intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài tập trọng âm trong đề thi vào lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài tập trọng âm trong đề thi vào lớp 10" nhằm giúp cho học sinh không những có được kiến thức cơ bản mà còn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học Tiếng Anh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài tập trọng âm trong đề thi vào lớp 10

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ************************************ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI TRỌNG ÂM TRONG ĐỀ THI VÀO LỚP 10 Môn : Tiếng Anh Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả : Trần Quốc Hùng Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC : 2022-2023
  2. A- ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trang 3 II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Trang 3 III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và áp dụng Trang 3 1. Đối tượng nghiên cứu Trang 3 2. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng Trang 3 IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 3 B- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Trang 5 II. Thực trạng vấn đề Trang 5 1. Về phía giáo viên Trang 5 2. Về phía học sinh Trang 5 III. Cơ sở thực tiễn Trang 5 1. Thuận lợi của đề tài Trang 6 2. Khó khăn của đề tài Trang 6 IV. Số liệu điều tra khi chưa thực hiện đề tài: Trang 6 V. Giải pháp thực hiện Trang 6- 12 VI. Kết quả nghiên cứu Trang 12 C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Trang 13 II. Khả năng áp dụng Trang 13 III. Bài học kinh nghiệm Trang 13 IV. Khuyến nghị Trang 14 Phụ lục 1 Số liệu điều tra khi chưa thực hiện đề tài Phụ lục 2 Đề minh họa phần ngữ âm và trọng âm ứng dụng đề tài Phụ lục 3 Kết quả nghiên cứu khi chưa thực hiện đề tài Phụ lục 4 Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài Phụ lục 5 Tài liệu tham khảo A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 2
  3. Làm tốt bài tập trọng âm là việc mà bất cứ học sinh nào đều mong muốn vì đây là dạng bài tập khó và xuất hiện ở bài thi nên thường làm học sinh lúng túng ảnh hưởng không tốt đến các phần bài tập sau. Vì vậy, để rèn luyện bài tập trọng âm có hiệu quả, học sinh cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về cách tìm trọng âm tiếng Anh. Các quy tắc phát âm Tiếng Anh thật không đơn giản vì tiếng Anh cũng không phải là một trong những ngôn ngữ mà người ta có thể dựa vào các âm tiết trong từ để quyết định đánh trọng âm. Do đó, việc đúc kết và đưa ra được những quy tắc phát âm súc tích và dễ hiểu là rất hữu ích đối với học sinh. Vậy để giải quyết vấn đề đó tôi xin nêu lên một số nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh có thể làm tốt phần bài tập trọng âm trong các bài kiểm tra và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Vì vậy trong phạm vi của đề tài tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm của mình về “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm bài tập trọng âm trong đề thi vào lớp 10” để đạt được mục đích cuối cùng là giúp cho học sinh không những có được kiến thức cơ bản mà còn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học Tiếng Anh. II. Mục đích của đề tài - Giúp học sinh làm tốt phần bài tập trọng âm trong các bài kiểm tra và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. - Giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác trong học tập, có thói quen độc lập suy nghĩ, tự tin trong học tập, hứng thú và say mê môn tiếng Anh hơn. - Giúp bản thân và chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học . III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và áp dụng 1. Đối tượng : Học sinh lớp 9A 2. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng Các tiết học và tiết ôn tập tại lớp 9A. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ năm học: 2022 - 2023 IV. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tôi đã dùng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp giảng dạy tiếng Anh. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp nêu gương. + Phương pháp thực hành, vận dụng. + Phương pháp kiểm tra, đối chiếu, dự giờ. 2 Người thực hiện: Trần Quốc Hùng
  4. + Phương pháp nghiên cứu từ thực tế giảng dạy, học tập của từng đối tượng học sinh. B. Quá trình thực hiện đề tài I. Cơ sở lí luận: 4
  5. Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng Kế hoạch tham gia thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 như sau: “ Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn thành phố, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, phấn đấu đến năm 2015 giáo viên ngoại ngữ đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ. Đến năm 2020 đa số học sinh có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của học sinh thủ đô. Giáo viên ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết theo chuẩn chung Châu Âu. Hiện nay việc dạy và học trong nhà trường có thuận lợi, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị hiện đại và đầy đủ hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp phù hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. II. Thực trạng vấn đề: 1. Về phía giáo viên: Trong những năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh, giáo viên chỉ chú trọng đến việc đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hoàn thiện các bước dạy theo hướng đổi mới chứ chưa thật sự chú trọng hướng dẫn cách học và thực hành cho đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi;chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh . 2. Về phía học sinh : Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, nhẫn nại, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp học hiệu quả. Thế nhưng, một số học sinh hầu như chỉ tập trung vào học các môn khác, ít chú ý đến việc trao dồi môn Tiếng Anh hoặc có tâm lý ngại khó, dựa vào các môn khác để kéo môn Tiếng Anh lên, chỉ xem đây là môn điều kiện dẫn đến động cơ và thái độ học tập không nghiêm túc. III. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi: Là trường trung tâm huyện nên ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn rất hiện đại như: Màn hình thông minh; máy chiếu vật thể; 2 Người thực hiện: Trần Quốc Hùng
  6. máy trợ giảng… Đây là những thiết bị không những đáp ứng tốt việc dạy và học tiếng Anh mà còn có thể áp dụng cho những môn học khác . 2. Khó khăn: Nhận thức được vấn đề, tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích và tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh yếu như sau: - Hiện nay đa số học sinh học môn Tiếng Anh đều rất yếu, do mất căn kiến thức từ trước, các em yếu về các kỹ năng, ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản còn quá ít không đáp ứng được yêu cầu của môn học. - Các em chưa biết cách học như thế nào để đạt hiệu quả cao, chưa có ý thức tự giác trong học tập, một số học sinh chưa tập trung nghe giảng bài, ở nhà không học bài cũ và chưa chuẩn bị bài mới khi đến lớp. Chúng ta đều biết rằng,đối tượng học sinh yếu kém vẫn luôn tồn tại trong quá trình giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. IV. Số liệu điều tra khi chưa thực hiện đề tài( Phụ lục 1) V. Các biện pháp thực hiện. Để giúp học sinh làm bài tốt, tôi luôn cho các em bài tập kiểm tra dạng trắc nghiệm trong các tiết học về trọng âm và luôn yêu cầu học sinh đọc từng từ và giải thích cho câu trả lời lựa chọn của mình, sau đó sửa và luyện chung bằng cách cho cả lớp luyện đọc lại với các từ sai. Ngoài phần A closer look 1 luyện phát âm, phần “Post” của các tiết học kĩ năng tôi luôn cho bài tập về trọng âm để các em có nhiều cơ hội luyên tập và thực hành. Bên cạnh đó tôi cũng tìm tòi và dạy cho các em các quy tắc về đánh trọng âm từ những quy tắc rất cơ bản mà rất hữu ích với các em mà hầu như các em không hề biết gì về những quy tắc này cho đến những quy tắc phức tạp giúp các em có thể hoàn thành các bài tập trong chương trình sách giáo khoa hay các đề thi. Xin giới thiệu những quy tắc tìm trọng âm thông qua phát âm tiếng Anh sau: A. Ngữ âm (Phonetics): I. Có 44 âm trong Tiếng Anh: - 20 nguyên âm: 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi - 24 phụ âm: gồm 2 bán nguyên âm (/j, w/) 1. Nguyên âm a. Nguyên âm đơn (Monophthongs) /i, ɪ, e, ᴂ, ɜ, ə, ʌ, u, ʊ, ɔ, o, ɑ/ /i:/ me, tea, he… => long sound /ɪ/ sit, thick… /ɜ:/ girl, church, bird.. => long sound /ə/ a, an… /u:/ who, shoe, move.. => long sound /e/ head, bed, get… 6
  7. /ɔ:/ more, for, door… => long sound /ᴂ/ man, hand, fan… /ɑ:/ car, far, bar… => long sound /ʌ/ but, cut, shut… /ʊ/ look, took, good… /o/ not, hot, got… b. Nguyên âm đôi (Diphthongs): aɪ, oɪ, eɪ, əʊ, ɑʊ, ɪə, eə, ʊə /aɪ/ like, shy, fine, goodbye… /oɪ/ boy, toy, coin, choice… /eɪ/ day, pay, play, say… /əʊ/ show, no, go, flow… /ɑʊ/ how, town, about, now… /ɪə/ beer, cheer, tear, dear… /eə/ bare, care, share, fair… /ʊə/ sure, tour, poor… 2. Phụ âm(Consonant sounds): /p, b, f, v, t, d, s, z, θ, δ, ʃ, ʒ, tʃ, dʒ, k, g, h, l, r, m, n, ŋ, j, w/ /p/ pen, picture, pretty… /b/ big, build, book… /f/ fire, flame, four… /v/ very, visit, view… /t/ take, talk, talent… /d/ do, dog, duty… /s/ sad, sing, speak… /z/ zoo, buzz, size… /θ/ think, thirty, through… /δ/ this, that, they…… /ʃ/ shop, shout, shoe… /ʒ/ pleasure, usual, measure… /tʃ/ choose, chest, chocolate… /dʒ/ jacket, journey, judge… /k/ cake, camera, class… /g/ game, goal, ghost… /h/ have, help, hot… /l/ like, love, learn… /r/ read, red, row… /m/ mother, month, monkey… /n/ night, not, know… /ŋ/ song, sing, ring… /j/ you, year, yesterday… /w/ we, wait, walk… B. Trọng âm (Word stress) Phương pháp đánh dấu trọng âm cơ bản 1. Từ có hai âm tiết a. Động từ và tính từ: - Nếu âm tiết thứ hai là một âm tiết mạnh (có một nguyên âm dài, nguyên âm đôi, âm tiết hoặc một nguyên âm và một hay nhiều phụ âm) thì trọng âm thường ở âm tiết thứ hai: Verbs: be’lieve, a’rrive, a’ttract Adjectives: u’nique, di’vine, in’tact - Nếu âm tiết thứ hai là một âm tiết yếu (có chứa những âm) thì trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ nhất: Verbs: ’enter, ’envy, ’follow. Adjectives: ’handsome, ’lazy, ’hollow b. Danh từ: 2 Người thực hiện: Trần Quốc Hùng
  8. + Nếu âm tiết thứ hai có chứa một nguyên âm ngắn thì trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ nhất: ’money, ’product, ’pretty - Nếu âm tiết thứ hai là một nguyên âm dài hay một nguyên âm đôi thì trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ hai: ma’chine, ba”lloon, es’tate * Trọng âm không rơi vào [ə], [i] 2. Từ có ba âm tiết + Từ ba âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất: ’cinema, ’calendar + Nếu âm tiết thứ nhất là tiền tố, trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ hai; + Nếu âm tiết thứ nhất và thứ hai là tiền tố, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba: Eg: ab’normal, a’ttentive, co’nnective, em’power, disa’pprove, 3. Từ có bốn hoặc trên bốn âm tiết + Từ có bốn hoặc trên bốn âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất (nếu không có những hậu tố đặc biệt được nêu ở các quy tắc IV, V, VI: Eg: ’ne/ces/sa/ry, ’dif/fi/cul/ty, ’li/te/ra/ture + Khi một từ được tạo lập bằng cách thêm một hay nhiều tiền tố hoặc hậu tố (ngoại trừ những hậu tố được nêu ở các quy tắc IV, V, VI) vào từ gốc thì trọng âm của từ ấy cũng là trọng âm của từ gốc: Eg: ’question - un’questionable; re’spect - disre’spectful; ’nation - inter’national; ’lucky - un’luckily; *Note: Khi phát âm có thể dùng cách sau: Sau khi tách âm đọc thì ta đọc từng âm, nếu khóe miệng kéo lên hoặc hơi đây ra mạnh hơn thì đó là trọng âm. Ngoài ra còn có thể dựa vào nhận biết các dấu hiệu sau: 1. Những từ có các hậu tố sau đây thường có trọng âm ở âm tiết thứ ba kể từ cuối: - ous: ad’venturous; au’tonomous; u’nanimous Exceptions: e’normous; tre’mendous; mo’mentous - tude: ’latitude; - ate: ’allocate; - ize/ise: ’modernize; - fy: dis’qualify; 2. Những từ có các hậu tố sau đây có trọng âm ở âm tiết đứng ngay trước hậu tố ấy: - ety/ - ity: va’riety; ca’pacity; - ia: ’Asia; - ial: co’mmercial; - iar: fa’miliar - ian: elec’trician; - iance: lu’xuriance; - ience (cy): de’ficiency 8
  9. - ical: e’lectrical; - icant: sig’nificant; - ior: in’ferior - ient: o’bedient; - ion: cri’terion; Exceptions: ’television - ium: har’monium. - ular/ - ual/ - al (adj.): par’ticular; Exceptions: ’medical; ’federal; ’personal; ’comical; ’chemical; ’literal; - ic/ - ics: me’chanic; e’lectric; a’tomic; eco’nomic; mathe’matics. Exceptions: a’rithmetic ; ’Arabic, ’politics- ious/ - eous/ :am’bitious; - cracy: de’mocracy; - logy: ge’ology; - logist: bi’ologist; - graphy: ge’ography; - metry: ge’ometry; - nomy: as’tronomy; - sophy: phi’losophy 3. Những từ có các hậu tố sau đây có trọng âm ở ngay hậu tố: - ade: persuade; - ee: a’gree; Exceptions: co’mmittee - ese : Chi’nese ; - eer: ca’reer; engi’neer; - oo: kanga’roo; - oon: after’noon; car’toon; - ette: suffra’gette; servi’ette; Exceptions: eti’quette - esque : humou’resque ; pictu’resque VI. Đề minh họa phần ngữ âm và trọng âm ứng dụng đề tài (Phụ lục 2) C. Kết quả nghiên cứu Sau khi áp dụng các phương pháp trên tôi tiến hành kiểm tra lại chất lượng học sinh. Kết quả chất lượng thể hiện qua bảng điểm lớp 9A kỳ I năm học 2022- 2023 như sau: 1. Kết quả khi chưa thực hiện đề tài(Phụ lục 3). 2. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài(Phụ lục 4). Như vậy từ đầu năm học cho đến hết kỳ I, sự hướng dẫn cẩn thận về phương pháp học cho các đối tượng học sinh, tôi nhận thấy, chất lượng các bài của các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đó là những dấu hiệu rất đáng mừng qua một thời gian rèn luyện, động viên khuyến khích các em đạt được kết quả tốt hơn, không còn cảm giác sợ dạng bài này trong các bài kiểm tra. Hy vọng rằng với sự nổ lực rèn luyện trong thời gian tới các em sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong kỳ thi tuyển sinh vào 10. 2 Người thực hiện: Trần Quốc Hùng
  10. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến kinh nghiệm Việc học tập bộ môn Tiếng Anh để rèn luyện kỹ năng là công việc lâu dài đối với học sinh . Do vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút các em hứng thú hăng say học tập. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học ở trên lớp và tự học ở nhà có hiệu quả là điều quan trọng nhất. Đây chính là nền tảng để xây dựng tác phong làm việc của thế hệ người Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thời kỳ hội nhập hiện nay. II.Khả năng áp dụng: Thực hiện cho tất cả các đối tượng học sinh ở các khối lớp trong nhà trường. III. Bài học kinh nghiệm Khi nghiên cứu, tìm hiểu rồi tiến hành thực nghiệm tôi rút ra một số kinh nghiệm sau. 1. Về phía giáo viên : - Cần hiểu rõ chức năng và nhiệm của phân môn để có hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp. - Giáo viên tự trau chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức ngôn ngữ phong phú,ngôn ngữ chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng. - Xác định mục tiêu rõ ràng của tiết dạy để chuẩn bị bài cho chu đáo và đồ dùng phục vụ cho bài giảng. - Biết lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2.Về phía học sinh: Học ngoại ngữ phải tích lũy dần, không thể học trong thời gian ngắn mà khá lên được. Chính vì vậy, học sinh cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của môn tiếng Anh. Từ đó hình thành động cơ, hứng thú học tập. học sinh cần phải: Trong lớp chú ý nghe giảng, khắc sâu kiến thức; về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủ bài tập được giao, học ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới; biết liên hệ thực tế với những bài đã học; tự tạo thành nhóm để thực hành bài giảng ở trường, đặc biệt là phần speaking, để tạo thói quen trong phản xạ. từ đơn giản để tăng cường kỹ năng phát âm. 3.Về phía phụ huynh: Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm vững tình hình học tập của con em mình; tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, sách học, sách tham khảo để giúp các em học tốt hơn. 10
  11. 4. Về phía nhà trường: Cần tăng cường dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi bài. Thảo luận cụ thể, chi tiết mục tiêu cụ thể, tiến trình và nội dung bài dạy, tính hiệu quả của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, việc sử dụng đồ dùng dạy học, và hiệu quả bài dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng phục vụ bộ môn... IV.Khuyến nghị 1. Đối với trường: - Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện các chuyên đề, ngoại khóa, sân chơi trí tuệ, câu lạc bộ tiếng Anh để góp phần thúc đẩy phong trào học tiếng Anh trong nhà trường. 2.Đối với Phòng giáo dục và đào tạo - Tổ chức cho giáo viên trong huyện đi dự giờ thăm lớp của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm để chúng tôi được giao lưu học hỏi nhiều hơn. - Tổ chức cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh, ít nhất mỗi năm một lần cho học sinh.Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cấp huyện, các buổi hội thảo nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh; - Động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức triển khai áp dụng những kinh nghiệm hay trong giảng dạy. Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi trong quá trình vận dụng biện pháp rèn kỹ năng làm bài ngữ âm,trọng âm ôn thi vào lớp 10, tôi luôn mong muốn mang đến cho học sinh của mình những giờ học thực sự hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi điều kiện cho các em học thật tốt từ đó nâng cao chất lượng học tập và kết quả bộ môn ngày càng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 2 Người thực hiện: Trần Quốc Hùng
  12. PHU LỤC 1 Số liệu điều tra khi chưa thực hiện đề tài. ST STT Họ và tên Điểm Họ và tên Điểm T 1 Bùi Đặng Châu Anh 5 24 Nguyễn Công Huy 5 2 Ngô Đạt Anh 6 25 Trần Anh Huy 7 3 Nguyễn Đăng Việt Anh 8 26 Bùi Đức Khiêm 9 4 Nguyễn Thị Minh Anh 6 27 Đỗ Tường Linh 8 5 Nguyễn Tuấn Anh 6 28 Nguyễn Thị Khánh Linh 8 6 Trần Tú Anh 7 29 Nguyễn Phương Ly 6 7 Cấn Gia Bảo 7 30 Nguyễn Bá Duy Minh 6 8 Đinh Ngọc Bích 8 31 Nguyễn Bá Trọng Minh 8 9 Nguyễn Hoàng Bảo Châu 10 32 Nguyễn Thảo Minh 4 10 Tạ Thị Yến Chi 5 33 Nguyễn Thế Hải Nam 6 11 Bùi Tâm Chính 6 34 Phạm Quỳnh Nga 9 12 Bùi Trọng Mạnh Cường 6 35 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 4 13 Đoàn Ngọc Diệp 7 36 Nguyễn Đức Nhân 8 14 Nguyễn Ngọc Doanh 8 37 Nguyễn Minh Phương 8 15 Đinh Công Dũng 7 38 Phan Duy Quân 6 16 Phạm Minh Dũng 6 39 Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 7 17 Đặng Thái Dương 7 40 Uông Văn Quốc Thái 7 18 Hoàng Hải Đăng 6 41 Nguyễn Minh Thanh 9 19 Bùi Đức Hiển 8 42 Nguyễn Diệu Thuỳ 4 20 Nguyễn Hữu Hiếu 8 43 Nguyễn Xuân Thương 8 21 Nguyễn Phương Hoa 4 44 Nguyễn Thị Minh Trang 8 22 Nguyễn Xuân Hùng 9 45 Đặng Minh Tuấn 5 23 Bùi Tiến Quang Huy 8 PHU LỤC 2
  13. PRACTICE TEST 01 Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions. 3. A. gather B. prevent C. control D. provide 4. A. household B. purpose C. fashion D. advance Key: 3. A. /ˈɡæðər/ B. /prɪˈvent/ C. /kənˈtrəʊl/ D./prəʊˈvaɪd/ 4. A./ˈhaʊshəʊld/ B. /ˈpɜːpəs/ C./ˈfæʃən/ D. /ədˈvɑːns/ PRACTICE TEST 02 Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions. 3. A. improve B. exploreC. patient D. invent 4. A. recognition B. affordableC. community D. congratulate Key: 3.A. /ɪmˈpruːv/ B. /ɪkˈsplɔːr/ C. /ˈpeɪʃənt/ D. /ɪnˈvent/ 4.A./ˌrekəɡˈnɪʃən/ B./əˈfɔːdəbl/ C. /kəˈmjuːnəti/ D. /kənˈɡrætʃʊleɪt/ PRACTICE TEST 03 Mark the letter A, B,C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions. 3. A. sewage B. simple C. hobby D. describe 4. A. dancer B. cycling C. balloon D. traffic Key: 3.A./ˈsuːɪdʒ/ B./ˈsɪmpl/ C. /ˈhɒbi/ D./dɪˈskraɪb/ 4.A./dɑːnsə/ B./ˈsaɪkl/ C./bəˈluːn/ D./ˈtræfɪk/ PRACTICE TEST 04 Mark the letter A, B,C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions. 3. A. promote B. attract C. trophy D. compete 4. A. develope B. introduce C. discover D. prepare Key: 3.A. /prəˈməʊt/ B./əˈtrækt/ C./ˈtrəʊfi/ D./kəmˈpiːt/ 4.A./dɪˈveləp/ B./ˌɪntrəˈdjuːs/ C./dɪˈskʌvər/ D./prɪˈpeər/
  14. PHỤ LỤC 3 Số liệu điều tra khi chưa thực hiện đề tài Điể STT Họ và tên Điểm STT Họ và tên m 1 Bùi Đặng Châu Anh 0.5 24 Nguyễn Công Huy 0.5 2 Ngô Đạt Anh 0.5 25 Trần Anh Huy 0.5 3 Nguyễn Đăng Việt Anh 0.5 26 Bùi Đức Khiêm 0.25 4 Nguyễn Thị Minh Anh 0.25 27 Đỗ Tường Linh 0.5 5 Nguyễn Tuấn Anh 0.5 28 Nguyễn Thị Khánh Linh 0.5 6 Trần Tú Anh 0.5 29 Nguyễn Phương Ly 0.25 7 Cấn Gia Bảo 0.25 30 Nguyễn Bá Duy Minh 0.25 8 Đinh Ngọc Bích 0.5 31 Nguyễn Bá Trọng Minh 0.5 9 Nguyễn Hoàng Bảo Châu 0.5 32 Nguyễn Thảo Minh 0.25 10 Tạ Thị Yến Chi 0.25 33 Nguyễn Thế Hải Nam 0.25 11 Bùi Tâm Chính 0.25 34 Phạm Quỳnh Nga 0.5 12 Bùi Trọng Mạnh Cường 0.25 35 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 0.25 13 Đoàn Ngọc Diệp 0.5 36 Nguyễn Đức Nhân 0.5 14 Nguyễn Ngọc Doanh 0.5 37 Nguyễn Minh Phương 0.5 15 Đinh Công Dũng 0.5 38 Phan Duy Quân 0.5 16 Phạm Minh Dũng 0.5 39 Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 0.25 17 Đặng Thái Dương 0.5 40 Uông Văn Quốc Thái 0.5 18 Hoàng Hải Đăng 0.5 41 Nguyễn Minh Thanh 0.5 19 Bùi Đức Hiển 0.5 42 Nguyễn Diệu Thuỳ 0.5 20 Nguyễn Hữu Hiếu 0.5 43 Nguyễn Xuân Thương 0.5 21 Nguyễn Phương Hoa 0.25 44 Nguyễn Thị Minh Trang 0.5 22 Nguyễn Xuân Hùng 0.5 45 Đặng Minh Tuấn 0.5 23 Bùi Tiến Quang Huy 0.5 0.5 0.25 điể điểm 0 điểm Lớp SS m SL % SL % SL % 9A 45 20 44.4 19 42.4 6 11.1 PHỤ LỤC 4 Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài. STT Họ và tên Điểm STT Họ và tên Điể
  15. m 1 Bùi Đặng Châu Anh 0.5 24 Nguyễn Công Huy 0.5 2 Ngô Đạt Anh 0.5 25 Trần Anh Huy 0.5 3 Nguyễn Đăng Việt Anh 0.5 26 Bùi Đức Khiêm 0.25 4 Nguyễn Thị Minh Anh 0.5 27 Đỗ Tường Linh 0.5 5 Nguyễn Tuấn Anh 0.5 28 Nguyễn Thị Khánh Linh 0.5 6 Trần Tú Anh 0.5 29 Nguyễn Phương Ly 0.25 7 Cấn Gia Bảo 0.5 30 Nguyễn Bá Duy Minh 0.5 8 Đinh Ngọc Bích 0.5 31 Nguyễn Bá Trọng Minh 0. 9 Nguyễn Hoàng Bảo Châu 0.5 32 Nguyễn Thảo Minh 0.5 10 Tạ Thị Yến Chi 0.25 33 Nguyễn Thế Hải Nam 0.5 11 Bùi Tâm Chính 0.25 34 Phạm Quỳnh Nga 0.5 12 Bùi Trọng Mạnh Cường 0.5 35 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 0.25 13 Đoàn Ngọc Diệp 0.5 36 Nguyễn Đức Nhân 0.5 14 Nguyễn Ngọc Doanh 0.5 37 Nguyễn Minh Phương 0.5 15 Đinh Công Dũng 0.5 38 Phan Duy Quân 0.5 16 Phạm Minh Dũng 0.5 39 Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 0.25 17 Đặng Thái Dương 0.5 40 Uông Văn Quốc Thái 0.5 18 Hoàng Hải Đăng 0.5 41 Nguyễn Minh Thanh 0.5 19 Bùi Đức Hiển 0.5 42 Nguyễn Diệu Thuỳ 0.5 20 Nguyễn Hữu Hiếu 0.5 43 Nguyễn Xuân Thương 0.5 21 Nguyễn Phương Hoa 0.5 44 Nguyễn Thị Minh Trang 0.5 22 Nguyễn Xuân Hùng 0.5 45 Đặng Minh Tuấn 0.5 23 Bùi Tiến Quang Huy 0.5 0.5 0.25 0 điểm Lớp SS điểm điểm SL % SL % SL % 9A 45 30 66.6 12 26.6 3 6.6 PHỤ LỤC 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  16. I. Công văn và quyết định Kế hoạch thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 của Sở GD và ĐT Hà Nội. II. Sách, tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 9 – Bộ Giáo dục - Đào tạo 2. Vở bài tập Tiếng Anh 9 – Nguyễn Văn Lợi (Chủ biên)- Nguyễn Hạnh Dung - 3. Ôn tập thi vào lớp 10 Tác giả: Nguyễn Thị Chi(Chủ biên)- Nguyễn Hữu Cương III. Trang Web tham khảo 1- hellochao.vn 2- lopngoaingu.com 3- tienganh.com.vn 4- tienganh123.com/tieng-anh-pho-thong-lop-7 5. violet.vn 6- giaovien.net 7- dayvahoc.intel 8- tailieu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0