Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho soạn, giảng giáo án điện tử
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho soạn, giảng giáo án điện tử" được thực hiện với mục đích làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Tìm kiếm được các thông tin trên Internet như các hình ảnh, đoạn phim hay không chỉ phục vụ bài giảng của mình mà còn lưu vào Thư viện điện tử của trường như là một tài nguyên để dùng chung mỗi khi cần đến. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho soạn, giảng giáo án điện tử
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự bùng nổ CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phư ơng pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó. I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng. Tìm kiếm được các thông tin trên Internet như các hình ảnh, đoạn phim hay không chỉ phục vụ bài giảng của mình mà còn lưu vào Thư viện điện tử của trường như là một tài nguyên để dùng chung mỗi khi cần đến. I.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM Năm học 2007 – 2008 tôi được phân công giảng dạy môn Toán lớp 6A2 và môn Tin học lớp 6A2. Theo hướng dẫn chung của ngành về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, sử dụng triệt để các thiết bị dạy học hiện đại, tôi đã có đièu kiện để nghiên cứu chuyên đề “Tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho soạn, giảng giáo án điện tử”. I.4 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÍ LUẬN THỰC TIỄN. Dạy học theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh không còn thụ động nghe và ghi chép mà phải hoạt động tích cực trong giờ học. Muốn học sinh tích cực trong các tiết học thì việc soạn giảng giáo án làm sao để thu hút được học sinh là rất quan trọng. Những tư liệu do Internet cung cấp rất phong phú, làm cho học sinh thích thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức và tích cực học tập hơn mang lại hiệu quả cao cho mỗi giờ dạy. Trần Thị Phương Thảo 1 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN II: NỘI DUNG II.1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN (Khái quát chung của đề tài) Để hiểu và sử dụng Internet một cách có hiệu quả nhất, người giáo viên phải làm việc gì và cần có yêu cầu gì? Theo kinh nghiệm trong khai thác Internet phục vụ công tác giảng dạy thì khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung. * Về nội dung: Tư liệu phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm định hướng tư duy cho hs. * Về hình thức: Nếu đã có một tư liệu là văn bản hay kiến thức thì tư liệu khác nên được cung cấp dưới dạng ảnh. Vì tư liệu là thông tin bổ sung nên những tư liệu ảnh là rất thích hợp vì nó thường mới, truyền đạt thông tin nhanh thông qua quan sát chứ không phải đọc hay giảng. * Về dung lượng: Thông tin và tư liệu chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ, tư liệu không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó chỉ bổ sung, làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn. II.2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.2.1. Một số yêu cầu và điều kiện thiết yếu để khai thác internet Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định. Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều. Thứ hai là những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập vào Internet thế nào? Làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu, tìm kiếm như Google, Yahoo, Monava, hay kỹ năng chọn lọc từ khoá tìm kiếm phù hợp với mục đích tra... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tư liệu. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư điện tử (email) với các cá nhân, cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. Trần Thị Phương Thảo 2 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Điểm cuối cùng cũng rất quan trọng đó là muốn khai thác Internet thì cần phải truy cập được vào Internet. Vấn đề này đã trở nên dễ dàng khi hầu hết các trường trong huyện Đông Triều đều đã nối mạng Internet. II.2.2. Khai thác thông tin trên Internet a, Tìm kiếm thông tin bằng website Google: Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ: http://www.google.com (trang Google Mỹ) hoặc http://www.google.com.vn (trang Google Việt Nam) Giao diện trang Google Việt Nam Nếu là lần đầu tiên sử dụng trang Google ta chọn mục Tuỳ chọn để đặt giao diện riêng. Chỉ cần chọn các mục như hình vẽ và nhấp chọn nút “Lưu tuỳ chọn” để lưu các lựa chọn. Trần Thị Phương Thảo 3 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chú ý khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ ta nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode. Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta chỉ cần quan tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh. Về tìm kiếm trang Web. Các ví dụ: VD1: Khi cần tìm thư viện bộ môn Vật lý Bước 1: Gõ từ khoá tìm kiếm: Thư viện vật lý.. Tìm trang Web Từ khoá tìm kiếm Bước 2: Khi đó xuất hiện một danh sách các trang Web có các thông tin theo mục đích tìm kiếm của mình. Ta nhấp chuột vào tên trang Web cần mở. Trần Thị Phương Thảo 4 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi tim kiếm ta có thể lưu các kết quả tìm được bằng một trong hai cách sau: Cách 1: Lưu lại cả trang tìm kiếm: Sau khi mở được trang Web có nội dung cần tìm, chọn File/ Save As…, cửa sổ Save Web Page hiện ra: Trong mục: + Save in: Thư mục sẽ chứa trang Web ta lưu. + File name: Tên trang Web. + Save as type: Định dạng file. + Nhấn nút Save để lưu lại trang Web. Với cách lưu trữ trên, ta sẽ lưu lại trang Web hiện thời và một thư mục đi kèm với nó. Lần sau mở ra, ta sẽ đọc được toàn bộ nội dung trang Web đã lưu trên máy mà không cần vào mạng. Nếu xoá thư mục đi kèm thì trang Web đã lưu cũng tự động bị xoá. Cách 2: Lưu một đoạn thông tin cần tìm dưới dạng một văn bản: + Bôi đen phần thông tin cần lưu. + Click chuột phải vào vùng bôi đen. + Chọn Copy. + Mở một văn bản mới trong Word. + Chọn Paste. + Lưu văn bản Word đó lại. Trần Thị Phương Thảo 5 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VD2: Trong môn Ngữ văn hoặc Lịch sử, khi cần tìm hình ảnh về Văn Miếu. Ta chọn chức năng tìm kiếm hình ảnh, gõ từ khoá tìm kiếm là : Văn Miếu ta sẽ có các hình ảnh liên quan đến Văn miếu như sau: Chọn ảnh và lưu ảnh bằng cách Click chuột vào ảnh, chọn See Full – size image để xem ảnh đúng cỡ. Click chuột phải vào ảnh, chọn Save picture As, sau đó lưu ảnh như lưu trang web. b, Tìm kiếm nâng cao. Sử dụng cách thức ghép thêm toán tử dấu “+” vào một từ sẽ cho kết quả là từ đó phải xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: VD: từ khoá: Việt Nam + Văn hoá Ghép thêm toán tử “ ” vào trước một từ sẽ cho kết quả là từ đó không được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: VD: từ khoá: Hồ Chí Minh – Thành phố Dùng dấu ngoặc kép trước và sau cụm từ cần tìm để tìm ra các trang Web có chứa các từ theo đúng thứ tự đó: VD: từ khoá: “Văn hoá Việt Nam” Ngoài ra ta còn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao: Chọn mục “Tìm kiếm nâng cao” trong trang Google để sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao như hình vẽ: Trần Thị Phương Thảo 6 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với chức năng tìm kiếm nâng cao, người dùng dễ dàng thu hẹp phậm vi tìm kiếm làm cho bộ tìm kiếm cho kết quả nhanh và đúng với mong muốn của người dùng hơn. Sử dụng mục ngày, tháng ta có thể đặt điều kiện để những trang Web kết quả chỉ là những trang mới xuất bản trong 6 tháng gần nhất. c, Tìm kiếm video Giới thiệu một số định dạng file video thông dụng: Định dạng Mô tả (phần mở rộng) *.mpeg hoặc *.mpg Là định dạng dành cho các loại phim (video). Đây là dạng thông dụng nhất dành cho phim trên web. Định dạng này có thể xem ở hầu hết các phần mềm xem video. *.avi Là dạng phim do Microsoft đưa ra và cũng là dạng phổ biến trên web. Định dạng này có thể xem ở hầu hết các phần mềm xem video. *.wmv là dạng được dùng phổ biến trên web *.mov Dạng này có nhiều ưu điểm hơn MPEG và AVI, vẫn chưa phổ biến bằng hai loại định dạng trên. Để xem Trần Thị Phương Thảo 7 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM được cần phải có chương trình QuickTime của Apple *.rm hoặc *.rmvb Đây là dạng file video do hãng Real đưa ra. Kích thước của các file video nói chung là lớn nên đối với các kết nối chậm thì thời gian tải trang web sẽ rất lâu, đồng thời sẽ gây tốn băng thông, … do đó rất ít file video được đưa lên mạng để download miễn phí, vì vậy việc tìm kiếm tư liệu video trên mạng không dễ dạng như đối với văn bản và hình ảnh. Tuy nhiên, do khả năng truyền đạt thông tin trực quan và sinh động, cũng có rất nhiều website cố gắng đưa các file video lên mạng, nhưng thông thường họ sẽ chỉ cho phép xem trực tuyến hoặc nhúng trong các trang flash (không cho phép download). Có rất nhiều lý do cho việc này: vấn đề bản quyền, lưu lượng băng thông, tính chất thương mại của website,… Có nhiều thủ thuật để chúng ta có thể download những tư liệu video này về máy tính cá nhân của mình. Dưới đây là một cách thông dụng nhất: Trước tiên, các file video/audio khi được đặt ở chế độ xem trực tuyến, sẽ bắt đầu bằng mms:// hoặc rtsp:// (thay vì http://). Ví dụ: mms://media.tuoitre.com.vn/media/phim/ItaUKR_10. wmv. Những file vdeo dạng này không download được bằng Save target as như thông thường mà phải sử dụng một trình hỗ trợ download trung gian như Flashget, NetTransport,… Ta có thể tải phần mềm Flashget tại địa chỉ: http:// www.flashget.com/en/download.htm II.2.3 Các Website tìm kiếm khác. Ngoài website Google, ta còn có thể sử dụng các website tìm kiếm khác cũng rất dễ sử dụng và giao diện thân thiện như tìm kiếm trên Yahoo với địa chỉ: http://yahoo.com.vn Trần Thị Phương Thảo 8 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giao diện của website Yahoo hoặc http://Monava.com.vn Giao diện website Monava Trần Thị Phương Thảo 9 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM hoặc http://xalo.vn Giao diện của website Xalộ Trần Thị Phương Thảo 10 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM II.2.3 Một số trang Web phục vụ cho dạy và học. Trang Web thư viện bài giảng: http://baigiang.bachkim.vn Trang Web dạy học trực tuyến: http://elearning.ioithcm.ac.vn Mạng giáo dục edunet: http://www.edu.net.vn Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký. II.2.4 Lưu các địa chỉ thường dùng trong Favorites: Có những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần dùng ta không phải tìm kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm được điều này chúng ta Add tên các trang Web vào menu Favorites: B1: Mở trang Web cần Add. B2: Vào menu Favorites chọn Add to Favorites → OK Cách sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu Fovorites → chọn tên trang Web cần mở. II.3 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ Nhờ có Internet mà hiện nay Thư viện điện tử của trường THCS Mạo Khê II đã phong phú hơn, có nhiều hình ảnh tĩnh, động, hàng loạt giáo án điện tử của các môn để các thầy cô giáo trong trường có thể tham khảo hoặc lấy làm tư liệu cho bài giảng của mình mà không mất công tìm kiếm trên Internet. Cũng nhờ Internet mà nhà trường đã tìm ra nhiều hình ảnh, đoạn phim hay phục vụ cho các bài giảng. Học sinh cũng hứng thú, nắm kiến thức nhanh hơn với các tiết dạy bằng giáo án điện tử. Trần Thị Phương Thảo 11 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Hình ảnh các thầy cô giáo Click chuột trong lớp đã phổ biến ở trường THCS Mạo Khê II. Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ về máy móc, thiết bị hiện đại cũng như kiến thức cơ bản về Tin học, về Internet cho giáo viên để phục vụ công tác giảng dạy. Giáo viên trong trường đang từng bước thay đổi thói quen lên bục giảng chỉ với phấn trắng, bảng đen. Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như phương pháp giảng dạy mới mỗi giáo viên đã tự tạo được cho mình được các giáo án điện tử và cũng nhờ có Internet mà các giáo án điện tử phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức. Hầu như tất cả các giờ học có sử dụng giáo án điện tử không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều tỏ ra rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. Dĩ nhiên điều đó lại có tác động tích cực trở lại đối với giáo viên, làm cho thầy cô giáo của trường THCS Mạo Khê 2, trong thời gian qua đã tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp của mình. Hầu như mọi giáo viên, từ già đến trẻ đều đang cố gắng chiếm lĩnh cho được phương pháp dạy học mới bằng việc tích cực tìm hiểu, vận dụng CNTT và sử dụng các thiết bị hiện đại để dạy học. Mạo Khê, ngày 05 tháng 05 năm 2008 Người viết Trần Thị Phương Thảo Trần Thị Phương Thảo 12 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách Tin học căn bản. 2.Hướng dẫn sử dụng Internet. 3.Trang Web http://Echip.com.vn 4.Trang Web http://Google.com.vn 5.Trang Web http://Yahoo.com.vn 6.Trang Web http://Monava.com.vn 7.Trang Web http://Xalo.vn PHỤ LỤC Trang Phần I: Mở đầu 1 I.1 Lý do chọn đề tài 1 I.2 Mục đích nghiên cứu 1 I.3 Thời gian, địa điểm 1 I.4 Đóng góp mới về lí luận, thực tiễn 1 Phần II: Nội dung 2 II.1 Chương I: Tổng quan 2 II.2 Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu 2 II.2.1. Một số yêu cầu và điều kiện thiết yếu để 2 khai thác internet II.2.2. Khai thác thông tin trên Internet 3 II.2.3 Một số trang Web phục vụ cho dạy và học. 10 II.2.4 Lưu các địa chỉ thường dùng trong Favorites 10 II.3 Chương III: Kết quả nghiên cứu 10 Phần III: Kết luận và đề nghị 11 Phần IV: Tµi liÖu tham kh¶o vµ phô lôc 12 Trần Thị Phương Thảo 13 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trần Thị Phương Thảo 14 Trường THCS Mạo Khê II
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG, PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU Trần Thị Phương Thảo 15 Trường THCS Mạo Khê II
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
40 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp làm bài nghị luận văn học lớp 9
15 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Vật lí thông qua việc tự làm thí nghiệm từ những vật liệu đơn giản, dễ tìm
14 p | 9 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
36 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các phương pháp và kỹ thuật giải phương trình nghiệm nguyên
28 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu Nhân vật trong tác phẩm văn học
16 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm về công tác tham mưu để duy trì, nâng cao kết quả phổ cập THCS
18 p | 46 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tìm tòi khai thác - dạy hệ thức Viét
13 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả của hệ thức Vi-et trong giải các bài toán liên quan đến phương trình ax 2 + bx + c = 0 (a ≠0)
23 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn