giá phát triển.<br />
+ Để học sinh mạnh dạn hơn và cảm thấy tự tin hơn trong các giờ <br />
học tôi luôn coi phần đánh giá kết quả bài vẽ là quan trọng nhất vì qua <br />
phần nhận xét học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, chưa đẹp để rút kinh <br />
nghiệm cho bài học sau.<br />
10<br />
+ Khả năng thực hành có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. <br />
Để phát huy khả năng này tôi luôn nhắc học sinh về nhà vẽ bài và làm bài ở <br />
bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Những bài vẽ ấy sẽ đựơc chấm điểm và đánh giá <br />
một cách khách quan.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Theo tôi đối với bộ môn Mĩ thuật bậc THCS thì việc rèn luyện và <br />
phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh là rất cần thiết. Môn Mĩ thuật <br />
cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức, sự đam <br />
mê ham thích. Để học tốt được bộ môn này không phải là sự phụ thuộc vào <br />
những năng khiếu bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Với đặc <br />
trưng bộ môn những kỹ năng cơ bản là cốt lõi dẫn đến thành công cho môn <br />
học. Nhận định điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện và <br />
phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật THCS”.<br />
Trên đây là một số ý kiến, quan điểm của tôi về bộ môn, những nội <br />
dung “Rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật <br />
THCS”.<br />
Qua việc vận dụng của bản thân, tôi thấy giờ dạy đạt hiệu quả cao <br />
hơn. Học sinh rất thích học những tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học. <br />
Học sinh nắm vững kiến thức, phát triển các kỹ năng và vẽ đẹp hơn. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
Để phục vụ cho việc giảng dạy môn Mỹ thuật ngày càng có hiệu <br />
quả hơn phù hợp với chương trình thay sách giáo khoa, tôi xin khiến nghị <br />
như sau:<br />
Cấp tượng chân dung và bục đặt mẫu vật mẫu các khối cơ bản <br />
bằng thạch cao.<br />
<br />
Hoà Thịnh, ngày 1 tháng 10 năm 2008<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Lệ Nguyên<br />
<br />
11<br />
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ<br />
A. Nhận xét<br />
1. Đổi mới:<br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
<br />
2. Lợi ích: <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
3. Tính khoa học: <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
Tính khả thi: <br />
5. Hợp lệ:<br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
B. Kết quả xếp loại:<br />
ĐIỂM <br />
TIÊU CHUÂN TIÊU CHÍ<br />
ĐẠT<br />
1 Có đối tượng nghiên cứu mới.<br />
ĐỔI Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao <br />
1 2<br />
MỚI hiệu quả công vụ.<br />
3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới.<br />
Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu <br />
LỢI quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (phân <br />
2 4<br />
ÍCH biệt sáng kiến chưa áp dụng với sáng kiến <br />
đã áp dụng).<br />
Có phương pháp nghiên cứu cải tiến phù <br />
5 hợp với nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị <br />
KHOA <br />
3 (NĐ20CP/08.2.2965)<br />
HỌC<br />
Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ <br />
6<br />
hiểu.<br />
KHẢ Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người ở <br />
4 7<br />
THI nhiều nơi.<br />
HỢP Hình thức văn bản theo quy định của các <br />
5 8<br />
LỆ cấp quản lý thi đua đã quy định.<br />
TỔNG CỘNG<br />
<br />
12<br />
XẾP LOẠI<br />
<br />
Hòa Thịnh, ngày …tháng .. năm 200<br />
TỔ TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG<br />
A. Nhận xét<br />
1. Đổi mới:<br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
<br />
2. Lợi ích: <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
3. Tính khoa học: <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
Tính khả thi: <br />
5. Hợp lệ:<br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
………………………………………………………………………............. …..……………………………. <br />
<br />
B. Kết quả xếp loại:<br />
TIÊU ĐIỂM <br />
TIÊU CHÍ<br />
CHUÂN ĐẠT<br />
1 Có đối tượng nghiên cứu mới<br />
ĐỔI Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu <br />
1 2<br />
MỚI quả công vụ.<br />
3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới<br />
Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao <br />
LỢI <br />
2 4 hơn, đáng tin, đáng khen (phân biệt sáng kiến chưa <br />
ÍCH<br />
áp dụng với sáng kiến đã áp dụng).<br />
Có phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với <br />
KHOA 5 nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị <br />
3<br />
HỌC (NĐ20CP/08.2.2965)<br />
6 Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu.<br />
KHẢ Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người ở nhiều <br />
4 7<br />
THI nơi.<br />
5 HỢP 8 Hình thức văn bản theo quy định của các cấp quản <br />
13<br />
LỆ lý thi đua đã quy định.<br />
TỔNG CỘNG<br />
XẾP LOẠI<br />
<br />
Hòa Thịnh, ngày …tháng .. năm <br />
2008<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………………………<br />
………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />