intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở" được thực hiện với mục đích giúp hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh có thói quen và kĩ năng khai thác, phân tích tính chất nhạc trong tác phẩm thơ ca là mục đích vô cùng quan trọng và cần thiết của người giáo viên dạy ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở

  1. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở KHAI THÁC CHẤT NHẠC TRONG THƠ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ I. MỞ ĐẦU. I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thơ ca là cây đàn muôn điều của tâm hồn, là nhịp thở của trái tim. Nói như  nhà thơ  Sóng Hồng: “ Thơ  không chỉ  là thơ  mà còn là nhạc, là hoa, chạm khắc  theo một cách riêng”. Đó là một trong những đặc trưng cơ bản của thơ ca. Sở dĩ  thơ ca dễ đi vào lòng người, nhanh chóng khắc sâu trong trí nhớ độc giả có một   phần đóng góp quan trọng của nhạc điệu. Chính vì vậy nếu khi phân tích giá trị của thơ ca mà vô tình quên đi yếu tố  nhạc điệu thì thật là thiếu sót. Bởi vì đằng sau cái nhạc điệu rung lên ngân nga   khác thường  ấy là những thông điệp mà tác giả  muốn gửi gắm tới người đọc.  Và như vậy đôi cánh của thơ ca mới có dịp cất lên bay bổng lạ thường. I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Một văn bản thơ thực sự có giá trị sẽ tạo được bởi rất nhiều yếu tố nghệ  thuật trong đó có một yếu tố vô cùng quan trọng: đó là nhạc điệu. Nếu không có   nhạc điệu thì bài thơ  không có điểm sáng, không có linh hồn và người đọc dễ  dàng lãng quên.  Trong chương trình ngữ văn THCS nói chung và chương trình ngữ văn 6, 7,   8, 9 nói riêng, đặc biệt là lớp 6 và lớp 9, các bài thơ được đưa vào giảng dạy cho  học sinh đều là những tác phẩm được chọn lựa kĩ càng, không những có giả  trị  nội dung tư  tưởng sâu sắc mà còn lấp lánh một vẻ  đẹp của ngôn từ. Bên cạnh   đó có những nhạc phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ví dụ: “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.            “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương.            “ Đồng chí” – Chính Hữu.                      “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa   Điềm. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ  văn  ở  trường THCS thực   chất là giúp các em làm sống lại toàn bộ  các văn bản đang chìm trong câu chữ:   giúp các em hình dung ra những cái không có  ở  trước mặt hoặc chưa hề có mà   các nhà thơ đã mã hoá bằng ngôn từ. Một trong những thao tác khai thác văn bản  là đánh thức dậy chất nhạc để cho những con chữ khô khan ấy trở thành những   bức tranh hiện ra trước mắt bạn đọc không chỉ có màu sắc rõ nét hình khối sắc   cạnh mà còn có cả âm thanh sống động. Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 1 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  2. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở Tóm lại, việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh có thói quen và kĩ năng   khai thác, phân tích tính chất nhạc trong tác phẩm thơ  ca là mục đích vô cùng   quan trọng và cần thiết của người giáo viên dạy ngữ văn. I.3.THỜI GIAN ­ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Thời gian: Năm học 2007 – 2008. Địa điểm: Tại các lớp 6A4, 8C3, 9D1, 9D2  trường THCS Mạo Khê 2 ­  Đông Triều – Quảng Ninh. I.4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN. Đề  tài thành công sẽ  đem lại cho học sinh thói quen và kĩ năng khai thác,  phân tích tính chất nhạc trong tác phẩm thơ ca. Đánh thức, khơi dậy nguồn xúc  cảm tiềm ẩn trong mỗi em về các tác phẩm đó và lòng say mê học tập bộ môn. Mặt khác đề tài thành công còn đóng góp cho người dạy kinh nghiệm thực   tiễn về  việc giảng dạy các tác phẩm thơ  ca trong nhà trường đó là không thể  quên thao tác đánh thức dậy chất nhạc trong những câu chữ  của văn bản trong  lòng người học. II. NỘI DUNG. II.1.CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT. Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học  ở  trường THCS  nói chung, môn ngữ  văn nói riêng đã phát huy tính chư  động sáng tạo, óc liên   tưởng của học sinh và đã đạt dược những hiệu quả  nhất định. Việc phân tích   một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ ca nói riêng đã có sự  kết hợp  khá linh hoạt, hài hoà giữa nội dung và các biện pháp nghệ thuật, không còn tình   trạng tác phẩm văn chương bị  cắt rồi thành hai mảnh: Nội dung và nghệ  thuật  nữa. Phát hiện và phân tích tính nhạc trong thơ ca là việc làm hết sức cần thiết.   Có như vậy việc phân tích văn bản mới đi đúng hướng, đúng đặc trưng thể loại  của thơ. Trong một văn bản thơ  ca thì câu nào, đoan nào cũng có nhạc điệu.  Nhưng như  vậy không có nghĩa là phân tích tràn lan nhạc điệu  ở  tất cả  các câu  các đoạn. Mà giáo viên phải lưu ý hướng dẫn học sinh lựa chọn những chỗ nào  là “điểm sáng nghệ thuật” chỗ nào mà thơ ca “rung lên nhạc điệu khác thường”   để phân tích. Vấn đề  phân tích tính nhạc trong thơ  ca không phải là vấn đề  hoàn toàn  mới nhưng không phải giáo viên nào cũng biết sáng tạo khi hướng dẫn các em  thực hiện thao tác này. Là người trực tiếp giảng dạy môn ngữ  văn ở  trướng THCS, tôi luôn trăn  trở  về  vấn đề: “Làm thế nào để  học sinh say mê học văn, hứng thú với các tác   Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 2 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  3. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở phẩm văn chương và thực sự có dư âm về nó sau mỗi giờ học”. Qua tìm tòi, vận  dụng và thực nghiệm trong quả trình giảng dạy tôi xin phép được trình bày kinh  nghiệm:  “ Phương pháp khai thác chất nhạc trong thơ ca cho học sinh trung học cơ sở”. II.2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:     2.1.1. Phương pháp khảo sát: ­ Điều tra trắc nghiệm. ­ Khảo sát qua bài làm của học sinh.     2.1.2. Thời gian khảo sát:  Đầu năm học 2007 – 2008.     2.1.3. Kết quả khảo sát: Lớp Sĩ số Không nhắc đến  Nhắc đến nhạc điệu Phân tích nhạc điệu nhạc điệu 9D2 42 36 4 2 9D1 45 35 6 4 2.1.4. NhËn xÐt ®¸nh gi¸: Qua kh¶o s¸t bµi lµm cña häc sinh t«i thÊy trong c¸c bµi ph©n tÝch t¸c phÈm th¬ cña häc sinh yÕu tè nh¹c gÇn v¾ng bãng. Dêng nh kh¸i niÖm vÒ nh¹c ®iÖu kh«ng cßn trong nhãm c¸c yÕu tè nghÖ thuËt n÷a. NhiÒu khi chÊm bµi cña häc sinh, gi¸o viªn thÊy tiÕc, thÊy h½ng hôt khi c¸c em “hån nhiªn” bá qua yÕu tè nh¹c ®iÖu, mét trong nh÷ng u thÕ ®Æc biÖt cña th¬ ca. §i s©u t×m hiÓu nguyªn nh©n t«i thÊy së dÜ cã t×nh trªn lµ v×: - Thãi quen ®äc, khai th¸c néi dung vµ nghÖ thuËt cña v¨n b¶n kh«ng ¨n khíp, cha nhuÇn nhuyÔn. - Thêi gian dµnh cho viÖc c¶m thô v¨n b¶n cßn Ýt, häc sinh cha thÊy ®îc mèi quan hÖ hÕt søc tù nhiªn, hîp lý gi÷a nghÖ thuËt vµ néi dung, cha thÊy ®îc nguyªn lý “ néi dung qui ®Þnh h×nh thøc, cßn h×nh thøc biÓu hiÖn néi dung”. Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 3 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  4. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở - Gi¸o viªn d¹y còng cha thùc sù chó ý ®óng møc ®Õn yÕu tè nµy, thêng lµ nh¾c ®Õn nh¹c ®iÖu chung cña toµn v¨n b¶n tríc khi ph©n tÝch hoÆc khi tæng kÕt, cßn trong khi ph©n tÝch th× l¹i “bá quªn” hoÆc cã chó ý ®Õn nhng còng chØ rõng ë møc ®é “kÓ” ra chø cha chó ý ph©n tÝch ®Ó häc sinh thÊy râ rµng lµ: Nh¹c ®iÖu nµy gîi nªn néi dung ý nghÜa nµy lµ hoµn toµn hîp lý. II.2.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:    2.2.1. Vai trò của nhạc điệu trong thơ ca. Nói đến hội hoạ là phải nói đến màu sắc và hình khối, nói đến điêu khắc  là phải nói đến đường nét tinh xảo…Nói đến thơ ca là phải nói đến nhạc điệu,   vì nhạc điệu tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho thơ. Nhạc điệu trong thơ  ca trước hết tạo ra giai điệu trầm bổng, tha thiết,   ngân vang… chính giai điệu  ấy đi vào lòng người đọc hết sức tự  nhiên và đem  lại cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Như  có một sự  hô ứng diệu kỳ, giác quan  của con người tiếp nhận âm thanh và ngay lập tức những âm thanh ấy ngâm sâu   vào tâm hồn họ, nó trở  thành một  ấn tượng không thể  nào quên. Đôi khi ta tự  mình ngân nga một câu thơ, một đoạn thơ mà lòng dạt dào cảm xúc, mà như bắt   gặp hình  ảnh của chính mình trong đó. Không những vậy, nhạc điệu còn góp  phần quan trọng trong việc thể hiện nội dung: Những cảm xúc tinh tế, phức tạp   mà nội dung chủ  nghĩa không tả  nổi thì nhạc điệu trong thơ  ca lại đảm nhiệm  trọng trách  ấy một cách hết sức tự  nhiên tinh tế  như  vậy , ta không thể  hình   dung nổi nếu lược bỏ hết giai điệu thơ, chỉ để lại nội dung chữ nghĩa cứng cỏi   thì thử hỏi còn mấy ai dám yêu thơ.     2.2.2. Rèn học sinh khai thác chất nhạc trong thơ: * Bước 1: Đọc đúng nhịp điệu bài thơ. Đối với học sinh việc này thực ra không phải là dễ. Thông thường các em   chỉ  đọc rõ ràng, liền mạch, đôi khi có học sinh đọc rất nhanh nên không lắng   đọng lại một  ấn tượng gì. Do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc   cho phù hợp với từng bài, từng đoạn. Trước hết để  đọc đúng nhịp điệu, giáo viên phải cho học sinh xác định  được nội dung bao trùm và cảm xúc chữ đạo trong bài thơ, đoạn thơ ấy. Vì nhạc  điệu thơ là nhạc điệu rung động của trái tim. Sau đó cho học sinh tìm hiểu cách   ngắt nhịp, giọng thơ (giáo viên phải lưu ý cho học sinh một điều là bao giờ nhịp  điệu thơ   ấy cũng góp phần thể  hiện nội dung văn bản).   Tìm được cách ngắt   Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 4 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  5. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở nhịp, giọng thơ xong giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm (đọc diễn cảm  cũng là một khâu để phân tích thơ). Ví dụ 1: Đọc đoạn thơ sau đây trong văn bản “Mưa” của Trần Đăng Khoa   có nhạc điệu độc đáo khác thường: Mưa Mưa Ù ù như xay lúa Lộp bộp… Rơi Rơi… Đất trời Mù trắng nước Mưa chéo mặt sân. Trước tiên giáo viên phải cho học sinh tìm hiểu nội dung của đoạn thơ này   là gì? chắc chắn các em sẽ xác định được ngay là đoạn thơ này miêu tả âm thanh   của trận mưa rào. Sau đó giáo viên cho học sinh phát hiện cách ngắt nhịp của đoạn thơ?   Giọng thơ? ( Ngắt nhịp theo từng dòng, nhịp nhanh dồn dập) Ví dụ 2: Dạy văn bản “Lượm” của Tố Hữu. Ở đoạn thơ đầu: Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích  Nhảy trên đường vàng. Tương tự như trên, việc đầu tiên là cho học sinh tìm hiểu về nội dung bao  chùm đoạn thơ. Các em sẽ dễ dàng xác định được là đoạn thơ miêu tả hình ảnh   của Lượm. Một chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp. Sau đó cho học sinh phát hiện cách ngắt nhịp 2/2, nhịp thơ ngắn. Phát hiện   giọng thơ: Đọc với đoạn nhanh, rộn ràng, vui tươi. đọc đúng nhịp điệu, đúng  giọng thơ  vừa mới phát (Giáo viên đọc mẫu rồi hướng dẫn cho học sinh thực   hành đọc). Ví dụ 3: Phân tích 2 câu thơ. Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 5 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  6. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim.                                        ( Viếng Lăng Bác – Viễn Phương) ­ Nội dung hai câu thơ  là nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ  trước sự  ra đi   mãi mãi của Bác Hồ. ­ Nhịp điệu thơ: Ngắt nhịp 2/2/3. ­ Giọng thơ: Câu đầu trầm lắng, tha thiết, đến câu sau giọng thơ  lại bật  lên như tiếng thổn thức, tiếng nấc nghẹn. ­ Yêu cầu học sinh đọc hai câu thơ theo đúng nhịp điệu, đúng giọng thơ. * Bước 2: Khai thác giá trị của nhạc điệu trong việc thể hiện nội dung, cảm   xúc. Đây là khâu cảm thán quan trọng nhất của việc phân tích thơ. Để giúp học   sinh hiểu được giá trị  của nhạc tình trong thơ  giáo viên cần hướng dẫn các em   theo các thao tác sau:  ­ Đọc chậm, đọc đúng nhịp điệu và lắng nghe những âm thanh vang lên từ  câu chữ . ­ Nhưng có những trường hợp nhạc điệu không “lộ thiên” mà phải đọc đi,  đọc lại, nghiền ngẫm, trăn trở  mới phát hiện ra được chất nhạc quí giá  ở  bên  trong. Trường hợp hai câu thơ  trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là  một ví dụ. Ở đoạn thơ  trong bài “Lượm” hỏi về nhịp điệu, học sinh có thể  trả  lời nhanh cảm xúc nhưng trong hai câu thơ trong bài “Viếng lăng Bác” thì không  thể. ­ Liên tưởng, tưởng tượng: sau khi đọc chậm và lắng nghe, học sinh phải  huy động óc liên tưởng, tưởng tượng của mình để phân tích. Nghĩa là các em tự  tìm cho mình câu trả lời: Âm thanh ấy nghe nó như thế nào? Giống âm thanh gì?   Và nghe âm thanh  ấy, mình liên tưởng ngay đến điều gì? Và gợi cho mình cảm  giác gì? ­ Cuối cùng là diễn đạt những liên tưởng, tưởng tuợng, những cảm giác  được gợi ra từ nhạc điệu bằng ngôn ngữ văn học. Có thể bất cứ người đọc nào  có cảm giác giống nhau, nhưng không phải là ai cũng diễn đạt được đúng những  điều mình nghĩ, mình cảm giác. Cũng tương tự  như  phần phát hiện nhạc điệu,   việc lựa chọn từ ngữ để diễn đạt tác dụng cũng phải tìm tòi dày công và trăn trở  mới gọi được đúng tên nó, diễn đạt được đúng điều mình nghĩ. VD: Phân tích nhạc trong thơ: Đất nước/ bốn ngàn năm Vất vả/ và gian lao Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 6 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  7. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở Đất nước/ như vì sao Cứ/ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) Nhịp thơ ba câu đầu là 2/3, còn câu cuối là 1/4 . Hai câu đầu vang lên với   một nhạc điệu trầm hùng khi nhắc lại lịch sử đau thương của đất nước. Tiếng  thơ  như  tiếng vọng về từ 4.000 năm dằng dặc. Đến hai câu cuối, giai điệu thơ  bổng trở  lên thanh thoát, rắn rỏi, khoẻ  khoắn giúp người đọc cảm nhạn được  hình ảnh đất nước tươi đẹp, ngời sáng, bền bỉ vững bước đi lên như có một sức   mạnh thần kỳ. Đặc biệt là cách ngắt nhịp ở câu thơ thứ tư. Cứ/ đi lên phía trước. Từ  “cứ” vang lên với cách ngắt nhịp 1/4 như  một lời thách thức, một sự  khẳng định về sức sống mãnh liệt, trường kì của dân tộc ta. Nhạc thơ  cũng chính là nhạc lòng, là nỗi đau đớn xót xa trước cảnh đau   thương, là niềm vui sướng, tự  hào, kiêu hãnh về  sức sống bất diệt của  đất  nước. Như vậy, với học sinh bậc THCS thì biết phát hiện đúng nhạc điệu, bước   đầu biết phân tích mối quan hệ  giữa nhạc điệu với nội dung thơ  là điều đáng  mừng.  2.2.3. Khai thác giá trị  của nhạc điệu trong khi tìm hiểu một số  đoạn trong   văn bản ‘lượm” của Tố Hữu. Như trên đã nói, để tạo giá trị của văn bản là có sự kết hợp của nhiều yếu   tố. Do vậy, tìm hiểu một văn bản cũng như phải tìm hiểu vai trò của các yếu tố  nghệ thuật ấy. Nhưng trong phạm vi của phần trình bâỳ này, tôi chỉ đề cập đến  vai trò của nhạc điệu và hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của nó trong văn  bản? Trước khi vào tìm hiểu văn bản, giáo viên cho các em tìm hiểu về thể thơ  và nhịp điệu chung toàn bài (thể  thơ  4 chữ), thường ngắt nhịp đôi 2/2 và nhịp  điệu chung là ngắt nhanh, vui tươi, sôi nổi. * Đoạn kể, tả về hình ảnh Lượm trong buổi gặp gỡ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 7 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  8. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở Nhảy trên đường vàng   ?   Em   hãy   cho   biết   các   câu   thơ   trong  ­ Ngắt nhịp 2/2 đoạn được ngắt nhịp như thế nào. ?   Với   cách   ngắt   nhịp   2/2   đã   tạo   cho  ­ Giọng điệu ngắn, nhanh. đoạn thơ  giọng điệu như  thế  nào? Em  ­ Nghe vui tươi, rộn rã. nghe giọng điệu ấy như thế nào? ?   Giọng   thơ   ngắn,   nhanh,   vui   tươi   ­ Hình dung ra những nhịp bước chân  khiến em hình dung tưởng tượng được  ngắn, nhanh, tiếng huýt sáo trong trẻo,  những gì? rộn ràng và hình dung ra cả  hình  ảnh  em   Lượm   bé   nhỏ,   nhanh   nhẹn   hồn  nhiên, nhỉ nhảnh rất đáng yêu. * Đoạn nói về sự rung cảm: ? Em nhận xét gì về  cách cấu tạo của  câu thơ: Ra thế ­ Câu thơ  4 chữ  thông thường giờ  bị  Lượm ơi!… ngắt làm 2 dòng thơ. ? Việc ngắt như thế tạo ra giọng điệu  như  thế  nào? có còn giống giọng thơ  ­ Giọng thơ nghẹn ngào, ngắt quãng. đoạn trên nữa không? ? Em hình dung được điều gì khi đọc  ­ Hình dung tâm trạng vô cùng đau đớn  đoạn thơ ấy. bàng hoàng, giọng thơ bật lên như một  tiếng nấc, tiếng thổn thức nghẹn ngào. ? Nhịp điệu đoạn thơ  khi diễn tả  hình  ­   Vẫn   nhịp   thơ   2/2   nhưng   giọng   thơ  ảnh Lượm trong lúc làm nhiệm vụ như  nhanh, gấp gáp dồn dập. Chính nhạc  thế nào? điệu đoạn thơ  đã làm nên cả  chất tạo  Vụt qua mặt trận hình cho thơ. Ta hình dung rõ nét hình  Đạn bay vèo vèo ảnh em Lượm nhanh nhẹn, lúc  ẩn, lúc  Thư đề thượng khẩn hiện băng băng giữa làn mưa bom bão  Sợ chi hiểm nghèo. đạn của kẻ thù. * Đoạn nói về  sự  hy sinh cao đẹp của  Lượm. ? Đọc: Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 8 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  9. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở “Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông ­ Giọng trầm lắng man mác. Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng”. ? Âm điệu câu thơ  khổ  này có gì khác  với khổ thơ trên? ? Em cảm giác được điều gì qua giọng  ­ Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn và  thơ. lòng trân trọng của tác giả. ? Ngoài  ra giọng thơ   êm nhẹ   ấy còn  ­ Giọng thơ êm, nhẹ, ngọt ngào còn gợi  gợi cho em điều gì. lên hình  ảnh em Lượm vẫn hồn nhiên  thanh thản giữa đồng lúa quê hương. Có thể nói bài thơ “Lượm” của Tố Hữu là một bài thơ rất giàu nhạc điệu,  mỗi cung bậc cảm xúc của nhà thơ  được diễn tả  tinh tế  bằng những giai điệu  khác nhau. Nhà thơ có lúc vui tươi rộn rã, phơi phớt, nhưng cũng có lúc lại trầm   lắng, xót xa. Tất cả  nhằm nổi bật hình  ảnh đáng yêu, đáng trân trọng trong cảm phục  của chú bé Lượm và tình cảm yêu thương, trân trọng xót đau của nhà thơ. II.3.CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Sau một thời gian kiên trì hướng dẫn học sinh về cách phát hiện và phân   tích tính nhạc trong thơ qua các tiết học văn bản và các tiết tập làm văn phân tích  tác phẩm thơ  ca, đến nay đã có những dấu hiệu đáng mừng. Học sinh đã quen   với việc tìm nhạc điệu khi được hỏi đến biện pháp nghệ  thuật và bước đầu đã   biết phân tích giá trị của nhạc điệu trong thơ.  Qua khảo sát học sinh với đề tập làm văn sau: Nêu suy nghĩ của em về đoạn thơ: Không có kính, vì không có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 9 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  10. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở        (Bài thơ  về  tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến   Duật) Lớp Sĩ  Số Không nhắc đến nhạc  Nhắc đến nhạc điệu,  Phân tích nhạc  điệu không phân tích điệu 9D1 45 5 3 37 9D2 42 7 5 30 Đặc biệt các học sinh học khá văn có tiến bộ rõ rệt, các em đã viết được  những đoạn văn phân tích nhạc điệu bằng sự cảm thụ riêng của mình. Khi phân  tích hai câu: “Bên trời góc bể bơ vơ   Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?” Có học sinh đã viết:  Hai tiếng “bao giờ” như một nốt nhấn khiến cho câu thơ rung lên nức nở  nghẹn ngào. Nhịp thơ cũng chính là nhịp đập thổn thức của trái tim. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong bài viết của các em và là bước đầu của  sự thành công trong việc hướng dẫn các em phân tích chất nhạc trong thơ. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Đổi mới phương pháp dạy học luôn là một sự thôi thúc, đòi hỏi chính đáng  của ngành giáo dục nói chung và bộ  môn ngữ  văn nói riêng nhằm đem lại mục  đích chung là phát huy tính thích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, khai thác  đúng hướng các phản  ứng thẩm mĩ của người đọc, khơi ngợi ở  họ  những rung  động tinh tế trên cả nội dung, hình thức, đánh thức ở họ những tưởng tượng và  liên tưởng kì diệu. Khai thác chất nhạc trong thơ góp phần vào việc phát huy cao  độ tính chủ động sáng tạo của học sinh. * Chính vì vậy, tìm hiểu khai thác chất nhạc trong thơ là một yêu cầu bắt  buộc đối với giáo viên và học sinh khi phân tích thơ ca. Nhưng trên thực tế đây là  việc làm chưa được quan tâm đúng mức. Qua quá trình kiên trì rèn luyện học   sinh, tôi cảm thấy ngày càng hứng thú với công việc này. Bởi học sinh đã được  hướng dẫn đến nơi đến chốn cũng say mê hào hứng và thích được thực hành.   Tôi tin rằng nếu chúng ta để  tâm đến và kiên trì nhất định sẽ  thành công. Làm  được điều này cũng là góp phần trong việc cải thiện tình trạng chán học văn của  học sinh hiện nay. Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 10 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  11. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở Tôi mong các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cố gắng quan tâm đến chất  nhạc trong thơ hơn nữa, để một giờ dạy ­ học văn bản giúp học sinh phát huy trí   tưởng tượng sáng tạo của mình./. Mạo Khê, ngày 2 tháng 5 năm 2008   NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN       Đào Ngọc Lan IV. PHỤ LỤC I.1. Mở đầu Trang  1 I.1. Lý do chọn đề tài    1 I.2. Mục đích nghiên cứu   1 I.3. Thời gian ­ địa điểm nghiên cứu đề tài  2 I.4. Đóng góp mới về lý luận thực tiễn   2 II. Nội dung  2 II.1. Chương I: Tổng quát   2 II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.  3 II.2.1. Phương pháp nghiên cứu:   3 II.2.2. Các biện pháp thực hiện  3 II.3. Chương III: Kết quả nghiên cứu     9 Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 11 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
  12. Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở III. Kết luận và kiến nghị   9 IV. Phụ lục  11 V. Kết quả nhận xét đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường   12 và phòng giáo dục      V. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ  TRƯỜNG VÀ PHÒNG GIÁO DỤC Giáo viên: Đào Ngọc Lan                                                             Tr 12 ường Trung học cơ sở  Mạo Khê 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2