Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên nắm bắt các nguyên nhân bỏ học của học sinh, từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh về tầm quan trọng trong việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn MỤC LỤC MỤC LỤC......................................................................................................1 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU...............................................................................2 I. Đặt vấn đề.............................................................................................2 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu. .........................................................4 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................4 I. Cơ sở lí luận của vấn đề.........................................................................4 II. Thực trạng vấn đề.................................................................................5 1. Đặc điểm tình hình địa phương. ........................................................5 2. Đặc điểm trường THCS Lê Quý Đôn. .................................................6 3. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học. . .6 4. Những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học............................................................................................8 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...............................10 1. Giải pháp 1. Triển khai các văn bản, tổ chức tuyên truyền về công tác duy trì sĩ số đến tất cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. ......11 2. Giải pháp 2: Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch công tác duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học...........................11 3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng học tập đại trà, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh giảm dần tỉ lệ kiểm tra lại, ở lại lớp.................12 4. Giải pháp 4: Tăng cường công tác xây dựng môi trường học tập thân thiện, xanh, sạch, đẹp.........................................................................13 5. Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp..............18 6. Giải pháp 6: Các ban ngành đoàn thể trong trường như Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP thực hiện tính xung kích trong các hoạt động của trường nhất là việc vận động học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp.........19 7. Giải pháp 7: Quan tâm, giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn..........................................................22 8. Giải pháp 8: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình học sinh và chính quyền địa phương trong công tác duy trì sĩ số...........................23 9. Giải pháp 9: Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng........................24 IV. Tính mới của giải pháp:..................................................................... 24 V. Hiệu quả SKKN: ..................................................................................25 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................26 I. Kết luận: ..............................................................................................26 II. Kiến nghị: ..........................................................................................28 Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 1
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. Công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm và xem là quốc sách hàng đầu. Một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững. Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giáo dục sẽ làm giảm khả năng tồn tại thất nghiệp và tăng thu nhập của người dân. Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực, động lực và nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học diễn ra phổ biến trong cả nước, việc học sinh bỏ học chủ yếu tập trung ở vùng cao, biên giới và hải đảo. Đặc biệt tình trạng học sinh bỏ học cũng diễn ra ngày càng nhiều tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo tổng kết hàng năm về công tác duy trì sĩ số của phòng Giáo dục và Đạo tạo thì tình trạng học sinh bỏ học đang ở mức đáng báo động. Tỉ lệ học sinh bỏ học còn rất cao làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 2
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Theo báo cáo tổng kết về công tác DTSS của UBND huyện Năm học 20172018 Trong bảng có thể thấy, số lượng học sinh bỏ học của trường THCS Lê Qúy Đôn nơi tôi đang công tác rất cao. Bản thân là một phó hiệu trưởng nhà trường tôi rất trăn trở phải làm thế nào để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường. Nguyên nhân nào làm cho tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn ở mức cao như vậy? Tại sao chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học nhưng tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn ở mức cao? Những biện pháp đó thực sự đã hiệu quả chưa? Có biện pháp nào hiệu quả hơn không?Xuất phát từ nhiều lý do như trên bản thân đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Qúy Đôn” để nghiên cứu và áp dụng vào công tác duy trì sĩ số tại nhà trường nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Phạm vi nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Lê Quý Đôn và địa bàn xã Đray Sáp. Thời gian nghiên cứu và khảo sát: Năm học 2017 2018, 2018 2019. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 3
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu. Nắm bắt các nguyên nhân bỏ học của học sinh, từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh về tầm quan trọng trong việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường và công tác phổ cập giáo dục THCS. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Bỏ học của học sinh THCS là trường hợp học sinh bỏ học trước khi hoàn thành bậc THCS trong nhà trường. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng bỏ học của học sinh là sự tác động của các lực lượng giáo dục, để hạn chế, phòng ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã đề ra. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Bậc THCS là một cấp học đang được thiết kế thực hiện theo hướng đổi mới toàn diện và phổ cập giáo dục nhằm giải quyết tốt sự hòa nhập của người học vào môi trường, cải thiện môi trường một cách có hiệu quả. Việc nâng cấp và xây dựng cấp học THCS mới là một bước đi quan trọng tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống với các cấp học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 4
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Mục tiêu của giáo dục THCS là cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỉ luật, hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển Kinh tế Xã hội, tiến bộ Khoa học Công nghệ, củng cố Quốc phòng An ninh. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng mạnh. Từ những nguyên nhân trên đã tác động không nhỏ đến cha mẹ học sinh và học sinh. Một số cha mẹ học sinh, học sinh không xác định được động cơ học tập, các em không hứng thú khi đến trường, đến lớp.Từ đó các em chán học rồi bỏ học, trong khi đó cha mẹ các em luôn bận bịu với cuộc sống mưu sinh hàng ngày, không quan tâm đến việc học tập của các con em mình, không quản lí được các em. Từ cơ sở trên, việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu học sinh bỏ học là vấn đề vô cùng thiết thực và cấp bách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra. II. Thực trạng vấn đề. 1. Đặc điểm tình hình địa phương. Xã Draysap là một xã tách ra từ xã Eana, là một xã nghèo của huyện Krông Ana và cách trung tâm huyện gần 25 km. Toàn xã có 8 thôn buôn, trong đó có 4 buôn đặc biệt khó khăn, với gần 50% là người dân tộc thiểu số. Điều Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 5
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn kiện kinh tế khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhận thức của người dân về việc học tập chưa cao nên việc phối hợp giáo dục giưa nhà tr ̃ ường va gia đinh g ̀ ̀ ặp nhiều khó khăn. Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao đến giáo dục xã nhà. Hệ thống giáo dục của xã gồm có 6 trường: 2 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 1 trường THCS. Cơ sở vật chất của nhà trường có đủ phòng học để thực hiện dạy đủ các môn học. 2. Đặc điểm trường THCS Lê Quý Đôn. 2.1. Học sinh: Năm học Tổng số lớp Tổng số học sinh HSDT 2017 2018 19 523 231 2018 2019 19 553 253 2.2.Giáo viên: Năm học Tổng số CBQL Giáo viên Nhân viên CBGV 2017 – 2018 49 3 40 6 20182019 49 3 40 6 3. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học. 3.1. Thuận lợi. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, nhà trường có 12 phòng học kiên cố 2 tầng, bàn ghế đủ cho học 2 ca/ngày. Trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa được trang bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho dạy học theo phương pháp mới. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 6
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Đội ngũ giáo viên đầy đủ ở các bộ môn, có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và trình độ tay nghề khá vững vàng, tích cực tham gia các phong trào hội giảng, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học tập trong đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin. 3.2. Khó khăn. Điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã còn khó khăn. Một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, tỷ lệ học ̉ ọc hàng năm còn cao. Trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân sinh bo h về việc học tập chưa cao nên việc phối hợp giáo dục giưa nhà tr ̃ ường va gia ̀ ̀ ặp nhiều khó khăn. đinh g Điều kiện sống, sinh hoạt và học tập của nhiều em còn gặp khó khăn, gia đình các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, việc đến trường của các em cũng hay bị gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thêm vào đó điều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con em theo học, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản bỏ học giữa chừng, còn một nguyên nhân khá phổ biến đó là tình trạng học sinh “nghiện” chơi Game, chơi bida… dẫn đến trốn học rồi bỏ học Cơ sở vật chất còn thiếu, thiếu một số phòng chức năng gây khó khăn trong các hoạt động giáo dục và việc bố trí phòng để dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém. Bên cạnh đó đồ dùng, thiết bị phục vụ cho dạy học chưa đảm bảo nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Toàn trường có gần 50% học sinh là người dân tộc thiểu số nên đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt tập thể, trình Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 7
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn độ học sinh chưa đồng đều, năng lực tiếp thu kiến thức của nhiều học sinh còn nhiều hạn chế. … Nhiều học sinh ở các nơi xa trường như: Buôn Kuôp, Đồng Tâm, Buôn Tour A, Buôn Tour B, giao thông đi lại khó khăn, nhiều em là con của các gia đình thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong những năm học trước Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh nhưng tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn cao. STT Năm học Số HS bỏ học 1 2015 2016 21 2 2016 2017 22 4. Những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học. 4.1. Những yếu tố từ xã hội. Địa phương xã Đray Sap là xã đặc biệt khó khăn, có điạ bàn rộng, tình hình kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Hộ gia đình được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo còn cao ảnh hưởng tới tình hình học tập của con em trong xã. Tình hình an ninh trật tự của địa bàn xã tương đối phức tạp do có một số thanh niên lêu lổng, quậy phá …do đó ảnh hưởng không ít đến đạo đức của thanh thiếu niên trong xã cũng như tình hình giáo dục của địa phương xã. 4.2. Những yếu tố từ nhà trường. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 8
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn: Trường chỉ đủ số phòng học cho các lớp chính khóa, thiếu phòng học phụ đạo cho học sinh yếu kém. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm chưa cao. Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổ chức hội Cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt còn hạn chế. Việc thực hiện phân loại học sinh trong lớp để lên kế hoạch bồi dư ỡng, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém trong nhà trường hiện nay chưa thật tích cực.Trong khi, công việc này lại đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên trì và tâm huyết của những người có liên quan đặc biêt là giáo viên chủ nhiệm. 4.3. Những yếu tố từ gia đình và học sinh. Học sinh có lực học yếu, không nắm được kiến thức căn bản, dẫn đến tình trạng lười học, chán học và lâu dần trở thành bỏ học. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần lành lặn để đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường hay mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh, tự tách biệt khỏi tập thể, các em luôn cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và chán nản dẫn đến bỏ học. Phần đa học sinh người dân tộc, bố mẹ các em biết ít chữ, ít quan tâm đến việc học của con nên khi đi học về không có ai kèm, nhắc nhở dẫn đến tình trạng các em thường không học bài cũ ở nhà nên học lực ngày càng yếu dẫn đến chán nản và muốn bỏ học Một số học sinh bố mẹ ít dành thời gian cho con cái, lo kiếm sống không quản lý giờ giấc của con em mình. Gia đình một số học sinh nghèo đi Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 9
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn làm thuê ở xa, để con em ở nhà với anh chị, ông, bà, hoặc người thân. Những học sinh này thường nói dối cha mẹ, thầy cô, thường xuyên nghỉ học không lí do, cúp tiết đi chơi lâu ngày dẫn đến chán học và bỏ học. Một số học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như thiếu thốn tình cảm của bố hoặc mẹ, học sinh mồ côi , học sinh có bố mẹ ly hôn, đi làm ăn xa…. Những học sinh này thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, đánh nhau, hoặc tự ti, mặc cảm xa lánh bạn bè nên dẫn đến tình trạng bỏ học . Do kinh tế gia đình khó khăn đã khiến nhiều học sinh phải theo cha mẹ đi làm nương rẫy, hoặc bỏ học để phụ giúp công việc gia đình. Một số em do nhà xa trường trên 10 km như học sinh ở Buôn Kuốp, Buôn Tuor B, thôn Đồng Tâm. Đoạn đường tới trường gồ gề, bụi vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa. Các em muốn đi học phải thức dậy chuẩn bị từ 4h sáng. Chính vì vậy tạo nên cảm giác chán nản muốn bỏ học. Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với nhà trường chưa thực sự chặt chẽ, nhiều cha mẹ học sinh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Đứng trước thực trạng và tìm hiểu được các nguyên nhân trên, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Năm học 2017 2018, tôi mạnh dạn tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng đưa các giải pháp áp dụng tại trường THCS Lê Quý Đôn bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Để làm hạn chế việc học sinh bỏ học thì chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp dưới đây. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 10
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn 1. Giải pháp 1. Triển khai các văn bản, tổ chức tuyên truyền về công tác duy trì sĩ số đến tất cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Nhà trường thường xuyên quán triệt và triển khai đến cán bộ, giáo viên của nhà trường các văn bản liên qua đến công tác duy trì sĩ số của các cấp. Đây là những định hướng, trách nhiệm của giáo viên phải thực hiện song song với công tác giáo dục. Nhà trường phải khẳng định về tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số là trách nhiệm của cả nhà trường và giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong công tác duy trì sĩ số và tạo điều kiện để giáo viên trao đổi cũng như học tập những kinh nghiệm hay, thiết thực trong công tác duy trì sĩ số, đảm bảo học sinh đi học chuyên cần qua các buổi họp, hội nghị của nhà trường. Nhà trường thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, phổ cập giáo dục. Nêu rõ quan điểm chỉ đạo của nhà trường về công tác duy trì sĩ số. Nhà trường thường xuyên thông tin học tập của học sinh đến phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm, Khi nhận được sự phản hồi, góp ý, hỗ trợ cũng như biết được những tâm tư tình cảm, nguyện vong của phụ huynh, học sinh thông qua các cuộc họp Cha mẹ học sinh. Để có biện pháp xử lí thấu đáo. Thông qua buổi chào cờ đầu tuần nhà trường tổ chức nói chuyện, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 2. Giải pháp 2: Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch công tác duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học. Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số để thực hiện cho cả một năm học triển khai đến các đoàn thể, chuyên môn, giáo viên góp ý Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 11
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn để thực hiện. Trong kế hoạch nhà trường cần nêu rõ những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về công tác duy trì sĩ số. Thành lập ban duy trì sĩ số, phân công rõ trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác vận động học sinh duy trì sĩ số đến từng lớp, từng thôn buôn, từng học sinh. (Có QĐ và phân công nhiệm vụ theo từng thôn, buôn). Ban duy trì sĩ số có trách nhiệm thường xuyên tiếp nhận những trường hợp có nguy cơ bỏ học từ giáo viên chủ nhiệm, phân công thành viên phụ trách giúp đỡ các em, tìm hiểu nguyên nhân, những yếu tố tác động, động viên các em trong học tập trong suốt một năm học, khi học sinh có dấu hiệu nghỉ học thì ban duy trì sĩ số phối hợp các ban ngành vận động, động viên các em trở lại trường. Ban giám hiệu trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc ban duy trì sĩ số hoàn thành nhiệm vụ đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí cho các bộ phận, các thành viên trong ban duy trì sĩ số làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp. (Có mẫu bảng theo dõi sĩ số hàng ngày kèm theo trong phần phụ lục) Sau mỗi năm học Ban giám hiệu tổ chức họp đánh giá hoạt động của ban duy trì sĩ số, khen thưởng những thành viên tích cực trong hoạt động duy trì sĩ số. 3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng học tập đại trà, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh giảm dần tỉ lệ kiểm tra lại, ở lại lớp. Tổ chức dạy bổ sung kiến thức, phụ đạo học sinh yếu kém để học sinh tự tin khi đến trường. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 12
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém Động viên giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ chức dạy tăng tiết cho học sinh vào cuối mỗi kỳ học nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho các em trước khi kiểm tra học kỳ. Tăng cường thao giảng dự giờ, đánh giá tiết dạy. Thực hiện các tiết dạy tốt, học tốt chào mừng các ngày lễ lớn nhằm gây hứng thú giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh nhằm hạn chế bỏ học của học sinh. 4. Giải pháp 4: Tăng cường công tác xây dựng môi trường học tập thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Nâng cao chất lượng các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa: thành lập câu lạc bộ Dân vũ, tổ chức các hội thi thể dục thể thao, văn nghệ và các trò chơi dân gian ...nhằm tạo sự thu hút, tập trung của các em khi đến trường, giúp các em hăng hái hơn trong sinh hoạt và học tập, để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 13
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Học sinh tập thể dục kết hợp với bài võ Vovinam vào giờ ra chơi thứ 3,4,5 Học sinh tập dân vũ rửa tay vào giờ ra chơi thứ 2 và thứ 6 Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 14
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn INCLUDEPICTURE "https://scontent.fdad3 2.fna.fbcdn.net/v/t1.0 9/22089777_287087041807402_716 0351903405539017_n.jpg? oh=7140976604e4e482089c02e6d22 2edeb&oe=5A724950" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://scontent.fdad3 2.fna.fbcdn.net/v/t1.0 9/22089777_287087041807402_716 0351903405539017_n.jpg? oh=7140976604e4e482089c02e6d22 2edeb&oe=5A724950" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://scontent.fdad3 2.fna.fbcdn.net/v/t1.0 9/22089777_287087041807402_716 0351903405539017_n.jpg? oh=7140976604e4e482089c02e6d22 2edeb&oe=5A724950" \* MERGEFORMATINET Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 15
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Thi xếp mâm quả Các tiết mục văn nghệ trong Hội thi văn nghệ chào mừng 20/11 Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trong Nhà trường, phối hợp xây dựng kế hoạch xây dựng mô hình “lớp học thân thiện”, thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng các vật liệu tái chế, giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Xây dựng lớp học không chỉ là nơi để học tập mà còn là 1 môi trường thân thiện, xanh, sạch, đẹp, nơi vui chơi lành mạnh của các em học sinh. Đồng thời giúp các em học sinh có nguy cơ bỏ học đóng góp công sức của mình vào hoạt động này, thể hiện bản thân. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 16
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Phong trào xây dựng Lớp học thân thiện Chỉ đạo Đội lên kế hoạch và thực hiện xây dựng các công trình măng non của Liên đội, Chi đội. Các công trình thực hiện thực tế ngay tại trường là những bồn hoa, cây cảnh, giúp xây dựng trường xanh, sạch đẹp. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 17
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Công trình măng non của các lớp giúp xây dựng quang cảnh nhà trường xanh, sạch hơn. 5. Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học thì GVCN đóng vai trò hết sức quan trọng, vì vậy GVCN cần tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, có phương pháp động viên và tạo sự quan tâm thích hợp để học sinh không có ý định bỏ học. Thông qua các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục, tuyên truyền cho các em về ý nghĩa của việc học đối với tương lai, cuộc sống sau này của mỗi học sinh. Đồng thời đổi mới cách tổ chức các hoạt động để thu hút các em học sinh yếu, kém, chán học tham gia để các em có sự hứng thú khi đi học. Khi học sinh nghỉ học GVCN cùng ban cán sự lớp đến nhà học sinh tìm hiểu, động viên và vận động học sinh đi học trở lại. GVCN thường xuyên báo cáo tình hình học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học theo thôn, buôn về các tổ trưởng tổ duy trì sĩ số để ban duy trì sĩ số có biện pháp vận động thích hợp. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 18
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn GVCN, GVBM theo dõi học sinh cần theo dõi sát sao tình hình, diễn biến tâm lý, các biểu hiện khác thường của học sinh để can thiệp như: hay nghỉ học, buồn chán, mệt mỏi cáu gắt, không học bài, làm bài tập về nhà, hay la cà quán cà phê, quán Internet... GVBM không ngừng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh làm cho giờ học trở lên vui hơn, hứng thú và cuốn hút học sinh hơn. Biết quan tâm, khích lệ và động viên kịp thời đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh éo le,..Thường xuyên động viên, khích lệ các em học sinh dân tộc, tránh căng thẳng, khô cứng vì các em bị mất kiến thức căn bản không theo kịp bạn bè thường nản chí trong học tập sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học. Nêu những tấm gương học tập tiêu biểu của học sinh dân tộc qua các năm học để các em học hỏi, noi theo. GVCN thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình học sinh cho PHHS biết và có sự phối hợp giáo dục hiệu quả. 6. Giải pháp 6: Các ban ngành đoàn thể trong trường như Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP thực hiện tính xung kích trong các hoạt động của trường nhất là việc vận động học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp. 6.1. Đối với Ban duy trì sĩ số. Tổ trưởng Ban duy trì sĩ số phân công luân phiên giáo viên là thành viên trong tổ mình phụ trách phối hợp với GVCN vận động, động viên học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học quay trở lại lớp học. Báo cáo thường xuyên kết quả vận động về nhà trường. Tổ trưởng lập danh sách học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học theo địa bàn phụ trách và báo cáo kết quả vận động của các thành viên tổ mình phụ trách về đ/c lãnh đạo phụ trách tổ mình vào ngày 25 hàng tháng. Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 19
- Tên đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn Giáo viên là thành viên được phân công vận động, đông viên học sinh có nguy cơ bỏ học nào phải có trách nhiệm theo dõi sát sao tình hình, diễn biến tâm lý, các biểu hiện khác thường của học sinh đó suốt năm học để có các biện pháp vận động kịp thời, tránh để học sinh bỏ học. Báo cáo thường xuyên kết quả vận động về tổ trưởng. 6.2. Đối với Đoàn, Đội, Ban nền nếp. Phối kết hợp với GVCN cùng tham gia vận động học sinh bỏ học quay lại học tập. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, VHVNTDTT tạo sân chơi bổ ích lôi cuốn học sinh tham gia. Xây dựng nhà trường có một môi trường lành mạnh, thân thiện, an toàn. Tránh để cho học sinh bị lôi kéo tham gia vào các tệ nạn, thói hư tật xấu ngoài xã hội. INCLUDEPICTURE "https://scontent.fdad3 2.fna.fbcdn.net/v/t1.0 9/22196244_287088741807232_48665 79479084256976_n.jpg? oh=12e1a43cb83d6b969344381f71061 1c4&oe=5A3EC9ED" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://scontent.fdad3 2.fna.fbcdn.net/v/t1.0 9/22196244_287088741807232_48665 79479084256976_n.jpg? oh=12e1a43cb83d6b969344381f71061 Người thực hiện :Vũ Thu Hương – Phó hiệu trưởng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 328 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 38 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn