intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu" được thực hiện với mục đích phục vụ tốt hơn quá trình giảng dạy, trau dồi trình độ chuyên môn cá nhân, bồi dưỡng học sinh giỏi giúp các em có niềm say mê hứng thú học tập, động viên tính tích cực, quan tâm giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu

  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT BÀI NGỮ PHÁP DỄ HIỂU I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới.   Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của nước ta và để đạt được mục tiêu  đó ta cần phải có chìa khoá tiếp cận với nền kinh tế của các nước. “Tiếng Anh”  chính là chìa khoá đó. Nó là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng  quốc tế  và khu vực, tiếp cận những thông tin quốc tế  và khoa học kỹ  thuật   khám phá các nền văn hoá khác cùng với những sự  kiện quốc tế  quan trọng.   Hiểu được tầm quan trọng của bộ  môn, tôi đã rất nỗ  lực trong quá trình giảng   dạy nhằm tìm ra những khó khăn, vướng mắc để  tháo gỡ, sao cho giúp được  học sinh có nhiều tiến bộ  trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Tôi nhận thấy rằng:   mục đích cuối cùng của việc duy trì việc dạy và học ngoại ngữ  là hiểu được   thông tin và biết truyền đạt thông tin đầy đủ  đến cho người nghe. Trong giao  tiếp điều đó hết sức quan trọng nó khẳng định người nói có nắm bắt, làm chủ  được ngôn ngữ mình nói hay không. Muốn đạt được điều này đòi hỏi người học   ngoại ngữ phải nắm bắt được 4 kỹ năng; nghe, nói, đọc, viết, và để  thành thạo  4 kỹ  năng, người học phải nắm chắc được ngữ  pháp cơ  bản, thành thạo ngữ  pháp thì mới nghe được đọc được, viết được và nói được.Trongquá trình giảng  dạy , tôi thấy phần lớn khối lượng bài ngữ pháp (P.P.P) là chiếm nhiều hơn cả.  Truyền đạt kiến thức mới không rõ ràng, dễ  hiểu thì sẽ  khiến cho học sinh  không hiểu bài và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hành đặc biệt là  phần “Production” học sinh không thể tự nói hoặc viết được, điều này cũng dẫn  đến việc khai thác kiến thức với sách giáo khoa và bản thân còn nhiều hạn chế.   Ngoài ra, việc không hiểu cấu trúc mới hay sự hiểu sai còn ảnh hưởng rất nhiều   đến không khí lớp học, lớp học sẽ chầm đi, ít sôi nổi hơn và giảm đi sự  say mê  của học sinh đối với bộ  môn. Xuất phát từ  những lý do trên, tôi nhận thấy vai   trò của người thầy trong việc dẫn dắt, giảng giải kiến thức mới sao cho gần gũi  1
  2. dễ hiểu cũng như  sự  khuyến khích, tạo động lực cho học sinh là vô cùng quan   trọng. Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề  tài này nhằm giúp cho việc học  của các em được tốt h I.2. Tính cần thiết của đề tài: Học tốt tiết họcP.P.P không những giúp học sinh hiểu chắc được các mẫu câu  và vận dụng một cách có hiệu quả trong các bài tập, bài kiểm tra và bài viết, mà  còn giúp học sinh phát triển tốt 4 kĩ năng từ đó có thể ứng dụng thuần thục vào   thực tế, giao tiếp tốt với người nước ngoài. Xuất phát từ  những ý trên, tôi đã   mạnh dạn chon đề tài này. I.3. Mục đích nghiên cứu: ­ Vận dụng một cách thích hợp dạy học bằng ph ương tiện hiện đại vào  môn học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tôi đ a ra sáng kiến  kinh nghiệm này với mục đích phục vụ  tốt hơn quá trình giảng dạy, trau dồi  trình độ chuyên môn cá nhân, bồi dưỡng học sinh giỏi giúp các em có niềm say   mê hứng thú học tập, động viên tính tích cực, quan tâm giải quyết vấn đề  của  mỗi cá nhân học sinh. Các em có cách nhìn nhận vấn đề  một cách đơn giản dễ  hiểu. Luyện tập, áp dụng được mẫu câu trong các tình huống, kích thích sự  tìm  tòi, khám phá cái mới lạ trong học tập. 1.4. Đ   ối t  ượng, phạm vi, kế hoach, thời gian nghiên cứu:    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong 2 lớp 6 A1,A2 tại trường THCS Mạo Khê 2. 4.3. Thời gian nghiên cứu: 1 năm (Năm học 2008 – 2009). I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận thực tiễn: Hình thức dạy học rất đa dạng, phong phú. Việc thực hiện một tiết ngữ  pháp có ý nghĩa quan trọng: Trong môn NGOẠI NGỮ các  kỹ năng được đan xen  phát triển đồng đều, phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động trên lớp, nếu  học   sinh không nắm chắc được mẫu câu  thì rất khó hoặc thậm chí không thể  tiếp  2
  3. thu những phần còn lại vì vậy việc củng cố ngữ pháp cũng như kiến thức phải   diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để  đảm bảo lấp kín hết các lỗ  hổng, làm cho học sinh nắm chắc những mắt xích của hệ  thống tri thức, kỹ  năng, mắt xích này làm tiền đề cho mắt xích kia. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Thực trạng vấn đề: II.1.1. Sơ lược về trường THCS Mạo Khê 2: Trường THCS Mạo Khê II thuộc thị  trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều,  tỉnh Quảng Ninh. Nguyên là Trường cấp II Vĩnh Khê thành lập năm 1959. Vào  đầu những năm 70 nhà trường sát nhập với trường tiểu học Vĩnh Khê mang tên   là trường PTCS Vĩnh Khê. Đến năm 1995 trường được tách riêng thành hai   trường: Trường tiểu học Vĩnh Khê và Trường THCS Mạo Khê II.  Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt được những thành  tíchđáng kể, góp phần phát triển giáo dục ở địa phương.Đội ngũ giáo viên không  ngừng phấn đấu nâng cao trình độ đào tạo và tay nghề, số giáo viên giỏi, học  sinh giỏi luôn luôn đạt ở mức cao, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp và trúng  tuyển vào trường THTP Hoàng Quốc Việt, các trường chuyên của tỉnh, quốc gia  giữ vững ở tỷ lệ cao. Cơ sở vật chất thiết bị ngày càng được cải thiện, từng  bước hoàn thiện theo quy mô trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Với những cố  gắng đó nhiều năm liên tục nhà trường đạt được danh hiệu trường tiên tiến  xuất sắc của Tỉnh, của Bộ; Liên đội nhà trường nhiều năm liên tục được Trung  ương đoàntặng bằng khen và cờ liên đội xuất sắc mang chân dung Bác.Trường  được tặng nhiều bằng khen của tỉnh, của Bộ giáo dục & Đào tạo và của Thủ  tướng Chính phủ. Năm 1994 trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao  động hạng ba, năm 2000 Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì,  năm 2007 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm học 2007 ­  2008 trường được nhận cờ” dẫn đầu phong trào thi đua khối THCS trong toàn  tỉnh”. Trường là một trong hai trường đầu tiên của tỉnh được công nhận trường  3
  4. chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 ­ 2010, đang chuẩn bị điều kiện để đạt chuẩn  quốc gia giai đoạn 2Trường THCS Mạo Khê II có hơn 1000 học sinh chia làm  28 lớp theo các khối 6,7,8,9 mỗi khối 7 lớp, địa phương trường đóng là một thị  trấn có nền kinh tế ­ xã hội phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nhân dân và  các lực lượng xã hội luôn quan tâm tới phát triển giáo dục. Những vấn đề lớn  nhà trường quan tâm là duy trì chất lượng đại trà hàng năm đã đạt: Tốt nghiệp  99 ­ 100%. Lên lớp 98% giữ vững chất lượng mũi nhọn 8 ­ 10% học sinh đạt  học sinh giỏi các cấp hàng năm. Cấp huyện 30 ­ 40 em (lớp 9); Tỉnh từ 12 ­ 15  em (lớp 9). Giữ vững nề nếp kỷ cương trong dạy và học, tăng cường các hoạt  động giáo dục ngoài giờ và quản lý học sinh. đặc biệt là đưa các nội dung dạy  pháp luật có chất lượng hơn. Thực hiện tốt một số chuyên đề lớn như giáo dục  ­ dân số ­ môi trường ­ phòng chống ma tuý. Phấn đấu theo khẩu hiệu nhà  trường “Một địa chỉ tin cậy của nhân dân trong khu vực”. Do đó với nhiệm vụ  đáp  ứng nhu cầu bậc học trung học cơ sở ở khu trung tâm thị trấn và phấn đấu  đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 của ngành. Nhà trường phải tăng cường cơ sở  vật chất: đến năm 2015 tăng 100% số phòng học (28 lớp), đủ các phòng thiết bị  bộ môn. Tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên đạt 50% đại học 2015.  Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường ứng dụng công  nghệ thông tin đáp ứng việc đổi mới chương trình THCS của Bộ. II.1.2. Một số thành tựu: Thực tế qua theo dõi chất lượng học tập bộ môn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở  khối 6trong đó lớp 6A1, A2 có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên thì tôi thấy  rằng đa số các em tích cực tư duy, hứng thú với bài tập mới, kiến thức thức mới  hơn so với các lớp còn lại. Đặc biệt là trong lớp luôn có sự thi đua thực hành  kiến thức mới. Không khí lớp học luôn sôi nổi, không gò bó, học sinh được  tự  do thực hành. Điều hứng thú hơn là phát huy được trí lực của các em, giúp các  em phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học hứng thú trong việc tìm tòi kiến thức  mới, kỹ năng mới.  II.1.3. Một số tồn tại và nguyên nhân: Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng trong 2 lớp: 6A1, A2. Trong 2   lớp này khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều, còn một số học sinh   4
  5. còn thiếu động cơ học tập, lời học, không tích cực học tập vì vậy việc phát huy   tính tích cực của một số học sinh đó rất hạn chế. Hơn nữa những học sinh trên  ít được sự quan tâm của gia đình.Vì vậy đòi hỏi sự cố gắng tận tâm của ng ười  thầy dần giúp các em hòa nhập với khả năng nhận thức chung của cả lớp. II.1.4. Vấn đề đặt ra: Qua nhiều năm giảng dạy, qua sự  tích lũy kinh nghiệm của bản thân, sự  học hỏi từ tài liệu và đồng nghiệp. Từ những kết quả đã đạt được và ý thức đư­ ợc sự  tồn tại và nguyên nhân trên tôi thấy rằng tiết ngữ  pháp rất quan trọng  trong quá trình dạy môn NGOẠI NGỮ. Từ tiết ngữ pháp hãy để cho học sinh h ­ ưởng niềm vui khi     khi thực hành kiến thức mới. II.2. Áp dụng trong giảng dạy: II.2.1. Các bước tiến hành Khi nhận phân công dạy Tiếng Anh lớp 6A1,A2,  trường THCS Mạo Khê  2 dưới sự  chỉ  đạo của trường tôi đã điều tra và thu được một số  kết quả  như sau: Lớp Sĩ số Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém A2 45 25 12% 31,8% 37,5% 12,3% 6,4% A1 45   20 23,6% 38,6% 32,4% 5,4% 0 Một nửa số  học sinh là con gia đình cán bộ  công nhân, số  còn lại là con  của gia đình làm nghề tự do hoặc làm ruộng. Trong thực tế học sinh hay coi nhẹ  giờ  ngữ  pháp cho đó  là công viêc hoàn toàn của giáo viên, có thói quen  ỷ  lại,   không tự giác luyện tập sáng tạo, đặc biệt là phối hợp các kĩ năng còn hạn chế. Để  tiết học đạt kết quả  cao, trường THCS Mạo Khê 2 dưới sự  chỉ  đạo  của đồng chí Hiệu trưởng chúng tôi thường xuyên được dự  giờ  thăm lớp theo  từng loại bài, từ đó thống nhất cách tổ chức hoạt động của HS khi lĩnh hội kiến  thức cũng như  vận dụng, rèn luyện khả  năng cho phù hợp với nội dung, thời   gian và điều kiện học tập đặc biệt là khả năng học tập của học sinh. II.2.2. Bài dạy minh họa *Các bước tiến hành thực nghiệm 5
  6. * Bước 1 Dự giờ:  Unit 5 ­  lesson : A5 + 6 (Grade…..) + Mục tiêu: Thực hành câu hỏi Yes/No questions thì hiện tại đơn ­ Giáo viên giới thiệu một số từ mới liên quan đến bài đọc và sử dụng thủ thuật  “ Rub out and Remember” để kiểm tra: Play volleyball, football, Sports. ­ Tiếp đến giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm hội thoại và gợi ý đưa ra câu   mẫ u Do/Does you/he play volleyball? - Giáo viên giải thích mẫu câu qua một vài câu hỏi   Do/Does là gì? ­> Trợ động từ you/he là gì? ­> chủ ngữ play? ­> động từ Học sinh sử dụng câu này để làm gì? Sau đó viết mẫu câu Do/does + S + V? Yes, S + do/does No, S + don’t/doesn’t ­ Sang phần thực hành giáo viên sử dụng biện pháp “Picture cues” Giáo viên dơ bức tranh lên làm mẫu và yêu cầu học sinh nhắc lại sau đến “half  – half” => closed pairs ­ Phần “Further practice” giáo viên sử dụng thủ thuật “Find someone who”. Giáo  viên làm mẫu. ­> Yêu cầu học sinh phỏng vấn + Hình thức tổ chức: Giáo viên giải thích câu mẫu đưa ra cấu trúc, giáo viên nêu  ví dụ  học sinh thực hành theo cặp, song phần “Further” học sinh thực hành tự  do. + Yêu cầu: học sinh thực hành thành thạo câu nghi vấn thì hiện tại đơn. + Nhận xét: Học sinh làm việc chưa có hiệu quả rất nhiều học sinh còn mơ hồ  với mẫu câu với những thuật ngữ như “ Trợ động từ” trong lời giải thích của  giáo viên.  ở  phần luyện tập “Picture cues” giáo viên không “run through the   pictures” và cũng không đánh dấu rõ ràng cho câu trả  lời “Yes” và “No” do đó  phần thực hành thực sự  không có hiệu quả, lớp học lộn xộn. Học sinh chưa   nắm chắc được kiến thức cơ  bản. Lời giải thích của giáo viên không rõ ràng,   6
  7. sử dụng ngôn từ khó hiểu khi giới thiệu mẫu câu, còn bỏ qua nhiều bước thiết   kế  của một bài giảng “P.P.P” Học sinh chưa khai thác hết khả  năng của mình   và phần phát triển kỹ năng còn bị hạn chế, không khí lớp học còn trầm, không   sôi nổi. * Dự giờ: Unit 6  lesson 6 C3+4 + Mục tiêu: Luyện tập câu hỏi Where is/are..” và câu trả lời với giới từ miêu tả  sau khi giới thiệu từ  mới: drug store, toy store, movie theater, police station,   bakery…giáo viên sử dụng thuật “Slap the board” để “check”. ­ Presentation text: giáo viên đọc bài và yêu cầu học sinh nhắc lại. ­ Giáo viên hỏi một số câu hỏi/ học sinh trả lời. Where is the bakery? Where is the restaurant? ­ Giáo viên gợi ý và đưa ra mẫu câu Where is the photocopy store?                         It’s              next to          the bakery                                             near ­ Sử dụng “picture cues” để thực hành ­ Giáo viên “Run through the pictures” làm  mẫu và yêu cầu học sinh thực hành  theo cặp. ­ Thủ thuật “Survey” áp dụng cho phần Production. ­ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm sau đó giáo viên hướng dẫn cách làm. * Yêu cầu : học sinh phải học tập sôi nổi chủ  động sử  dụng ngôn ngữ, thành  thạo mẫu câu cần thiết trong bài. * Nhận xét: Lớp học có cải thiện hơn không khí lớp học sôi nổi hơn, và thực  hành mẫu câu có tiến bộ và tự nhiên hơn. Giáo viên sử dụng thủ thuật hợp lý và   lời giải thích mẫu câu cũng đơn giản và dễ  hiểu. Tuy nhiên cũng cón một vài   chỗ  chưa hợp lý, mất nhiều thời gian vào phần đó, làm cho bài giảng bị  ngắt   quãng. Ở  phần “Survey” Giáo viên chia nhóm trước dẫn đến việc học sinh ồn  ào tập trung theo nhóm mà không chú ý hay không nghe rõ lời hướng dẫn của   giáo viên. 7
  8. * Bước 2: Nhận xét và rút kinh nghiệm. Qua 2 giờ dạy của đồng nghiệp theo đặc điểm bộ môn + Giờ  một: Do lời hướng dẫn, giải thích mẫu câu chưa rõ ràng còn sử  dụng   nhiều ngôn từ quá cụ thể của bộ môn khiến học sinh khó hiểu ảnh hưởng đến   kết quả của các phần thực hành trong bài. Chưa phân tích rõ kiến thức để cung  cấp từ vựng cho học sinh trong quá trình thực hành “ Cues”. Không khí lớp học  còn trầm + Giờ hai: áp dụng thủ thuật phù hợp để đưa ra mẫu câu, lời giải tích đơn giản  hơn, dễ  hiểu hơn, không khí lớp học cũng được cải thiện. Những cách thức   hướng dẫn và chia nhóm khi thực hành chưa phù hợp dẫn đến kết quả vẫn còn  bị hạn chế. * Bước 3: Nhận xét chung Giáo viên chưa biết cách lựa chọn ngôn từ, lời giải thích mẫu câu còn dài  dòng khó hiểu. Chưa phân tích kỹ “Cues” để cung cấp kiến thức cho học sinh. Thực hành, không lường trước được những khó khăn học sinh gặp phải. Chưa   khuấy động được phong trào học tập của học sinh, cách thức hướng dẫn và  chia nhóm chưa phù hợp dẫn đến kết quả chưa đạt được như mong muốn. Qua dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp và những kinh nghiệm có  được của bản thân, tôi nhận thấy rằng muốn tạo ra được một giời dạy ngữ  pháp dễ hiểu, có hiệu quả thì mỗi giáo viên và học sinh cần làm tốt những vấn   đề sau: * Đối với giáo viên: Nên khơi dậy không khí học tập ngay từ  đầu bằng những hình thức tổ  chức lớp học khác nhau, có thể là những trò chơi vừa là để kiểm tra kiến thức   cũ, vừa có thể giới thiệu nội dung chủ đề bài học. Nên giới thiệu mẫu câu theo   ngữ  cảnh, lựa chọn ngôn từ, sử  dung những từ ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi để  giải thích mẫu câu. Không nên giải thích quá sâu mẫu câu theo những ngôn từ  của bộ  môn . Chỉ  nên dừng lại  ở  việc học sinh biết cách sử  dụng câu đó, bắt   chước và áp dụng đúng tình huống. Giáo viên nên sử  dụng những câu hỏi lựa   chọn để giải thích, tránh sử dụng nhiều câu hỏi như: Để  làm gì? ………Cái gì?. Cần chú ý giúp học sinh hình thành thói quen luyện  tập nói theo cặp hoặc theo nhóm để các em có nhiều cơ hội sử dụng tiếng anh.   Nên luyện tập, sử dung ngữ pháp phối hợp với các kỹ  năng ngôn ngữ. Cần có  8
  9. cách thức hướng dẫn và chia nhóm sao cho phù hợp để lôi cuốn được sự chú ý   của học sinh. Trong quá trình thực hành, giáo viên cần phải phân tích kỹ  “Cues”   hoặc tranh ảnh và đưa ra câu ví dụ rõ ràng, dứt khoát. *Đối với học sinh:  Cần chủ  động tiếp thu kiến thức từ  những trò chơi hay gợi ý của giáo  viên. Nên chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài đặc biệt là khi giới thiệu mẫu câu   mới. Tham gia tích cực vào các hoạt động. Chủ  động sáng tạo sử  dụng ngôn   ngữ. Học tập tự nhiên, hoà mình vào tình huống. * Bài dạy minh hoạ:  Dạy: Unit 3 – Lessm 4 B3 + 4 (grade 6) * Mục tiêu của bài: Dạy cấu trúc “How many are there” và nói về  các đồ  vật  trong phòng. ­ Qua rút kinh nghiệm giời dạy của đồng nghiệp tôi đã tiến hành dạy một bài   ngữ pháp như sau: ­ Nhằm tạo không khí lớp học ngay từ đầu và cũng là để ôn lại kiến thức cũ để  bổ  trợ  cho bài học mới. Tôi đã dùng thủ  thuật “Noughts and crosses” . Trong   phần này, tôi lựa chọn những từ chỉ đồ  vật trong nhà và lớp học và cũng chính  những từ  này sẽ  phục vụ  cho bài học mới. Tôi lựa chọn xen kẽ  số  ít và số  nhiều nhằm phát huy sự tư duy của học sinh, buộc các em phải lựa chọn với “  There is” và “There are” Doors Book Desk Stools Lamp Armchairs Clock Tables Chair   Trước tiên tôi vừa kẻ bảng vừa hỏi học sinh 
  10. Mai và Tùng đang nói chuyện về ngôi nhà mới của một người bạn Tôi đã đọc bài “Text”, và yêu cầu học sinh nhắc lại. Tôi gợi ý để  đưa ra  mẫu câu: Mai sử  dụng câu hỏi nào để  biết về  số  lượng cửa chính. Từ  đó học   sinh đưa ra được mẫu câu:  How many doors are there? There is one ­  Tiến hành giải thích mẫu câu, tôi tuân thủ  4 bước: Check meaning ­ > check   form ­> cheek use ­> check pronunciation ­ Tôi yêu cầu học sinh dịch câu mẫu sang tiếng việt và sử dụng những câu hỏi   lựa chọn để  giải thích: Cụm từ  “ How many” dùng để  hỏi về  nơi chốn, thời  gian hay số lượng, sau “How many” từ “doors” là danh từ số ít hay số nhiều và   tiếp đến là cụm từ  are there?.  ở  câu trả  lời “ There is one” one là 1 vậy ta sử  dung “ There is” hay  “ There are” Bây giờ tôi muốn hỏi có bao nhiêu cái ghế tựa   thì tôi thay thế từ nào trong câu hỏi? Có 2 cách “ Câu trả lời sẽ là “there is” hay  “there are”. Ta dùng câu hỏi này để hỏi với số  lượng hay nơi chốn. Tiếp đến,  tôi yêu cầu học sinh nghe giáo viên đọc câu để nhận xét về ngữ điệu. Lời giải  thích rõ ràng, dễ hiểu đặc biệt là hệ thống câu hỏi lựa chọn đã rất có hiệu quả  giúp học sinh hiểu và biết cách áp dụng cấu trúc. Lường trước được những khó khăn của học sinh và giúp học sinh luyện  tập có hiệu quả,  ở  phần “Practice” tôi sử  dụng “ Picture cues” áp dụng 2 bức  tranh trong sách giáo khoa, 1 về phòng học, 1 về phòng khách trong nhà. Tôi vẽ to 2 bức tranh, trong 2 bức tranh có rất nhiều đồ đạc do vậy tôi đã đánh   số  những đồ đạc cần luyện tập nhằm tập trung sự chú ý của học sinh. Những  từ vựng luyện tập đã được nhắc lại ở phần “ Warm up” do đó các em dễ dàng   đọc được tên các đồ vật. ­ Khắc sâu thêm trí nhớ về các đồ vật và cũng để thuận lợi cho việc thực hành,   tôi đã “run throung the pictures”  qua các câu hỏi: what is this?  what are these?   sau rồi dạy học sinh đọc lại một lượt 7 từ  cần luyện tập, tiếp đó tôi làm mẫu  và yêu cầu học sinh  nhắc lại: Tôi hỏi tiếp học sinh đồi vật ở số 2, 3, học sinh   trả lời, rồi yêu cầu học sinh hỏi số 4, 5 – giáo viên trả lời, tiếp đến half – half ­>   open pairs­> closed pairs. Gọi 1 hoặc 2 cặp đứng lên thực hành cũng là phần làm   mẫu cho việc luyện tập closed pairs. 10
  11. * Hình thức: Giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh: Teacher runs through   the cues ­> T models ­> teacher ­> ss ­> studen’s – teacher ­> open pairs ­> closed  pairs ­ Từ việc phân bổ, giải thích tranh kỹ càng, giáo viên làm mẫu rõ ràng, hoc sinh  đã mạnh dạn, tự tin và sôi nổi trong quá trình thực hành. Nhằm  giúp học sinh khắc sâu kiến thức, thành thạo mẫu câu và phát triển kỹ  năng nghe nói một cách tự do, thoải mái, tôi đã áp dụng thủ thuật “ Survey”  ở  phần production Name in your family? in your house? in your classroom? people Chairs lamps tables desks windows ­ Giúp học sinh có thể  linh hoạt trong mọi tình huống, trong bảng này, tôi cho  thông tin hỏi về 3 tình huống: Gia đình, đồ  vật trong nhà và trong lớp học. Để  tập trung sự chú ý lắng nghe của học sinh, tôi đã giải thích hướng dẫn trước khi  chia nhóm. Tôi vừa kẻ bảng vừa hỏi một số câu hỏi như: How many big columns are   there? and the third?. Tôi chỉ  vào các từ  đồ  vật và hỏi “ Vietnamese” để  “run  throung the words”. Sau rồi gọi một học sinh đứng lên làm mẫu. Tôi hỏi những  học sinh dưới lớp: Cô vừa hỏi bạn ấy bao nhiêu câu hỏi? Đó là những câu hỏi   nào? Rồi tôi hướng dẫn học sinh đọc lại những câu hỏi đó nhằm giúp các em   khắc sâu những câu hỏi đó và đồng thời giúp các học sinh tiếp thu chậm biết   cách phỏng vấn. Để  học sinh xác định rõ là mình phải hỏi mấy người, tôi hỏi   học sinh: Chúng ta hãy nhìn vào cột tên, nó có mấy ô? * Hình thức: Chia lớp thành 4 hoặc 5 nhóm mỗi nhóm gồm 7 ­ 8 học sinh. Học  sinh sẽ phỏng vấn các bạn trong nhóm của mình sử dụng câu hỏi How many………are there? Hình thức hoạt động theo nhóm đã giúp học sinh có nhiều cơ hội sử dụng   Tiếng Anh trong lớp qua đó các em có thể  cảm thấy tự  tin và mạnh dan hơn  trong giao tiếp. II.3 Phương pháp nghiên cứu và kết quả sau thực nghiệm 11
  12. II. 3 . 1 Đặc điểm bộ môn và phương pháp nghiên cứu  Do việc học ngoại ngữ là sự bắt chước những gì người ta làm từ những từ đơn  giản, thông dụng đến những từ  khó ít gặp, ít dùng. Từ  câu nói đơn giảng đến  câu nói phức tạp, từ tình huống cụ thể thường gặp hàng ngày cách giao tiếp và  sử dụng từ sao cho đúng câu, đúng mục đích. Học ngoại ngữ là phải luyện 4 kỹ  năng ngay từ  những bài học đầu tiên, học ngoại ngữ   đòi hỏi rất cao. Đòi hỏi  người hoc phải thực sự  yêu thích bộ  môn, có ý thức rèn luyện phát triển ngôn  ngữ  trên mọi lĩnh vực. Học phải gắn liền với thực hành. Tự  nhiên, thoải mái,  thực hành nhiều lần thì mới đạt kết quả  như  mong muốn. Để  đạt được kết   quả  trên những yêu cầu mà đặc điểm bộ  môn đề  ra thì người giáo viên phải  thực sự là người tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ…. để học sinh có nhiều hình thức  hoạt động phong phú, có nhiều cơ hội phát triển những kỹ năng cần thiết. Nắm được những yêu cầu của bộ  môn, và để  tìm ra được biện pháp tối  ưu, tôi đã thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, nhất là các đồng chí cùng   khối tập trung vào các bài khó, cùng phán đoán những tình huống có thể xảy ra,  lường trước được những khó khăn của học sinh để chuẩn bị dự phòng phương  án giải quyết. Chịu khó dự giờ thăm lớp nhằm rút ra những ưu khuyết điểm để  cải tiến phương pháp, hình thức giới thiệu kiến thức mới. Nhận xét đánh giá  qua sự làm việc và chất lượng của học sinh II. 3.2 Kết quả sau thực nghiệm Do có sự thu hút lôi cuốn vào bài ngay từ đầu giờ, học sinh đã có hứng thú học  tập sôi nổi, sự xuyên suốt kiến thức, logic giữa các phần cùng với việc hướng  dẫn giải thích, làm  mẫu rõ ràng, cẩn thận, các thủ  thuật phối hợp bổ  trợ  cho   kiến thức mới, nên giờ  học ngữ  pháp thực sự  có hiệu quả. Học sinh hiểu bài,  áp dụng thành thạo mẫu câu trong mọi tình huống, mạnh dạn, tự  tin và chủ  động tham gia vào các hoạt động một cách sôi nổi. Từ nhận thức phải dạy thật tốt, luyện thật kỹ giúp học sinh có kiến thức  học tập. Kết quả môn Tiếng Anh năm học 2008 – 2009 do tôi dạy đạt được như  sau: Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém 6A2 65,8% 32,2% 2% 0 0 12
  13. 6A1 52,3% 31,6% 13,1% 3% 0 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ III.1. Kết luận Qua thực tế  áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong năm học vừa qua, tôi  nhận thấy để có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao cần chú ý   một số vấn đề sau: ­ Giáo viên phải nghiên cứu kỹ  nội dung kiến thức sách giáo khoa để  sao cho   trong mỗi bài không những đảm bảo yêu cầu chung của bài mà còn giúp học  sinh lĩnh hội đợc những kiến thức mới, kỹ năng một cách chọn lọc hợp lý phù  hợp với đối tợng học sinh. ­ Học sinh cần nắm chắc kiến thức và thường xuyên củng cố kiến thức đã có.  ­ Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân giáo viên và học sinh trong quá trình học tập,   giảng dạy còn cần có sự  động viên, khích lệ  đóng góp của tổ  chuyên môn về  thời gian và phương tiện dạy học để có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này   đạt kết quả cao.  Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi được tích luỹ và rút ra sau một quá  trình giảng dạy nhằm tháo gỡ những khó khăn trong giờ dạy ngữ pháp sao cho  đạt kết quả  cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đây tôi   rất mong nhận  được sự  đóng góp ý kiến của đồng nghiệp nhằm nâng cao  chuyên môn để có những bài giảng sinh động hơn, chất lượng cao hơn. III.2. Kiến nghị ­ Với nhà trường: Cần khuyến khích động viên mỗi giáo viên thực hiện  và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào chuyên môn trong nhà  trờng. ­ Với Phòng, Sở giáo dục: Đề nghị quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất,  trang thiết bị dạy học hiện đại cho các tr ờng học, tạo điều kiện thuận lợi hơn   cho giáo viên hòan thành tốt nhiệm vụ đợc giao./.   13
  14.      Mạo Khê, ngày 17 tháng 5 năm 2009 Người viết  DƯƠNG THỊ VIỆT BẮC 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2