intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7" được thực hiện nhằm khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử; góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử; tạo tâm thế và hứng thú của học sinh với phân môn Lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7

  1. 1/22 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chiếm vai trò hết sức quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là đổi mới người thầy, biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa trở thành những thông tin đơn giản, sinh động và dễ tiếp thu đối với học trò. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục với mô hình “ lấy học sinh làm trung tâm” – là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục đang ưu tiên hướng tời nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai. Thực tiễn dạy học Lịch sử hiện nay đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Song trên thực tế, môn Lịch sử vẫn có những biểu hiện sa sút cả về số lượng và chất lượng như số lượng học sinh say mê và yêu thích môn sử là rất ít, đại bộ phận học sinh và thậm chí một số giáo viên coi môn sử chỉ là ‘môn phụ’, chất lượng điểm thi môn Lịch sử những năm gần đây thấp. Bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối lớn về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới đã đặt ra những yêu cầu cao mới thực hiện được. Tuy nhiên, cách dạy hiện nay vẫn còn tình trạng “thầy đọc, trò ghi”, dạy chay, lối mòn đó đem đến sự khô khan, không thể gây hứng thú cho học sinh đối với môn học. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có phương pháp dạy học phù hợp, tạo sự yêu thích và có được không khí lịch sử thực sự trong các giờ học để thu hút học sinh. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm tăng cường chất lượng học tập đối với bộ môn Lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và được
  2. 2/22 nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng trong các tiết học. Khái niệm dạy học tích hợp theo nhóm là một trong những hình thức giảng dạy hướng học sinh vào môi trường học tập tích cực. Khi áp dụng phương pháp dạy học này, học sinh được chia theo từng nhóm nhỏ, thầy cô sẽ đưa ra từng chủ đề và việc của mỗi nhóm là cùng nhau nghiên cứu giải quyết chủ đề mà giáo viên đã đặt ra. Dạy học theo nhóm tạo điều kiện cho sự giao tiếp giữa trò và trò được thực hiện một cách triệt để, có hiệu quả nhất. Trong quá trình giao tiếp đó các em có dịp bộc lộ mình, có dịp thảo luận. Từ đó các em sẽ rút ra những điều bổ ích về kiến thức và kỹ năng để hoàn thiện mình. Phương pháp dạy học theo nhóm trước đây vẫn còn những hạn chế như: Một số học sinh không tích cực trong học tập vì thế kết quả đạt được sẽ không đồng đều. Đối với giáo viên việc tổ chức hoạt động nhóm còn nặng về hình thức, hiệu quả đạt được chưa cao. Việc thiết kế và tiến hành hoạt động nhóm trong tiết dạy Lịch sử còn mất nhiều thời gian, không đảm bảo tiến độ chương trình và việc lựa chọn những câu hỏi, vấn đề thảo luận còn chưa phù hợp. Luôn suy nghĩ làm sao phát huy tối đa tính ưu việt của phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy và học phân môn Lịch sử nên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7” 2. Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử . - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử. - Tạo tâm thế và hứng thú của học sinh với phân môn Lịch sử 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 7A, lớp 7B và lớp 7C 4. Phạm vi nghiên cứu - Năm học 2022 - 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi xin đưa ra một số phương pháp tiến hành để giải quyết vấn đề cụ thể mà bản thân tôi đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy trong năm vừa qua: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
  3. 3/22 - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm 6. Một số tiết dạy minh họa trong sáng kiến - Tiết 1, Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Tiết 4, Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - Tiết 11, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo. - Tiết 13, Bài 4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX - Tiết 16, Bài 5: Án Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX - Tiết 32, Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) - Tiết 35, Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
  4. 4/22 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Một số vấn đề chung 1.1. Cơ sở lý luận - Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – Môn Lịch sử và Địa lí của bộ giáo dục và đào tạo. - Các văn bản về đổi mới phương pháp dạy học 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua giảng dạy tôi thấy rằng phân môn Lịch sử lớp 7 rất hay và có thể áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào một số tiết dạy để các tiết dạy sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn xoá bỏ quan niệm Lịch sử khô và khó nhưng vẫn đạt được mục tiêu bài dạy. 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 2.1. Thực trạng - Về giáo viên: Hàng năm, Ban Giám hiệu nhà trường đều căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ đạo sát sao việc nâng cao chất lượng các môn học. Giáo viên giảng dạy được đào tạo, phân công theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm còn nhiều bất cập không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán. - Về học sinh: Trước khi thực hiện : Ngay từ đầu năm, tôi được phân công giảng dạy môn Lịch sử gồm lớp 7A, lớp 7B và lớp 7C. Qua sự điều tra của bản thân, qua trò chuyện, trao đổi với các đồng nghiệp trong trường, trao đổi với học sinh tôi nhận thấy chất lượng phân môn Lịch sử chưa cao do: Một là, do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp của giáo viên do đó các em không hiểu được bài, chán nản trong việc học tập bộ môn này.
  5. 5/22 Hai là, do tâm lí học sinh và cả gia đình học sinh vẫn còn xem phân môn Lịch sử là một “môn học phụ” nên không đầu tư nhiều cho việc học tập phân môn này. Ba là, do học sinh chưa có thời gian học tập đa số các em là con em của những gia đình nông dân khó khăn, một bộ phận gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, sau thời gian học tập ở trường, về nhà các em còn phải phụ giúp gia đình làm công việc nhà (như: chăn bò, trông em, nấu ăn dọn dẹp nhà cửa,…), do đó các em không đủ thời gian cho việc tự học ở nhà, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tiếp thu kiến thức trên lớp. Qua phiếu khảo sát điều tra 3 lớp 7A, lớp 7B và lớp 7C với tổng số 136 học sinh dưới nội dung sau: Trường THCS Tây Đằng Phiếu khảo sát học sinh lớp 7 – Phân môn Lịch sử (Tích dấu x vào nội dung em lựa chọn) Nội dung có Không 1. Nếu Lịch sử là môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? 4. Môn Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Tôi thu được kết quả như sau: - Câu 1. Nếu Lịch sử là môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? Có 90 học sinh chọn đáp án “Không” chiếm 66,1% - Câu 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? Có 80 học sinh lựa chọn đáp án “Không” chiếm 58,8%
  6. 6/22 - Câu 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? Có 80 học sinh lựa chọn đáp án “Không” chiếm 58,8 % - Câu 4. Môn Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Có 60 học sinh lựa chọn đáp án “Không” chiếm 44,1 %. Như vậy cần có giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh chưa yêu thích và hứng thú với phân môn Lịch sử như trên. 2.2. Giải pháp thực hiện Với thực trạng tồn tại như trên trong quá trình dạy phân môn Lịch sử lớp 7 tại trường THCS Tây Đằng, Tôi xin đưa ra một số giải pháp trong tổ chức hoạt động nhóm như sau: 2.2.1. Các hình thức, kĩ thuật chia nhóm học tập Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên sẽ tiến hành phân chia số lượng nhóm nhóm, số lượng thành viên trong nhóm. Việc chia nhóm phải đảm bảo cho học sinh được học tập thuận lợi: chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau, hay chia nhóm theo đặc điểm học sinh (Trình độ, thái độ, tính cách...) * Các hình thức nhóm cụ thể: - Chia mỗi nhóm từ 4 đến 6 hoặc 8 học sinh (nhóm lớn): loại nhóm này là để tiến hành làm các công việc với nội dung tương đối rộng và mang tính tìm hiểu kiến thức hay rèn luyện kỹ năng như các bài có nhiều câu hỏi để dẫn đến kiến thức mới. - Chia mỗi nhóm gồm 2 học sinh (nhóm nhỏ): ngồi chung một bàn, đây là phương pháp thầm thì, thường chỉ trao đổi rất nhỏ với nhau, một nhận xét, một đánh giá, hay thống nhất cách trình bày một vấn đề nào đó. Bản thân tôi thấy sử dụng nhóm 2 em trong cùng 1 bàn hoặc nhóm 4 em ngồi 2 bàn kế nhau sẽ thuận lợi trong việc di chuyển, không mất thời gian và không gây mất trật tự trong lớp. Đồng thời việc trao đổi trong nhóm thuận lợi hơn, các em được trực tiếp tham gia thảo luận về bài nhiều hơn. Nhóm ít người nên các thành viên đều phải tham gia vào hoạt động nhóm. Giáo viên có thể theo dõi học sinh trong quá trình hoạt động của nhóm dễ dàng.
  7. 7/22 *Các kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm: - Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm: Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4/5/6... (tùy theo số nhóm Giáo viên muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...). Yêu cầu các học sinh có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm. - Chia nhóm theo hình ghép: Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số học sinh muốn có là 3/4/5... Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà Giáo viên muốn có. Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. Học sinh phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. - Chia nhóm theo sở thích: Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... - Chia nhóm theo tháng sinh: Các học sinh có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. 2.2.2. Lựa chọn nội dung hoạt động nhóm Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ta phải xác định nội dung dạy học có cần phải phân nhóm hay không. Không phải bài nào, tiết học nào cũng chia nhóm. Theo tôi, những nội dung kiến thức sau đây nên tổ chức học theo nhóm: - Dạng bài học tìm hiểu về nội dung kiến thức mới.
  8. 8/22 - Dạng kiến thức Lịch sử cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khác nhau. - Dạng bài tập củng cố kiến thức. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên có thể đưa ra các tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận sâu hơn. Nên để HS trong một nhóm thay phiên nhau trình bày ý kiến của nhóm mình chứ không nhất thiết phải là nhóm trưởng, để từ đó rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt trước lớp. Giáo viên có thể gợi ý với các nhóm yếu hơn. Muốn vậy giáo viên phải nắm vững tình hình học sinh mỗi nhóm và xem xét khó khăn của mỗi nhóm, để kịp thời đưa ra biện pháp hợp lý. 2.3. Các bước tiến hành tổ chức hoạt động nhóm Trong quá trình tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm, theo tôi triển khai theo các bước sau: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trong bước này giáo viên thực hiện: Tập hợp chung cả lớp, chia nhóm. - Nói rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành trong nhóm. - Thời gian để các nhóm hoàn thành công việc. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên - Từng cá nhân độc lập hoàn thành công việc của mình hoặc trao đổi thảo luận để đi đến thống nhất trong nhóm. Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên quan sát để kịp thời giúp đỡ các nhóm nếu cần. *Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm - Cử đại diện trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. Giáo viên có thể kiểm tra bất cứ học sinh nào của nhóm để đánh giá việc hợp tác của các thành viên trong nhóm. - Có thể áp dụng một vài hình thức nhưng theo tôi hình thức quen thuộc và dễ làm đó là: Đổi phiếu học tập của các nhóm rồi nhận xét chéo (nội dung đơn giản, ngắn gọn), một nhóm báo cáo chung rồi các nhóm nêu ý kiến của nhóm
  9. 9/22 mình (đối với nội dung hoạt động nhóm có cùng một nhiệm vụ), treo đồng loạt bảng phụ của các nhóm và nhận xét chéo. - Giáo viên dành một khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện và thảo luận chung cả lớp. *Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức. - Giáo viên nhận xét hoạt động nhóm của từng nhóm: Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và hiệu quả của công việc. - Giáo viên tổng kết lại, chốt kiến thức và đưa ra vấn đề tiếp theo. 2.4. Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận - Chuẩn bị nội dung thảo luận: + Giáo viên cần chọn nội dung thảo luận phù hợp + Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem học sinh đã biết gì về chủ đề đã nêu ra. - Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà: Đây là nội dung rất quan trọng cho hoạt động nhóm trong tiết học sau có thành công hay không. Để học sinh chuẩn bị nhanh, bám sát nội dung thảo luận giáo viên phải hướng dẫn chuẩn bị ở nhà cụ thể và chi tiết. Ví dụ : Tiết 32, Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) Ở Mục 3. Tình hình kinh tế, xã hội Để học sinh có phần báo cáo đa dạng về hình thức và đầy đủ về nội dung tôi đã hướng dẫn các nhóm bằng các câu hỏi nhỏ và lắng nghe những ý tưởng của các em sau đó cùng học sinh chọn hình thức và nội dung phù hợp và sáng tạo cho phần báo cáo của nhóm mình. - Tổ chức thảo luận: + Giáo viên nên thông báo về thời gian, nội dung, công việc cụ thể của từng nhóm. + Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận nhưng nên định hướng cho các nhóm nếu đi lạc đề. Giáo viên cũng có thể tạo không khí thoải mái, khuyến khích sự tham gia
  10. 10/22 của mỗi học sinh trong thảo luận. Khi thảo luận, Giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học học sinh nói để hiểu học sinh định nói cái gì. - Tổng kết thảo luận: Giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu và cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân học sinh . 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện Để tiến hành thực nghiệm tôi đã tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 7 * Dạng bài học tìm hiểu về nội dung kiến thức mới. Ví dụ 1: Tiết 1, Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Mục 1 Nhằm giúp học sinh làm rõ được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm, nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Câu 1: Trình bày những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu Câu 2: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian thảo luận 5 phút giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Giáo viên phát phiếu đánh giá nhóm, tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị và hướng dẫn các nhóm khác nhận xét, và đánh giá kết quả hoạt động nhóm qua phiếu. (phụ lục) Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận.
  11. 11/22 Ví dụ 2: Tiết 11, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo. Mục 3. Phong trào cải cách tôn giáo - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: + Nhóm 1: Nguyên nhân bùng nổ các cuộc cải cách tôn giáo? + Nhóm 2: Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo? + Nhóm 3: Tác động của các cuộc tôn giáo đối với xã hội Tây Âu? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Ví dụ 3: Tiết 32, Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) Mục 3. Tình hình kinh tế, xã hội - Nêu và giải thích được tác dụng của các chính sách của nhà Lý đối với nền nông nghiệp nước ta. - Trình bày được những nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp, nước ta dưới thời Lý và giải thích được nguyên nhân sự phát triển đó. - Mô tả được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Lý. Ở mục 3, phần a. Tình hình kinh tế Bước 1: GV chia lớp thành 03 nhóm, nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Nhóm 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lý. Nhóm 2. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thủ công nghiệp thời Lý. Nhóm 3. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thương nghiệp thời Lý. Các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo ở nhà, lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp, sáng tạo.
  12. 12/22 Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Học sinh hoàn thành nội dung báo cáo của nhóm mình ở nhà, sẵn sàng báo cáo trên lớp. Bước 3: Đến tiết học giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Giáo viên phát phiếu đánh giá nhóm, tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị; Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động nhóm qua phiếu. (phụ lục) Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành GV nhận xét, chốt ý, GV nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận và cho điểm. Hình ảnh báo cáo thảo luận nhóm 1 Hình ảnh sản phẩm thảo luận nhóm 2 và nhóm 3
  13. 13/22 Ở mục 3, phần b. Tình hình xã hội Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi (cùng bàn), nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: phát phiếu học tập Phiếu học tập số 10 Xã hội Đại Việt thời Lý …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn hoàn thiện sơ đồ xã hội thời Lý. Em có nhận xét gì về xã hội thời Lý? Sự phân hóa được thể hiện như thế nào? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Làm việc nhóm để hoàn thiện sơ đồ và trả lời câu hỏi Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. - Gv gọi học sinh trình bày - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện.
  14. 14/22 - Giáo viên nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và kết quả Thảo luận nhóm cặp đôi * Dạng kiến thức Lịch sử cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khác nhau Ví dụ 1: Tiết 4, Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhằm giúp học sinh hiểu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Câu hỏi: Trong các hệ quả của cuộc phát kiến địa lí. Theo em hệ quả nào là quan trọng nhất. Vì sao? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn
  15. 15/22 Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Nhóm 10 - 12 học sinh Ví dụ 2: Tiết 13, Bài 4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX Ở mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh: Nhằm giúp học sinh hiểu được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 08 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Câu hỏi: Theo em, thành tựu kinh tế thời Minh – Thanh nào là nổi bật nhất? Vì sao? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn
  16. 16/22 Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. * Dạng bài tập củng cố kiến thức. Ví dụ 1: Sau khi học xong Tiết 16, Bài 5: Án Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX Bước 1: GV chia lớp thành nhóm (theo bàn) và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Hoàn thành phiếu học tập số 6. Phiếu học tập số 6 Nội dung Vương triều Vương triều Vương triều Gúp- ta Hồi giáo Đê-li Mô-gôn Giống nhau Khác nhau Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian thảo luận 5 phút GV yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Bước 4: Giáo viên nhận xét hoạt động nhóm của từng nhóm. Giáo viên chốt kiến thức và đưa ra yêu cầu tiếp theo Ví dụ 2: Sau khi học xong Tiết 35, Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 11 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay?
  17. 17/22 Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Thảo luận nhóm 4 học sinh Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên có thể đưa ra các tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận sâu hơn. Nên để học sinh trong một nhóm thay phiên nhau trình bày ý kiến của nhóm mình chứ không nhất thiết phải là nhóm trưởng, để từ đó rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt trước lớp. Giáo viên có thể gợi ý với các nhóm yếu hơn. Muốn vậy giáo viên phải nắm vững tình hình học sinh mỗi nhóm và xem xét khó khăn của mỗi nhóm, để kịp thời đưa ra biện pháp hợp lý. 3.2. Kết quả thực nghiệm Kết quả trong năm học 2022 – 2023 tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy, cũng với phiếu điều tra này
  18. 18/22 Trường THCS Tây Đằng Phiếu khảo sát học sinh lớp 7 – Phân môn Lịch sử (Tích dấu x vào nội dung em lựa chọn) Nội dung có Không 1 . Nếu Lịch sử là môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? 4. Môn Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Tôi thu được kết quả như sau: - Câu 1. Nếu Lịch sử là phân môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? Có 105 học sinh chọn đáp án “Có” chiếm 77%. - Câu 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? Có 102 học sinh lựa chọn đáp án “Có” chiếm 75%. - Câu 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài phâm môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? Có 110 học sinh lựa chọn đáp án “Có” chiếm 80,8 %. - Câu 4. Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Có 115 học sinh lựa chọn đáp án “Có” chiếm 84,5 %. Bảng thống kê kết quả học kì I Năm học 2022 – 2023 Tổng Kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp Tốt Khá Đạt Chưa đạt số HS Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % 7A 45 34 76% 11 24% 0 0 0 0% 7B 46 25 54,3% 17 37% 4 8,7% 0 0% 7C 45 18 40% 25 55,6% 2 4,4% 0 0% Tổng 136 77 56,6% 53 38,9% 6 4,4% 0 0%
  19. 19/22 Với kết quả rất khả quan trên các câu hỏi đánh giá trên phiếu thu thập thông tin và bảng thống kê kết quả học kì I bản thân tôi thấy rằng học sinh đã chủ động hơn trong giờ học, hào hứng chuẩn bị nội dung giáo viên yêu cầu và có kết quả học tập tốt hơn so với đầu năm học 2022 – 2023. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
  20. 20/22 1. Kết luận chung: Đối với phân môn Lịch sử giáo viên cần khơi dậy được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý trí tự lực, tự cường của dân tộc, là phải khắc vào trí nhớ học sinh những tình cảm cách mạng, tình yêu quê hương đất nước. Phân môn Lịch sử còn có kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên phải kể đến do giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập phân môn Lịch sử chưa đổi mới nhiều, chủ yếu cung cấp các sự kiện lịch sử, học sinh chưa hưng thú học tập. Trong các bài dạy Lịch sử giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau . Mỗi một phương pháp có tính ưu biệt và hạn chế riêng. Giáo viên cần xác định đúng trọng tâm kiến thức của giờ dạy để từ đó thực hiện “ khắc sâu” kiến thức trọng tâm. Để có thể đạt hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy Lịch sử ngoài vận dụng nhiều phương pháp, vận dụng đúng đặc trưng phương pháp bộ môn, loại hình tiết dạy, còn phải yêu cầu giáo viên có lòng nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực sư phạm, không ngừng học hỏi, nghiên cứu tìm tòi, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khẳ năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo... Trong quá trình thực hiện đề tài ở lớp tôi nhận thấy: Học sinh đã chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học sôi nổi. Các em đã có ý thức bước đầu sưu tầm, thường xuyên đến thư viện nhà trường để tìm hiểu tài liệu. Những học sinh sưu tầm tài liệu phục vụ giờ học mà phù hợp với bài học luôn được tôi động viên kịp thời. Vì vậy các em rất phấn khởi, hào hứng học tập Thảo luận nhóm là phương pháp có nhiều ưu điểm trong giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Hiện nay rất nhiều người dạy đã áp dụng phương pháp này trong quá trình dạy - học. Tuy nhiên, phương pháp này nếu thực hiện không tốt cũng bộc lộ rõ một số trở ngại. Một số người dạy lạm dụng phương pháp này dẫn đến sự nhàm chán; một số sử dụng tùy tiện, thiếu chuẩn bị, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm và kết quả là sự vô bổ, mất thời gian. Về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2