intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy Chương III Gia công cơ khí của môn Công nghệ 8

Chia sẻ: Convetxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

44
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài muốn khẳng việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Trung học cơ sở là cần thiết. Giáo dục môi trường vào giảng dạy Chương III Gia công cơ khí của môn Công nghệ 8 chính là hành trang cho các em học sinh bảo vệ cho mình và người thân, bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy Chương III Gia công cơ khí của môn Công nghệ 8

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG III GIA CÔNG CƠ KHÍ CỦA MÔN CÔNG NGHỆ 8 Lĩnh vực: Công nghệ Cấp học: Trung học cơ sở Năm học 2016-2017
  2. PHỤ LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................... 3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 7 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................ 7 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ........................................... 7 5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ................................................... 7 5.1. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 7 5.2. Kế hoạch naghiên cứu: .............................................................................. 7 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................. 8 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ .................................................................. 8 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ...................................................................... 9 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. .. 11 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................................... 22 III. KẾT LUẬN ………………………………………………………………...24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 23
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, môn Công nghệ lớp 8 trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật, Cơ khí, Kĩ thuật điện. Trên tinh thần giáo dục tổng hợp và hướng nghiệp, với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi địa phương cũng như trên cả nước. Trong đó, ngành cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi sâu rộng lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới - công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và vũ trụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ cơ khí chế tạo vẫn được chú trọng . Cùng với sự gia tăng của công nghệ hiện đại, máy móc, thiết bị trong đời sống của mỗi gia đình cũng như trong từng doanh nghiệp sản xuất, vai trò của nhóm ngành cơ khí theo đó cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn Ngày 11 tháng 4 năm 2014, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và chủ trì Hội nghị. Thực hiện Chiến lược này, trong hơn 10 năm qua, ngành Cơ khí Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển, từng bước hội nhập với
  4. ngành Cơ khí thế giới. Các lĩnh vực như: Sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất xe máy; chế tạo thiết bị cơ khí thủy công; chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện; công nghiệp hỗ trợ... đều có những bước phát triển và đạt kết quả tích cực. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 227.911 tỷ đồng (tăng 6 lần so với giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí đạt được năm 2000); năm 2013, ước đạt 251.185 tỷ đồng. Về xuất nhập khẩu, năm 2012, giá trị xuất khẩu cơ khí đạt 12,1 tỷ USD; năm 2013 đạt 13,18 tỷ USD. Đến nay, hệ thống chính sách để phát triển ngành Cơ khí đã được ban hành tương đối đầy đủ. Nhìn lại 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả trong phát triển ngành cơ khí. Giá trị của cơ khí chế tạo, xuất khẩu liên tục tăng; sức cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu không ngừng được nâng lên. Bộ giáo dục đã đưa phần Cơ khí vào giảng dạy trong môn Công nghệ ở trường Trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới. Nhằm hình thành sớm ở học sinh những kĩ năng cơ bản của ngành cơ khí và giúp các em có thêm định hướng cho nghề nghiệp sau này. Thế nhưng nội dung phần cơ khí trong sách giáo khoa Công nghệ 8 còn khô khan và còn nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và kiến thức học chưa mang lại niềm hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó trang thiết bị giảng dạy của nhiều trường còn lạc hậu, thiếu thốn, không có phòng thực hành riêng cho học sinh. Đặc biệt nội dung phần gia công cơ khí thì còn khô khan, nhàm chán và xa rời thực tế vì học sinh không được tiếp xúc cũng như thực hành. Mà đi song song với sự phát triển của ngành cơ khí thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vẫn đề nan giải và cần định hướng và giáo dục cho học sinh càng sớm càng tốt.
  5. Hiện nay kim loại ở dạng phế liệu, phế thải trong nước ta còn hàng chục vạn tấn nằm rải rác ở khắp các địa phương. Kim loại màu gồm các loại đồng, chì, nhôm... ở trong động cơ điện, biến thế điện, các chi tiết xe, máy, tàu thuyền nhẹ, bình ắc quy hỏng, vỏ đạn các loại, xác máy bay. Kim loại đen ở các loại máy, các loại pháo, xe tăng, tàu, thuyền, cầu cống hư nát, trong đó có một khối lượng lớn thép không rỉ, hợp kim có độ bền vật liệu cao,v.v... Các nhà máy sản xuất thép đang ngày đêm thải ra môi trường một lượng chất thải, phế thải lớn. Các chuyên gia môi trường nhận định, nếu tất cả các dự án thép được cấp phép và triển khai đúng cam kết thì đến năm 2020, ngành thép sẽ thải ra 174 triệu tấn CO2 và lúc đó, riêng ngành thép sẽ “giáng” lên đầu mỗi người dân Việt Nam thêm 1,5 tấn khí CO2”. Theo tính toán, sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5-1 tấn xỉ, 10.000m3 khí thải, 100kg bụi. Rất nhiều các chất ô nhiễm như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim... thải ra môi trường. Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài nguyên liệu chính là thép phế, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ như hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò. Quá trình sản xuất thép sinh ra các chất thải khí, rắn và tiếng ồn. Trong một số trường hợp, nước làm mát không được tuần hoàn tuyệt đối cũng phát thải ra môi trường. Các kim loại nặng như Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,... thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác. Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá. Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi
  6. lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản. Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh này. Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...). Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ. Nếu thu hồi, phân loại, chế biến tốt các phế thải từ ngành cơ khí sẽ tạo ra một khối lượng hàng hoá khá lớn phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Ngoài ra, có thể thu được hàng chục vạn tấn nguyên liệu cho ngành luyện kim; tạo điều kiện cho hàng vạn lao động có công ăn việc làm và có thể xuất khẩu được hàng chục triệu đô-la. Theo Sở Công Thương Hà Nội, để xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, thành phố Hà Nội cần một khoản kinh phí 1.350 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phố cần 750 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm… Giai đoạn 2021 - 2030 cần 600 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác. Từ những thành quả mà ngành cơ khí đạt được và lợi ích của nó mang đến cho con người đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế cho nước nhà. Và những hậu quả của quá trình sản xuất cơ khí đưa đến cho con người và môi trường. Tôi càng mong muốn đưa giáo dục môi trường vào những bài
  7. giảng môn Công nghệ nói chung và nội dung phần gia công cơ khí nói riêng. Nên tôi lựa chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy Chương III Gia công cơ khí của môn Công nghệ 8”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài muốn khẳng việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Trung học cơ sở là cần thiết. Giáo dục môi trường vào giảng dạy Chương III Gia công cơ khí của môn Công nghệ 8 chính là hành trang cho các em học sinh bảo vệ cho mình và người thân, bảo vệ lá phổi xanh của trái đất. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Giáo dục môi trường cho học sinh Trung học cơ sở thông qua những bài học của chương III Gia công cơ khí môn Công nghệ 8. - Đối tượng học sinh trường Trung học cơ sở A 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp vấn đáp gợi mở. 5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 5.1. Phạm vi nghiên cứu: - Học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở A. 5.2. Kế hoạch nghiên cứu: - Rút kinh nghiệm những năm giảng dạy môn Công nghệ 8 nói chung và chương III Gia công cơ khí nói riêng. Và dựa vào xu thế phát triển của kinh tế - xã hội trong nước và thế giới. - Dựa vào sự hứng thú và yêu thích của học sinh đối với môn học và từng bài học cụ thể. - Tìm tòi thêm kiến thức, học hỏi bạn bè đồng nghiệp. - Lồng ghép giáo dục môi trường vào từng bài học phù hợp của chương III Gia công cơ khí.
  8. - Tổng hợp kiến thức, kĩ năng làm phong phú thêm bài học, nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường sự hứng thú, yêu thích môn học cho học sinh. II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẶC CẢI TIẾN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngành cơ khí đã và đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của đất nước. Nhưng thực trạng sản xuất cơ khí ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, tự phát. Tập trung ở các làng nghề khu công nghệp nhỏ. Các làng nghề chủ yếu là sản xuất thủ công, với thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm "cha truyền con nối". Khu vực làng nghề nằm xen kẽ với các khu dân cư. Hầu hết các làng nghề đều chưa có quy hoạch, kế hoạch đầu tư, quản lý, xử lý các nguồn thải về lâu dài cũng như trước mắt. Theo điều tra của cơ quan chức năng, gần 50% số làng nghề thải ra môi trường các chất thải dạng ô nhiễm điển hình; trong đó có nước thải chưa qua xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân. Ý thức bảo vệ môi trường của các hộ, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn yếu nên tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng. Ở nhiều làng nghề tình trạng ô nhiễm được đánh giá là hết sức nghiêm trọng, điển hình là các làng nghề cơ khí đúc Vân Chàng, Đồng Côi (Nam Trực). Nhiều làng nghề sử dụng lượng lớn các hoá chất như axít, sút, dung dịch mạ, dung môi hữu cơ, sơn màu (HCL, Andehyt, Axeton, Phenol, Xyclohecxan)... rất độc hại đối với môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gây viêm đường hô hấp, dị ứng, bệnh ngoài da bệnh phụ khoa. Ô nhiễm môi trường đang đe dọa sức khoẻ người dân, dù địa phương đã có dự án đẩy khí thải lên cao và dồn nước thải nguy hại vào hồ sinh học. Làng nghề chuyên sản xuất hàng cơ khí, đúc, mạ tẩy - mỗi tháng sử dụng khoảng 300 tấn than và 112,5 tấn hoá chất các lại như axít, sút, Cr CaC2.Theo điều tra của ngành y tế, tuổi thọ trung bình của người dân không vượt quá 55. Làng nghề tái chế nhựa có gần 600 lao động tham gia làm nghề. Hiện, làng nghề này vẫn chưa có bể chứa, chôn lấp chất thải rắn, trong khi ô nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động. Các hộ và cơ sở sản xuất sử dụng bình quân mỗi tháng 140 tấn dầu, gần 100 kg hoá chất các loại. Hoặc làng nghề chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dù đã có bể chứa chất thải tập trung, nhưng kết quả phân tích cho thấy môi trường nơi đây đang ô nhiễm
  9. nghiêm trọng, với các thông số COD, BOD5, tổng N (T-N) đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến 2,6 lần, trong khi các mẫu P (T-P) vượt từ 9-11,9 lần, thông số NH3 vượt từ 1,29 đến 7,1 lần. Tại nhiều làng nghề khác, dù được quan tâm đầu tư xử lý nước thải, song ô nhiễm vẫn ở mức lo ngại, do các làng nghề sử dụng nhiều than và hóa chất độc hại. Tại làng nghề chuyên sản xuất hàng sơn mài, đồ thờ, mây tre đan xuất khẩu có gần 70% số hộ tham gia làm nghề. Hệ thống cống thu gom nước thải và thoát nước cơ bản đã được đầu tư nhưng chưa thực sự đảm bảo, môi trường vẫn đang là vấn đề nổi cộm. Tỷ lệ người dân mắc các bệnh về phổi, ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh mắt tăng cao. Các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường tương lai là chủ nhân của đất nước. Chúng ta mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn, một nước Việt Nam xanh, sạch, đẹp hơn. Thì ngay từ khi các em còn nhỏ ý thức bảo vệ môi trường trở thành tác phong sống, phóng cách sống của mỗi em học sinh. Muốn vậy thì mỗi bài học của các em giáo viên lồng ghép những kiến thức môi trường phù hợp dần dần sẽ hình thành ở các em những nếp sống tốt tích cực với môi trường. Sau này các em trưởng thành tham gia vào hoạt động sản xuất. Những tình trạng ô nhiễm môi trường đang tồn tại sẽ được chính các em tìm cách khắc phục. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Môn Công nghệ theo khái niệm của học sinh là môn phụ nên học sinh không chú ý nhiều và đầu tư cho môn học. Khi tôi bắt đầu vào nghề thì tôi thực sự buồn vì học sinh không chú ý và có thái độ khinh thường khi học môn Công nghệ. Bài vở học sinh còn không ghi chép đầy đủ và khi học không mấy hứng thú. Tôi rất muốn thay đối suy nghĩ và cách học của học sinh. Muốn vậy thì mỗi tiết dạy của tôi đều được đầu tư kĩ lưỡng và mỗi năm tôi lại bổ sung thêm những kiến thức mới cập nhập theo sự phát triển của đất nước và thế giới. Quan trọng nhất những kiến thức khi đưa ra phải gần gũi với học sinh, kích thích học sinh tìm tòi thêm tri thức mới. Đặc biệt môn Công nghệ có nhiều bài học còn khô khan và nội dung học sinh chưa được làm quen trong cuộc sống. Nên mỗi bài học cần đưa nội dung đến với học sinh một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất. Với nhưng bài học đó nếu giáo viên đưa ra những hình ảnh minh họa hay đoạn video thì học sinh dễ dàng hiểu kiến thức mới nhanh hơn. Và có một cách cũng rất hiệu quả đó là
  10. Tích hợp giáo dục môi trường vào những bài học phù hợp thì hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên rất nhiều. Chương III Gia công cơ khí là một chương học sinh ít hứng thú nhất trong chương trình học của môn Công nghệ 8. Các bài trong chương này xa vời với các em học sinh. Mà điều kiện để các em đi thăm quan thực tế các nhà máy sản xuất thì chưa thực hiện được. Các em không được tiếp xúc hay quan sát nhiều đến các đồ dùng sử dụng trong ngành cơ khí hay được thao tác làm việc trên các máy công cụ này. Các em chỉ học những lý thuyết trống rỗng nên gây nhàm chán rất nhanh. Trường học chưa có phòng học thực hành riêng cho môn học nên việc chuẩn bị và giảng dạy của giáo viên gặp khó khăn hơn. Ở trường học các bộ môn cũng đã chú trọng đến vấn đề giáo dục môi trường vào giảng dạy. Đó là điều kiện thuận lợi vì học sinh đã rèn luyện kĩ năng học tập tìm tòi và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Sau 3 năm làm việc tuy chưa phải là dài nhưng tôi đã đúc kết thêm được nhiều kinh nghiệm để đưa những bài học gây hứng thú cho học sinh. Nhưng hằng ngày tôi vẫn chứng kiến những học sinh của mình còn xả rác bừa bãi, những khu tập thể, đường phố, dòng sông… vẫn phải chịu sự vô trách nhiệm của con người. Nó thôi thúc tôi không ngừng để đưa những bài học về môi trường vào mỗi tiết học. Không phải bài học nào cũng tích hợp được giáo dục môi trường vào giảng dạy. Tích hợp vào bài nào, phần nào là cả nghệ thuật và sự khéo léo tinh tế của giáo viên. Có những bài chúng ta đưa hình ảnh, có bài đưa doạn video hay đơn giản chỉ là những câu chuyện nhỏ của giáo viên cũng mang đến hiệu quả rất lớn. Trường tôi có 5 lớp 8, mỗi lớp có đặc thù riêng và khả năng tiếp thu cũng khác nhau. Nên khi áp dụng vào từng bài tôi cũng phải chú ý đến từng lớp từng đối tượng cụ thể. Trong các lớp tôi dạy có 2 lớp là lớp 8A2 và 8A4 các em học sinh rất tích cực và nhanh nhẹn khi tham gia học tập. Mỗi khi tôi áp dụng biện pháp mới ở hai lớp này đều nhận được sự hợp tác và hứng thú của học sinh. Còn các lớp còn lại tôi cần phải dạy chậm lại và đưa biện pháp mới học sinh tiếp thu chậm hơn. Hiệu quả sau mỗi tiết dạy cũng ít hơn. Vì có khi các em nghe đó xây dựng bài đó nhưng hành động của các em thì vẫn chưa đúng. Tôi lại phải tìm những phương pháp và kiến thức bổ sung phù hợp
  11. cho từng lớp cụ thể để mỗi giờ lên lớp học sinh hứng thú học tập và ham muốn tìm tòi thêm kiến thức. Và những nội dung tích hợp giáo dục môi trường của tôi mang đến cho học sinh những bài học hay bổ ích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi học sinh. Các em sẽ mang kiến thức học được về tuyên truyền và nhắc nhở những người thân và bạn bè của mình. 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chương III Gia công cơ khí gồm 6 bài học trong 4 tiết. Mỗi bài đưa đến cho học sinh nhưng nội dung khác nhau và phong phú. Theo “Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn công nghệ, cấp trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo” Bài 19: Thực hành vật liệu cơ khí không dạy. Khi dạy bài, mục 1, 2 giáo viên lấy ví dụ các vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại minh họa. Bài 20: Dụng cụ cơ khí không dạy b)thước cặp Bài 21 + 22: Cưa và đục kim loại. Dũa và khoan kim loại không dạy phần II bài 21+22 ghép nội dung phần I bài 21+22 dạy trong một tiết Bài 23: Thực hành đo và vạch dấu không bắt buộc nhưng nhóm giáo viên giảng dạy môn công nghệ thấy sự cần thiết của bài học nên thống nhất vẫn đưa nội dung bài học vào giảng dạy và rèn kĩ năng cơ bản của gia công cơ khí cho học sinh. Áp dụng cụ thể vào một số bài Bài 18: Vật liệu cơ khí Bài với nội dung kiến thức nhiều một tiết học 45 phút đã khó khăn để học sinh tìm hiểu hết các nội dung. Tôi đã tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở phần 2) Vật liệu phi kim loại. Vì thời gian ngắn nên hình ảnh đưa ra cũng phải được chắt lọc kĩ càng để mang lại hiệu quả cao. Do đó tôi đã chọn hình ảnh sau:
  12. CHẤT DẺO VỚI MÔI TRƯỜNG Kèm theo câu hỏi: ? Em cho biết tác hại của phế thải chất dẻo đến môi trường. ? Em đề suất biện pháp gì để giảm ô nhiễm môi trường từ rác thải. Sau đó cho học sinh thỏa sức đưa ra các biện pháp khắc phục. Tôi nhấn mạnh đến một biện pháp mà ngày nay con người đang nỗ lực hướng tới đó là tận dụng tái chế phế thải của ngành cơ khí nói riêng và các ngành trong sản xuất nói chung và mong muốn học sinh tuyên truyền về gia đình và cộng đồng không vưt rác bừa bãi, phân loại rác thải và sử dụng các sản phẩm sinh học an toàn và dễ phân hủy. Khơi sự sáng tạo của học sinh biến những sản phẩm phế thải của sinh hoạt trở thành những tác phẩm nghệ thuật và những vật dụng có ích.
  13. Bài 20: Dụng cụ cơ khí Với tính chất bài học khô khan nội dung về các dụng cụ cơ khí đơn giản. Học sinh dễ nhàm chán, thời gian cho nội dung chính của bài không quá nhiều nên tôi sử dụng một số hình ảnh và thông tin để học sinh hiểu rõ về những việc làm mà con nguời tưởng chừng nó vô hại nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Trong những hình ảnh tôi đưa hầu hết liên qua đến gia công khí và những hoạt động thường nhật của con người. Những thông tin và con số của tôi đưa ra đáng để học sinh suy nghĩ và tìm hiểu thêm sau đó có biện pháp bảo vệ môi trường riêng đối với cương vị là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
  14. Đãi vàng là hiểm họa lớn nhất trong danh sách. Người dùng thủy ngân để đãi vàng không những gây hại cho chính bản thân và gia đình mà còn đầu độc những làng mạc gần đó khi chất độc này thoát ra môi trường. Khoảng 15 triệu người phải hứng chịu tác hại của thủy ngân được sử dụng để đãi vàng. Kim loại nặng và chất hữu cơ từ sản xuất công nghiệp thâm nhập vào người do dùng nước này để nấu ăn hay tưới cây trồng.
  15. Tất cả các giếng đào vào nước ngầm đều có thể bị nhiễm độc. Ngoài ra, nước ngầm nhiễm độc còn có thể chảy ra sông hay hồ. Đốt than, củi, mùn cưa để nấu ăn, sưởi, chiếu sáng là nguyên nhân chủ yếu tạo ra độc tố trong nhà. Do không thoáng khí, những gian phòng dùng than, củi hay phân để nấu ăn chứa nhiều khói độc, dẫn đến các bệnh ở đường hô hấp, ung thư phổi. Hơn một nửa dân số thế giới nấu ăn bằng than và củi, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ở phía nam châu Phi. Theo báo cáo, than củi khiến 3 triệu người chết mỗi năm và gây nên 4% ca bệnh trên thế giới.
  16. Vấn đề lớn nhất của khai thác mỏ là phế liệu chứa chất độc gây tác hại đến nông nghiệp và nước trong vùng. Môi trường bị ô nhiễm nặng trong lúc nấu chảy kim loại: Khí SO2, NO, hơi độc và kim loại nặng bị thải ra môi trường xâm nhập vào trong cơ thể theo đường hô hấp.
  17. Phế liệu phóng xạ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, từ ung thư cho đến tử vong. Nước thải không qua xử lý gây ra những bệnh như dịch tả, thương hàn, lỵ, viêm gan. WHO dự tính hằng năm có khoảng 1,5 triệu người chết vì nước thải không xử lý.
  18. Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh đường hô hấp và tuần hoàn. WHO dự tính mỗi năm có khoảng 865.000 người chết do ô nhiễm không khí là nguyên nhân trực tiếp gây ra. Ắc quy thường được chuyên chở sang các nước nghèo. Ở đó chì được tái sinh bằng phương tiện thô sơ. Nó gây nhiều hậu quả đến sức khỏe như rối loạn tăng trưởng, hỏng gan, thiểu năng trí tuệ… Hay tôi có thể lựa chọn những hình ảnh ô nhiễm môi trường quen thuộc để giáo dục môi trường cho học sinh . Khi đưa ra hình ảnh tôi muốn học sinh của mình tìm ra nhưng biện pháp để khắc phục. Hướng tới môi trường lớp học, trường học của chúng ta xanh, sạch, đẹp. Những con đường đẹp hơn khi không có rác ở khắp nơi.
  19. Một số hình ảnh hướng học sinh tới những hành động đúng. Và những việc làm biến những vật tưởng chừng vô chi thành những đồ dùng xinh xắn và hữu ích.
  20. Đối với một số bài tôi tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy bằng chính những hành động chưa đúng của học sinh ngay tại lớp, hay bằng những câu chuyện đời thường. Có khi tôi cho học sinh đóng kịch ngắn 3 đến 5 phút. Ví dụ1: Tình huống học sinh xả rác tại lớp tôi cho học sinh nhặt lên và để trên bàn giáo viên. ? Cả lớp cho biết vật cô thu được trong lớp ta hôm nay là gì. ? Nó có lợi hay có hại. Học sinh tha hồ phân tích và tôi hướng học sinh vào bài học vì hầu hết những sản phẩm chúng ta đang dùng đều la sản phẩm của nghành cơ khí. Tôi luôn hướng học sinh theo hai chiều hướng là: - Nếu không sử dụng được thì để gọn gàng theo đúng nơi quy định. - Có thể dùng nó thành một sản phẩm có ích, giúp giảm gánh nặng khi ngày càng nhiều chất thải của ngành cơ khí bị đẩy ra môi trường. Ví dụ 2: Tôi xây dựng một tình huống: “Hôm nay, trên đường đi làm cô gặp bạn nữ nhìn rất xinh, ăn mặc đẹp và đang uống cốc capuchino ngon lành. Nhưng khi uống hết bạn nữ đó ném ngay xuống lòng đường mà cô nhìn thấy thùng rác chỉ cách đó vài mét. ? Cả lớp mình cùng phân tích tình huống này và nếu các em gặp tình huống này sẽ xử lý như thế nào. Các em sẽ cùng nhau phân tích tình huống và tự rút ra bài học cho mình và quan trọng hơn các em còn học cách góp ý với người khác để cùng chung tay bảo vệ môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2