intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng

Chia sẻ: Convetxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

43
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện đề tài “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” nhằm mục đích góp phần xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh có nội dung hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu tâm lý lứa tuổi gắn liền với nội dung giáo dục của nhà trường để tổ chức Đội khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường học tập và rèn luyện của thiếu niên, nhi đồng để phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ và trở thành những Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng

  1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt / kí hiệu Cụm từ đầy đủ TNTP Thiếu niên Tiền phong TPT Tổng phụ trách CTRLĐV Chương trình Rèn luyện Đội viên TNCS Thanh niên Cộng Sản
  2. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đội TNTP Hồ Chí Minh ra đời ngày 15-1941 tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau 40 năm xây dựng tổ chức Đội, Chương trình Rèn luyện Đội viên (CTRLĐV) đầu tiên ra đời vào năm 1980, CTRLĐV đầu tiên ra đời mang tên là: “Chương trình hành động của đội viên để rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy”. Đến năm 1992, CTRLĐV được sửa đổi hoàn thiện cơ bản như hiện nay. Năm 2011, sau 30 năm triển khai thực hiện CTRLĐV, trên cơ sở những kết quả và tồn tại về nội dung, phương pháp thực hiện ở các địa phương, nhất là tình hình thực tiễn của thiếu niên, nhi đồng phát triển về tâm lý, thể chất… trong thời kì hội nhập; Hội đồng Đội Trung ương đã có những điều chỉnh và bổ sung một số nội dung mới, phương pháp tổ chức thực hiện cũng như điều chỉnh số lượng các chuyên hiệu. CTRLĐV hiện tại có 6 chủ điểm về nội dung bao gồm 140 yêu cầu cụ thể, đã bỏ một số yêu cầu không còn phù hợp và bổ sung các yêu cầu mới như tin học, ngoại ngữ… từ Chương trình dự bị đến Chương trình Trưởng thành để Đội viên và nhi đồng học tập, phấn đấu và tự rèn luyện. Sự ra đời của CTRLĐV là quá trình nghiên cứu, tổng kết các nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động của Đội với tinh thần Đội TNTP Hồ Chí Minh là một lực lượng giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong hệ thống giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) có phương thức giáo dục đội viên, thiếu niên, nhi đồng đặc trưng là thông qua các hoạt động của Đội trên nguyên tắc: Tự nguyện, Tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách. CTRLĐV ra đời có một nội dung kiến thức và thực hành tổng hợp để đội viên, thiếu niên, nhi đồng hoạt động dưới sự hướng dẫn của Giáo viên Tổng phụ trách gắn với việc tự học tập, phấn đấu, rèn luyện tiếp thu những kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, hỗ trợ cho những kiến thức cơ bản học tập trong nhà trường. Nội dung CTRLĐV đảm bảo tính tổng hợp các kiến thức phổ thông trong cuộc sống hàng ngày mà thiếu niên, nhi đồng cần học tập, tự bồi dưỡng và rèn luyện để hỗ trợ cho các kiến thức học trong nhà trường. Thông qua việc thực hiện CTRLĐV, Đội viên tạo cho mình một kỹ năng sống để chủ động, tự tin tham gia các hoạt động của cộng đồng và xử lý các tình huống thông thường xảy ra trong cuộc sống, hoặc bất ngờ khi tác động đến bản thân hay bạn bè và người trong gia đình… Trong suốt mấy chục năm qua, sự ra đời của chương trình rèn luyện đội viên đã và đang đóng góp quan trọng vào việc đổi mới công tác Đội với mục tiêu ở đâu có thiếu nhi là có hoạt động và xây dựng tổ chức Đội. CTRLĐV đã góp phần làm đa dạng hóa hoạt các hoạt động của Đội để đáp ứng nhu cầu của GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 2
  3. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” đội viên cũng như của gia đình, nhà trường và xã hội để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, của Đoàn và của Đội. Tuy nhiên, trong thực tế tại các Liên Đội ở xã Ea Tóh nói riêng và huyện Krông Năng nói chung, còn rất nhiều giáo viên Tổng phụ trách Đội chưa biết hoặc chưa nắm vững về tổng quan CTRLĐV cũng như phương pháp triển khai CTRLĐV đến Đội viên để các em thực hiện. Như vậy, có thể thấy rằng, việc triển khai CTRLĐV ở các Liên Đội hiện nay đang còn nhiều lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Trong năm học qua, tôi đã tích cực tìm hiểu các tài liệu, không ngừng suy nghĩ để tìm ra những giải pháp mới lạ, khoa học và thu hút để thực hiện hiệu quả việc triển khai CTRLĐV đến các em Đội viên. Vì lí do đó, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” nhằm đóng góp, gợi ý những cách làm mới trong việc triển khai CTRLĐV, góp phần xây dựng công tác Đội và phong trào thiếu nhi tại địa phương ngày càng vững mạnh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu của đề tài Thực hiện đề tài “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” nhằm mục đích góp phần xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh có nội dung hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu tâm lý lứa tuổi gắn liền với nội dung giáo dục của nhà trường để tổ chức Đội khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường học tập và rèn luyện của thiếu niên, nhi đồng để phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ và trở thành những Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Việc triển khai CTRLĐV phải bảo đảm tính giáo dục, tính khoa học, tính sư phạm và thực tiễn. CTRLĐV phải có nội dung chính xác, phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi và đáp ứng được nhu cầu của Nhà trường, gia đình, xã hội; đặc biệt là nhu cầu của đội viên, thiếu niên, nhi đồng và hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bằng những giải pháp triển khai mà bản thân tôi đã tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và áp dụng tại đơn vị đang công tác giúp cho các em Đội viên tự học tập, phấn đấu, rèn luyện theo nội dung các chương trình, yêu cầu của các chuyên hiệu do Hội đồng Đội Trung ương ban hành để các em tự đánh giá quá trình rèn luyện của mình trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các hoạt động tập thể của Đội để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 3
  4. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” b. Nhiệm vụ của đề tài Nhiệm vụ của đề tài cụ thể là CTRLĐV là giáo dục đội viên cụ thể hóa học theo 5 điều Bác Hồ dạy, thông qua các nội dung hoạt động của Đội, dưới sự hướng dẫn của phụ trách đội để giúp cho đội viên, thiếu niên nhi đồng, phấn đấu, rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ; trở thành những Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và những công dân tốt của đất nước. Mặt khác, tạo cho các em thói quen tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của mình đây cũng là yếu tố rất quan trọng của nguyên tắc và phương pháp giáo dục của Đội góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục thiếu niên, nhi đồng, tạo cho các em từng bước có bản lĩnh, kiến thức, kỹ năng sống để các em phát triển toàn diện; đồng thời CTRLĐV cũng góp phần ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong xã hội đang từng bước lấn vào tâm hồn, cũng như đời sống thường ngày của trẻ thơ. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đội viên đang học tập và sinh hoạt tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng 4. Giới hạn đề tài Với tình hình thực tiễn tại trường và chức năng, nhiệm vụ của bản thân tôi trong 5 năm học qua tôi chỉ áp dụng đề tài đối với học sinh tại trường THCS Nguyễn Du. Phạm vi về thời gian: Từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 03 năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đội viên. - Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác rèn luyện đội viên của học sinh . Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu. - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện chương trình rèn luyện đội viên - Phương pháp quan sát: Quan sát các hành vi nhận thức, tiếp thu, ứng xử của tập thể học sinh, từng bộ phận học sinh và từng cá nhân học sinh trong nhà trường, qua đó có hiểu biết thực tế và cụ thể từng đối tượng học sinh để áp dụng các phương pháp một cách hiệu quả. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 4
  5. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” - Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên, đồng nghiệp, anh chị tổng phụ trách có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận a. Khái niệm về chương trình rèn luyện đội viên: Chương trình rèn luyện đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh là chương trình giáo dục tổng hợp, đồng tâm, mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống của Đoàn, Đội, về nghiệp vụ công tác đội, kiến thức môi trường, sức khỏe, thể dục thể thao, quân sự, giao thông, chăn nuôi, trồng trọt và những vấn đề về quốc tế… giúp cho đội viên rèn luyện, phát triển toàn diện, phấn đấu trở thành Đoàn viên đoàn TNCS Hồ Chí Minh. b. Nội dung cơ bản của chương trình rèn luyện đội viên Chương trình rèn luyện đội viên được chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Chương trình dự bị đội viên: Dành cho nhi đồng từ lớp 1 đến lớp 3. + Giai đoạn 2: Chương trình rèn luyện đội viên: Dành cho đội viên từ lớp 4 đến lớp 9 và bao gồm các hạng cụ thể:  Hạng ba: ( Hạng Măng non): Dành cho đội viên lớp 4 và lớp 5.  Hạng nhì ( Hạng Sẵn sàng): Dành cho đội viên khối lớp 6 và lớp 7.  Hạng nhất ( Hạng trưởng thành): Dành cho đội viên khối lớp 8 và lớp 9. Mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu chung và mỗi hạng đều có những yêu cầu cụ thể riêng cho từng hạng rèn luyện. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Hình 1: Trường THCS Nguyễn Du – huyện Krông Năng GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 5
  6. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” Trường THCS Nguyễn Du được thành lập vào ngày 14 tháng 11 năm 1998 nằm trên địa bàn thuộc thôn Tân Châu. Trong đó, có tất cả 27 lớp ( 987 học sinh) với 8 lớp 6; 7 lớp 7; 6 lớp 8 và 6 lớp 9. Hiện nay, về cơ sở vật chất, trường có 27 phòng học chính. Việc tuyển sinh đầu vào cho học sinh khối THCS Nguyễn Du nhìn chung các em có độ tuổi tương đối đồng đều, chủ yếu là học sinh ở các trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Hoàng Hoa Thám đã hoàn thành chương trình tiểu học chuyển lên. Xác định môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc hình thành nhân cách của học sinh nên nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm đảm bảo được các yêu cầu giáo dục đề ra : các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, sinh hoạt được bố trí khoa học, hợp lý ; cơ sở vật chất, trang thiết bị thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp, ngày càng khang trang, hiện đại. Việc sắp xếp, trang trí trong từng loại phòng, từng khu vực đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục. Lãnh đạo và tập thể cán bộ,công nhân viên chức của trường Nguyễn Du đề ra mục tiêu là “dạy chữ kết hợp với dạy người”. Chú trọng rèn luyện học sinh thành những người vừa có đức vừa có tài, bảo đảm đánh giá học sinh công bằng khách quan, không định kiến, thiên vị, thầy cô sẵn sàng bao dung, ân cần dạy bảo, dìu dắt để các em trở thành những công dân hữu ích cho xã hội sau này. Bản thân tôi với vai trò là giáo viên TPT Đội tôi nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ nên tôi luôn cố gắng tìm ra nhiều phương pháp để từ đó dần nâng cao chất lượng của các em đội viên trong mọi lĩnh vực từ ý thức, kỹ năng sống và rèn luyện phát triển văn thể mỹ cho đội viên trong nhà trường. Từ đó tôi đã tìm ra được các phương pháp cần thiết và thực hiện trong những năm học qua và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình công tác, giáo dục và triển khai CTRLĐV cho đội viên có những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau đây: a. Thuận lợi Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, của lãnh đạo địa phương, hội phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt, cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ... Chi bộ Đảng - Ban giám hiệu nhà trường luôn có sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời. Bên cạnh đó còn có sự đồng tình ủng hộ và phối hợp nhịp nhàng của thầy cô giáo, các anh chị phụ trách, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đại đa số các em đội viên trong toàn Liên đội. Đây là những điều kiện thuận lợi để phong trào Đội hoạt động có hiệu quả và ngày càng đi vào chiều sâu. Giáo viên tổng phụ trách đội đã nhiều năm làm nhiệm vụ công tác Đội, là người gần gũi với các em, tham mưu tích cực đối với các công việc của đội, phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 6
  7. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” b. Khó khăn Về mặt thời gian thì chương trình học của các em đã kín, ngoài học chính khóa, các em còn phải tham gia các lớp học phụ đạo, nâng cao ngoài giờ, vì thế không còn thời gian trống để tổ chức các buổi sinh hoạt thường kỳ. Mặt khác, đời sống nhân dân ở địa bàn dân cư xã Ea Tóh còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc tham gia các hoạt động rèn luyện ngoài giờ chưa cao. Tâm lý lứa tuổi của các em trong giai đoạn này bắt đầu có sự thay đổi, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, ở độ tuổi này có hai tính cách tồn tại “vừa trẻ con, vừa người lớn”. Đây là thời kỳ phát triển quan trọng nhất cũng là cơ sở để cho sự phát triển của sau này. Sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập của con cái cũng như sự phát triển của con em họ còn rất hời hợt, thậm chí là bỏ mặc, nên có nhiều em phải tự thân vận động, không có sự quan tâm của bố mẹ. Sự tác động của xã hội đến nhận thức của các em như Internet, mạng xã hội, điện thoại, ti vi, v.v... →Tất cả những yếu tố trên là một vấn đề thách thức với các em khi hòa nhập vào xã hội. Điều này dẫn đến sự xung đột giữa nhận thức, thái đội và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Đối với các em học sinh THCS nói chung đặc biệt là các em khối 6,7 do vừa chuyển sang một bậc học mới nên còn nhiều bỡ ngỡ, việc học cũng thay đổi nên nhận thức của các em chưa cao, chưa có ý thức trong việc thực hiện các nề nếp trong nhà trường. Và các em khối 8,9 là độ tuổi vừa trẻ con, vừa người lớn nên thay đổi về mặt tâm sinh lí, các em thể hiện sự cá tính trong các hoạt động của các em rất lớn nên cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động, kế hoạch của nhà trường, liên đội. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Mục tiêu của các giải pháp này đưa ra được chắt lọc, nghiên cứu kỹ lưỡng làm sao thực hiện hết nội dung của chương trình rèn luyện đội viên thì cũng phải đảm bảo trang bị cho các em thực hiện được các nội dung cơ bản, cần thiết, phù hợp với lứa tuổi các em như: Hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của các em học sinh, biết sống chủ động, xử lý các tình huống trong cuộc sống và tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của CTRLĐV. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 7
  8. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch triển khai CTRLĐV của Liên Đội: Mục đích: - Mang tính chất tập trung cao, thu hút được tất cả đội viên tham gia. - Đảm bảo phổ biến kế hoạch đến được tất cả các anh chị phụ trách chi đội và các em đội viên để chủ động trong việc chuẩn bị các nội dung liên quan đến CTRLĐV Biện pháp thực hiện: CTRLĐV là nội dung giáo dục thiếu niên, nhi đồng được cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy và được tổ chức học tập, thực hành theo phương thức giáo dục đặc trưng của Đội là thông qua các hoạt động với nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch triển khai CTRLĐV phải đảm bảo tính giáo dục, tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn. Khi xây dựng kế hoạch, các nội dung và phương pháp thực hiện phải thể hiện một quy trình giáo dục. CTRLĐV phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục của Đội là tạo cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng học tập và rèn luyện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành Con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Mục tiêu này phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, tạo cho các em khi trưởng thành sẽ là những công dân tốt của đất nước. Chính vì vậy, kế hoạch triển khai CTRLĐV phải xây dựng một chương trình có nội dung phù hợp với chương trình giảng dạy kiến thức trong nhà trường, mang tính bổ trợ những nội dung trong chương trình học chính khóa để hoàn thiện hơn, gắn liền với cách học là tự học, tự rèn luyện để các em tiếp thu kiến thức thông qua hoạt động của Đội và dưới sự hướng dẫn của phụ trách. Ví dụ như các em tiếp thu lịch sử Đoàn, Đội (Trong chương trình học sử của trường là những kiến thức cơ bản, không đi sâu vào kiến thức lịch sử của Đoàn, Đội thì trong CTRLĐV yêu cầu đội viên phải biết nhiều kiến thức lịch sử Đoàn, Đội nhiều hơn)… là để các em có thêm kiến thức lịch sử tổng hợp trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo. Khi các em hiểu biết về lịch sử Đoàn, Đội giúp các em có thể nhớ kiến thức lịch sử khác, hoặc nắm chắc hơn kiến thức liên quan tới lịch sử Đoàn, Đội. Kế hoạch triển khai CTRLĐV phải định hướng nội dung của CTRLĐV theo chương trình học tập của nhà trường. Nội dung của CTRLĐV không tách rời các kiến thức các em được học theo từng lớp. Đồng thời, các nội dung của CTRLĐV bảo đảm chính xác tính khoa học của từng môn học. Nội dung, lượng kiến thức yêu cầu các em tiếp thu, rèn luyện phù hợp, và được nâng cao theo lứa tuổi và thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để xây dựng kế hoạch của CTRLĐV dựa theo các nội dung của CTRLĐV do hội đồng đội trung ương ban GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 8
  9. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” hành. Tham mưu ban kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành CTRLĐV của các em đội viên. Bước 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể thời gian tổ chức, hình thức, nội dung cho phù hợp. Bước 3: Họp anh chị phụ trách chi đội ( GVCN) để triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp tùy theo nội dung của CTRLĐV Bước 4: Tổ chức ngày hội công nhận hoàn thành CTRLĐV đây là bước quan trọng nhất vì sẽ là bước cuối cùng để đánh giá tổng thể mức độ hoàn thành CTRLĐV của các em đội viên Bước 5: Kết thúc ngày hội: để thông qua kết quả ngày hội và đánh giá lại những ưu khuyết điểm trong quá trình thực hiện CTRLĐV từ đó rút kinh nghiệm cho các năm học sau. 2. Giới thiệu cho Đội viên tiếp cận và hiểu biết được tổng quan về CTRLĐV: Mục đích: Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi tập huấn, chương trình phát thanh măng non và trang Fanpage của liên đội thì giới thiệu tổng quan cho các em đội viên được tiếp cận kế hoạch cũng như một số nội dung cơ bản về CTRLĐV. Đảm bảo các em có cái nhìn tổng quan và hình dung được nội dung của CTRLĐV bao gồm những yêu cầu gì và thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Biện pháp thực hiện: Trước tiên, với vai trò là Giáo viên Tổng phụ trách Đội, tôi đã cho các em Đội viên tìm hiểu những kiến thức về CTRLĐV và hệ thống các chuyên hiệu mà các em cần rèn luyện trong năm học. Hiện tại, Hội đồng Đội Trung ương ban hành 10 loại chuyên hiệu, mỗi loại cũng phân ba hạng: hạng Nhất (hạng Trưởng thành), hạng Nhì (hạng Sẵn sàng), hạng Ba (hạng Măng non) theo chương trình lứa tuổi. Đội viên khi thực hiện phải đạt chuyên hiệu từ hạng ba lên hạng nhì và hạng nhất. Khi thực hiện kiểm tra công nhận đạt các loại chuyên hiệu có thể em đội viên ở lứa tuổi dưới nhưng sau khi đã đạt chuyên hiệu hạng tuổi của mình có thể đăng ký kiểm tra để đạt chuyên hiệu hạng cao hơn. Ở trường THCS thì được chia thành 2 hạng bao gồm: + Hạng sẵn sàng: Dành cho đội viên khối 6,7. + Hạng trưởng thành: Dành cho đội viên khối 8,9 Kèm theo đó là yêu cầu cụ thể cho từng hạng:  Hạng Sẵn sàng  Yêu cầu chung - Tìm hiểu về Bác Hồ và thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy; biết các địa chỉ đỏ tại địa phương của mình. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 9
  10. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” - Khiêm tốn, dũng cảm, tránh xa các thói hư, tật xấu, giúp bạn cùng tiến bộ. - Học tập chuyên cần, có phương pháp, biết áp dụng bài học vào thực tiễn. - Biết giúp đỡ gia đình, chăm sóc sức khỏe bản thân; tích cực rèn luyện các kỹ năng an toàn và kỹ năng thực hành xã hội. - Tìm hiểu lịch sử Đội, thực hành đúng Nghi thức Đội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Đội.  Yêu cầu cụ thể + Đội viên lớp 6 - Biết giải thích 5 điều Bác Hồ dạy; tìm hiểu và tham gia ít nhất một hành trình đến thăm địa chỉ đỏ tại địa phương mình; biết tên và ý nghĩa các công trình lớn của Đội. - Biết tuyên truyền về quyền và bổn phận của trẻ em theo Luật Trẻ em; biết hướng dẫn, giải thích cho bạn bè và mọi người thực hiện các quy định an toàn cho người đi bộ, đi xe đạp. - Tích cực tìm hiểu một môn khoa học mà mình yêu thích. - Luyện tập thường xuyên một môn thể thao phù hợp với bản thân; tìm hiểu và biết ứng phó với một số tình huống nguy hiểm; thuộc các kỹ năng truyền tin trong sinh hoạt tập thể. - Hiểu và thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của đội viên; tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động do chi đội, liên đội phát động; thực hiện đúng Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. + Đội viên lớp 7 - Biết một số lá thư của Bác Hồ gửi cho thiếu nhi; hiểu và nắm rõ truyền thống của thiếu nhi Việt Nam; biết một số di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước. - Có hoạt động cụ thể giúp đỡ các bạn khó khăn tại chi đội, liên đội mình; thuộc các loại biển báo giao thông: biển tín hiệu, biển chỉ dẫn, biển báo nguy hiểm; biết các bến xe, sân bay, nhà ga, tuyến đường sắt đi qua địa phương mình (nếu có). - Tích cực tìm hiểu một môn khoa học mà mình yêu thích, biết ứng dụng vào thực tiễn học tập và sinh hoạt. - Tập luyện thành thạo 1 môn thể thao phù hợp với bản thân, biết một số kỹ năng trong sinh hoạt trại; nắm vững kỹ năng an toàn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn. - Thuộc và hướng dẫn được một số bài nhảy múa cộng đồng, trò chơi dân gian, trò chơi trong sinh hoạt tập thể; thực hiện thành thạo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.  Hạng trưởng thành  Yêu cầu chung GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 10
  11. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” - Thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy; tìm hiểu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống của thanh niên Việt Nam. - Kính trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, lịch sự trong giao tiếp ứng xử. - Có ý thức và phương pháp học tập tích cực, chủ động tích lũy kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng, chăm sóc sức khỏe bản thân. và giúp đỡ gia đình. - Tích cực tham gia sinh hoạt Đội, phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.  Yêu cầu cụ thể + Đội viên lớp 8 - Đọc và tìm hiểu các bài nói, bài viết và lời dạy của Bác Hồ đối với thiếu nhi; biết ngày thành lập Đoàn và tên gọi của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ; biết tiểu sử tóm tắt anh hùng Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên đầu tiên. - Tích cực tham gia chia sẻ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; biết tên một số tổ chức quốc tế về trẻ em; tham gia các hoạt động tuyên truyền giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ở cổng trường và ở địa phương. - Tích cực tham gia các hoạt động học tập sáng tạo và trải nghiệm hướng nghiệp. - Biết các kỹ năng cơ bản về phòng, chống đuối nước và xử lý các tình huống: đau bụng, bong gân, điện giật, đuối nước; biết làm một số thủ công trại, nắm vững kỹ năng an toàn khi sử dụng internet và mạng xã hội. - Tìm hiểu về ý nghĩa của huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn; biết tên các phong trào hành động cách mạng của Đoàn hiện nay. + Đội viên lớp 9 - Đọc và tìm hiểu các bài nói, bài viết và lời dạy của Bác Hồ đối với đoàn viên, thanh niên; hiểu biết những điểm chính về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, biết tiểu sử tóm tắt một số tấm gương anh hùng liệt sĩ đoàn viên thanh niên. - Tuyên truyền và hướng dẫn cho đội viên, thiếu nhi cùng thực hiện các quyền, bổn phận của trẻ em; các hoạt động bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; các hoạt động an sinh xã hội và cộng đồng. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống trong sinh hoạt và học tập. - Biết làm trọng tài và hướng dẫn được ít nhất một môn thể thao; biết một số kỹ năng dã ngoại; nắm vững và biết hướng dẫn các kỹ năng an toàn. - Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Điều lệ Đoàn, nhiệm vụ, quyền hạn của người đoàn viên và điều kiện kết nạp Đoàn; biết nội dung và ý nghĩa các phong trào hành động cách mạng của Đoàn hiện nay; thuộc một số bài hát truyền thống của Đoàn. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 11
  12. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” Một số kết quả đạt được Hình 2: Tập huấn triển khai nội dung CTRLĐV 3. Triển khai cho Đội viên thực hiện đăng kí rèn luyện Sau khi các em hiểu được về CTRLĐV và yêu cầu của các chuyên hiệu cần đạt được, Giáo viên Tổng phụ trách phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm cho các em Đội viên thực hiện đăng kí rèn luyện các chuyên hiệu theo mẫu phiếu đăng kí dưới đây: Đội viên khối 6 + 7 : Hình 3: Phiếu đánh giá CTRLĐV khối 6 Hình 4: Phiếu đánh giá CTRLĐV khối 7 GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 12
  13. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” Đội viên khối 8 + 9 : Hình 5: Phiếu đánh giá CTRLĐV khối 8 Hình 6: Phiếu đánh giá CTRLĐV khối 9 4. Hướng dẫn các em học tập nội dung và định hướng cách rèn luyện theo Chương trình Rèn luyện Đội viên: a. Xây dựng các buổi sinh hoạt Đội thành lớp học ngoại khóa về tự nhiên và xã hội Mục đích: Vận dụng linh hoạt các buổi sinh hoạt đội thành lớp học ngoại khóa về tự nhiên vã hội thay vì là tìm hiểu trên sách vở, báo đài hoặc internet thì các em sẽ được trực tiếp trải nghiệm các vấn đề về tự nhiên và xã hội từ đó sẽ thực tế hóa và cho các em có một cái nhìn sinh động hơn về tự nhiên và xã hội Biện pháp thực hiện: Giáo viên Tổng phụ trách phải chuẩn bị giáo án cho một nội dung (một trong sáu chủ điểm của CTRLĐV) thật cẩn thận và đầy đủ, chính xác về kiến thức để hướng dẫn cho học sinh học, tiếp thu các kiến thức của nội dung các yêu cầu trong chủ điểm. Phương pháp này thực hiện chủ yếu ở các nội dung cung cấp tri thức khoa học tự nhiên, xã hội và một phần kỹ năng trong của các chủ điểm của CTRLĐV. Ví dụ: Tổ chức lên lớp Chủ điểm : Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và Bác Hồ. Khi lên lớp về chủ điểm này, Giáo viên Tổng phụ trách phải chuẩn bị giáo án đầy đủ nội dung về lịch sử Đội gắn liền với những yêu cầu của nội dung chủ điểm theo từng lứa tuổi. Cũng như vậy, khi giới thiệu về Cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Bác Hồ, người phụ trách phải đảm bảo chính xác về nội dung, tư liệu lịch sử cũng như các mốc lịch sử quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đội TNTP Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ kính yêu. GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 13
  14. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” Để đảm bảo yêu cầu này, phụ trách Đội nên mời thầy, cô giáo dạy môn lịch sử của nhà trường tham gia. Ở các nội dung liên quan tới mĩ thuật, kĩ thuật, âm nhạc, địa lý… Tổng phụ trách mời các thầy cô dạy các bộ môn đó lên lớp. Ngoài cách tổ chức tổ lớp học theo từng chủ điểm, Tổng phụ trách Đội nên có kế hoạch báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường để phối hợp với giáo viên bộ môn đưa các nội dung của CTRLĐV vào nội dung các bài giảng liên quan trong chương trình học chính khóa của các lớp trong nhà trường. Hướng dẫn cho các em so sánh hoặc chọn lọc các nội dung, tiêu chí của CTRLĐV theo lứa tuổi với bài học của mình để tiếp thu bài học theo sự giảng bài của thầy cô đồng thời lựa chọn các nội dung phù hợp với CTRLĐV để học tập và rèn luyện cho thuần thục, chuẩn bị cho việc kiểm tra hay thi đạt các chuyên hiệu. (Chuyên hiệu: Chăm học, Nhà sử học nhỏ tuổi, Nhà sinh học nhỏ tuổi…) Việc làm này sẽ giúp cho việc triển khai CTRLĐV trở thành hoạt động chung của nhà trường có sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu và sự tham gia của mọi giáo viên.. b. Hướng dẫn Đội viên rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống của Đội: Mục đích: Ngoài việc rèn luyện thực hành các yêu cầu của đội viên thì việc giáo dục truyền thống của tổ chức đội cũng rất quan trọng để các em biết được truyền thống vẻ vang của tổ chức đội TNTP, từ đó phát huy vai trò của các em trong việc duy trì, phát huy truyền thống của đội, xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Biện pháp thực hiện: Hình thức của các hoạt động giáo dục truyền thống là đa dạng như: Tổ chức làm mâm cỗ đón tết trung thu, tìm địa chỉ đỏ, thăm quan các di tích lịch sử, cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống, tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, sân khấu hóa…. Chính vì vậy, giáo viên Tổng phụ trách Đội chủ động lựa chọn các nội dung, tiêu chí của CTRLĐV và chuyên hiệu để hướng dẫn cho các em trong lúc tham gia các hoạt động này (Chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi, Nghệ sĩ nhỏ tuổi…) Một số kết quả đạt được: Hình 7: Ảnh cuộc thi vẽ tranh – chuyên hiệu nghệ sĩ nhỏ tuổi GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 14
  15. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” Hình 9:Hoạt động vui tết trung thu Hình 8: Hoạt động vui tết trung thu Hình 10: Hoạt động vui tết trung thu c. Hướng dẫn Đội viên rèn luyện thông qua hoạt động lao động của Đội: Mục đích: Từ việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng, truyền thống của đội thì các em sẽ rèn luyện thêm để cụ thể hóa một trong 5 điều Bác Hồ dạy “ Học tập tốt, lao động tốt” sẽ hình thành cho các em ý nghĩa, giá trị của việc lao động mà như Bác Hồ đã dạy. Biện pháp thực hiện: Trong lao động thông thường thể hiện các hoạt động kỹ năng của như sửa chữa bàn ghế, may vá, giữ gìn vệ sinh sức khỏe, hoặc các hoạt động xã hội….Vì vậy, người phụ trách cần hướng dẫn cho các em luôn tìm hiểu trong các hoạt động lao động hàng ngày của mình hoạt động nào thuộc các tiêu chí, nội dung GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 15
  16. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” yêu cầu của CTRLĐV. Từ đó, các em thực hiện và rèn luyện thành kỹ năng. (Chuyên hiệu: Khéo tay hay làm, Kỹ năng đội viên..) Một số kết quả đạt được: Hình 11: Lao động dọn vệ sinh nhà văn hóa xã Hình 12: Lao động dọn vệ sinh cổng chào xã Hình 13: Tái chế rác thải nhựa thành đồ dùng Hình 14: Lao động dọn vệ sinh hàng ngày d. Hướng dẫn Đội viên rèn luyện thông qua hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao và Xã hội: Mục đích: Để nâng cao sức khỏe và phát triển văn hóa thì liên đội thường xuyên tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội của trường và địa phương nằm nhằm nâng cao sức khỏe, tình xã hội, phát huy, bồi dưỡng các em có các năng khiếu trong các lĩnh vực GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 16
  17. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” Biện pháp thực hiện: Nội dung của CTRLĐV luôn gắn liền và thể hiện các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và Xã hội. Người phụ trách chủ động lựa chọn các nội dung, tiêu chí của CTRLĐV và chuyên hiệu để hướng dẫn cho cho các em trong lúc tham gia các hoạt động này. ( Như các bài hát, làn điệu dân ca, các bài thể dục, các kỹ năng giao tiếp…) Đây là hoạt động có nhiều nội dung của CTRLĐV theo từng lứa tuổi đồng thời là môi trường để thiếu niên, nhi đồng rèn luyện thực hiện được nhiều nội dung của CTRLĐV. Như thông qua các hội diễn văn nghệ, thi thể dục thể thao, tổ chức hội trại, tham gia các hoạt động xã hội…. Vì vậy, giáo viên Tổng phụ trách cần hướng dẫn cho các em luôn tìm hiểu trong các hoạt động hàng ngày, hoặc từng thời điểm nhà trường tổ chức hoạt động. gắn với các tiêu chí, nội dung yêu cầu của CTRLĐV. Từ đó, các em thực hiện và rèn luyện thành kỹ năng. (Chuyên hiệu: Nghệ sĩ nhỏ tuổi, vận động viên nhỏ tuổi, Kỹ năng đội viên, Nghi thức Đội…) Một số kết quả đạt được: Hình 15: Tham gia hoạt động vì sức khỏe toàn dân Hình 16: Giải bóng đá học sinh nam Hình 17: Giải bơi học sinh nam Hình 18: Giải bóng chuyền học sinh nữ GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 17
  18. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” e. Định hướng tự rèn luyện theo nội dung CTRLĐV của Đội viên: Mục đích: Rèn luyện cho các em sự tự giác không chỉ trong việc thực hiện chương trình rèn luyện đội viên mà còn sự tự giác trong tất cả các hoạt động, lĩnh vực: Học tập, vui chơi, giải trí, lao động, và các kỹ năng khác ngoài cuộc sống để phát huy sự tự giác, tự giải quyết các vấn đề mà không cần thầy cô, bạn bè, gia đình phải nhắc nhở Biện pháp thực hiện: Từ việc hướng dẫn học tập và kết hợp rèn luyện theo các nội dung của CTRLĐV từng lứa tuổi, việc thực hiện chương trình này giáo viên Tổng phụ trách hay người lớn không “rèn luyện” thay các em được mà phải tự bản thân các em học tập tiếp thu các kiến thức và thự hành theo yêu cầu của chương trình từng lứa tuổi. Chính vì vậy, sau khi hướng dẫn các em học tập, tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, giáo viên Tổng phụ trách phải hướng cho các em một kế hoạch tự rèn luyện thường xuyên hàng ngày để đạt được những yêu cầu của CTRLĐV. - Tự học tập để tiếp thu kiến thức theo nội dung CTRLĐV của từng lứa tuổi: Đội viên trên cơ sở học tập các bộ môn chính khóa ở lớp cần so sánh để lựa chọn những nội dung liên quan tới CTRLĐV, cũng như các chuyên hiệu theo lứa tuổi của mình để ghi nhớ và học để nắm chắc các kiến thức này. Đồng thời, các em bổ sung các kiến thức cho học các môn chính khóa thông qua các hoạt động của Đội. ( Như các nội dung của Chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi, Nhà sinh học nhỏ tuổi…hỗ trợ cho các môn học lịch sử, địa lý, khoa học…). Tổng phụ trách cần hướng dẫn cho các em có sổ nhật ký ghi chép các nội dung học tập và sự rèn luyện của mình hàng ngày, nêu rõ cái được và chưa được trong việc học tập và rèn luyện theo CTRLĐV hàng ngày của mình. - Tự rèn luyện thông qua trao đổi trong sinh hoạt nhóm, phân đội, chi đội: Từ việc tự học tập và rèn luyện của mỗi đội viên, người phụ trách hướng dẫn cho các em cùng trao đổi các kiến thức tiếp thu được trong ngày và việc tự đánh giá kết quả với các bạn trong nhóm, trong phân đội hoăc chi đội. Hoạt động này là bước đầu tạo cho việc chi đội kiểm tra, công nhận đạt các chuyên hiệu và hoàn thành chương trình theo lứa tuổi sau này. Việc trao đổi trong tập thể sẽ bổ sung các kiến thức và kỹ năng thực hành cho mỗi đội viên. - Tự rèn luyện thông qua thực hành kỹ năng hàng ngày: Nội dung của CTRLĐV có nhiều yêu cầu đội viên phải thành thục các kỹ năng sống và hoạt động Đội. Để các em thành thục kỹ năng, người phụ trách sau khi hướng dẫn cho các em biết các kỹ năng sống, hay kỹ năng hoạt động Đội đều phải yêu cầu các em hàng ngày phải tập luyện kỹ năng đó cho thành thục. (Ví dụ như các kỹ năng cắm trại về nút, dấu đi đường, mật thư; hay kỹ năng sống như sửa xe đạp, vá quần áo, cấp cứu, cứu thương…). Việc hướng dẫn các em thực hành kỹ năng hàng ngày, Tổng phụ trách cần hướng cho các em thực hiện từ yêu cầu thấp lên GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 18
  19. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” cao tránh luyện tập hời hợt, bỏ động tác hoặc làm tắt kỹ năng nhất là trong kỹ năng cấp cứu, cứu thương…. - Tự rèn luyện thông qua việc tự đáng giá bản thân: Sau khi Đội viên đã học và rèn luyện theo các yêu cầu CTRLĐV, Tổng phụ trách cần hướng dẫn cho các em tự đánh giá kết quả của mình theo từng nội dung, tiêu chí của chương trình hay chuyên hiệu của từng lứa tuổi. Việc tự đánh giá sẽ tạo cho các em hào hứng học tập và rèn luyện. Việc tự đánh giá sẽ tạo cho các em biết cách lập kế hoạch học tâp, rèn luyện theo nội dung CTRLĐV một cách chủ động. Hướng dẫn các em tự đánh giá mình đúng, sẽ tạo cho các em tự tin khi tham gia các hoạt động của Đội, chủ động xử lý các tình huống sảy ra trong hoạt động Đội cũng như trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân mình,của tập thể Đội và các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 5. Kiểm tra, đánh giá đạt các chuyên hiệu: Sau thời gian triển khai việc thực hiện CTRLĐV, Giáo viên Tổng phụ trách cần sát sao theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các chi đội và đội viên. Trong qua trình kiểm tra, Tổng phụ trách Đội cần động viên các tập thể và cá nhân thực hiện tốt. Tổng phụ trách Đội phải chủ động định hướng cho các tập thể và cá nhân biết các cách kiểm tra công nhận đạt các tiêu chí của CTRLĐV và chuyên hiệu, nhất là quy trình thực hiện công việc này. Phương pháp tổ chức đánh giá, kiểm tra công nhận thể hiện theo năm mặt hoạt động của Đội và bằng những hình thức hoạt động cụ thể: a. Tự đánh giá của Đội viên: Đối với CTRLĐV việc đánh giá, kiểm tra công nhận đạt các chuyên hiệu và chương trình theo lứa tuổi là khâu cuối của quá trình học tập và rèn luyện. Để CTRLĐV thực sự gắn với sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội ngoài việc hướng dẫn cho các em cách học, cách rèn luyện để tiếp thu kiến thức của mình và kỹ năng sống thì phải đồng thời hướng dẫn cho các em biết cách tự nhận xét, tự đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mình. Đây là hoạt động rất quan trọng trong quá trình thực hiện CTRLĐV. Các em tự đánh giá kết quả của mình, chính là động lực để các em có kế hoạch học tập và rèn luyện tiếp theo gắn với hoạt động chung của tập thể Đội. Khi thực hiện CTRLĐV, thông thường các em có đăng kí và xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện từ đầu năm học. Việc các em tự đánh giá phải là hoạt động thường xuyên và tự giác. Bởi vì, thực hiện CTRLĐV diễn ra hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi… Đầu năm học khi các em đăng ký thực hiện CTRLĐV theo lứa tuổi về các chỉ tiêu đạt được trong nội dung của chương trình gắn liền với chỉ tiêu các chuyên hiệu. Trên sở kế hoạch thực hiện và chỉ tiêu đăng ký, hàng ngày các em tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của mình đã đạt được những kiến thức và kỹ năng gì, mức độ đến đâu? Từ đó, rút kinh nghiệm, bổ sung nội dung học GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 19
  20. “Một số giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình Rèn luyện Đội viên tại trường THCS Nguyễn Du – Krông Năng” tập và rèn luyện cho ngày hôm sau. Trên cơ sở tự đánh giá hàng ngày, các em đánh giá kết quả của tuần, tháng và cả học kỳ hay một thời gian theo kế hoạch học tập, rèn luyện của mình, của chi đội đã đặt ra. b. Tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện trước tập thể Đội Sau khi tự đánh giá bản thân hàng ngày, tuần, tháng các phân đội, chi đội có sinh hoat định kỳ đội viên nên chia sẻ với tập thể những kinh nghiệm và kết quả của mình trong quá trình thực hiện Chương trình rèn luyện Đội viên. Hoạt động này sẽ giúp cho các em điều chỉnh được kế hoạch học tập rèn luyện, đồng thời có thêm kinh nghiệm của bạn bè để bổ sung cách thực hiện CTRLĐV đạt kết quả tốt nhất. Trong sinh hoạt của phân đội, chi đội tham gia góp ý cho bạn về kết quả thực hiện CTRLĐV là bước đầu trong hoạt động đánh giá, kiểm tra công nhận đội viên đạt hay chưa đạt các nội dung rèn luyện và các chuyên hiệu mà đội viên đăng ký để cho đội viên điều chỉnh kế hoạch học tập, rèn luyện của mình tiến tới cuộc kiểm tra, thi chính thức của chi đội hay liên đội. c. Kiểm tra thông qua hoạt động hàng ngày của tập thể Đội với đội viên: Các hoạt động hàng ngày của đội viên thể hiện kiến thức và kỹ năng đội viên học tập, rèn luyên đạt được. Việc kiểm tra kết quả thực hiện CTRLĐV trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của phân đội, chi đội sẽ giúp cho cho đội viên điều chỉnh hoạt động cũng như kỹ năng sống cho phù hợp với nội dung tự rèn luyện đạt kết quả tốt nhất. Việc kiểm tra thông qua hoạt động hàng ngày như như cách thắt khăn quàng đỏ, cách mặc quàn áo, các động tác tập thể dục hay tham gia văn nghệ, hoạt động chung của tập thể Đội... nhằm nhắc nhở đội viên sửa các lỗi kỹ năng, hoặc bổ sung kiến thức học tập để điều chỉnh. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, nhận xét, đánh giá, công nhận đạt các nội dung theo chương trình rèn luyện Đội viên và các chuyên hiệu trong hoạt động hàng ngày cũng trở thành việc công nhận chính thức khi chi đội và liên đội công bố cụ thể. d. Kiểm tra thông qua các môn học văn hóa theo chương trình của nhà trường: Hoạt động kiểm tra công nhận đạt các tiêu chí của CTRLĐV và chuyên hiệu thông qua các môn học văn hóa là sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động Đội và quá trình học tập của nhà trường. Khi Giáo viên Tổng phụ trách đã đưa kế hoạch, chương trình công tác Đội vào kế hoạch của nhà trường và được Ban giám hiệu nhà trường đồng ý phê duyệt thì việc triển khai thực hiện CTRLĐV sẽ là công tác chung của nhà trường, mọi giáo viên trong nhà trường đều có trách nhiệm tham gia. Người phụ trách có trách nhiệm tư vấn và cùng bàn với giáo viên các bộ môn đưa nội dung (tiêu chí) của CTRLĐV, chuyên hiệu vào môn học (như các GVTH: Nguyễn Xuân Bình Tĩnh Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2