intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn Vật lí

Chia sẻ: Nguồn SKKN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp các em có ý thức trách nhiệm, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức, trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triến sự đánh giá thẩm mĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn Vật lí

  1. Trang  1  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO  VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ I. PHẦN MỞ ĐẦU     1. Lí do chọn đề tài. Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.  Ngày nay vấn đề ô nhiễm  môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn   đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề  môi trường  và bảo vệ môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu".        Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là  do các hoạt  động của con người như: phá rừng, sản xuất công – nông  nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh…  Ở  nước ta, môi trường và bảo vệ  môi trường cũng đang là vấn đề  được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngày 17 tháng 10 năm 2001  Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1363/QĐ – TTg phê duyệt  đề án: (( Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc  dân)). Ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã  ban hành chỉ thị  về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,   xác định nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục phổ thông là trang bị cho học   sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường, bảo vệ môi trường bằng hình thức  tích hợp hợp lí trong các môn học, thông qua các hoạt động dạy và học và   phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung   giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Vì vậy, để đáp ứng  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  2. Trang  2  những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác, cộng với sự giúp đỡ của  đồng nghiệp rồi viết thành đề tài này. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.     a. Mục tiêu nghiên cứu. Việc giáo dục bảo vệ  môi trường trong giảng dạy bộ  môn Vật lí  nhằm mục đích để  tất cả  các em hiểu được bản chất của các vấn đề  về  môi trường như  tính phức tạp, quan hệ  nhiều mặt, tính hữu hạn của tài  nguyên, thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ  giữa môi trường và phát triển giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia   với môi trường khu vực và toàn cầu.  Bên cạnh đó nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn  đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển   của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ  đó có thái độ, có ý  thức trách nhiệm, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây  dựng quan niệm đúng về ý thức, trách nhiệm, về giá trị  nhân cách để  dần   hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triến sự đánh giá thẩm mĩ.  Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để  nâng cao năng lực   lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí các nguồn tài   nguyên thiên nhiên, có thể  tham gia có hiệu quả  vào việc phòng ngừa và  giải quyết các vấn đề  môi trường cụ  thể  nơi sinh sống, học tập và làm  việc.  Ngoài ra tôi hy vọng đề  tài còn là tài liệu tham khảo cho việc dạy  Vật lí của giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện.      b. Nhiệm vụ nghiên cứu. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  3. Trang  3  Qua đề tài ((Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ  môn Vật lí)) làm cho học sinh hiểu được:   Về kiến thức: Khái   niệm   về   môi   trường,   hệ   sinh   thái,   các   thành   phần   môi  trường và quan hệ giữa chúng.  Nguồn tài nguyên, khai thác, sử  dụng, tái tạo tài nguyên và phát   triển bền vững. Dân số và môi trường. Sự  ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân,  hậu quả) Các biện pháp bảo vệ môi trường.  Về kĩ năng: Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với  các vấn đề môi trường nảy sinh. Có hành động bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động bảo vệ  môi trường trong gia đình, nhà  trường và cộng đồng.  Về thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tôn trọng di  sản văn hóa, bảo vệ tài sản nhà trường. Có thái độ  thân thiện với môi trường, quan tâm thường xuyên  với môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ  nguồn nước, không khí, bảo vệ  cây xanh, giữ  gìn môi trường   xanh, sạch, đẹp. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  4. Trang  4  Ủng hộ và chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,  phê phán hành vi gây hại cho môi trường. 3. Đối tượng nghiên cứu         Đề  tài nghiên cứu: Tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường  trong dạy   học Vật lí được áp dụng trong các tiết dạy  ở  học sinh khối lớp 9 trường   THCS  4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.        Đề  tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường trong dạy học bộ  môn  Vật lí” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối  tượng học sinh khối lớp 9 5. Phương pháp nghiên cứu  Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của   các   đồng  nghiệp,  thông  qua  tham  khảo  sách   báo,  các  thông  tin   đại  chúng.   Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình  môi trường ở  địa phương, thảo luận phương án xử lí.  Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích,   tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.  Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về  giáo dục bảo vệ  môi   trường trong các môn học nói chung và trong môn vật lí nói riêng.  Tham khảo SGK, SGV, lớp 9 của nhà xuất bản Giáo dục.  Thăm dò ý kiến của học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm.  So sánh chất lượng giờ dạy, lực học của học sinh khi chưa áp dụng đề  tài với khi đã áp dụng đề tài. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  5. Trang  5  II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.     a. Cơ sở pháp lí: Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục   và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo   vệ   môi   trường   2005.   Căn   cứ   quyết   định1363/QĐ­TTg   của   Thủ   tướng  Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào  hệ  thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ  quyết định 256/2003/QĐ­TTg của  Thủ  tướng Chính phủ  về  việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ  môi trường  Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định bảo vệ  môi  trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế ­ xã  hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  6. Trang  6  Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT­ BGD & ĐT ngày 01­8­2006 về nhiệm  vụ  trọng tâm giáo dục phổ  thông. Chỉ  thị  40 ­ CT/TW của ban bí Trung  ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và   cán bộ quản lí giáo dục. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Đăk  Lăk, của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Cưmgar, của trường THCSv   năm học 2011 – 2012.     b. Cơ sở lí luận: Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế  – xã hội trong những năm qua  đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy  nhiên sự  phát triển kinh tế  chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ  môi  trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống  của loài người. Chính vì vậy bảo vệ  môi trường là vấn đề  sống còn của   nhân loại và của mỗi quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu   biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai  trò của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường,   yêu quý tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành  động trước vấn đề môi trường nảy sinh.     c. Cơ sở thực tiễn.  Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử  dụng không hợp lí  các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị  ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô  nhiễm không khí, hiệu  ứng nhà kính, nguồn nước bị  ô nhiễm, rừng bị  suy  giảm…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để  tích hợp giáo dục bảo   ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  7. Trang  7  vệ  môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề  quan trọng và cần thiết   nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ  về môi trường  và kĩ năng bảo vệ  môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó  tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. 2. Thực trạng.     a. Thuận lợi ­ khó khăn.  Thuận lợi. Tôi được phân giảng dạy học sinh khối lớp 9 nên công tác giáo  dục bảo vệ môi trường, trường học có nhiều thuận lợi về  sự  hiểu biết về môi trường của học sinh. Chương   trình   “xanh­   sạch­   đẹp”   được   nhà   trường   đưa   vào  danh mục thi đua từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp bằng các   công việc hàng ngày như: trồng cây, chăm sóc cây trồng, chậu  cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Được khai thác các nội dung giáo dục môi trường trong các  môn học khác như: Hóa học, Ngữ  văn, Sinh học, Lịch sử, Địa   lý, Giáo dục công dân và Công nghệ.  Diện tích quy hoạch sân chơi nhà trường được bê tông hóa,  trồng nhiều cây xanh đã cho bóng mát. Nhà trường có bể  nước vệ  sinh cho học sinh, trong quá trình  vệ  sinh trường lớp có hố  đổ  rác cho học sinh. Khu rác thải  được bố trí đổ riêng ở một vị trí khác, phát động thường xuyên  phong   trào   vệ   sinh   trường   lớp   vệ   sinh   nơi   công   cộng,   nhà  trường phân công địa điểm vị trí rõ ràng.  Khó khăn: ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  8. Trang  8  Đồ  dùng dạy học cho việc giáo dục bảo vệ  môi trường hầu   như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay. Chưa được đào tạo chuyên sâu về  nghành này, trong chương  trình học việc giáo dục bảo vệ  môi trường cũng chỉ  sơ  lược  mang tính chất thông báo. Thông tin về giáo dục và bảo vệ môi trường cũng đã có nhưng   chưa có biện pháp sử lý kịp thời và có hiệu quả. Mặt tiền nhà trường chưa quy hoạch được vẫn nằm sau đất và  nhà  ở  của dân. Hàng quán trước cổng nhà trường quá nhiều  dẫn đến học sinh tham ăn hàng với số  lượng quá đông cộng   với ý thức bảo vệ  môi trường còn hạn chế  nên các em vô tư  xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.     b. Thành công ­ hạn chế.  Thành công Làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn, tận dụng các  cơ  hội để  giáo dục bảo vệ  môi trường trên cơ  sở  đảm bảo  kiến thức cơ bản của môn học, tính lôgic của nội dung, không  làm quá tải về kiến thức và tăng thời gian thực hiện bài học.  Đã khai thác được tình hình thực tế môi trường của địa phương  và nhà trường.  Tạo cho học sinh tính chủ động tích cực, sáng tạo, tự giác tham  gia vào quá trình học tập. Tạo cơ  hội cho học sinh phát hiện các vấn đề  môi trường và  tìm hướng giải quyết vấn đề  dưới sự  hướng dẫn và tổ  chức   của giáo viên.  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  9. Trang  9  Học sinh tham gia có hiệu quả  vào các hoạt động bảo vệ  môi  trường của môi trường học tập và của địa phương. Vận động phụ  huynh học sinh tặng cây cảnh cho nhà trường,   vận động chi đội, chi đoàn phát động phong trào thi đua tạo   quang cảnh môi trường trong nhà trường.  Hạn chế. Việc bố trí cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu môi trường còn  quá ít, các chuyên gia về môi trường hầu như không có để mời  nói chuyện. Quy hoạch của nhà trường không hợp lý, trường đóng trên địa  bàn gần chợ, phía trước cổng trường có quá nhiều hàng quán,  do đó việc bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn.     c. Mặt mạnh ­ mặt yếu.  Mặt mạnh.  Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên nghành,  là cách tiếp cận liên môn và xuyên bộ môn.  Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội,  trong đó có học sinh.  Lồng ghép giữa kiến thức bộ  môn với kiến thức bảo vệ  môi  trường một cách hài hòa. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ  cây xanh và trồng cây  xanh trong nhà trường và gia đình. Hướng được sự  quan tâm của các em tới môi trường để  từ  đó  biết cách bảo vệ môi trường. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  10. Trang  10   Mặt yếu: Vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết khi còn một số không  ít học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ   ơ  đối với việc  bảo vệ môi trường.  Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi đã đề  cập đến các biện  pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn  chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự  gần gũi với đời sống thực tế học sinh.     c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. Việc giảng dạy  ít đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ  môi  trường. Do điều kiện phục vụ  dạy học, cơ  sở  vật chất trang thiết bị  còn  thiếu, tài liệu, sách báo cho giáo viên và học sinh tham khảo chưa được   phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh. Kĩ năng sử  dụng các phương tiện phục vụ  việc dạy học hiện đại   của giáo viên còn hạn chế. Như việc áp dụng công nghệ thông tin để giảng  dạy, sưu tầm các tư liệu , tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường ...  3. Giải pháp, biện pháp.     a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc  sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp thì trước hết cần đưa học   sinh đến những vấn đề  gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em.  Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần  thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học.      b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  11. Trang  11  Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoái  nghiêm trọng. Nguyên nhân do sự  phát triển mạnh mẽ của các ngành công  nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm  nghiêm trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo  vệ môi trường như trên sẽ không đem lại hiệu quả, học sinh sẽ không hiểu   biết về  tác động của môi trường đối với loài người, như  thế  sẽ  làm môi   trường ngày càng mất cân bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc  sống con người. Để cho nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có   hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp tích hợp như sau: Phương pháp 1: Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết   phục. Hiện nay với sự  phát triển mạnh mẽ  của công nghệ  thông tin, việc  tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là  một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung  và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn   những hình  ảnh sinh động,  ấn tượng phù hợp với yêu cầu để  đưa vào bài  giảng. Phương pháp 2:  Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy nội dung   tích hợp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học sẽ phát huy cao tính   trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi  không chỉ  cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành  ở  học  sinh thái độ  trước các vấn đề  về  môi trường, điều này sẽ  đạt được hiệu  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  12. Trang  12  quả  cao khi các em được chứng kiến những hình  ảnh về  thực trạng cũng  như hậu quả của ô nhiễm môi trường.      c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Các giải pháp, biện pháp trên được thực hiện qua các tiết dạy trên  lớp trong bộ môn Vật lí 9 trường THCS. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng. Sử dụng các   phương pháp dạy học tích cực.  Sử  dụng các hình thức tổ  chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với các đặc trưng  của môn học, trình độ  học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy  học cụ thể của trường, của địa phương. Thiết kế  và hướng dẫn học sinh thực hiện thông qua các dạng câu   hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn sử dụng các   thiết bị dạy học, các giờ thực hành…     d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giác của học  sinh trong học tập và tham gia các hoạt động thực tiễn giáo dục bảo vệ môi   trường. Nhằm góp phần cải thiện môi trường  ở  nhà trường và địa phương.  Hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng các kiến thức đã học vào giải   quyết các vấn đề thực tiễn giáo dục bảo vệ môi trường. Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực tiễn giáo dục bảo  vệ môi trường với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù  hợp, tạo niềm vui và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. Giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  13. Trang  13      e . Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.  Chuẩn bị nội dung trước mỗi bài dạy. Trước hết giáo viên tìm hiểu vấn đề  cần tích hợp, chọn lựa chủ  đề  thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học. Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể  yêu cầu học   sinh:  Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Học sinh tự  đưa ra biện pháp bảo vệ  môi trường hoặc giáo  viên đưa ra để học sinh tìm hiểu. Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của   các em. Ví dụ 1: Trong bài (( Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây  dẫn –  Vật lí 9)) . Tôi dã chọn chủ đề khai thác: (( Điện trở của dây dẫn là  nguyên nhân làm tỏa nhiệt trên dây. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là vô  ích, làm hao phí điện năng. Mỗi dây dẫn làm bằng một chất xác định chỉ  chịu được cường độ dòng điện xác định. Nếu sử dụng dây dẫn không đúng  cường độ  dòng điện cho phép có thể  làm dây dẫn nóng chảy, gây ra hỏa  hoạn và những hậu quả môi trường nghiêm trọng)) Biện pháp khắc phục: ((Để  tiết kiệm năng lượng, cần sử  dụng dây  dẫn có điện trở  suất nhỏ. Ngày nay, người ta đã phát hiện ra một số  chất   có tính chất đặc biệt, khi giảm nhiệt độ  của chất thì điện trở  suất của  chúng giảm về  giá trị  bằng không (siêu dẫn). Nhưng hiện nay việc  ứng   dụng vật liệu siêu dẫn vào trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, chủ  yếu do các vật liệu đó chỉ  là siêu dẫn khi nhiệt độ  rất thấp (dưới 0 0C rất  nhiều) )) ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  14. Trang  14  Ví dụ  2: Trong bài (( Truyền tải điện năng đi xa –  Vật lí 9)) . Tôi dã  chọn chủ đề khai thác: ((Việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống các   đường dây cao áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp  ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện năng lớn. Ngoài ưu điểm trên, việc   có quá nhiều các đường dây cao áp cũng làm phá vỡ cảnh quan môi trường,  cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho người khi chạm phải đường dây  điện)) Biện pháp khắc phục:  ((Đưa các đường dây cao áp xuống lòng đất  hoặc đáy biển để giảm thiểu tác hại của chúng))      Giáo dục tư tưởng học sinh: Đường dây cao áp có điện áp rất lớn nên  rát nguy hiểm vì vậy các em không được chơi ở gần các đường dây cao áp   như thả diều, trèo lên cột điện …  Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để  tích  hợp Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng.  Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu  lựa chọn không phù hợp sẽ  làm cho bài dạy bị  đứt quãng và xa rời trọng  tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ  lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ  vừa đạt  được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.  Ví dụ 3: Khi dạy bài 28. Động cơ điện một chiều – Vật lí 9. Vị  trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được nguyên tắc cấu tạo và  hoạt động của động cơ điện một chiều. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  15. Trang  15  Khi động cơ điện một chiều hoạt động, tại các cổ góp (chỗ đưa điện  vào roto của động cơ) xuất hiện các tia lửa điện kèm theo không khí có mùi   khét. Các tia lửa điện này là tác nhân sinh ra khí NO, NO2, có mùi hắc. Sự  hoạt động của động cơ  điện một chiều cũng  ảnh hưởng đến hoạt động   của các thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng điện) và gây nhiễu các   thiết bị vô tuyến truyền hình gần đó. Biện pháp bảo vệ môi trường: Thay thế các động cơ điện một chiều  bằng động cơ  điện xoay chiều. Tránh mắc chung động cơ  điện một chiều  với các thiết bị thu phát sóng điện từ. Ví dụ 4: Khi dạy bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng – Vật lí 9. Vị  trí tích hợp:  Sau khi học sinh nắm  được hiện tượng tia sáng  truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy  khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc  xạ ánh sáng. Các khí NO, NO2, CO, CO2 ... khi được tạo ra sẽ  bao bọc Trái Đất.  Các khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia   nhiệt trở  lại mặt đất. Do vậy chúng là những tác nhân làm cho Trái Đất  nóng lên. Tại các đô thị lớn việc sử dụng kính xây dựng đã trở thành phổ biến.  Kính xây dựng ảnh hưởng đối với con người thể hiện qua:  + Bức xạ  Mặt Trời qua kính (Bên cạnh hiệu  ứng nhà kính, bức xạ  Mặt   Trời còn nung nóng các bề  mặt các thiết bị  nội thất, trong khi đó các bề  mặt nội thất luôn trao đổi nhiệt bằng bức xạ với con người).  + Ánh sáng qua kính: Kính có  ưu điểm hơn hẳn các loại vật liệu khác là  lấy được trực tiếp các ánh sáng tự nhiên, đây là nguồn sáng phù hợp với thị  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  16. Trang  16  giác con người. Chất lượng ánh sáng trong nhà được đánh giá qua độ  rọi  trên mặt phẳng làm việc, để  có thể  nhìn rõ chi tiết vật làm việc. Độ  rọi   không phải là càng nhiều càng tốt. Ánh sáng dư  thừa sẽ  gây ra chói dẫn  đến sự  căng thẳng, mệt mỏi cho con người khi làm việc, đây là ô nhiễm  ánh sáng. Biện pháp khắc phục là giảm thiểu  ảnh hưởng của kính xây dựng:  mở  cửa thông thoáng để  có gió thổi trên mặt kết cấu do đó nhiệt độ  bề  mặt sẽ  giảm, dẫn đến nhiệt độ  không khí giảm. Có biện pháp che chắn   nắng hiệu quả khi trời nắng gắt. Giáo dục tư tưởng học sinh: Các phòng học ở trường ta có cửa kính  làm cho chúng ta  ấm áp về mùa lạnh nên các em phải  bảo vệ tài sản nhà   trường không ném các vật rắn vào kính làm vỡ  kính. Khi có gió mạnh các  em phải cố  định cửa không làm gió đẩy cánh cửa làm cửa đập vào tường  gây vỡ kính. Để hạn chế ánh nắng quá gắt vào phòng học trường ta đã sử  dụng các rèm che cửa, các em không được níu kéo và đu rèm gây đứt khuy  và rách vải...  Đặc biệt nếu ai không biết hiện tượng khúc xạ  ánh sáng họ  thường  ước lượng độ sâu của nước. Các em cần lưu ý khi tập bơi, vì qua con mắt  của chúng ta đáy hồ  ao, sông ngòi, suối, bể  chứa nước ... hình như  nông   hơn gần 1/3 độ sâu thực của nó. Nếu tin vào độ sâu nhìn thấy đó các em có   thể sẽ gặp nguy hiểm. 4. Kết quả  thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu Qua quá trình tổ  chức triển khai thực hiện chuyên đề  trên tôi nhận  thấy rằng học sinh yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn tăng lên rõ  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  17. Trang  17  rệt, số  học sinh khá giỏi tăng. Cụ  thể  học kì I năm học 2011 – 2012 chất   lượng bộ môn Vật lí tăng hơn so với cùng kì năm trước là 10,6%, học sinh   yếu kém giảm.  Tuy nhiên việc quan trọng nhất là hầu hết tất cả các học sinh đều có  ý thức tự  giác bảo vệ  môi trường xung quanh, làm cho khuôn viên trường   THCS trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  1. Kết luận: Giáo dục môi trường trong các trường học cần phát triển hơn nữa  xứng đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người  phát triển toàn diện, vì học sinh các trường THCS là những học sinh còn  nhỏ  ý thức tự  giác của các em chưa cao, nhận thức còn hạn chế, nên để  nâng dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi   từ  những việc làm rất nhỏ, rất cụ  thể từ  biết giữ  gìn vệ  sinh chung, biết   thu gom rác bỏ  vào nơi quy định, biết chăm sóc bảo vệ  cây xanh… chắc   chắn cùng với sự  lớn dần của các em, các em sẽ  ý thức ngày càng rõ về  môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường. Trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học  sinh các biện pháp bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy, việc học sinh được  tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các   em học tập sôi nổi, chủ  động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong   việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa   ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và một điều quan trọng mà tôi   nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  18. Trang  18  tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn các em đã tạo cho môi trường của nhà  trường ngày càng trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. 2. Kiến nghị:     a. Kiến nghị với nhà trường Mua thêm nhiều tài liệu về giáo dục và bảo vệ môi trường để  giáo viên có thêm nhiều tư liệu để  tích hợp vào quá trình giảng dạy. Chọn   giáo viên dạy mẫu về chủ đề này.     b. Kiến nghị với địa phương Địa phương cần có kế  hoạch bố  trí các bảo vệ  cho các nhà trường  để học sinh khi trồng cây các em có ý thức bảo vệ không phá cây đã trồng. Vận động, tuyên truyền các ban, nghành, đoàn thể  và nhân dân có ý  thức và bảo vệ  môi trường. Không chặt phá rừng bừa bãi và có kế  hoạch   xây dựng nơi đổ  rác thải, nước thải cho đảm bảo công tác vệ  sinh môi  trường cho nhân dân nhất là các chất thải vô cơ khó tiêu. Giải phóng các hộ  dân cư  trước mặt tiền của nhà trường, làm việc   với các hộ  kinh doanh trước khu vực nhà trường về  việc cam kết giữ  gìn  vệ sinh.  c. Ngành giáo dục Cần tăng cường kiểm tra đánh giá các trường thường xuyên về  công  tác bảo vệ môi trường các trường học. Coi công tác vệ sinh môi trường là  một trong các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các nhà trường. Các cấp lãnh đạo có kế hoạch cấp thêm cho trường đầu chiếu để tạo   điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử. ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  19. Trang  19  Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức học tập chuyên đề “Phương pháp  tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường” và chuyên đề  “Sử  dụng tiết kiệm  năng lượng có hiệu quả” đối với bộ môn Vật lí. Cưmgar, ngày 02 tháng 4 năm 2012 Người viết                          PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 1. Đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Chủ   tịch   Hội   đồng   khoa   học  trường Hiệu trưởng  2. Đánh giá của Hội đồng khoa học ngành …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
  20. Trang  20  …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………     Chủ tịch Hội đồng khoa học  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ́ ̣ ̉ vệ môi trường trong môn Vật li THCS 1. Giao duc bao  ́   ( Nhà xuất bản giáo dục)  2. Phương pháp dạy học vật lí  ( Nhà xuất bản giáo  dục )  3. Sách giáo khoa, sách giáo viên vật lí 9 ( Nhà xuất bản giáo dục )  4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục   (Nhà xuất bản giáo dục)  5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dụcTHCS môn vật lí  (Nhà xuất bản giáo dục )  6. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh  (Nhà xuất bản giáo dục)  7. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2011­2012 của PGD huyện  ===================================================================== = Đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ môn vật lí – Gv:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2