Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác công cụ trực tuyến kahoot trong dạy – học môn Công Nghệ 10 cấp THPT
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm định hướng cho HS hiểu và ý thức được một số vấn đề về Sự thay đổi của CNTT trong giai đoạn hiện nay, có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy và học ở trường THPT. Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn công nghệ 10.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác công cụ trực tuyến kahoot trong dạy – học môn Công Nghệ 10 cấp THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến “KHAI THÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN KAHOOT TRONG DẠY – HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 CẤP THPT” I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thanh Tú. Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: / /1983. - Nơi thường trú: Phú Hưng - Phú Tân - An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Công Nghệ Sinh Học. - Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn Công Nghệ 10 (KTNN). II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần sông, ngay trung tâm của thị trấn, nhà cửa đông đúc, gần chợ, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành. Số lượng lớp học sinh của nhà trường 33 lớp . Học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn còn chưa sạch lắm và còn một bộ phân học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường. *Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và chính quyền địa phương về cơ sở vật chất, hiểu biết về CNTT trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0. Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cơ quan văn hóa đang được đẩy mạnh và có hiệu quả tại đơn vị. - Phần lớn các em học sinh có và biết sử dụng thành thạo điện thoại smartphone, máy tính bảng, laptop....nên việc ứng dụng trong giảng dạy cũng được thuận lợi. - Phần lớn Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên ở các trường học đến nay đều biết sử dụng máy vi tính và đã quen với việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. - Đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường hầu hết được trẻ hóa nên việc tiếp nhận và ứng dụng CNTT là rất thuận lợi. - Bản thân mỗi giáo viên luôn tự học và tự bồi dưỡng thêm kiến thức Tin học cho mình: qua các tài liệu tham khảo, sách báo, qua bạn bè đồng nghiệp... *Khó khăn: + Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu về phòng học hiện đại, mạng wifi cũng như cáp quang của trường thường xuyên chập chờn không ổn định chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc giảng dạy + Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy không đủ thời gian để các máy kết nối làm bài cùng một lúc. + Vẫn còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nên chưa thể tiếp cận hoặc mua sắm được thiết bị thông minh như Smartphone, máy tính bảng, laptop….nên việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn GV: Nguyễn Thanh Tú 1
- - Tên sáng kiến: “Khai thác công cụ trực tuyến kahoot trong dạy – học môn Công Nghệ 10 cấp THPT”. - Lĩnh vực: chuyên môn – Nâng cao chất lượng, hứng thú và hoạt động dạy - học bộ môn công nghệ 10. III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông - ICT (Information and Communication Technology) và cuộc cách mạng 4.0 trong những năm gần đây đã tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất thì Việt Nam hiện đang nằm ở nhóm các nước kém nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ứng dụng ICT trong giáo dục, xét cả về vật lực, nhân lực và tài lực. - Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển. Tiến tới mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”. - Để đáp ứng được nhu cầu trên thì xã hội phải tăng cường tư liệu dạy học, đặc biệt phải hỗ trợ tư liệu dạy học cho cả học sinh, sinh viên lẫn giáo viên. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần được đào tạo về công nghệ thông tin để biết khai thác những phần mềm chuyên môn đã được xây dựng ở các nước cũng như nước ta, kết hợp sử dụng chúng với các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, projector, smartphone, máy tính bàng, laptop, mạng wifi, 3G 4G vào quá trình dạy và học nhằm giúp học sinh, sinh viên phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. - Xuất phát từ vai trò quan trọng của ứng dụng tin học trong dạy học và nghiên cứu, tiểu luận dưới đây sẽ giới thiệu một ứng dụng mạng kết nối internet nhằm khắc phục bớt những khó khăn thường hay gặp phải của giáo viên do vậy, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khai thác công cụ trực tuyến kahoot trong dạy – học môn Công Nghệ 10 cấp THPT”. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Nhằm định hướng cho HS hiểu và ý thức được một số vấn đề về Sự thay đổi của CNTT trong giai đoạn hiện nay, có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy và học ở trường THPT. - Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin họcvào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. GV: Nguyễn Thanh Tú 2
- - Thời gian gần đây, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới cách dạy và học đã được nhiều Cán bộ giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học trong các nhà trường. - Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn công nghệ 10. 3. Nội dung sáng kiến: * Tiến trình thực hiện: - Nghiên cứu tài liệu. - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp. - Qua việc sử dụng công cụ hữu ích như kahoot….. - Điều tra hiệu quả của công cụ qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập của học sinh. * Thời gian thực hiện: - Áp dụng năm học 2017 - 2018, 2018 – 2019. * Biện pháp tổ chức: Tùy theo từng hoạt động mà giáo viên sử dụng một cách tổ chức lớp học khác nhau. Sau đây là 11 lí do và cách sử dụng kahoot hiệu quả trong một tiết dạy trên lớp: 1. Khuyến khích trẻ sử dụng công nghệ và cạnh tranh lành mạnh… kahoot với các thiết kế và tính năng hấp dẫn sẽ giúp trẻ có sự cạnh tranh một cách công bằng về khả năng đưa ra câu hỏi nhanh nhất và nhiều nhất. 2. Hãy giảm âm lượng xuống mức nhỏ nhất. Đôi khi tiếng nhạc trong trò chơi khá lớn, nó khiến học sinh mất tập trung hoặc gây ồn ào. Tốt nhất bạn nên hạn chế tiếng nhạc trong quá trình sử dụng. 3. Sử dụng kết quả để điều khiển các hoạt động. Giáo viên nên sử dụng các dữ liệu như cách để tổ chức và hấp dẫn từng nhóm học sinh 4. Đánh giá mức độ nắm kiến thức kahoot sẽ rất hiệu quả cho việc đánh giá những kiến thức, kĩ năng, khái niệm mà học sinh đã học. 5. Bạn không mất thời gian để phản hồi đến từng cá nhân học sinh. Bạn có thể biết chính xác được những học sinh không có khả năng đưa ra câu trả lời. 6. Giáo viên có thể sử dụng sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một hoạt động. 7. Sử dụng nó cho việc ôn tập cũng là một cách hiệu quả để học sinh tham gia tích cực hơn. 8. Hoạt động để giết thời gian: khi bạn bị giao trông lớp cho một giáo viên khác hay đơn giản là bạn muốn giết thời gian rỗi trong lớp học hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi trong tài khoản Kahoot của mình. 9. Khởi động đầu giờ học. Giáo viên sử dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, ôn lại những gì học sinh đã học buổi trước. 10. Đánh giá kiến thức học sinh trước khi bắt đầu bài học mới. Giáo viên sử dụng nó để thu được phản hồi toàn lớp học về những kiến thức nền trước khi bắt đầu một nội dung mới. 11. Giải thích sau mỗi câu hỏi, mỗi khi học sinh trả lời xong một câu hỏi hãy yêu cầu học sinh giải thích về câu trả lời, tại sao câu trả lời đó là đúng hoặc sai. * Nội dung sáng kiến: gồm có 2 chương. Chương I. Cơ sở lý luận: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là GV: Nguyễn Thanh Tú 3
- “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trong Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế cách truyền đạt kiến thức của thầy. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho học sinh có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình. Nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Môi trường kinh tế xã hội thay đổi, việc học tập cũng đang thay đổi. Có một sự chuyển dịch mô hình học tập như sau: Hình 1.1. Sự chuyển dịch mô hình dạy và học Phân tích hình ảnh trên, ta thấy học sinh có thể học bằng nhiều kênh học tập khác nhau, đến lớp và nghe thầy giảng bài chỉ là một trong những kênh học tập đó. Nếu việc đến lớp chưa hiệu quả, học sinh có thể chọn cho mình thêm các kênh học tập khác nhau ở nhà. Nhiều mô hình học tập khác nhau đã ra đời và đều nhắm đến định hướng lấy người học làm chủ thể của việc học. GV: Nguyễn Thanh Tú 4
- Hình 1.2. Mô hình học tập mới Vậy những kỹ năng nào được xem là quan trọng với học sinh hiện này? Hình 1.3. Thang đo nhận thức của bloom Việc sử dụng công nghệ sẽ là chiếc cầu nối để giúp người thầy tổ chức hiệu quả việc giảng dạy và giúp người học dễ dàng tiếp cận kiến thức ở bất cứ đâu và trong hoàn cảnh nào, thảo luận được nhiều vấn đề khó mà trên lớp chưa giải quyết được đặc biệt là việc xử lý và chia sẻ thông tin dễ dàng bằng nhiều công cụ miễn phí hữu ích kahoot tương tác với các bạn và nộp bài tập, nhận xét đánh giá của GV cho dù vẫn đang ngồi ở nhà. Giáo viên mặc dù đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều GV: Nguyễn Thanh Tú 5
- mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho học sinh hướng tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết (ham nói). Điều này cũng do một phần vì giáo viên sợ “cháy” giáo án (Giáo viên hỏi nhưng học sinh không trả lời được hoặc học sinh vẫn phát biểu nhưng chưa ra vấn đề, cho nên giáo viên làm thay). Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ. Chỉ biết suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Học sinh chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn. Học sinh hiện nay rất lười, bài không soạn. Khi hỏi có em thản nhiên trả lời: “để quên ở nhà”, thầy cô bảo cho về lấy thì các em lấy lý do là nhà ở xa, v.v...Cũng có em soạn bài với tính cách đối phó bằng cách chép từ các sách “học tốt” nhưng khi hỏi thì không hiểu gì. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Nổi bật là tình trạng chán học văn ở học sinh. Học sinh thiếu nhiều về kiến thức ngữ văn, rất ít học sinh đọc sách để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, biết rung động trước những tác phẩm văn học hay. Việc đổi mới nội dung dạy học cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ dạy học đã và đang phần nào kích thích được hứng thú học tập của học sinh ở bộ môn văn. Bởi những công cụ ấy có nhiều hiệu ứng lạ. Nhiều công cụ gắn bó với các em trong đời sống. Đặc biệt là các công cụ hữu ích kahoot. CHƯƠNG II: Khai thác công cụ trực tuyến kahoot trong dạy – học môn Công Nghệ 10 cấp THPT 1. Khái niệm và phân loại công cụ dạy học 1.1. Khái niệm Công cụ dạy học là những đối tượng giúp đỡ trong dạy học cho phép năng động hoá quá trình học tập, giúp học sinh chú tâm và tiếp thu bài giảng tốt hơn. Với công cụ dạy học là các phần mềm tin học thì việc dạy và học của thầy và trò trở nên linh hoạt hơn ở mọi lúc mọi nơi. Quá trình truyền và nhận kiến thức trở nên dễ dàng hơn. 1.2. Phân loại công cụ dạy học Các phương tiện ghi âm Tài liệu viết Hình ảnh, tranh vẻ, bản đồ Phấn bảng Thiết bị trình chiếu âm thanh-hình ảnh: phim, máy chiếu powerpoint,... Máy quay phim Phần mềm tin học phục vụ giảng dạy Internet, 3G 4G Trong các công cụ này có lẽ phần mềm tin học và internet đang ngày càng được sử dụng rộng rãi vì tính phổ biến, hữu ích và tiện lợi của nó. Những chương trình Phần mềm tin học và internet phục vụ giảng dạy được sử dụng trong quá trình dạy và học cụ thể. Loại hình này thậm chí còn là ví dụ điển hình cho sự hỗ trợ sư phạm phù hợp nhất với quá trình dạy học. Nó mang đến cho giáo viên công cụ để có thể sử dụng các chương trình vi tính khác, bắt chước các hoạt động, và tổ chức các hoạt động trong quá trình dạy học. GV: Nguyễn Thanh Tú 6
- 2. Khai thác công cụ trực tuyến kahoot trong dạy – học môn Công Nghệ 10 cấp THPT. 2.1. Giới thiệu: - Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và được sử dụng như một Hệ thống lớp học tương tác. - Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: Laptop, Tablet, Smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được. - Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng. 2.2. Thiết lập tài khoản giáo viên: - Giáo viên đăng ký tài khoản Kahoot tại địa chỉ : https://kahoot.com/ - Giáo viên đăng ký tài khoản mới hoặc sử dụng tài khoản gmail - GV chọn Sign up để đăng nhập tài khoản - Chọn vai trò người cần đăng nhập là giáo viên (As a Teacher) GV: Nguyễn Thanh Tú 7
- - Chọn đăng nhập bằng tài khoản gmail - Màn hình sử dụng của giáo viên sau khi đăng nhập: GV: Nguyễn Thanh Tú 8
- 2.3. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm: - Chọn Tab Create. Tùy theo thể loại câu hỏi định soạn mà chọn Quiz (Câu hỏi trắc nghiệm), Jumble (Mảnh ghép) Discussion (Thảo luận), hay Survey (Khảo sát) - Chọn Quiz để tạo câu hỏi trắc nghiệm - Thiết lập các thông tin: + Title: Đặt tiêu đề cho bài (Không quá 95 ký tự) + Description: Mô tả nội dung (280 ký tự) + Cover image: Chọn ảnh đại diện cho bài trắc nghiệm (GV có thể tải ảnh từ máy tính) + Visible: chọn Everyne + Lanquage: chọn loại ngôn ngữ + Audience: chọn School Ghi chú: Thông tin tại mục Title, Description, Audience là bắt buộc. - Sau đó nhấn nút Ok,go - Chọn vào nút Add question để tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm Ghi chú: GV có thể nhấn vào biểu tượng cây bút để sửa thông tin GV: Nguyễn Thanh Tú 9
- - Điền các thông tin: + Question: Đặt câu hỏi (không quá 95 ký tự). Có thể chèn công thức Toán học đơn giản + Time limit: Thời gian để học sinh chọn đáp án + Award points: Chọn câu hỏi có điểm hay không(GV nên chọn có điểm, để khi qua mỗi câu hỏi hệ thống sẽ xếp hạng dựa vào thời gian các em trả lời) + Answer: Soạn các câu trả lời, đáp án đúng ta chọn vào dấu tích (không quá 60 ký tự). + Media: Chèn hình ảnh hoặc link video từ Youtube - Sau đó nhấn nút Next Ghi chú: Nếu giáo viên đặt câu hỏi vượt quá 95 ký tự thì có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên. GV: Nguyễn Thanh Tú 10
- - Bước này GV có thể chọn Add question để chèn thêm câu hỏi. - Sau khi tạo xong các câu hỏi ta nhấn nút Save - GV nhấn nút I’m done để lưu và xuất bản bộ câu hỏi + Edit it: Chỉnh sửa bộ câu hỏi + Preview it: Xem trước khi xuất bản + Play it: Khởi tạo cho học sinh tham gia + Share it: Chia sẽ link cho mọi người GV: Nguyễn Thanh Tú 11
- 2.4. Tổ chức giảng dạy: 2.4.1. Giao diện sử dụng của giáo viên: - GV chọn mục Kahoot để chọn bộ câu hỏi trắc nghiệm do mình biên soạn cho học sinh tham gia hoặc chọn bộ câu hỏi được chia sẻ từ cộng đồng (mục Shared with me) - Chọn bộ câu hỏi → Nhấn nút Play - Thiết lập Cài đặt & Tùy chọn: + Chọn Classic chế độ cho từng học sinh tham gia + Chọn Team mode chế độ cho một nhóm học sinh tham gia GV: Nguyễn Thanh Tú 12
- + Chọn Game Options thiết lập tham số của bộ câu hỏi như có hiện mã Game PIN không, có hiện ngẫu nhiên câu hỏi không, hiện ngẫu nhiên câu trả lời không … - Sau khi GV chọn Classic hoặc Team mode thì Kahoot sẽ hiển thị mã Game PIN để học sinh đăng nhập - Học sinh nhập mã Game PIN thì hệ thống sẽ hiển thị số lượng và tên học sinh tham gia - GV có thể loại những người chơi có những tên đăng nhập không hợp lệ ra khỏi trò chơi, điều này buộc người học phải tạo lại một tên đăng nhập phù hợp thì mới được tham gia trò chơi. - GV nhấn Start để kích hoạt các câu hỏi và người học sẽ sử dụng thiết bị của họ để trả lời. GV: Nguyễn Thanh Tú 13
- - Thống kê kết quả chọn đáp án của học sinh: + Đáp án A(hình tam giác) có 4 học sinh trả lời + Đáp án B(hình thoi) có 8 học sinh trả lời + Đáp án C(hình tròn) có 4 học sinh trả lời + Đáp án D(hình vuông) không có học sinh chọn - Chọn Next để xem kết quả xếp hạng. GV: Nguyễn Thanh Tú 14
- - Kết quả xếp hạng của học sinh - GV có thể loại bỏ người chơi nếu không đảm bảo kiến thức - GV chọn Next để bước sang câu hỏi tiếp theo - Bảng kết quả khi kết thúc các câu hỏi trắc nghiệm. Hệ thống sẽ hiển thị xếp hạng của 3 học sinh có điểm cao nhất và số câu trả lời đúng. GV chọn Get Results GV: Nguyễn Thanh Tú 15
- - Sau đó GV chọn Save Results để tải file thống kê tổng hợp kết quả để lưu về máy - Bảng thống kê tổng hợp từ file results. GV lưu lại để đánh giá lại kết quả trả lời của học sinh Trắc nghiệm chủ đề 1: Đất và phân bón GV: Nguyễn Thanh Tú 16
- 2.4.2. Giao diện sử dụng của học sinh: - Học sinh truy cập vào địa chỉ: https://kahoot.it/ (không cần đăng ký tài khoản) - Sau khi GV nhấn nút Classic hoặc Team mode, Kahoot sẽ cho biết số mã Game- PIN - HS nhập mã Game PIN → chọn Enter khai báo họ tên - Sau khi giáo viên nhân Star học sinh chọn đáp án tương ứng với các hình hiển thị trên màn hình máy tinh, Laptop, Tablet hoặc Smartphone. - Giao diện chọn đáp án học sinh - Giao diện hiển thị khi học sinh trả lời đúng GV: Nguyễn Thanh Tú 17
- - Giao diện hiển thị khi học sinh trả lời sai 2.5. Ưu điểm, Nhược điểm: 2.5.1 Ưu điểm: - Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn. - Giúp người học chủ động tương tác hơn. - Giúp giáo viên ôn tập những điểm người học cần ghi nhớ - Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi - Trong khi chờ đợi các người học đăng nhập vào hệ thống, giáo viên có thể mở một video trên Youtube chạy trong nền của ứng dụng, video này có thể là một đoạn phim vui nhộn hay đoạn phim mang nội dung liên quan đến chủ đề chuẩn bị kiểm tra. - Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt. - Có sẵn kho câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot, do đó bạn dễ dàng tìm hiểu và sử dụng thêm các câu đố khác. - Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin phản hồi về bài kiểm tra giúp giáo viên hoàn thiện hơn kho câu hỏi của mình. - Hoàn toàn miễn phí. 2.5.2. Nhược điểm: - Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm - Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm. GV: Nguyễn Thanh Tú 18
- - Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời, tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên. IV. Hiệu quả đạt được: - Học sinh hứng thú học tập bộ môn nhiều hơn, tiết học sinh động, các em tích cực xây dựng và phát biểu ý kiến hơn. - Qua khảo sát thực tế về môi trường, học sinh hiểu rõ hơn cuộc sống kinh tế địa phương, giúp các em có cái nhìn tổng thể, đối chứng giữa lý thuyết và thực tế. Các em đã nhận thức được vấn đề và ý thức về hành vi, thái độ của mình với môi trường sống. - Kết quả trong kỳ thi THPT quốc gia của bộ môn được nâng dần, đặc biệt phần sinh thái học. 4.1. Kết quả bài kiểm tra lớp 10C9 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10C9 44 15 34.1 18 41.0 8 18.2 3 6.8 0 0.0 Nhận xét: Sau thời gian áp dụng,kết quả kiểm tra được cải thiện đáng kể so với điểm kiểm tra chất lượng đầu năm. - Tỉ lệ học sinh khá, giỏi từ 37.8 % tăng lên 75.1 %. - Tỉ lệ học sinh trung bình từ 8.1 % tăng lên 18.2 %. - Tỉ lệ học sinh yếu từ 54.1 % xuống 6.8%. 4.2. Kết quả phiếu khảo sát Dựa trên kết quả thống kê từ 44 phiếu nhận xét – đánh giá thu lại được trên tổng số 44 phiếu phát ra ở lớp 10C9 về việc sử dụng bảng tương tác, tôi rút ra một số kết luận về từng câu hỏi điều tra như sau: Câu 1: Em có hứng thú với tiết học sử dụng công cụ kahoot? Bảng 3.2.1. Mức độ hứng thú của HS với tiết học sử dụng công cụ kahoot Bình Không hứng Rất hứng thú Hứng thú Mức độ thường thú SL TL SL TL SL TL SL TL Số học sinh 44 31 70.5 13 29.5 0 0.0 0 0.0 Nhận xét: Kết quả khảo sát ở trên cho thấy 100% học sinh đều hứng thú với tiết học sử dụng công cụ kahoot. Các em cho biết bài giảng thầy sử dụng công cụ kahoot thực sự làm cho các em hiểu bài và có hứng thú học tập. Câu 2: Em có thường được học các tiết học sử dụng công cụ kahoot? Bảng 3.2.2. Mức độ thường xuyên của các tiết học sử dụng công cụ kahoot Rất thường Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Mức độ xuyên SL TL SL TL SL TL SL TL Số học sinh 44 0 0.0 15 34.1 29 65.9 0 0.0 Nhận xét: Có 65.9 % ý kiến cho rằng được học các tiết học sử dụng công cụ kahoot, ở mức độ thỉnh thoảng. Con số này còn rất hạn chế. Nguyên nhân có thể là do giáo viên còn hạn chế kiến thức về công cụ kahoot. Câu 3: Em có mong muốn tiếp tục được học các tiết học sử dụng công cụ như kahoot không ? GV: Nguyễn Thanh Tú 19
- Bảng 3.2.3. Mức độ học sinh mong muốn được tiếp tục học các tiết học sử dụng công cụ như kahoot Rất mong Không mong Mong muốn Bình thường Mức độ muốn muốn SL TL SL TL SL TL SL TL Số học sinh 44 18 40.9 26 59.1 0 0.0 0 0.0 Nhận xét: 100% học sinh mong muốn được tiếp tục học các tiết học sử dụng công cụ như kahoot vì học cùng các tiết học sử dụng công cụ đó các em cảm thấy thoải mái, các em được tương tác với thầy cô và các bạn nhiều, hiệu quả tiếp thu bài của các em cũng tốt hơn hẳn. Câu 4: Em có nhận xét như thế nào về những ưu điểm các tiết học sử dụng công cụ như kahoot? Các tiêu chí: Ý kiến học sinh về ưu điểm của các tiết học sử dụng công cụ như kahoot - Tiêu chí 1: Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn. - Tiêu chí 2: Giúp người học chủ động tương tác hơn - Tiêu chí 3: Kích thích sự tò mò, thích thú. - Tiêu chí 4: Học mọi lúc, mọi nơi. Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá trình thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Tiêu chí 5: Hoàn toàn miễn phí - Tiêu chí 6: Thư viện tài nguyên giáo dục phong phú, đầy đủ, cung cấp nhiều thông tin cho bài học. - Tiêu chí 7: Học sinh có thể chuẩn bị những bài thuyết trình, tranh,.. đưa vào bài học. - Tiêu chí 8: Nhiều hiệu ứng lạ làm nổi bật trọng tâm của bài. Nhận xét: - Học sinh đánh giá cao nhất ở tiêu chí 4 với 42% học sinh lựa chọn vì học mọi lúc, mọi nơi. Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá trình thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Học sinh không còn phải ngồi xem giáo viên trình diễn như trong bài giảng Powerpoint mà tham gia trực tiếp vào bài giảng. - HS cũng đặc biệt thích các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn. Câu 5: Em có nhận xét như thế nào về những mặt hạn chế sau khi sử dụng công cụ như kahoot? Các tiêu chí: Mặt hạn chế của bảng tương tác - Tiêu chí 1: Vì đây là công cụ học tập trực tuyến nên muốn áp dụng yêu cầu bắt buộc là phải có thiết bị kết nối mạng internet. - Tiêu chí 2: Đòi hỏi học sinh phải có một số kiến thức nhất định về tin học (nhập văn bản, upload các tập tin, hình ảnh, nhúng các địa chỉ url lên tường của mình, ….) - Tiêu chí 3: Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm. - Tiêu chí 4: Khó có thể kiểm soát được thông tin. Nhận xét: Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu thì các công cụ này còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Nhược điểm lớn nhất mà học sinh đánh giá đó là: Vì đây là GV: Nguyễn Thanh Tú 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác hình ảnh trực quan vận dụng vào giảng dạy tiết 3 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - GDCD 12 THPT
23 p | 279 | 55
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số bài toán về mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp vào dạy học
19 p | 154 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p | 127 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác bất đẳng thức Cauchy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10
32 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
37 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác ứng dụng một số tính chất hình học để giải quyết các bài toán tọa độ trong phẳng
50 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác hai tính chất của hàm số trong chứng minh bất đẳng thức
30 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai dạy bộ môn Yoga tại TTGDTXHN - Nghệ An
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác thế mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh
24 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn