Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Mỹ thuật khối 6,7 ở trường THCS
lượt xem 8
download
Điểm mới của đề tài này là giải quyết một số vấn đề cơ bản để việc giảng dạy mỹ thuật khối 6,7 trong trường THCS hiện nay có hiệu quả hơn, tác động tích cực đến nhận thức của học sinh về việc sáng tạo và cảm nhận cái đẹp và đặc biệt là xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Mỹ thuật khối 6,7 ở trường THCS
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, mỹ thuật là môn học nhằm giáo dục cái đẹp, cung cấp cho học sinh những kiến thức thẩm mỹ, biết nhìn ra cái đẹp, rung động trước cái đẹp, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho các em, hướng cho các em tới vẻ đẹp “ chân, thiện, mỹ”. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao. Chính vì vậy mà vấn đề giáo dục thẩm mỹ ngày càng được xã hội coi trọng và ngành giáo dục đã đưa giáo dục thẩm mỹ vào mục tiêu quan trọng của ngành. Khoảng 10 năm trở lại đây, môn mỹ thuật đã được đưa vào trở thành 1 môn học chính khoá trong nhà trường phổ thông. Đối với cấp học trung học cơ sở, môn mỹ thuật được đại đa số học sinh ưa thích. Tuy nhiên, không phải em nào cũng có năng khiếu, biết vẽ và vẽ đẹp, có em rất thích thể hiện trí tưởng tượng của mình nhưng vẽ không đẹp. Vì thế nên đặt ra yêu cầu cho các thầy cô giáo dạy mỹ thuật phải có phương pháp phù hợp nhằm giúp các em nắm bắt kiến thức tốt hơn, để những em có năng khiếu có thể phát huy được và những em yêu thích môn mỹ thuật sẽ học tốt hơn, những em chưa yêu thích sẽ yêu thích môn học này. Mỹ thuật có 4 phân môn cơ bản: vẽ tranh, vẽ theo mẫu, thường thức mỹ thuật và vẽ trang trí. Đối với học sinh trung học cơ sở, lứa tuổi từ 12 đến 13, hay cụ thể hơn là khối lớp 6,7 là lứa tuổi ham thích hoạt động nói chung và hoạt động sáng tạo nói riêng, các phân môn vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật sẽ giúp các em nhìn nhận về cái đẹp tốt hơn, tăng cường khả năng cảm thụ thẩm mỹ. Các em đang ở ngưỡng của sự hình thành phát triển nhân cách và cuộc sống. Những kiến thức cơ bản ban đầu ở nhà trường sẽ giúp các em cách nhìn nhận về cái đẹp trong cuộc sống, từ đó sáng tạo nên cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình bằng chính khả năng và sự cảm nhận riêng của các em. 1
- Chính vì tầm quan trọng của môn mỹ thuật trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường THCS cũng như trong đời sống xã hội nên bản thân tôi quyết định chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn mỹ thuật khối 6,7 ở trường THCS" làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Nội dung sáng kiến đã được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, trăn trở về vấn đề này và đã làm sáng kiến cách đây mấy năm, song tôi vẫn luôn trăn trở với nó và muốn giới thiệu đến mọi người một số giải pháp mới hơn, cụ thể hơn cho khối lớp 6,7 áp dụng phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây của toàn ngành giáo dục phù hợp với điều kiện giảng dạy của giáo viên và điều kiện học tập của học sinh. 1.2. Điểm mới của đề tài : Điểm mới của đề tài này là giải quyết một số vấn đề cơ bản để việc giảng dạy mỹ thuật khối 6,7 trong trường THCS hiện nay có hiệu quả hơn, tác động tích cực đến nhận thức của học sinh về việc sáng tạo và cảm nhận cái đẹp và đặc biệt là xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài Dùng cho khối lớp 6,7 của môn mỹ thuật ở trường THCS mà tôi đang giảng dạy. 2
- 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. Về phía nhà trường. Mỹ thuật là một môn học độc lập trong chương trình THCS, dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng cơ sở vật chất cho việc dạy và học mĩ thuật ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà trường chưa có phòng dạy mĩ thuật riêng. Tranh ảnh tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy học mĩ thuật, chỉ có tranh đồ dùng dạy học của khối 6 nhưng chưa đầy đủ, khối 7 chưa có, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy. Mặt khác, có một số trường còn xem mỹ thuật là môn phụ, ít quan tâm đến kiểm tra đánh giá chất lượng, xem dạy học mỹ thuật là bề nổi, có tính chất phong trào. Không ít giáo viên dạy mỹ thuật theo kiểu chuyên nghiệp, dạy kĩ thuật vẽ là chủ yếu, chưa chú ý đến mục tiêu là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, đồng thời chưa phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ tìm tòi của HS. Về phía học sinh Đối với HS trường tôi, các em đã được học mỹ thuật từ tiểu học đến nay. Tuy nhiên, HS ít được quan sát, tham quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng. Vì thế hiểu biết về mĩ thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Bên cạnh đó, học sinh chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò, vị trí của môn mỹ thuật. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội, nhà trường. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào bỏ qua sao lãng môn mĩ thuật. Hơn nữa, do thiếu phương tiện học tập, phương pháp thực hành thiếu linh hoạt, nên bài vẽ của các em thường khô khan, thiếu phóng khoáng, đôi khi gò bó, công thức. 3
- Kết quả thực trạng trên: Trong những năm học trước, qua khảo sát chất lượng phân môn mỹ thuật, tôi nhận thấy kết quả chưa được cao, cụ thể: Khố Năm học Số Đạt Chưa đạt SL % SL % i lượn g 6 2018 2019 107 100 93,5 7 6,5 7 2018 2019 119 113 95 6 5 Từ thực trạng trên, để việc học mĩ thuật, đặc biệt là phân môn trang trí đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả của môn mỹ thuật ở bậc THCS, cụ thể là những giải pháp giảng dạy mỹ thuật áp dụng cho từ lớp 6 và lớp 7. Tôi nhận thấy đa phần các em đều rất thích hoạt động tạo hình, việc vẽ, xem các tác phẩm mĩ thuật dần dần đã hình thành ở các em. Các em hứng thú học vẽ hơn, bài vẽ của các em đẹp hơn, có tiến bộ rõ rệt về cách dùng màu. Qua đó đã chứng minh khả năng thẩm mĩ của các em. 2.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.2.1. Giải pháp 1: Giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt trước khi vào tiết học. Đối với học sinh: giáo viên phải đưa ra yêu cầu: đó là phải học bài cũ và chuẩn bị bài mới, dụng cụ học tập, sách vở đầy đủ trước khi đến lớp, đó là tất cả đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá giỏi, phải đọc thêm kiến thức tài liệu bên ngoài. Đối với bài vẽ tranh, học sinh nên tìm trước nội dung đề tài, tư liệu để lên lớp xác định nhanh hơn đề tài để vẽ. 4
- Đối với bài vẽ theo mẫu, phải chuẩn bị mẫu vẽ đầy đủ, xem tham khảo 1 số bài vẽ của hoạ sỹ và các bạn để rút ra được kinh nghiệm cho mình. Đối với bài vẽ trang trí, phải tìm hiểu kỹ hơn kiến thức về màu sắc để phục vụ tốt hơn cho bài vẽ trang trí. Đối với phân môn thường thức mỹ thuật, học sinh phải đọc trước bài và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học, đặc biệt là các họa sỹ và bức tranh trong bài. Còn với giáo viên, việc chuẩn bị cho tiết học chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết và tìm hiểu những kiến thức nâng cao để tiết dạy phong phú hơn về nội dung. Đặc biệt, đối với những tiết vẽ tranh, vẽ trang trí hay vẽ theo mẫu, giáo viên cần chuẩn bị nhiều bài vẽ mẫu, tranh ảnh minh hoạ phong phú về thể loại, các bước vẽ chu đáo để học sinh tham khảo, từ đó tăng thêm trí tưởng cho học sinh. 2.2.2. Giải pháp 2: Biết được tầm quan trọng của màu sắc và hướng dẫn học sinh cách vận dụng những kiến thức đã học về màu sắc vào mỗi bài vẽ. Trong quá trình dạy học mỹ thuật, đối với các em học sinh, màu sắc và cách sử dụng màu sắc rất quan trọng. Đa số học sinh ở vùng miền chúng ta ít tiếp xúc với tranh vẽ, ít có điều kiện để xem các tác phẩm mỹ thuật, không có điều kiện để mua đầy đủ các loại chất liệu để học nên ý niệm, kiến thức của các em về màu sắc vẫn còn yếu. Mặc dù ở lớp 6, chương trình đã đề ra 2 bài học về màu sắc và màu sắc trong trang trí, nhưng học sinh vẫn chưa thể nắm bắt cặn kẻ về màu sắc để ứng dụng tốt cho tất cả các bài vẽ của mình. Vì vậy mà giáo viên cần phải thường xuyên hướng dẫn giới thiệu kỹ cách sử dụng màu sắc và cách pha màu. Khi giảng dạy, giáo viên nên đưa ra các bức tranh phù hợp, đẹp, có chất liệu tương tự để minh hoạ rõ nội dung 5
- và màu sắc cho học sinh. Khi chuẩn bị tranh làm dụng cụ trực quan, phải chuẩn bị nhiều phương án sử dụng màu sắc khác nhau để giúp học sinh so sánh tìm ra gam màu phù hợp nhất. Hướng dẫn các em các khái niệm màu, màu tương phản, màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, những gam màu nào nên đi kèm với nhau như thế nào cho đẹp. Tìm màu sắc thể hiện phù hợp với từng nội dung đề tài, từng bài trang trí... Ánh sáng chiếu dọi làm cho mọi vật có màu sắc. Ngược lại, trong bóng tối thì mọi vật đều không có màu. Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi và trở nên có ý nghĩa hơn. Màu sắc quanh ta rất phong phú và đa dạng. Quan sát thiên nhiên,ta thấy màu sắc thay đổi và biến ảo khôn cùng của biển trời, mây nước, núi non....,sắc thái muôn màu muôn vẻ của cỏ cây, hoa, lá, chim, thú..., và mọi vật đều được điểm tụ những màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn. Đối với học sinh khối 6 Các em bắt đầu tìm hiểu về sự đa dạng của màu sắc trong cuộc sống, hiểu về cácc màu cơ bản hay gặp, đồng thời biết được vai trò của màu sắc trong trang trí. Giáo viên giới thiệu cơ bản về cách dùng màu và cách đặt các màu cạnh nhau trong một bài vẽ trang trí. Từ đó giúp học sinh ban đầu có được những ý thức cảm thụ về màu sắc. Sau khi học sinh có được những cảm thụ ban đầu về màu sắc, chúng ta cần hướng các em ý thức hơn đến các khái niệm về màu, cách pha màu đơn giản và cách sử dụng màu trong bài vẽ trang trí. Yêu cầu các em biết liên hệ trực tiếp với những màu sắc trong thiên nhiên nhằm hình thành và phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của mình. Nhằm giúp đối tượng này có những cảm thụ tốt về màu sắc trong trang 6
- trí, giáo viên cần có những phương pháp sáng tạo, tích cực và linh động đối với lứa tuổi các em; ví dụ: dùng giấy búng màu chồng lên nhau hay dùng lọ thuỷ tinh đựng nước màu pha trực tiếp cho các em quan sát, nhận biết về màu nhị hợp (Đỏ + Vàng = Cam; Đỏ + Lam = Tím; Vàng + Lam = Lục). Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng tư liệu, bài vẽ, tranh ảnh hợp lý, đúng đối tượng và hướng dẫn học sinh vẽ màu theo đúng yêu cầu từng bài trang trí. Đối với học sinh khối 7: Chương trình khối 7 giúp học sinh biết được sự phong phú khi sử dụng màu sắc trong một bài trang trí, từ dđó cần sử dung màu sắc phự hợp với nội dung từng bài như màu sắc trang trí báo tường, màu sắc trang trí bìa lịch, màu sắc trong kẻ chữ trang trí hay trong trang trớ lọ hoa... Ở học sinh lớp 7, chúng ta cần giúp các em căn bản lại những màu gốc (màu cơ bản), màu nhị hợp hay cỏc màu bổ túc đó học ở lớp 6. Qua đó hướng dẫn các em hiểu rõ sự phong phú, hài hoà của màu sắc khi sử dụng vào bài vẽ. đồng thời giúp các em hiểu rõ sự hài hoà của màu sắc trong trang trí nói chung và trong trang trí ứng dụng núi riêng. Đối với đối tượng học sinh này, chúng ta cần đi sâu vào các bài trang trí ứng dụng, qua các bài trang trí ứng dụng trong chương trình, các em sẽ hiểu rõ hơn về cách trang trí ứng dụng phải như thế nào, màu sắc trong các bài trang trí ứng dụng phải phù hợp với thời gian., không gian và thớch hợp với đối tượng cần trang trí. Ví dụ như trong trang trí đĩa tròn, màu sắc trong trang trí đĩa đựng thức ăn cần nhẹ nhàng, hài hoà. Còn màu sắc trong trang trí đĩa treo tường cần sử dụng màu phong phú phóng khoáng hơn. Hay màu sắc khi “kẻ chữ trang trí” cần rõ ràng, sử dụng một đến hai màu chứ không nhất thiết phải sử dụng nhiều 7
- màu, tránh loè loẹt trong bài kẻ chữ dẫn đến chưa phù hợp với yêu cầu bài trang trí. Để các em khối lớp này cảm thụ được màu sắc theo nội dung cần đạt, giáo viên phải lồng ghép các kiến thức màu sắc có ở lớp 6 vào chương trình bài giảng. Đồng thời, sưu tầm và giới thiệu cho các em các bài vẽ tranh, vẽ trang trí ứng dụng, những đồ vật trang trí ứng dụng thực tế đẹp mắt. Qua đó, các em biết phân tích quan hệ các màu sắc đặt cạnh nhau, quan hệ giữa các mảng chính, mảng phụ của bài vẽ... nhằm tạo tiền đề về khả năng hoà sắc, khả năng sử dụng gam màu chủ đạo trong một bài vẽ sau này. 2.2.3. Giải pháp 3: Giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi trong quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ, khi dạy bài vẽ tranh đề tài “mẹ của em” giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi thi đọc thơ hoặc hát các bài hát về mẹ. Hay trong bài học “ vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa Xuân” giáo viên có thể cho học sinh thi hát những bài hát về ngày Tết và mùa Xuân. Như thế, học sinh sẽ hứng thú hơn với bài học. Thông qua các trò chơi giáo viên hướng cho các em về chủ đề sẽ vẽ (lúc đầu giờ) trò chơi kết thúc trong giờ học tạo cho các em một không khí vui tươi ham học khi xem kết quả học tập của mình và của bạn, qua việc chọn tranh và giới thiệu (thuyết trình) thì trong các em đã từng bước một hình thành khả năng cảm thụ thẩm mĩ. 2.2.4.Giải pháp 4: Có sự gợi mở sinh động lôi cuốn khi hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng. Trong 1 tiết học mỹ thuật, cái khó nhất đối với học sinh đó là việc tìm ra ý tưởng để làm bài và cách thực hiện ý tưởng đó vào bài vẽ. Vậy nên, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và khai thác đề tài bằng sự gợi mở sinh động, lôi cuốn để các em tự tìm ra đề tài vẽ bằng chính sự tưởng tượng 8
- và nhận thức của mình. Ví dụ khi vẽ tranh về đề tài thể thao, lúc này học sinh chưa có ý niệm sẽ vẽ như thế nào. Lúc đó, giáo viên cần phải gợi mở cho các em đề tài. Giáo viên sẽ hỏi học sinh em biết những môn thể thao nào? Em yêu thích môn thể thao nào? môn thể thao đó tổ chức ra sao? Từ những câu hỏi đó sẽ hình thành trong các em hình ảnh về các môn thể thao, học sinh sẽ định hình được cho mình môn thể thao để đưa vào bài vẽ, đó chính là môn mà em ưa thích. Giáo viên sẽ gợi ý tiếp cách chon hình ảnh phù hợp và phác hình mảng chính phụ, chọn hình ảnh chính ở trọng tâm, hình ảnh phụ bổ sung cho hình ảnh chính. Và lúc này học sinh sẽ định hình cho mình bài vẽ như thế nào. Khi vẽ tranh, mỗi học sinh có mỗi cách cảm nhận, mỗi năng khiếu khác nhau, có em vẽ tốt, có em vẽ chưa tốt, vì thế giáo viên không hướng dẫn chung chung mà phải hướng dẫn cụ thể đến từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên gợi mở ít nhưng góp ý những ưu điểm, nhược điểm để các em rút kinh nghiệm cho bài vẽ. Đối với học sinh yếu kém, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể hơn, kiên nhẫn đến khi nào các em tìm ra đề tài để vẽ mới thôi 2.2.5. Cần có sự khích lệ động viên học sinh kịp thời Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải khích lệ động viên học sinh, nếu các em chưa tìm ra đề tài thể hiện hoặc có sai sót thì không được chê bai học sinh. Giáo viên phải đưa ra những câu hỏi mang tính khích lệ động viên nhằm gây sự hứng thú cho các em, câu hỏi không mang tính chất khẳng định mà mang tính chất phủ định. Ví dụ: Em thấy chỗ này trong tranh cần vẽ thêm gì nữa không..? hoặc “ giá như ở đây có..... thì tranh của em sẽ đẹp hơn. em thử xem nào...” Như vậy những hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra phải “mềm” và luôn ở dạng nghi vấn, thí dụ “ vẽ thế này cũng được nhưng có lẽ chưa đẹp lắm” “ em còn có thể vẽ khác được không?”. 9
- Với học sinh kém tôi gợi mở cụ thể cho từng em, nếu chưa đúng thì chữa ngay. Ví dụ “ có lẽ chỗ này màu chưa đẹp.. em nên sửa như thế này.... như thế này...” Với học sinh trung bình cần gợi mở cụ thể những chỗ chưa hợp lý và yêu cầu quan sát suy nghĩ và tự điều chỉnh . Ví dụ “ theo thầy, cách sắp xếp hình mảng của bài này chưa cân đối, em điều chỉnh lại được không? Với học sinh khá câu gợi ý nhằm vào chỗ có vấn đề hay chưa hợp lý sau đó để học sinh tự tìm. Ví dụ: “ em xem chỗ này, màu này như thế nào? em làm sao cho bài được đẹp hơn nữa. Với học sinh giỏi: Có thể yêu cầu các em tự tìm ra những chố khiếm khuyết, chỗ chưa đẹp về bố cục, màu, đường nét.. ở bài vẽ của mình. Ví dụ: “ em thử tìm xem ở bài vẽ của mình chỗ nào chưa hợp lý còn sửa được nữa không? “ hay em có thể vẽ khác đi được nữa không?.. 2.2.6. Giải pháp 6: Cần hướng dẫn cho học sinh cách làm bài từng phân môn cụ thể. Ở tất cả các khối lớp, học sinh đã làm quen được với 4 phân môn của mỹ thuật và làm quen được với nhiều dạng bài. Giáo viên cần phải định hình được cho học sinh cách làm bài cho từng phân môn cụ thể. Ví dụ, vẽ tranh đề tài thì phải tiến hành những bước chung gì, vẽ trang trí thì cách vẽ như thế nào, vẽ theo mẫu thì vẽ các bước vẽ ra sao. Hướng dẫn cho các em cách vẽ và chỉ ra ở những tranh minh hoạ về: cách vẽ khác nhau ở cùng một đề tài, cách sắp xếp ở mảng chính, mảng phụ dựa vào tranh giáo viên vẽ phác lên bảng để học sinh nhận ra các mảng chính, mảng phụ, theo từng bước một thật tỉ mỉ cho đến lúc hoàn thành. Để học sinh lam bài, giáo viên làm việc với các em giúp các em tìm ra cách thể hiện, bố cục giữa các mảng, tìm hình vẽ và tìm vẽ màu, dùng phương pháp gợi mở nhiều cộng với sử dụng đồ dùng trực quan nhận thấy các em làm bài đạt kết quả cao hơn. 10
- Tất cả các phân môn đều có những cách làm chung, từ những cái chung đó, học sinh sẽ áp dụng vào các đề tài hay các bài vẽ cụ thể, học sinh sẽ chủ động vẽ được bài vẽ khi không có sự hướng dẫn của thầy cô giáo. 2.2.7.Giải pháp 7: Tận dụng các loại đồ dùng trực quan Mỹ thuật là một môn học rất đa dạng, phong phú về đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng, đồ dùng trực quan rất quan trọng. Đồ dùng trực quan được chia làm 2 loại: Vật thật: Mỗi bài học đều có thể dễ dàng sưu tầm mẫu vật thật sẵn có như; lọ hoa, khăn, dĩa, bìa lịch, báo tường, mặt nạ, bìa sách, quả táo, phích…, là loại đồ dùng rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bởi vậy, giáo viên cần cố gắng động viên học sinh sưu tầm và quan sát mẫu thật để các em khắc sâu kiến thức và hứng thú với tiết học, làm tiết dạy sinh động, đem lại hiệu quả cao trong tiếp thu kiến thức của học sinh. Vật tượng hình: là các bức vẽ, hình minh họa, tranh ảnh, phim, video...nhằm làm các em khắc sâu thêm kiến thức, nắm rõ quy trình thực hiện, tạo hứng thú và sinh động cho tiết học. Ngoài ra, lời giảng diễn cảm về hình ảnh cũng có tính trực quan, bởi nó dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước người nghe. Ví dụ: Khi dạy bài “tạo dáng và trang trí lọ hoa” của mỹ thuật 7, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị mỗi tổ khoảng 3 lọ hoa khác nhau để cho cả lớp cùng quan sát. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị thêm 1 số hình ảnh, bài trang trí của học sinh năm trước. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng đồ dùng trực quan sẽ giúp giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức đa dạng và bài dạy phong phú hơn. Học sinh sẽ có cái nhìn đa dạng về các loại, các kiểu dáng của lọ hoa để từ đó ứng dụng vào bài vẽ và có sự sáng tạo cho bài vẽ của mình. 2.2.8. Giải pháp 8: Có sự lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp. 11
- Đồ dùng dạy học là phương tiện hết sức quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Bởi vậy người dạy và người học cần có sự chuẩn bị, sưu tầm trước cho tiết học và phù hợp với nội dung của bài, tránh trùng lặp. Đặc biệt là với phân môn vẽ trang trí. Cần phân loại đồ dùng dạy học: hình ảnh cung cấp khái niệm, hình ảnh để phát huy khả năng suy nghĩ, phát huy năng lực sang tạo, khích lệ tinh thần học tập, hình minh họa để hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập. Biết kết hợp đồ dùng dạy học như đồ trang trí thật, hình ảnh trang trí, tranh vẽ trang trí đúng lúc, phù hợp thì chất lượng bài học càng được nâng cao. Biết kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học, cùng với nét vẽ nhanh minh họa trên bảng để cho sự lĩnh hội của học sinh đồng thời cả thính giác và thị giác. Giáo viên cần tránh trường hợp sử dùng đồ dùng dạy học chưa có trọng tâm, không thực sự chú ý về tính thẩm mỹ của nó…, trình bày đồ dùng chưa khoa học, ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm đồ dùng dạy học. Ví dụ: Khi dạy bài “ tạo dáng và trang trí lọ hoa ” trong chương trình mỹ thuật 7, giáo viên cần chuẩn bị 1 số hình ảnh lọ hoa thật để cho học sinh quan sát nhận xét. Song hình ảnh lọ hoa thật đó phải có sự lựa chọn cao như đa dạng về hình dáng, phong phú về hình thức trang trí, không trùng lặp nhau về kiểu dáng và màu sắc, nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những hình ảnh về đồ dùng dạy học sinh động. Từ những hình ảnh lọ hoa ở đồ dùng dạy học mà giáo viên cung cấp, học sinh có thể rút ra được cấu tạo của chậu cảnh, hình dáng của lọ hoa và một số họa tiết trang trí ở lọ hoa, đồng thời kích thích sự sang tạo và cảm hứng cũng như sự thú vị của học sinh khi tự mình có thể trang trí nên một lọ hoa như vậy. Chúng ta cũng có thể đưa ra một lúc nhiều đồ dùng dạy học để học sinh quan sát nhận xét, đối chiếu so sánh các hình ảnh với nhau, có cách nhìn 12
- bao quát về nội dung bài học. Có lúc có thể trình bày theo thứ tự bài giảng để học sinh theo dõi từng vấn đề của nội dung, tránh sự phân tán tư tưởng của học sinh Ví dụ: đối với bài dạy “ trang trí bìa lịch treo tường” trong chương trình lớp 7, có thể đưa ra cho học sinh tham khảo nhiều hình ảnh về bìa lịch treo tường, cho học sinh lần lượt tìm hiểu về cấu tạo của bìa lịch, các họa tiết trang trí bìa lịch và màu sắc của bìa lịch. Giáo viên cũng cần lưu ý khi sử dụng đồ dụng dạy học tránh dùng những vật, tranh ảnh quá nhỏ, quá mờ làm học sinh khó quan sát, nhận xét đối chiếu. Khi phân tích đồ dùng dạy học, giáo viên cần rèn luyện phong cách truyền đạt dễ hiểu để thu hút sự chú ý của học sinh nhằm tang hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học. Ở đồ dùng tự làm, giáo viên phải biết tìm tòi sáng tạo những đồ dùng mang tính khác biệt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng và đảm bảo sự thẩm mỹ, như làm đồ dùng dạy học đa năng, khai thác kiến thức cho nhiều bài nhằm gây sự hứng thú cho học sinh trong tiết học. 2.3. Kết quả đạt được Áp dụng các giải pháp nêu trên và qua một số bài học cụ thể, tôi khảo sát và thấy chất lượng học môn mĩ thuật của HS lớp 6, 7 trường tôi được nâng lên rõ rệt. So sánh khảo sát kỳ 2 năm học 2018 2019 và kỳ1 năm học 2019 2020, đối với khối 7, và khảo sát đầu năm và cuối kì 1 đối với khối 6 KHỐ Năm học Số Đạt Chưa đạt I SL % SL % lượn g 6 20192020 107 100 93,5 7 6,5 2019 2020 107 107 100% 0 7 2018 2019 119 113 95 6 5 2019 2020 119 119 100% 0 13
- So sánh kết quả, bản thân tôi nhận thấy không những đạt về số lượng mà chất lượng bài vẽ của các em cũng được nâng cao rõ rệt, số lượng bài khá giỏi tăng cao. 14
- 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. Mỹ thuật là một môn học đòi hỏi HS phải có óc sáng tạo, sự cần cù và linh hoạt, và để làm được điều đó thì vai trò của người giáo viên rất quan trọng, làm được đã khó, làm tốt lại càng khó hơn. Nói chung, việc áp dụng các giải pháp: giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt trước khi vào tiết học, biết được tầm quan trọng của màu sắc và hướng dẫn học sinh cách vận dụng những kiến thức đã học về màu sắc vào mỗi bài vẽ, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi trong quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh, có sự gợi mở sinh động lôi cuốn khi hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng, có sự khích lệ động viên học sinh kịp thời, hướng dẫn cho học sinh cách làm bài từng phân môn cụ thể, tận dụng các loại đồ dùng trực quan, có sự lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, vào quá trình giảng dạy đã giúp cho chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. Nhờ đó, người giáo viên có thể truyền thêm hứng thú cho HS trong khi học môn mĩ thuật và các môn học khác. Qua đó, HS có thể nắm bắt kỹ các bước, từ đó, có thể trình bày được một bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng của mình. Thông qua quá trình học tập môn mỹ thuật, có thể nâng cao được hiểu biết đối với nghề nghiệp, với xã hội, hoàn thiện nhân cách và lối sống trong sinh hoạt cho HS. Trên đây là toàn bộ quá trình tìm đọc và nghiên cứu về một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật lớp 6,7 trong chương trình mĩ thuật THCS. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Môn học mỹ thuật ngày càng phát triển sâu rộng, chúng ta cũng biết rằng lịch sử phát triển mỹ thuật gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội 15
- loài người. Xã hội ngày càng đi lên, càng văn minh, càng phát triển thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Bởi vậy, mỹ thuật sẽ là môn học không thể thiếu đối với ngành giáo dục trong mục tiêu giáo dục con người toàn diện. Dạy mĩ thuật lớp 6,7 ở nhà trường THCS là rất cần thiết, nó góp phần hình thành ở HS những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới người lao động có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao và biết thưởng thức cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên dạy mĩ thuật lớp 6,7 ở THCS còn nhiều vấn đề phải quan tâm, bởi từ lâu chúng ta ít chú ý, thiếu sự chuẩn bị về trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho môn học này. Vì vậy để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò thuận lợi, bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật cần kiến nghị và đề xuất một số vấn đề sau: phải có phòng học mĩ thuật rộng, đầy đủ ánh sáng, phương tiện (bàn, ghế, giá vẽ, mẫu vẽ, giấy vẽ, màu vẽ, máy chiếu , tranh phiên bản, các tài liệu tham khảo …) phải đảm bảo theo đặc thù của bộ môn. Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn mĩ thuật, đồng thời phát triển tối đa được tính sáng tạo của HS trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 331 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 28 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 98 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn