Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS" được thực hiện với mục tiêu tạo hứng thú học tập để nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS;đề xuất các giải pháp giúp học sinh phát triển tư duy toán học; cuốn hút học sinh cùng thi đua học tập một cách hăng say.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
- 1 SÁNG KIẾN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS A. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Trường THCS thị trấn Yên Ninh có đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình với công tác giảng dạy, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém. Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh. - Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, hiện đại đáp ứng cho yêu cầu dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều em có ý thức học tập tốt, có ý chí vươn lên, có tinh thần ham học hỏi. 2. Khó khăn - Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hứng thú với việc học tập bộ môn Toán, biểu hiện qua việc: - Học tập một cách thụ động, thiếu phương pháp và động cơ học tập, chưa tích cực, chủ động tham gia vào quá trình tự tìm tòi lĩnh hội kiến thức; - Rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng. Với mong muốn tạo hứng thú học tập để nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS tôi đã tìm tòi và áp dụng thành công một số giải pháp về: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS” B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm a) Khi ôn tập hoặc kiểm tra kiến thức của học sinh giáo viên thường: + Củng cố lí thuyết. + Cho bài tập áp dụng.
- 2 + Gọi học sinh bảng trình bày. Giáo viên chữa bài và nhận xét. Với phương pháp dạy học này thì: Giáo viên là chủ thể, thuyết trình, chuyển tải kiến thức cho học sinh và học sinh là khách thể: nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách hình thức và thụ động, thường học và áp dụng một cách máy móc. Học sinh chưa phát huy được khả năng tự học và tự tìm tòi khám phá tri thức mới ... Đặc biệt là trong những thời điểm thiên tai, dịch bệnh học sinh không thể đến trường thì ý thức tự giác, tự học của học sinh chưa cao. b) Khi kiểm tra trắc nghiệm: Hiện nay, hình thức kiểm tra trắc nghiệm rất phổ biến trong nhiều môn học. Thi trắc nghiệm đặc biệt hiệu quả khi được sử dụng cho các bài thi trên diện rộng và kiến thức chuẩn hóa. + Giáo viên in đề phát cho học sinh. + Học sinh làm vào giấy bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, hoặc viết chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Tuy nhiên, để giúp học sinh quen với phương pháp làm bài, biết vận dụng kiến thức, có kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian nhất định và đạt được kết quả cao thì việc ôn tập theo hình thức này khá vất vả với giáo viên khi không có máy chấm bài trắc nghiệm. - Mất nhiều thời gian tổng hợp kết quả. - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên giấy thường thấy khô khan, khó nhớ và ít hứng thú. - Kích thước phòng học nhỏ, khoảng cách giữa các học sinh gần nên học sinh có thể nhìn được bài của nhau. 2. Giải pháp mới cải tiến: Để khắc phục được những vấn đề mà giải pháp cũ chưa làm được. Tôi đưa ra các giải pháp mới cải tiến sau: Giải pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các trò chơi.
- 3 Trò chơi Toán học là trò chơi mà trong đó chứa đựng yếu tố Toán học. Nó có thể là trò chơi được kết hợp cả vận động lẫn trí tuệ. Học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia các hình thức tổ chức của trò chơi Toán học nhằm khắc sâu kiến thức và gây hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó các em yêu thích môn học và tăng khả năng tự học khám phá tri thức. Về mục đích trò chơi Toán học có thể là: - Trò chơi khởi động, nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. - Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng. - Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khóa. Về quy trình thực hiện trò chơi Toán học: + Giáo viên (hoặc giáo viên cùng học sinh) lựa chọn trò chơi. + Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. + Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh. + Chơi thử (nếu cần thiết). + Học sinh tiến hành chơi. + Đánh giá sau trò chơi. + Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Ưu điểm khi thực hiện trò chơi Toán học: + Là phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh. + Tạo được không khí vui vẻ và hứng thú học tập cho học sinh. + Học sinh tiếp thu bài học một cách tích cực và tự giác. + Giúp thay đổi hình thức hoạt động và thái độ học. + Tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức. + Giúp học sinh phát triển tâm lí, ý thức đạo đức, có kỹ năng hoạt động nhóm tôn trọng kỷ luật của nhóm và có tinh thần đồng đội… + Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong mọi tình huống. + Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi. + Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học
- 4 sinh, giữa giáo viên với học sinh. - Trong thực tế tôi đã sử dụng một số trò chơi trong tiết dạy học Toán như: Trò chơi: “Em tập làm thủ môn”, trò chơi “Bí mật trong quả bóng ”, trò chơi “Ô chữ”, trò chơi “Rung chuông vàng”, ……….. Ví dụ 1: Tạo không khí hào hứng trước giờ học bài giải hệ phương trình bằng phương pháp thế: tôi tổ chức trò chơi “Em tập làm thủ môn”. Ví dụ 2: Trò chơi “Bí mật trong quả bóng” Ví dụ 2: Trò chơi “Bí mật trong quả bóng”
- 5 Ví dụ 3: Để tạo hứng thú học tập ôn tập với thời lượng 2 tiết tôi tổ chức trò chơi cho các em dưới hình thức “Rung chuông vàng” Mục đích - Rèn luyện cho các em tính tập thể, nhanh nhẹn, khẩn trương khi làm toán. - Cuốn hút học sinh cùng thi đua học tập một cách hăng say. Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị nội dung cho cuộc thi. - Các em mang bảng, phấn. Luật chơi: Trò chơi gồm 20 câu hỏi. Thời gian chuẩn bị cho mỗi câu là 20 giây. Các thí sinh tham gia chơi viết câu trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi thi đấu và trả lời câu tiếp theo. Nếu trả lời sai thì thí sinh bước ra khỏi bàn, xuống ngồi phía cuối lớp tham gia trả lời các câu hỏi tiếp theo, nếu chưa đến câu cuối mà học sinh bị loại hết thì thí sinh nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ được trở về vị trí thi tiếp. Thí sinh còn lại cuối cùng là người chiến thắng.
- 6 Giải pháp 2: Sử dụng phần mềm PLICKERS biến việc kiểm tra bài cũ và ôn tập kiến thức trở nên nhanh gọn và thú vị. Plickers – một công cụ giúp tổ chức ôn tập và kiểm tra trắc nghiệm trong lớp học một cách hiệu quả và thú vị. Chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh và lớp học có máy tính kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy. Thẻ của mỗi học sinh tương ứng là mã của em đó, 4 cạnh của thẻ có mã là 4 đáp án A, B, C, D. Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ cạnh có chữ đó lên trên. Sau khi tạo lớp học trên Plickers, giáo viên vào danh sách học sinh của lớp theo số thứ tự. Plickers tự động đặt số thẻ cho học sinh. Giáo viên sẽ phát thẻ cho mỗi em theo đúng mã số. (Tối đa mỗi lớp 40 học sinh). Khi đó giáo viên dùng máy điện thoại để quét đáp án của học sinh trên thẻ và tự động nạp vào hệ thống. Sau khi học sinh trả lời bộ câu hỏi, Plicker có phần hiển thị điểm (Score sheet) tổng hợp kết quả của học sinh rất nhanh và ngay lập tức hiện trên màn hình máy tính.
- 7
- 8
- 9
- 10 Đối với lớp nhỏ hoặc ít học sinh thì nên in bộ thẻ cỡ nhỏ cho gọn, nếu lớp lớn hoặc đông học sinh thì dùng bộ thẻ cỡ lớn sẽ dễ đọc hơn. Một bộ thẻ có thể sử dụng được cho nhiều lớp. Một lớp và danh sách tạo ra có thể dùng cho nhiều môn, nhiều bộ câu hỏi. Sau đó giáo viên tạo các bộ câu hỏi (có thể copy hoặc chụp lại từ file WORD hay POWERPOINT có sẵn) và đánh vào ô các phương án lựa chọn. Chọn khảo sát, trắc nghiệm hoặc câu hỏi đúng/sai. Khi tổ chức ôn tập trắc nghiệm, tùy theo câu hỏi mà giáo viên dành thời gian phù hợp cho học sinh nhẩm hoặc nháp nhanh để tìm câu trả lời của mình. Lợi ích của Plickers. - Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng hợp theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kết quả theo xếp hạng từ cao đến thấp (giáo viên có thể khen thưởng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất để động viên các em thi đua học tập). - Có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào còn chưa tốt và có biện pháp bổ sung kiến thức cho các em. Giáo viên chọn những câu nào học sinh sai nhiều nhất để chữa trước cho các em. - Dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng học sinh tại trang web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, các em cũng rất hào hứng và có ý thức học tập, bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn II. Hiệu quả đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: Khi chưa ứng dụng CNTT vào ôn tập kiểm tra thì giáo viên sẽ phải phô tô bài cho học sinh làm, sau đó giáo viên chấm.
- 11 Năm học 2020-2021 trường THCS thị trấn Yên Ninh với 4 khối 6, 7, 8, 9 tổng 853 học sinh mỗi học sinh 10 lần ôn tập và kiểm tra số tiền pho tô là 853 x 10 x 2400 đồng = 20 472 000 đồng Như vậy khi ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra môn Toán của trường THCS Yên Ninh 1 năm đã tiết kiệm cho phụ huynh 20 472 000 đồng. Nếu nhân rộng ra các môn học khác thì hiệu quả kinh tế còn nhiều hơn nữa. 2. Hiệu quả xã hội Với những công việc cụ thể bằng những biện pháp tích cực nêu trên, tôi đã nhận thấy chất lượng học tập môn toán của các em học sinh trường THCS thị trấn Yên Ninh nói chung và lớp 9B nói riêng từng bước có chuyển biến, tiến bộ, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên. Số em thích môn toán ngày càng tăng lên. Kết quả học tập cuối năm học 2020 – 2021 cho thấy điều đó. Kết quả điều tra hứng thú học tập môn Toán của học sinh khối trường THCS thị trấn Yên Ninh. Rất Bình Không Năm học Thích thích thường thích Đầu năm học 2020-2021 SL 20 35 59 22 (136 học sinh dự khảo sát) % 14,7 25,7 43,4 16,2 Cuối năm học 2020-2021 SL 35 53 48 0 (136 học sinh dự khảo sát) % 25,7 39 35,3 0 Kết quả học tập môn Toán của học sinh trường THCS thị trấn Yên Ninh Năm học Giỏi Khá Tb Yếu Đầu năm học 2020-2021 SL 15 30 65 26 (136 học sinh dự khảo sát) % 11 22 47,8 19,2 Cuối năm học 2020-2021 SL 29 48 54 5 (136 học sinh dự khảo sát) % 21,3 35,3 39,7 3,7 * Kết quả xét tốt nghiệp THCS là 100% * Kết quả lên lớp đạt trên 99%.
- 12 * Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi Đội tuyển Toán 9 xếp thứ Nhất huyện với 10 giải: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 1 giải Khuyến Khích. Có 6 em được dự thi học sinh Giỏi cấp Tỉnh có 4 em đạt giải: 1 giải Ba và 3 giải Khuyến Khích Đội Tuyển Toán dự Thi Giải toán trên mạng cấp Quốc gia có 21 em dự thi với 14 em đạt giải trong đó Toán tiếng Việt 10 giải:(1 giải Vàng, 2 giải Bạc, 4 giải Đồng và giải Khuyến Khích); Toán tiếng Anh 4 giải (1 giải Bạc, 3 giải Khuyến Khích) - Olympic các môn văn hóa khối 6, 7, 8 môn Toán đều xếp thứ Nhất huyện cụ thể: Môn Toán 6 có 13 giải trong đó: 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 4 giải Ba và 3 giải Khuyến Khích Môn Toán 7 có 7 giải trong đó: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 4 giải Ba Môn Toán 8 có 7 giải trong đó: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 2 giải Khuyến Khích IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng Phòng học có máy tính kết nối internet Điện thoại thông minh. 2. Khả năng áp dụng Tôi nhận thấy rằng các giải pháp tôi đưa ra không chỉ hiệu quả trong giảng dạy ở môn Toán mà còn có hiệu quả ở các môn khác như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn …. Có thể sử dụng cho học sinh ở các vùng miền khác nhau; đặc biệt có hiệu quả cao ở những trường có hệ thống thiết bị công nghệ thông tin hiện đại.
- 13 3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử Trình Ngày Nội dung Chức độ TT Học và tên tháng Nơi công tác công việc danh chuyê năm sinh hỗ trợ n môn Trường THCS thị Giáo Giảng dạy 1 Vũ Thị Diên Đại học 29.04.1986 trấn Yên Ninh viên môn tin học Lã Thị Hương Trường THCS thị Giáo Giảng dạy 2 Đại học Lan 17.12.1976 trấn Yên Ninh viên môn Toán Trường THCS thị Giáo Giảng dạy 3 Nguyễn Thị Hiền Đại học 24.04.1978 trấn Yên Ninh viên môn Toán Lê Thị Như Trường THCS thị Giáo Giảng dạy 4 Đại học Nguyệt 09.04.1978 trấn Yên Ninh viên môn Toán Sau một thời gian ngắn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào ôn tập và kiểm tra tại trường THCS thị trấn Yên Ninh tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ: Học sinh hăng say tìm hiểu kiến thức, chuẩn bị thật tốt hành trang trước khi lên lớp, háo hức mong chờ đến giờ Toán để tự mình chinh phục kiến thức, đúng với khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Yên Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2021 ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người viết Tác giả Phạm Thị Tuyến Bùi Thị Hoa Lý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng Scratch vào giảng dạy lập trình cho học sinh trung học cơ sở
14 p | 236 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công cụ Quizizz và Azota vào dạy học và kiểm tra để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong Tiếng Anh THCS
37 p | 70 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng trò chơi tương tác trong bài dạy môn Hóa bậc THCS để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
13 p | 85 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ
36 p | 38 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8
21 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán lớp 9 -THCS
29 p | 64 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Âm nhạc 7 trường THCS Vạn Phúc
18 p | 60 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác, phát triển một vài ứng dụng từ một bài tập số học 6
16 p | 26 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8 ở trường PTDT Nội Trú THCS và THPT
17 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
36 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Sinh học
19 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Địa lí 9
24 p | 61 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS
27 p | 37 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng hệ thức Vi-ét để ôn luyện thi vào 10
15 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn