intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8" nghiên cứu với mục đích giúp người dạy và người học nắm bắt kĩ kiến thức của một dạng toán nâng cao tính khái quát hoá, đặc biệt hoá, tổng quát hoá một bài toán; từ đó phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt cho các em học sinh; giúp cho học sinh nắm chắc, hiểu sâu rộng kiến thức hơn một cách lôgic, khoa học; tạo hứng thú yêu thích bộ môn toán hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đổi mới trước yêu  cầu phát triển kinh tế ­ xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại  hoá của đất nước. Đó là đào tạo con người năng động, sáng tạo, chủ  động trong học tập, thích nghi tốt với cuộc sống và lao động. Vì thế,   người giáo viên bên cạnh việc dạy cho học sinh nắm vững các nội   dung cơ bản về kiến thức, còn phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, tư  duy sáng tạo, tạo cho học sinh có nhu cầu nhận thức trong quá trình  học tập. Trong tất cá các môn học cấp THCS, toán học nói chung và hình  học nói riêng thì hình học là một phân môn rất quan trọng trong việc   rèn luyện tính lôgic, tư  duy sáng tạo, giúp học sinh không những học  tốt môn Toán mà còn có thể học tốt các môn học khác. Việc khai thác,  phát triển một bài toán đơn giản góp phần rất quan trọng trong việc  nâng cao năng lực tư duy cho học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy, bản  thân tôi nhận thấy: Các giáo viên giảng dạy toán đều đánh giá cao tầm quan trọng của  việc khai thác, phát triển từ  một bài toán mà học sinh đã giải được.  Việc khai thác giả thiết, khai thác sâu thêm kết quả của bài toán để tạo   ra các bài toán khác (đơn giản hoặc phức tạp hơn)   là rất quan trọng và  có ích. Nó không chỉ  giúp người dạy và người học nắm bắt kĩ kiến  thức của một dạng toán mà nó còn nâng cao tính khái quát hoá, đặc biệt   hoá, tổng quát hoá một bài toán; từ  đó phát triển tư duy, nâng cao tính   sáng tạo, linh hoạt cho các em học sinh; giúp cho học sinh nắm chắc,  hiểu sâu rộng kiến thức hơn một cách lôgic, khoa học; tạo hứng thú  yêu thích bộ  môn toán hơn. Nhưng hầu hết học sinh ( kể cả học sinh   khá giỏi) sau khi giải xong một bài toán đều thoã mãn với nó mà không   có ý thức khai thác, phát triển nó thành chùm bài toán liên quan nhau.   Chính điều này làm hạn chế  sự phát triển tư duy, tính sáng tạo và linh   hoạt của học sinh.  Chúng ta biết rằng, mỗi một bài toán đều có giả thiết và kết luận   của nó. Việc chứng minh kết luận đó là yêu cầu bắt buộc học sinh   phải thực hiện. Song, chúng ta cần rèn cho học sinh suy nghĩ đằng sau   bài tập đó còn có thể khai thác được gì, khai thác như thế nào đó mới là  vấn đề  cần thiết để  giúp học sinh phát triển tư  duy, tính sáng tạo và  linh hoạt. Chẳng hạn: Chúng ta khai thác thêm được bài toán mới nào  từ bài toán đó, thay đổi một số giả thiết thì cho ra bài toán mới nào, hay  như đảo ngược bài toán thì sao?...
  2. Trong chương trình hình học 8, có nhiều bài toán hay và khó dành  cho học sinh giỏi nhưng lại xuất phát từ bài toán đơn giản. Chỉ với sự  thay đổi một vài giả  thiết có thể tạo ra một hệ bài tập hay và nó giúp  cho học sinh phát triển tư duy rất nhiều. Qua dạy giảng dạy nhiều năm  lớp 8  tôi xin trao đổi kinh nghiệm: “Khai thác và phát triển từ  một   bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8“. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chúng ta bắt đầu bằng bài toán cơ bản sau: Bài toán 1 ( Bài toán cơ bản): Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.  Đường thẳng qua D vuông góc với DI cắt tia BC tại L. Chứng minh  rằng: Tam giác DIL cân.  Hướng dẫn: D A 3 1 2 I L C B ADI,  CDL có: AD=CD  =  =90 ( tính chất hình vuông)  =  ( cùng phụ với  )   ADI =  CDL ( c.g.c)  DI = DL. Vậy :  DIL cân tại D.   Khai thác bài toán: Từ bài toán 1, nếu ta kẻ đường phân giác  cắt  cạnh BC tại M.  D A 3 1 2 I L C M B
  3. Khi đó:  = 45    LDM =  IDM         ML = MI  P = IB + BM + MI                 = IB + BM + ML                = IB + BC + CL                 = BC + BA =  P    ( Với P là chu vi ) Do đó ta có bài toán 2 sau đây: Bài toán 2: Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.  Lấy điểm M trên cạnh BC sao cho  = 45 .  Chứng minh rằng: Chu vi  IBM bằng một nữa chu vi hình vuông  ABCD. Hướng dẫn: Như  vậy từ  bài toán 1, ta cần phải tạo ra  ADI =  CDL ( c.g.c)  bằng cách vẽ thêm đường phụ như sau: Trên tia đối của tia CB, lấy điểm L sao cho CL=AI D A 4 45° 1 2 3 I L C M B   CLD= AID (c.g.c)  DL=DI,  =   (1) Mà    +  +  =   = 90 ( tính chất hình vuông)
  4.     +  =  90 ­   = 45 (2) Từ 1,2 suy ra:   +  = 45 hay  = 45       LDM =  IDM (c.g.c)         ML = MI Do đó: P = IB + BM + MI                       = IB + BM + ML                      = IB + BM + CL + CM                       = IB + BM + AI + CM                       = (BI + AI) + (BM + MC)                       = AB + BC=  P . Để dạy cho học sinh đại trà, ta có thể chia bài toán thành nhiều ý   như sau: “Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.   Lấy điểm M trên cạnh BC sao cho  = 45 .  a, Trên tia đối của tia CB, lấy điểm L sao cho CL=AI. Chứng minh   rằng:  CLD = AID.  b, Chứng minh rằng: ML = MI. c,   Chứng   minh  rằng:   Chu  vi   IBM   bằng  một  nữa   chu  vi   hình   vuông ABCD.” Khai thác bài toán: Đặt câu hỏi ngược lại với bài toán 2, nếu chu   vi  IBM bằng một nữa chu vi hình vuông ABCD thì số  đo  = 45 hay  không? Ta có tiếp bài toán 3 sau đây: Bài toán 3: Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.  Lấy điểm M trên cạnh BC sao cho chu vi  IBM bằng một nữa chu vi  hình vuông ABCD. Chứng minh rằng:  = 45.  Hướng dẫn: Vẫn từ bài toán 1, ta cần phải tạo ra  ADI =  CDL ( c.g.c) bằng  cách vẽ thêm đường phụ như sau: A D ểm L sao cho CL=AI Trên tia đối của tia CB, lấy đi 4 3 1 2 I L C M B
  5.   CLD= AID (c.g.c)  DL=DI,  =   (1) Ta có:P =  P  IB + BM + MI = AB + BC  IB + BM + MI = BI + AI + BM + MC  MI = AI + MC (2) Từ 1,2 suy ra: MI = CL + MC = ML   LDM =  IDM (c.c.c)     =  hay  +  =       +  =   Mà  +  +  =   = 90 ( tính chất hình vuông)      = 45.  Vậy :   = 45   Để dạy cho học sinh đại trà, ta có thể chia bài toán thành nhiều ý   như sau: “Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.   Lấy điểm M trên cạnh BC sao cho chu vi  IBM bằng một nữa chu vi   hình vuông ABCD.  a, Trên tia đối của tia CB, lấy điểm L sao cho CL=AI. Chứng minh   rằng:  CLD= AID.  b, Chứng minh rằng:  LDM =  IDM  c, Chứng minh rằng:  = 45.”  Khai thác bài toán: Trong bài toán 3, chu vi  IBM bằng một nữa  chu vi hình vuông ABCD. Nên chu vi  IBM bằng 2a ( với a là độ  dài  cạnh hình vuông ABCD cho trước) không đổi nhưng diện tích  IBM  thì luôn thay đổi do độ dài cạnh MI phụ thuộc vào vị trí điểm di động I   trên  cạnh AB kéo theo diện tích  DMI cũng thay đổi. Lúc này vấn đề  đặt ra là diện tích   DMI lớn nhất là bao nhiêu khi điểm I ở vị trí nào  trên AB?
  6. Khai thác giả thiết này ta có bài toán cực trị hình học sau đây: Bài toán 4: Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng a. Gọi I là một điểm  thay đổi trên cạnh AB. Lấy điểm M trên cạnh BC sao cho chu vi  IBM  bằng một nữa chu vi hình vuông ABCD. Xác định vị trí của điểm M và  I để diện tích  DMI đạt giá trị lớn nhất và tìm giá trị đó? Hướng dẫn: D A 4 3 1 2 I L C M B Theo bài toán 3, thì  CLD =  AID (c.g.c);  LDM =  IDM (c.c.c)   S = S ­ ( S + S + S )            = S ­ ( S + S + S )            = S ­ ( S + S )        = S ­ ( S + S )   2S = S ­ S    S =  S ­ S = a ­ S     S    a. Dấu “ = “ xảy ra khi và chỉ khi S = 0   I   B và M   C hoặc I   A và M   B. Vậy: S đạt giá trị  lớn nhất là   a khi và chỉ  khi I     B và M     C  hoặc  I   A và M   B. Bài toán này chủ yếu dành cho học sinh giỏi. Khai thác bài toán: Trở lại bài toán 1, khi điểm I thay đổi trên AB  kéo theo độ dài đoạn thẳng LI cũng thay đổi. Nên trung điểm M của LI  là một điểm di động nhưng khoảng cách từ  M tới D và tới B thì như  thế  nào với nhau? DB là đoạn thẳng cố  định vì sao? Vậy M di động  trên đường cố định nào?
  7.   Với sự  khai thác giả  thiết bài toán 1 theo hướng này cho ta bài  toán chứng minh điểm di động trên một đường cố định như sau: Bài toán 5:  Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.  Đường thẳng qua D vuông góc với DI cắt tia BC tại L. M là trung điểm  của IL.Chứng minh rằng: M di chuyển trên đường cố  định khi I thay   đổi trên AB. Hướng dẫn: D A I M L C B DIL vuông tại D(gt) và M là trung điểm của cạnh huyền IL    MD =  LI (1) BIL vuông tại B(gt) và M là trung điểm của cạnh huyền IL    MB =  LI ( 2). Từ 1,2 suy ra: MD = MB  M cách đều hai đầu đoạn thẳng BD Mà đoạn thẳng cố  định BD ( do hình vuông ABCD cố  định) nên  đường trung trực của BD cố định khi I thay đổi trên AB. Vậy: M di động đường trung trực BD cố  định khi I thay đổi trên  AB. Để  dạy cho học sinh đại trà, ta có thể  viết bài toán thành   như   sau: Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm thay đổi trên cạnh AB.   Đường thẳng qua D vuông góc với DI cắt tia BC tại L. M là trung điểm   của  IL.Chứng  minh rằng:   M  nằm trên   đường trung  trực  của  đoạn   thẳng BD.” Khai thác tiếp bài toán 4: Tiếp tục khai thác sự  thay đổi độ  dài  đoạn thẳng LI  khi điểm I di động trên AB thì đoạn thẳng LI ngắn nhất  là bao nhiêu khi đó I nằm ở đâu trên AB? Ta có tiếp câu b, câu c của bài   4 như sau:
  8. b, Đặt AI = x ( 0 
  9. b, (Theo bài toán 1) Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với DI cắt  CB tại L.  D A I L C B E Khi đó DI = DL ( theo bài toán 1)     +  =  +  =  =   (1) Mà:   CDL ∽  DEL  ( g.g)    =    DE.DL = CD.EL   DE.DL    = CD.EL  (2) Từ 1, 2 suy ra:     +  =  =  =   c,  F K D 3 A 1 1 2 I 2 1 E L C B Dễ dàng chứng minh được:  CDE =  CBF (c.g.c)    =  mà  +  = 90 ( Vì  CDE vuông ở C)   +   = 90 nên: CF   DE hay FK   DE  tại K (3) Dễ dàng chứng minh được:  BAE =  ADF (c.g.c)      =   mà  +  +   = 180 ( E,A,K thẳng hàng)   Hay  + 90 +   = 180     +   = 90 Nên:  +   = 90.  Do đó: AK   DF hay EK   DF tại K (4)
  10. Từ 3,4 suy ra: K là trọng tâm của  DEF. Vậy: DK   EF. Đây chính là bài 4 trong đề  thi HSG huyện Thạch Hà môn toán 8   năm học 2013 ­ 2014. Để dạy cho học sinh đại trà, ta có thể yêu cầu học sinh làm câu a,   câu b với cách ra đề như sau: Cho hình vuông ABCD có độ  dài cạnh bằng a. Gọi I là một nằm   giữa A và B. Tia DI cắt CB tại E.  a, Chứng minh rằng: IE.IA = IB.ID. b, Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với DI cắt CB tại L.  Chứng minh: CDL ∽  DEL  từ đó suy ra: DE.DL    = CD.EL c, Chứng minh:  +   = . Khai thác bài toán: Tiếp tục khai thác sự thay đổi của điểm I trên  AB và đường thẳng qua D nhưng không vuông góc với tia BC như bài 1  mà lại vuông góc với tia BA tại L cùng với tia DI cắt tia CB tại E. Khi   đó ta có bài toán hoàn toàn tương tự bài toán 5 nhưng liệu LI ngắn nhất   có phải là a nữa không? Và lúc đó vị  trí điểm I có trùng với A hay  không? Để trả lời câu hỏi này ta đi tiếp sang bài toán 5 sau đây: Bài toán 7: Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng a. Gọi I là một điểm  thay đổi trên cạnh AB. Đường thẳng qua D vuông góc với DI cắt tia  BC tại L. Gọi M là trung điểm của LI.  a, Chứng minh rằng: M di động trên đường thẳng cố  định khi I   thay đổi trên AB. b, Đặt AI = x ( 0 
  11. a, Câu a hoàn toàn giải như bài toán 4. b, Ta có:  AID vuông ở A nên: DI = AD + AI = a + x(3) Nhưng  DIL vuông tại D nhưng không cân do đó ta sử  dụng hai  tam giác đồng dạng để lập tỉ số đoạn thẳng tính DI như sau :   DIL    AID (g.g)     =    DI = AI.IL = x.LI  (4)  Từ 3,4 suy ra: a + x = x.LI   LI =  =  + x   2   = 2a  ( do ( ­ )   0, với mọi x > 0, a > 0 ) Vậy LI có độ dài ngắn nhất là 2a, đạt được khi  = x   x = a   I   B. C. KẾT LUẬN. Trên đây là một số cách khai thác và phát triển từ một giả thiết I là  điểm di động trên cạnh AB của hình vuông cho trước trong bài toán cơ  bản 1 kết hợp với sự  thay đổi một số  giả  thiết khác, hay đảo ngược  bài toán, cũng có khi khai thác thêm các giả  thiết của bài toán gốc để  tạo ra chùm bài toán liên quan với nhiều dạng toán nhằm mục đích rèn  kĩ năng giải toán cũng như kĩ năng khai thác phát triển bài toán cho học   sinh nói chung và học sinh giỏi toán 8 nói riêng đáp ứng mục tiêu chính  là phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo cho người học. Và sau khi cho học sinh được thực hành theo kinh nghiệm này, tôi  nhận thấy ban đầu các em còn bỡ ngỡ nhưng càng về sau các em hứng  thú và say mê hơn, đa số  các em đã tập được thói quen khi làm xong   một bài toán thì luôn hướng bản thân suy nghĩ bài toán đó theo hướng: ­ Tìm thêm những kết luận khác từ các giả thiết đó. ­ Tìm ra những bài toán họ hàng của nó . ­ Tìm ra những bài toán hay và khó hơn bằng cách thử  thay đổi  một số giả thiết.
  12. Dưới đây là kết quả khảo sát của bản thân tôi trước và sau khi áp  dụng kinh nghiệm đối với học sinh lớp 8 mà tôi được dạy đại trà cũng  như bồi dưỡng: Kĩ năng    Trước khi áp          Sau khi áp  dụng dụng Khai   thác   bài   toán  một cách linh hoạt, sáng  30% 60% tạ o Đây là một kinh nghiệm nhỏ mà trong quá trình dạy học tôi đúc rút  được tuy nhiên vẫn còn hạn chế, thiếu sót cần bổ  sung. Tôi rất mọng  nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. D. KIẾN NGHỊ. ­ Hàng năm trường, huyện thường tổ  chức viết sáng kiến kinh   nghiệm. Nên sau khi chấm đề nghị  ban tổ chức đánh giá và triển khai  kinh nghiệm hay có ích cho việc dạy học đến đồng nghiệp các đơn vị  để chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên.                                                                                                                  Tôi xin chân thành cảm ơn!                 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2