Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học chương “Tuần hoàn” - Sinh học 8
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là mở rộng kiến thức và vận dụng tốt các kiến thức khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt bài tập có liên quan gây thêm hứng thú học tập, để rồi ngày một yêu thích bộ môn Sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học chương “Tuần hoàn” - Sinh học 8
- 1Phần mở đầu: 1.1Lý do chọn đề tài: Ngày nay khi Công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập là một vấn đề tất yếu. Hiện nay đồ dùng dạy học đã hư hỏng, do đó người giáo viên biết cách ứng dụng CNTT, biến thành công cụ hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công việc và mục đích dạy học. Để một tiết dạy thành công và thu hút sự chú ý của các em học sinh cần phải có các hình ảnh, thí nghiệm mà việc làm bằng thủ công thì rất khó nhưng nếu biết ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm Powerpoint, ... vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng và có hiệu quả góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Phòng GDĐT “ Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học” tôi nhận thức được rằng việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực, hiệu quả trong nhà trường. Như vậy, một trong những hướng để đổi mới Phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Mặt khác trong quá trình thực hiện giảng dạy các bài dạy ở chương này, giáo viên thường gặp phải một số khó khăn liên quan đến đồ dùng dạy học nên để dạy một tiết học thành công lại càng khó, vì vậy cần tạo ra cho các em sự thích thú học tập. Để làm được điều đó thì phải áp dụng Công nghệ thông tin, vì vậy tôi đã chọn đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học chương “Tuần hoàn” Sinh học 8 . Qua đây nhằm mục đích giúp các em khắc sâu, mở rộng kiến thức và vận dụng tốt các kiến thức khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt bài tập có liên quan gây thêm hứng thú học tập, để rồi ngày một yêu thích bộ môn Sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. 1
- * Điểm mới của đề tài: Hiện nay đồ dùng dạy học hư hỏng vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là rất cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Ứng dụng CNTT thay thế cho các thí nghiệm , các tranh ảnh, bảng biểu…Hình ảnh sinh động gây hứng thú học tập cho học sinh. 1.2Phạm vi áp dụng đề tài: Hiện này ứng dụng CNTT vào dạy học là một việc làm cần thiết đối với giáo viên, Đề tài này áp dụng đối với chương tuần hoàn môn sinh 8 và áp dụng cho bộ môn sinh nói chung và có thể áp dụng cho các môn học khác như: Địa, sử, lý, hóa,... 2Phần nội dung 2.1Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: aThuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. Hiện nay trường đã trang bị máy tính, màn hình tivi, đường truyền internet. Giáo viên cũng đã được tập huấn về ứng dụng CNTT trong dạy học, học sinh thường xuyên tiếp xúc với công nghệ thông tin qua bộ môn tin học. Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chống của khoa học hiện đại. Các phương tiện hiện đại sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với phần khó giảng, những kiến thức phức tạp. Các phần mềm dạy học có thể thực hiện thí nghiệm ảo, sẽ thay thế giáo viên giảng dạy, tăng tính năng động cho người học. Sử dụng CNTT vào dạy học, phương pháp dạy học thay đổi và tạo điều kiện cho giáo viên học tập thường xuyên để nâng cao trình độ. b. Khó khăn: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đến nay không còn mới mẽ, những cũng chưa hẵn đã được sử dụng thường xuyên, một vài giáo viên còn e dè , ngại ngần, sử dụng CNTT trong dạy học. Nguyên nhân 1 số giáo viên đã ăn 2
- sâu cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó trình độ tin học trong giáo viên chưa đồng đều. Cùng với đó trang thiết bị máy móc để phục vụ dạy học còn thiếu. Đứng trước những khó khăn này nếu người thầy không yêu nghề, không có sự lao động sáng tạo thì khó đưa CNTT vào giảng dạy. Xuất phát từ tình hình thực tế học môn sinh học của học sinh Trường THCS hiện nay do điều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, đối tượng học sinh đa số là con em nông thôn, khả năng tiếp thu bài một số em còn chậm. Đặc biệt khi nghiên cứu chương “Tuần hoàn” trong chương trình Sinh học 8 các em gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc do kiến thức khó, trừu tượng, chủ yếu khai thác kiến thức bài mới trên kênh hình. Để học sinh dễ tiếp thu bài và gây hứng thú học tập thì áp dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. 2.2 Các giải pháp thực hiện: 2.21. Giáo viên cần có một số yêu cầu cần thiết khi làm giáo án điện tử Trong năm học qua giáo án điện tử được sử dụng rộng rải, thực sự phổ biến trong các nhà trường song hiệu quả, không khí học tập mà nó mang lại khác hẳn so với phương pháp truyền thống. Thực tế để một tiết dạy có hiệu quả thì người dạy cần phải: Có một kiến thức nhất định về sử dụng máy tính. Biết sử dụng phần mềm trình diễn power point. Biết cách truy cập Internet và biết cách tải các tư liệu có liên quan về bài học. Biết cách chỉnh sữa hình ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh. Biết cách kết nối, cách trình chiếu và cách sử dụng máy. Nếu chúng ta chỉ nghe thì có vẻ rất phức tạp nhưng nếu muốn sử dụng công nghệ thông tin thì bắt buộc chúng ta phải nắm vững những yêu cầu trên. Tùy từng môn học mà các yêu cầu đặt ra khác nhau. Đối với bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học 8 đặc biệt đối với chương “Tuần hoàn” đa số kiến thức bài mới đều được khai thác từ tranh do vậy việc sử dụng Công nghệ thông tin sẽ giúp cho các em dễ khai thác kiến thức và tiếp thu bài học hiệu quả hơn. 2.2.2. Giáo viên nắm các bước khi thực hiện giáo án điện tử. 3
- Hiện tại một số giáo viên đã áp dụng giáo án điện tử trong các giờ dạy trên lớp. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã có hiệu quả hay chưa? Nếu chưa thì áp dụng như thế nào là đúng. Điều tôi muốn nói ở đây là các bước khi thực hiện một giáo án điện tử. B1: Lựa chọn những nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide . theo trình tự bài giảng. B2: Phân chia nội dung cần đưa vào slide thành các phần nhỏ sao cho mỗi phần có thể trình bày gọn trong mỗi slide. B3: Lựa chọn đối tượng có thể minh họa cho bài giảng. B4: Chuẩn bị các minh họa nội dung: văn bản, hình ảnh, mô hình mô phỏng, âm thanh… bằng các công cụ phần mềm khác. B5: Sử dụng MicrrosoftPowerPoint để tích hợp các nội dung trên vào slide. B6: Quy định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi Slide B7: Viết thông tin giải thích cho mỗi slide. B8: Trình diễn thử, chỉnh sữa và sử dụng. 2.2.3. Biết cách áp dụng phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học. Khi dạy chương “Tuần hoàn” kiến thức trừu tượng, rất khó đối với học sinh lớp 8, vì vậy trong quá trình giảng dạy bản thân thường sử dụng giáo án điện tử. Trong quá trình sử dụng, để có 1 tiết dạy thành công tôi sử dụng phương pháp hỏi đáp tìm tòi kết hợp phương pháp quan sát, tổ chức hoạt động nhóm. Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật trình bày 1 phút. Nhìn chung các em rất tò mò và muốn khám phá vì vậy tiết học vui vẻ, sinh động có phần hấp dẫn các em. Ví dụ minh họa TIẾT 17 BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1 Kiến thức Trình bày cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng 4
- Trình bày được chu kì hoạt động của tim ( nhịp tim, thể tích/ phút) 2 Kỹ năng Rèn kỹ năng: + Tư duy suy đoán, dự đoán. + Tổng hợp kiến thức. + Vận dụng lý thuyết tập đếm nhịp tim lúc nghĩ và sau khi hoạt động. 3 Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu. 4. Các năng lực cần hướng tới Năng lực hợp tác Năng lực giải quyết vấn đề Năng quan sát II CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC Trực quan Hỏi đáp tìm tòi Dạy học theo nhóm Trình bày 1 phút Động não IIIPHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV HS Tivi, máy tính Sách, vở , phiếu học tập IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức:(1P) 2.Kiểm tra bài cũ: (3P) ? Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng của mỗi thành phần đó? ĐVĐ: Chúng ta đã biết tim có vai trò quan trọng, đó là co bóp đẩy máu. Vậy tim phải có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đẩy máu đó. 3. Bài mới (34P) 5
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động I: Tìm hiểu cấu tạo của tim (11p) I.Cấu tạo của tim GV trình chiếu tranh hình dạng vị trí của tim GV yêu cầu HS quan sát và hỏi: Tim nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? Tim có hình dạng như thế nào? HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung. 1) a.Vị trí, hình dạng GV nhận xét và chốt lại kiến thức Vị trí: Tim nằm trong lồng ngực giữa hai lá phổi, hơi lệch sang trái. GV: Tim nằm giữa 2 lá phổi, vậy nó có cấu tạo Hình dạng: Hình chóp, đỉnh ngoài như thế nào , chúng ta chuyển sang phần phía dưới ,đáy phía trên. 2. GV trình chiếu tranh màng tim và hướng dẫn cho HS quan sát lớp màng bên ngoài. 2) b.Cấu tạo ngoài a Màng tim bao bọc bên ngoài tim ? Tim của chúng ta được bao bọc bên ngoài là gì? Bao bọc bên ngoài là màng Màng tim cấu tạo bằng loại mô gì? tim, cấu tạo bằng mô liên kết. 6
- 4: Củng cố: (5p) GV trình chiếu cho HS chơi trò chơi: ô chữ kì diệu GV phổ biến luật chơi: ô chữ gồm 7 hàng ngang tương ứng với 7 câu hỏi .Mỗi học sinh được chọn 1 hàng tương ứng với câu hỏi. Nếu trả lời đúng sẽ có 1 từ trong ô chữ kì diệu hiện ra. Trả lời ít nhất được 5 câu mới được đoán ô chữ. 7. M êi chu k×co gi· n cña tim kÐo dµi mÊy gi©y? 6. Lí p ngoµi cï ng cña ®éng m¹ ch vµ tÜnh m¹ ch ® î c cÊu t¹ o bëi lo¹ i m« nµo? 5. Ng¨ n tim nµo cã 1 §1 é2 N 3 G 4 M5 ¹6 C 7 H 8 thµnh dµy nhÊt? 2 N 1 H 2 3 Ü T 4 H 5 Ê 6 T 7 4.Chu k×co gi· n cña tim gåm 3 c1 ¬2 t3 I m 4 5 mÊy pha? 4 B 1 A 2 3 P H 4 a5 5 t1 © 2 m 3 t4 h 5 Ê 6 7 T t8 r9 10 ¸ 11 i 6 m 1 «2 l3 i 4 ª5 n 6 K 7 Õ 8 t9 7 T 1 ¸2 M 3 G 4 5 I ¢6 Y 7 1. Lo¹ i m¹ ch nµo cã thµnh dµy nhÊt? 2. Lo¹ i van nµo gióp m¸ u ch¶y theo mét chiÒu tõ t©m nhÜxuèng t©m thÊt? 3. Lo¹ i c¬ nµo cÊu t¹ o nªn thµnh cña tim? 5: Hướng dẫn về nhà: (2p) Học và làm các bài tập sách giáo khoa. Chuẩn bị trước bài:” Vận chuyển máu qua hệ mạch – Vệ sinh hệ tuần hoàn” Phiếu học tập số 1 : So sánh đặc điểm và chức năng các loại mạch Nội dung Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Thành cơ ................................. ................................. ................................. thể ................................. ................................. ................................. 7
- Lòng mạch ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. Chức năng ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. 2. Đáp án phiếu học tập: So sánh cấu tạo và chức năng các loại mạch Nội dung Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Thành cơ Gồm 3 lớp: Biểu Gồm 3 lớp: biểu Thành mỏng chỉ gồm thể bì, lớp cơ trơn và bì, cơ trơn và mô một lớp tế bào lớp mô liên kết liên kết mỏng hơn dày hơn tĩnh mạch động mạch Lòng hẹp hơn Lòng rộng hơn Lòng hẹp. Lòng mạch tĩnh mạch động mạch Có van một Nhỏ và phân nhánh Đặc điểm Không có van chiều nơi máu nhiều. khác phải chảy ngược chiều trọng lực. Thích hợp với Thích hợp với Thích hợp với chức chức năng dẫn chức năng thu năng trao đổi chất với Chức năng máu đi nuôi cơ máu từ các cơ từng tế bào. thể với vận tốc quan về tim với cao và áp lực lớn. vận tốc và áp lực nhỏ. 3. Kết quả: Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS trong những năm qua tôi nhận thấy : Trước đây, cùng với những lí do về nhận thức là đồ dùng dạy học không được trang bị đầy đủ, không được hiện đại, tối ưu hoá vì thế, với những bài giảng có nội dung kiến thức khá dài và rất trừu tượng như bài: “Tim và mạch 8
- máu”, để triển khai đầy đủ các mục, nhất là để khai thác kỹ các phần trọng tâm, giáo viên thường rất khó thực hiện được trong một đơn vị thời gian chỉ là một tiết. Phương pháp dạy học thường được các giáo viên áp dụng cho các bài có nội dung kiến thức dài và khó, lại trừu tượng như bài “Tim và mạch máu” này chủ yếu là theo phương pháp cũ: truyền thụ kiến thức theo một chiều. Học sinh vì thế thường không có hứng thú học tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài mới rất thấp. Hiện nay, nhờ áp dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các bài giảng, tôi đã dễ dàng hơn rất nhiều khi đổi mới các phương pháp dạy học và đã thu được một số kết quả nhất định như: Chất lượng 2 lớp khảo sát ban đầu: (Kết quả đối chứng) TT Môn/ SLH Giỏi Khá TB Yếu Kém lớp S SL % SL % SL % SL % SL % Sinh8A 44 8 18.2 12 27.3 17 38.6 7 15.9 0 0 Sinh8B 45 10 22.2 12 26.7 17 37.8 6 13.3 0 0 Khối 8 89 18 20.2 24 30.0 34 38.2 13 14.6 0 0 Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tại trường THCS tôi khảo sát lớp 8A thu được kết quả như sau: TT Môn/ lớp SLH Giỏi Khá TB Yếu Kém S SL % SL % SL % SL % SL % Sinh8A 44 13 29.5 14 31.8 15 34.1 02 4.5 0 0 Không áp dụng đề tài này khảo sát chất lượng lớp 8B thu được kết quả như sau: TT Môn/ SLH Giỏi Khá TB Yếu Kém lớp S SL % SL % SL % SL % SL % Sinh8B 45 9 20,0 10 22.2 19 42,2 7 15.6 0 0 Như vậy so sánh kết quả đối chứng tôi nhận thấy: Lớp 8A: Tỉ lệ học sinh xếp loại Giỏi tăng 5 học sinh chiếm tỉ lệ 11.4% Tỉ lệ học sinh xếp loại Khá tăng 2 học sinh chiếm tỉ lệ 4.5% Tỉ lệ học sinh xếp loại Tb giảm 2 học sinh chiếm tỉ lệ 4.5% 9
- Tỉ lệ học sinh xếp loại Y giảm 5 học sinh chiếm tỉ lệ 11.4% Lớp 8B: Tỉ lệ học sinh xếp loại Giỏi giảm 1 học sinh chiếm tỉ lệ 2.2% Tỉ lệ học sinh xếp loại Khá giảm 2 học sinh chiếm tỉ lệ 4.4% Tỉ lệ học sinh xếp loại Tb tăng 2 học sinh chiếm tỉ lệ 4.4% Tỉ lệ học sinh xếp loại Y tăng 1 học sinh chiếm tỉ lệ 2.2% + Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới và làm được các bài tập có ở chương “ Tuần hoàn’ + Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài học. Từ chỗ nhiều em không thích học môn Sinh học nay đã trở thành những học sinh rất ham mê học môn Sinh học, các em hào hứng tham gia các tiết học, bài học và vì thế hiệu quả giờ giảng không ngừng được nâng lên. + Các giờ dạy của tôi theo phương pháp này đã được các đồng nghiệp dự giờ đánh giá cao. + Trong những năm học vừa qua đội tuyển học sinh giỏi liên tục đạt được giải cao trong các hội thi học sinh giỏi cấp huyện: Năm học 2010 2011: Số học sinh tham gia dự thi 6 em, số h ọc sinh đạt giải 5 em Xếp thứ nhất đồng đội môn sinh 8. Năm học 20122013 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em, xếp thứ nhất đồng đội. Năm học 20122013 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em, xếp thứ nhất đồng đội. Năm học 20132014 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em, xếp thứ nhất đồng đội. Năm học 20152016 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 2 em, xếp thứ nhất đồng đội. Năm học 20172018 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em, xếp thứ nhất đồng đội. 10
- Năm học 20182019 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 3 em, xếp thứ ba đồng đội. 3Phần kết luận 3.1Ý nghĩa của đề tài: Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng Công nghệ thông tin .Với những hình ảnh trực quan sinh động mà chính xác, ứng dụng CNTT vào dạy học đã làm cho giờ học trở nên cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều. Do phải trình bày trên Word nên không thể hiện được hết hình động rất trực quan và sinh động ở bài “ Tim và mạch máu” này nếu trình bày trên Power point thì rất sinh động. Không những thế, nhờ phần lớn các kiến thức khó và trừu tượng đã được chúng ta thể hiện qua các sidle nên chúng ta có thể tiết kiệm được tối đa thời gian thuyết trình không cần thiết để tập trung vào khai thác, mở rộng, đào sâu các kiến thức trọng tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề, nhằm phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong soạn giảng nâng cao hiệu quả giảng dạy nhờ sự hổ trợ của hình ảnh, âm thanh làm cho giờ dạy sinh động hơn. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế cần lưu ý một số điểm sau: Không nên lạm dụng Công nghệ thông tin, ứng dụng Công nghệ thông tin không có nghĩa là chúng ta không cần sử dụng bảng, phấn. Phần trình chiếu chỉ là phương tiện hổ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, phần ghi bảng của thầy mới là kiến thức cơ bản trọng tâm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức. Cần bố cục trình diễn hợp lí về cỡ chữ, màu nền, màu chữ. Thông thường nên dùng nền sáng và chữ màu tối Không nên lạm dụng các hiệu ứng hiển thị điều này gây mất tập trung cho học sinh vào nội dung bài học Không nên diễn giải quá nhanh, khi lựa chọn hình ảnh đưa ra phải phù hợp với nội dung của bài. 11
- Việc soạn giáo án, lựa chọn phương tiện dạy học, tổ chức dạy học phải mang một phong cách riêng, tuyệt nhiên không có giáo án khuôn mẫu mà phải phụ thuộc vào từng kiểu bài để thiết kế cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. 3.2Kiến nghị, đề xuất Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, từ đó chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị như : phòng học, hệ thống màn hình tivi, máy chiếu đồng thời khuyến khích, động viên để giáo viên đầu tư thiết kế bài giảng bằng Công nghệ thông tin theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Khi giảng dạy giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí vui vẻ, năng động trong lớp học, tránh tình trạng nhồi nhét. Phải kết hợp tốt các phương tiện dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên có thể vận dụng đề tài này trong tất cả các tiết dạy ở tất cả các bộ môn. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi xin được đóng góp vào ngành nhằm nâng cao hơn nữa kĩ năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 12
- 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng Scratch vào giảng dạy lập trình cho học sinh trung học cơ sở
14 p | 243 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công cụ Quizizz và Azota vào dạy học và kiểm tra để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong Tiếng Anh THCS
37 p | 76 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng trò chơi tương tác trong bài dạy môn Hóa bậc THCS để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
13 p | 92 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ
36 p | 40 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 174 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán lớp 9 -THCS
29 p | 71 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác, phát triển một vài ứng dụng từ một bài tập số học 6
16 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8
21 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Âm nhạc 7 trường THCS Vạn Phúc
18 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
13 p | 18 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
36 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8 ở trường PTDT Nội Trú THCS và THPT
17 p | 108 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Sinh học
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Địa lí 9
24 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS
27 p | 38 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng hệ thức Vi-ét để ôn luyện thi vào 10
15 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn