Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông
lượt xem 3
download
Đề tài đem đến cho học sinh tại trường trung học phổ thông Anh Sơn 3 nói riêng và học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Anh Sơn nói chung thấy được những giá trị nổi bật của các di tích lịch sử của huyện nhà. Từ đó giáo dục các em biết trân quý , bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông
- SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn: Lịch sử Tác giả: Bùi Thị Lanh Tổ: Xã hội Số điện thoại: 036.336.0125 Anh Sơn, tháng 3 năm 2020 SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Môn: Lịch Sử MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương 3 1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương 3 1.2. Vai trò sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử 3 2.3. Các nguồn tư liệu 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 1. Thực trạng việc khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu 5 1.1. Ưu điểm 5 1.2. Hạn chế 5 1.3. Nguyên nhân của những hạn chế 5 Chương II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG 6 I. Vài nét huyện Anh Sơn 6 II. Phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu 8
- 1. Tìm tòi và tập hợp tư liệu 8 2. Các loại hình di tích 8 3. Tổng quan di tích 8 4. Nội dung tư liệu các di tích tiêu biểu 13 4.1. Di tích thời kỳ nguyên thủy 13 4.2. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ nhà Lý 16 4.3. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ nhà Trần 17 4.4. Di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 18 4.5. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ chống Pháp 22 4.6. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ chống Mỹ 25 5. Cách thức khai thác và sử dụng tư liệu các di tích 28 5.1. Hình thức sử dụng tư liệu các di tích 28 5.2. Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn 30 5.2.1. Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn vào dạy học một 30 số bài 5.2.2. Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn vào dạy lịch sử 35 đia phương với chủ đề: Lịch sử Nghệ An qua các di tích III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37 1. Mục đích thực nghiệm 37 2. Nội dung thực nghiệm 37 3. Phương pháp thực nghiệm 37 4. Giáo án thực nghiệm 37 5. Kết quả thực nghiệm 37 PHẦN III. KẾT LUẬN 39 1. Những kết quả đạt được 39 2. Một số kinh nghiệm 39 3. Kết luận 40 4. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 43
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào về những trang sử hào hùng, vẻ vang của những chiến công hiển hách, những truyền thống lao động sản xuất cần cù chịu khó, sáng tạo, những giá trị văn hóa tốt đẹp, những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử lâu đời. Tất cả những yếu tố đó kết thành những giá trị lịch sử mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta mới có được. Trong dòng chảy lịch sử ấy có sự kết tinh giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Vai trò và mối quan hệ của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc là đặc biệt quan trọng, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ không thể tách rời, lịch sử địa phương chính là một bộ phận kết thành lịch sử dân tộc nên những vấn đề lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể sinh động minh họa cho lịch sử dân tộc. Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển bộ môn, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kính trọng và biết ơn sâu sắc những công lao của cha ông và từ đó biết gìn giữ phát huy những thành tựu của lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Trong đó việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu, khám phá những công trình lịch sử văn hóa ngay xung quynh các em. Từ đó giúp các em biết quý trọng, gìn giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông ta đã tạo dựng nên. Tuy nhiên về thực trạng việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế. Giáo viên có dạy chương trình lịch sử địa phương theo tài liệu nội bộ đã hiện hành nhưng chủ yếu còn sơ lược, bó hẹp, chưa chịu khó sưu tầm tài liệu, chưa mở rộng và lồng ghép, liên hệ những tư liệu lịch sử tại địa phương gần nhất – nơi các em đang sinh sống và học tập, chính vì thế nên học sinh rất lúng túng, mơ hồ khi giáo viên hỏi đến những vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương như tên đất, tên người, các địa danh, các di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương Xuất phát từ những những trăn trở trong quá trình giảng dạy và những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “ Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm: 4
- Đây là đề tài hoàn toàn mới trong việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. Những tư liệu về các di tích đề cập trong đề tài không chỉ bổ trợ cho các giờ học lịch sử đia phương thêm phong phú sinh động giúp học sinh tiếp cân gần mà còn phục vụ cho các giờ học lịch sử dân tộc đạt hiệu quả tốt, đồng thời góp phần vào sự đam mê nghiên cứu lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đề tài đem đến cho học sinh tại trường trung học phổ thông Anh Sơn 3 nói riêng và học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Anh Sơn nói chung thấy được những giá trị nổi bật của các di tích lịch sử của huyện nhà. Từ đó giáo dục các em biết trân quý , bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại. Qua áp dụng đề tài trên sẽ giúp học sinh tính tích cực, chủ đông, sáng tạo, đam mê tìm hiểu những kiến thức lịch sử bổ ích, tham gia trải nghiệm sáng tạo, viết bài tìm hiểu, qua đó phát huy phẩm chất năng lực người học. Tính hiệu quả của sáng kiến: + Đối giáo viên: bộ môn trong huyện có thể áp dụng vào dạy học lịch sử ở một số bài trong chương trình lịch sử địa phương và lịch sử dân dân tộc. Từ đó khơi dậy khả năng tìm hiểu những tư liệu lịch sử địa phương thuộc lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác để phục vụ day học. + Đối với học sinh: Qua bài học có khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương, học sinh được tiếp thu và mở rộng thêm kiến thức mới, có nhiều hiểu biết về lịch sử địa phương nơi các em sinh sống và học tập, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng của học để hoàn thành tốt hơn về nhiệm vụ học tập của mình. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn Nghiên cứu chương trình lịch sử THPT Nghiên cứu những lài liệu phương pháp dạy học lịch sử liên quan đến đề tài 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khai thac và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn vào dạy học lồng ghép vào một số bài trong chương trình và sử dụng vào dạy chuyên đề lịch sử địa phương: Lịch sử Nghệ An qua các di tích. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được áp dụng cho học sinh trường THPT Anh Sơn 3 và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện nhà. 5
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm lịch sử địa phương và vai trò của việc sử dụng di tích lịch sử địa phương trong dạy học 1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, có mối quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện lich sử nào của dân tộc đều mang tính địa phương,vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian nhất định. Đồng thời tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu hiện cụ thể, phong phú, sinh động của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong lịch sử của dân tộc. Hiểu lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh, vùng, miền thể hiện qua nhiều lĩnh vực: Lao động sản xuất, sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, những di sản văn hóa vật chất, tinh thần…. Tuy nhiên tùy vào tiến trình lịch sử của từng địa phương nó tạo dựng những giá trị, những tri thức lịch sử ở những mức độ khác nhau của từng địa phương. Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, nghiên cứu và học tập lịch sử địa phương là một trong những biện pháp tích cực nhằm cụ thể hoá những kiến thức chung của lịch sử dân tộc dễ dàng hơn. Mặt khác khi được học tập và nghiên cứu những tri thức lịch sử địa phương các em sẽ hiểu sâu sắc về những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã hun đúc từ xa xưa tại chính nơi mà bản thân các em đang hàng ngày sinh sống, lao động và học tập. Từ đó giáo dục các em biết trân quý những gì cha ông đã tạo dựng nên, bồi dưỡng thêm lòng yêu quê hương, sự cố gắng trong lao động, học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 1.2. Vai trò của việc sử dụng tư liệu các di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Tư liệu lịch sử địa phương có vai trò rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông một cách toàn diện, giúp học sinh có sự nhìn nhận từ vấn đề cụ thể đến khái quát, thấy được sự phát triển của lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc vô cùng phong phú đa dạng. đồng thời các nguồn tư liệu giúp học sinh hiểu sâu sắc những sự kiện lịch sử quan trọng . Bởi tư liệu lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể nhằm minh 6
- họa cho lịch sử dân tộc. Trong đó, việc sử dụng tư liệu về các di tích lịch sử địa phương giúp các em lĩnh hội không chỉ những sự kiện lịch sử qua các di tích mà còn được những giá trị văn hóa tốt đẹp mà các em có thể tận mắt nhìn thấy. Tư liệu lịch sử địa phương cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục các em lòng biết ơn đối với những người đi trước đã góp công dựng nước và giữ nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước. Từ đó chúng ta thấy rằng việc sử dụng tư liệu về các lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, khơi dậy cho các em niềm đam mê nghiên cứu, khám phá, học tập môn lịch sử một cách tích cực và toàn diện. 1.3. Các nguồn tư liệu của lịch sử địa phương Lịch sử là một trong những lĩnh vực khoa học có nguồn tư liệu rất phong phú và đa dàng, tùy vào nội dung và tính chất mà nó thường được phân thành các loại tư liệu sau: * Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong các nguồn tư liệu lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Nguồn tài liệu này cung cấp cho chúng ta những sự kiện, những vấn đề lịch sử chính xác, toàn diện các lĩnh vực ở địa phương đã từng diễn ra * Tư liệu truyền miệng: Là tư liệu bao gồm những mẩu chuyện lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, những câu chuyện do các nhân chứng kể lại…. * Tư liệu ngôn ngữ học: Bao gồm các loại: Địa danh học: Là tên gọi của một vùng đất nhất định, giúp chúng ta nguồn gốc sự phát triển của làng, xóm, nghề nghiệp, văn hóa của nhân dân Phương ngôn học: Là tiếng nói của cư dân địa phương ở một vùng, miền, làng, xã nào đó mang sắc thái riêng * Tư liệu hiện vật: Bao gồm những di vật khảo cổ đã được khai quật, các công trình kiến trúc: Đình, đền,chùa, miếu , tượng…, những hiện vật lịch sử: công cụ lao đông, vũ khí chiến đấu, những di tích tự nhiên liên quan đến sự kiên lịch sử. * Tư liệu tranh ảnh lịch sử: Thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra. Đối với những sự kiện đã diễn ra khá xa với thời đại ngày nay thì những tranh ảnh lịch sử ấy là vô cùng quý hiếm. Tranh ảnh lịch sử có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nhằm minh họa cụ thể làm cho bài học thêm sinh động, tạo được tính tích cực, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. 7
- * Tư liệu tranh ảnh lịch sử: Tư liệu này thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra. Trong dạy học lịch sử nguồn tư liệu này rất quan trọng nhằm minh họa những sự kiện lịch sử làm cho bài học sinh động, giúp học sinh hiểu cụ thể các sự liện liên quan, tạo sự chú ý, hứng thú cho học sinh trong từng bài học. Tuy nhiên khi sử dụng tranh ảnh lịch sử phải xác minh đúng nguồn gốc, đảm bảo tính chính xác phản đúng sự kiện liên quan bài học, giáo viên phải nghiên cứu chọn lọc và sử dụng đúng mục đích của bài học, tránh ôm đồm, dàn trải về mặt kiến thức. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc khai thác sử dụng tư liệu lịch sử địa phương nói chung và các di tích tích lịch sử nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Để nắm rõ tình hình thực trạng việc khai thác và sử dụng lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra thực tế một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Anh Sơn. Qua điều tra cho thấy: 1.1.Về ưu điểm: Giáo viên có đầy đủ tài liệu Lịch sử địa phương Nghệ An và đã sử vào giảng dạy các chuyên đề theo đúng phân phối chương trinh lưu hành nội bộ Một số giáo viên có liên hệ những kiến thức lịch sử địa phương trong các bài dạy nhưng chưa nhiều Học sinh về cơ bản đã có tài liệu lịch sử địa phương Nghệ An và được học trong phân phối chương trình 1.2. Về hạn chế Hầu hết các giáo viên mới chỉ sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Nghệ An vào giảng dạy phần Lịch sử địa phương nhưng chưa sử dụng tư liệu lịch sử địa phương của huyện nhà vào lồng ghép, liên hệ các bài dạy trong chương trình và phần lịch sử địa phương, nếu có thì chỉ mới liên hệ qua loa một số mẫu chuyện vụn vặt,chắp nối Học sinh biết đến lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Anh Sơn còn rất ít, kiến thức còn mập mờ thiếu tính chính xác. 1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên: Tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông trên địa bàn còn rất nghèo nàn Giáo viên chưa chủ động, chịu khó tự tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu tư liệu lịch sử địa phương, chưa thấy được tầm quan trọng của lịch sử địa phương trong việc nâng cao giáo dục chất lương bộ mà chủ yếu tập trung đầu tư vào 8
- những bài học gắn liền với các kỳ thi như thi học sinh giỏi, thi trung học phổ thông quốc gia nên còn xem nhẹ, thiếu đầu tư đích đáng cho nội dung này. Từ đó dẫn đến ý thức học tập phần lịch sử địa phương của học sinh cũng mang tính đối phó, hình thức, chưa đam mê và chưa có nhu cầu tìm hiểu những giá trị lịch sử địa phương. Từ những thực trạng trên đặt ra cho chúng ta những câu hỏi lớn: Làm thế nào để học sinh có những hiểu biết sâu sắc đầy đủ về kiến thức lịch sử địa phương trên địa bàn huyện nhà? Làm sao để khơi dậy tinh thần học tập lịch sử địa phương một cách chủ động, tích cực và và không xem nhẹ, đồng thời giáo viên cũng phải làm sao để chủ động thiết kế các bài dạy có liên quan kiến thức lịch sử địa phương được nhuần nhuyễn, sáng tạo làm cho bài dạy sinh đông,sâu sắc và toàn diện. Để khắc phục những hạn chế trên, giải quyết những vấn đề đặt ra và cũng là những trăn trở của bản thân tôi trong những bài giảng trên lớp của nhiều năm qua, tôi xác định việc khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết, nhất là khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu trên đia bàn huyện nhà. Chương II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT I. VÀI NÉT VỀ HUYỆN ANH SƠN Anh Sơn là vùng đất nước biếc, non xanh kỳ thú phía Tây xứ Nghệ, cách thành phố Vinh hơn 100km về phía Tây. Đây là một huyện miền núi đất đai khá rộng, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Xa xưa trong thời kỳ Bắc thuộc Anh Sơn có tên là Đô Giao. Thời Hán thuộc huyện Hàm Hoan. Thời Đông Ngô thuộc huyện Đô Giao. Thời thuộc Đường có thể là huyện Hoài Hoan. Thời tự chủ, có tên là Hoan Đường và Thạch Đường. Các sử gia nhận định Hoan Đường và Thịnh Đường là tiền thân của danh xưng Nam Đường, còn Đô Giao là tiền thân của Anh Đô. Thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long năm đầu đổi lại là phủ Anh Đô, kiêm lý huyện Hưng Nguyên, thống hạt huyện Nam Đàn. Niên hiệu Gia Long (năm thứ 12) thì lại kiêm lý huyện Nam Đàn và thống hạt huyện Hưng Nguyên. Niên hiệu Minh Mệnh thứ 21 (1840), nhà Nguyễn cắt 4 tổng của huyện Nam Đường là tổng Lạng Điền, tổng Đô Lương, tổng Bạch Hà, tổng Thuần Trung và một tổng phía Tây của huyện là tổng Đặng Sơn lập huyện Lương Sơn do phủ Anh Sơn kiêm lý. Lúc này phủ Anh Sơn bao gồm 3 huyện: Thanh Chương, 9
- Hưng Nguyên, Chân Lộc và kiêm lý 2 huyện Nam Đàn và Lương Sơn. Đến đời Thành Thái (1889) huyện Lương Sơn được gọi là phủ Anh Sơn, tách các huyện khác ra. Đến niên hiệu Tự Đức thứ 3, đổi kiêm lý hai huyện Lương Sơn và Nam Đàn. Niên hiệu Thành Thái thứ 10, đổi huyện Nam Đàn làm thống hạt, tách huyện Hưng Nguyên đặt làm phủ riêng và đưa Nghi Lộc thuộc vào phủ này. Thời Pháp thuộc, theo thể chể lúc bấy giờ, phủ trở thành một đơn vị tương đương với huyện. Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương. Hình 01: Bản đồ Huyện Anh Sơn Ngày 19/4/1963, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 52/QĐTTg chia huyện Anh Sơn thành hai huyện Anh Sơn và Đô Lương. Lúc này Anh Sơn cắt một phần về phía Đông thành huyện Đô Lương. Phần còn lại từ Gay đến Tam Sơn nằm 2 bên sông Lam là đất hai tổng Lãng Điền và Đặng Sơn làm huyện Anh Sơn như ngày nay. Trải qua nhiều lần chia tách, danh xưng có thể khác nhau nhưng con người và dải đất Anh Sơn vẫn chất chứa trong mình sự hồn hậu, đằm thắm tư chất xứ Nghệ. Đó là tinh thần cố kết cộng đồng để phòng chống thiên tai và chống trả lại kẻ thù xâm lược; là nghĩa tình đằm thắm, tắt lửa tối đèn có nhau, “hạt muối cắn đôi, cọng rau xẻ nửa”, “thương người như thể thương thân”; tinh thần hiếu học, ham làm, biết vượt lên gian khổ, khó khăn, thương đau để xây dựng quê hương, họ tộc, gia đình. Anh Sơn là vùng đất với phong 10
- tục trọng hậu, nếp sống giản dị, trân trọng quá khứ để hướng tới tương lai. Và cũng vì thế lịch sử hành trình đi qua giải đất này là lịch sử của những bài ca lao động chế ngự và làm chủ thiên nhiên, là bài ca chiến đấu “lấy ít thắng nhiều”, “lấy yếu thắng mạnh”, lấy thiên hiểm trời ban để kẻ thù bạt vía kinh hồn khi nhắc đến tên. Truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của vùng đất Anh Sơn đã được tô thắm, rạng ngời hơn trong thời đại Hồ Chí Minh. Và cũng vì thế cái tên Anh Sơn đã trở thành miền quê để nhớ để thương trong lòng bạn bè cả nước và quốc tế. Từ đó đến nay huyện Anh Sơn đã trải qua quá trình lao động, chiến đấu , xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình ấy, hòa chung với dòng chảy lịch sử dân tộc, Huyện Anh Sơn có nhiều sự kiện lịch sử nổi bật đặc biệt có nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với sự ra đời của các di tích lịch sử của huyện nhà II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ THPT 1. Tìm tòi tập hợp tư liệu Việc tìm tòi và tập hợp tư liệu là vấn đề quan trọng đầu tiên sau khi bản thân đã có ý tưởng xây dựng đề tài. Vấn đề này phải trải qua quá trình tìm tòi và tập hợp qua nhiều nguồn tư liệu và nhiều kênh thông tin, bởi chưa có một tài liệu nào trình bày đầy đủ và toàn diện về các di tích trên địa bàn huyện Anh Sơn. Trong qua trình tìm tòi, tập hợp tư liệu về các di tích tiêu biểu trên địa bàn huyện nhà, tôi tiến hành khai thác qua: Các nguồn tư liệu đã được thẩm định của Tỉnh, của huyện, tìm hiểu thực tế tại địa phương có di tích, tìm hiểu qua những mẩu chuyện lịch sử, những tài liệu thông sử có liên quan đến đề tài. Về cơ bản gồm có các nguồn tư liệu sau: Tư liệu thành văn Tư liệu truyền miệng Tư liệu hiện vật Tư liệu tranh ảnh lịch sử Sau khi tập hợp các nguồn tư liệu về các di tích lịch sử têu biểu trên địa bàn của Huyện, tôi đã tổng hợp và lồng ghép lại với nhau. Có những di tích có đầy đủ các nguồn tư liệu nhưng cũng có những di tích chỉ có một số loại nguồn tư liệu được nêu ở trên 2. Về loại hình di tích: Loại hình di tích khảo cổ học Loại hình di tích lịch sử 11
- Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật Loại hình di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Loại hình di tích lịch sử danh thắng Loại hình di tích danh thắng 3. Tổng quan di tích của tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn Theo số liệu thống kê năm 2018: Toàn Tỉnh Nghệ An có: 2.602 di tích, trong đó: + Loại hình di tích khảo cổ học: 27 + Loại hình di tích lịch sử: 2.488 + Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật: 18 + Loại hình di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật: 08 + Loại hình di tích lịch sử danh thắng: + Loại hình di tích danh thắng: 57 Riêng Huyện Anh Sơn có tổng số:123 di tích, được phân ra các danh mục sau: +. Di tích danh thắng T Tên di tích Địa điểm Nội dung T Thắng cảnh Lèn Bút Ao Sen là 1 Lèn Bút – Ao Sen Tường Sơn biểu tương cho tinh thần hiếu học của người dân nơi đây. Núi Kim Nhan cao 1340 km, mạch của nó chảy từ trong dãy núi lớn lại, đến đó đột nhiên nổi lên một ngọn, đầu nhọn đẹp,cao ngất trời 2 Lèn Kim Nhan Hội Sơn trông như một búp măng mà xung quanh lại bao bọc bởi các núi nhỏ, trông giống như một đóa sen, trên cùng là một hang đá, đến gần trông như miệng cá. 3 Đò Rồng Bến Ngự Tường Tương truyền: Sau khi hạ thành Sơn. Trà Lân, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi dẫn đầu tiến công tiêu diệt quân Minh ở Bồ Aỉ và Khả Lưu Bằng cách vượt sông tại địa điểm 12
- này (vùng nước xoáy vực sâu) để quan sát địch, được gọi là Bến Ngự, chiếc đò chở Lê Lợi qua sông được gọi là đò rồng. + Di chỉ khảo cổ T Tên di tích Địa điểm Nội dung T Nơi cư trú của loài người thời nguyên thủy trên vùng đất Anh 1 Hang Đồng Trương Hội Sơn Sơn,có rất nhiều hiện vật thuộc giai đoạn cuối cuả nền văn hóa Hòa Bình + Di tích cách mạng T Tên di tích Địa điểm Nội dung T Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên 1 Hiệu Yên Xuân Lĩnh Sơn tại Anh Sơn 2 Đình Yên Xuân Lĩnh Sơn 3 Đình Phú Lĩnh Lĩnh Sơn 4 Đình Vĩnh Yên Lĩnh Sơn 5 Đình Đà Thọ Lĩnh Sơn Nơi thờ thành hoàng Làng và là nơi 6 Đình Tào Điền Tào Sơn quần chúng nhân dân tập trung hội 7 Đình Hữu Lệ Tào Sơn họp, đặc biệt, đây là những địa điểm tập trung lực lượng tham gia biểu tình 8 Đình Yên Phúc Phúc Sơn trong phong trào cách mạng 30 – 31 9 Đình Trung Đức Sơn 10 Đình xã Cây Gạo Vĩnh Sơn 11 Đình Cẩm Vọng Lạng Sơn 12 Đình Thượng Thạch Sơn 13 Nghĩa trang Liệt Thị Trấn Được xây dựng năm 1976, nơi yên 13
- nghỉ của các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện tại nghĩa trang sĩ Việt Lào có khoảng gàn 11.000 ngôi mộ, trở thành nghĩa trang quốc tế Việt – Lào lớn nhất, là bieeur tương cao đẹp cho tinh thần đoàn kết Việt – Lào. 14 Hang Lèn Thung Phúc Sơn 15 Hang Thung Ổi Phúc Sơn 16 Hang Đồng Tu Phúc Sơn 17 Hang Địa Cận Phúc Sơn 18 Hang 247 Hội Sơn Những địa danh gắn liền với cuộc Đường mòn Hồ đấu tranh chống Mỹ trên đất Anh Sơn 19 Khai Sơn Chí Minh Nhà thờ họ Đặng 20 Phúc Sơn Bá Tường 21 Sân bay Dừa Sơ n + Di tích lịch sử văn hóa T Tên di tích Địa điểm Nội dung T Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh theo tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân Xóm 1, xã 1 Đền Thánh Mẫu Việt Nam. Hiện nay di vật còn lại chỉ Lĩnh Sơn có các sắc phong thời Nguyễn và 1 am thờ nhỏ Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn theo tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân Việt Xóm 6, xã 2 Đền Chùa Nam. Hiện nay di vật còn lại chỉ có Đỉnh Sơn các sắc phong thời Nguyễn và 1 am thờ nhỏ 3 Đền Rọng Tớm Xóm 2, xã Thờ Ông Võ Nhuệ người trong lúc Lĩnh Sơn đi làm ăn bị Hổ vồ, mối đùn lên thành 14
- mộ, nhân dân coi là điềm thiêng lập đền thờ Là một am thờ nhỏ trong khuôn viên 4 Tĩnh Trần bảng Lĩnh Sơn Họ Trần, Tĩnh thờ thánh mẫu Liễu Hạnh Nơi tập trung các sắc phong của các 5 Đền Cả Tào Sơn đền (đã bị phá hủy) trên địa bà xã Tào Sơn Thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn. Người có tư chất thông minh, mưu trí và có tài bơi lội thao lược, có công rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi. Nhà vua phong Đền Sát hải đại cho ông là « Sát Hải Đại Vương ». 6 vương Hoàng Tá Tào Sơn Nhân dân nhớ công ơn ông đã lập đền Thốn thờ. Ông là một vị thần thường hộ mệnh cho ngư dân những khi sóng gió, giặc giã, cứ giúp dân khi dân gặp hoạn nạn, vất vả. Các làng ở ven biển, ở cửa sông, lạch có đền thờ ngài Hoàng Tá Thốn Thờ Thánh mẫu Lũy Sơn – là vị nữ y 7 Đền Cửa Lũy Hoa Sơn luôn chăm lo sức khỏe cho nghĩa quân Lê Lợi Xóm 11, Thờ 1 thầy giáo họ Hồ có công trừ 8 Đền Hồ Quý Ly Đức Sơn Thủy quái tại vùng trường học đóng Đền Lý Nhật 9 Vĩnh Sơn Thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Quang Đền Đạo Cao 11 Thờ thành hoàng làng Đức Ông Xóm 8, 12 Đền Cố Hương Thờ Cố Hương – thành hoàng làng Bình Sơn Thờ Trương Công Hán – Một vị đầu mục địa phương đã có công giúp Lê 13 Đền Trương Hán Thọ Sơn Lợi trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm 15
- 14 Đền Giáp Nhì Thạch Sơn 15 Cửa Chùa Thạch Sơn Thích thạch lãm 16 Đền Nhà Bà Cao Sơn Thờ thành hoàng làng 17 Đền Rọng Mặt Cao Sơn Thờ thành hoàng làng 18 Đền Cam Lĩnh Cao Sơn Thờ thành hoàng làng Thờ bà chúa Nhâm – người liên lạc 19 Đền Đô Lượng Thạch Sơn cho vua Lê + Hệ thống nhà thờ họ TT Tên di tích Địa điểm Nội dung 1 Nhà thờ họ Lê Quốc Tường Sơn Nơi thờ tự của tổ tiên dòng họ 2 Nhà thờ họ Bùi Công Tường Sơn Nơi thờ tự của tổ tiên dòng họ Nhà thờ họ Nguyễn 3 Vĩnh Sơn Nơi thờ tự của tổ tiên dòng họ Đình 4 Nhà thờ họ Tô Đức Sơn Nơi thờ tự của tổ tiên dòng họ Nhà thờ họ Nguyễn 5 Vĩnh Sơn Nơi thờ tự của tổ tiên dòng họ Hữu 6 Nhà thờ họ Phan Lĩnh Sơn Nơi thờ tự của tổ tiên dòng họ 4. Nội dung tư liệu về một số di tích tiêu biểu trên địa bàn huyện Anh Sơn cần sử dụng vào các bài học lịch sử Trong bảng danh mục trên, tôi đã tập trung nghiên cứu và chọn lọc một số di tích tiêu biểu để khai thác và sử dụng vào dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm minh họa cụ thể những sự kiện nổi bật qua các thời kì từ nguyên thủy đến hiện đại, phù hợp với thời lượng chương trình và phạm vi đề tài, tránh sự dàn trải, ôm đồm về mặt kiến thức. 4.1. Di tích lịch sử thời nguyên thủy * Di tích khảo cổ hang Đồng Trương Hang Đồng Trương nằm dưới chân một núi đá vôi của hệ thống dãy lèn Kim Nhan thuộc xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 100km về phía Tây Nam, cách huyện lỵ Anh Sơn 4km về phía Tây. 16
- Hang là nơi cư trú của người tiền sử thuộc văn hóa Hòa Bình (cách ngày nay 1,5 vạn năm đến 2 vạn năm) và văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay 2,500 năm)1. Căn cứ Thông tư 09/2011/TT – BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích hang Đồng Trương, cho thấy di tích hang Đồng Trương thuộc loại hình: Di tích Khảo cổ. Hang Lèn Đồng Trương là một địa điểm nằm cách quốc lộ 7 khoảng 70m, phân bố dưới chân một núi đá vôi thuộc hệ thống dãy lèn Kim Nhan, nơi có thung lũng Trà Lân – một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn liền với chiến thắng quân Minh thời Lê Lợi. Vào tháng 4 năm 1998, người dân xã Hội Sơn phát hiện và nhặt được rìu đá tại hang Đồng Trương và đã báo cáo với chính quyền các cấp. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Nghệ An cử cán bộ về thực địa, tiến hành khảo sát, thu lượm được 33 mảnh gốm thô, cứng, xương gốm pha cát trong lớp đất mặt. Từ đó, họ nhận định rằng: “đây là một di chỉ cư trú của con người cuối thời đại đá mới”. Để có cái nhìn chính xác hơn, Bảo tàng tổng hợp Nghệ An đề nghị Viện Khảo cổ học giúp xác minh tính chất, niên đại và giá trị của di chỉ hang Đồng Trương Tháng 6 năm 2000, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Nghệ An tiến hành thám sát. 1 Theo “Hang Đồng Trương Nghệ An: Kết quả khai quật và giá trị lịch sử” của PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, Bùi Vinh Viện Khảo Cổ Học Hà Nội năm 2009 trang 33. 17
- Hình 02: Hang Đồng Trương Kết quả đào thám sát 7m2 ở hang Đồng Trương, di chỉ này có tầng văn hóa dày 1.0 1,2m, cấu tạo chủ yếu là đất sét, vôi, vỏ ốc, than tro bếp, xương răng động vật. Trong độ sâu từ lớp mặt đến 0,4m tầng văn hóa bị xáo trộn, thu được công cụ đá ghè đẽo, đồ đất nung, di vật đồng và gốm sứ hiện đại. Từ độ sâu 0,5m trở xuống tầng văn hóa còn nguyên vẹn. Trong lớp này không có gốm, đồ đồng, chủ yếu tìm thấy công cụ cuội ghè đẽo mang đặc điểm nền văn hóa Hòa Bình. Cuộc khai quật được tiến hành từ ngày 10 tháng 02 đến ngày 12 tháng 3 năm 2004. Trong đợt khai quật này do Viện Khảo cổ học Việt Nam chủ trì đã thu được các loại di vật gồm có: đồ đá: 1.176 di vật đá ; đồ gốm: 4.457 mảnh gốm; đồ đất nung: 16 dọi xe chỉ; đồ đồng: 24 tiêu bản (trong đó 16 di vật đồng mang đặc trưng đồ đồng văn hóa Đông Sơn .Ngoài các di vật trên, trong hố khai quật di chỉ hang Đồng Trương còn phát hiện được 05 bếp lửa, 10 mộ táng và một số tàn tích xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể thuộc lớp văn hóa Hòa Bình. Tháng 6 năm 2006, PGS.TS Nguyễn Lân Cường Hội Khảo cổ học Việt Nam và Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Nghệ An về di chỉ hang Đồng Trương đào phúc tra để thu thập những di cốt người khai quật trước đó. Trong đợt phúc tra này còn phát hiện thêm 02 ngôi mộ táng nữa. Hình 03: Mộ táng được khai quật tại hang Đồng Trương 18
- Hình 04: Di cốt người tại hang Đồng Trương Như vậy, trong ba lần thám sát, khai quật và phúc tra di chỉ khảo cổ hang Đồng Trương cho thấy: Đây là một địa điểm khảo cổ khá đặc biệt, bởi nó không những là di chỉ khảo cổ thứ hai được phát hiện trên đất Nghệ An sau di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (nay là phường Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An), có chứa hai giai đoạn thuộc thời Đá cũ và thời Kim khí, mà còn là di chỉ đầu tiên phát hiện được vết tích các mộ táng thời Đá cũ. Những kết quả đó cho phép chúng ta nghiên cứu chủ nhân của nền văn hóa xưa cũng như lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của vùng đất Nghệ An trong quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người. 4.2. Di tích liên quan đến thời kỳ nhà Lý * Đền Lý Nhật Quang Đền thờ Lý Nhật Quang xã Vĩnh Sơn được phục dựng năm 2010 và khánh thành ngày 01/6/2013. Những dấu tích của Lý Nhật Quang (con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ) khi ông vào làm Tri châu Nghệ An, khai khẩn vùng đất phương Nam Tổ quốc cho thấy thời điểm lịch sử này là một cột mốc chói sáng trên hành trình xây dựng và phát triển của Anh Sơn. Từ việc chọn Bạch Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương) làm đường, khởi xướng hai con đường thượng đạo lên Kỳ Sơn và con đường ra Thanh Hóa, từ việc chiêu dân, lập ấp của Lý Nhật Quang, từ việc phát triển sản xuất nông nghiệp,… đã cho thấy một tầm nhìn xa, rất xa của Lý Nhật Quang với miền Tây xứ Nghệ và cũng khẳng định sự đóng góp và lợi thế của địa bàn Anh Sơn với việc mở mang biên thùy phía Tây Tổ quốc. Trong phòng thủ quốc gia ở phía Tây xứ Nghệ của quốc gia, Lý Nhật Quang đã chọn Anh Sơn làm vùng đất “tiến có thế công, lùi có thế thủ”. Sự linh ứng của vùng đất còn lưu dấu trong câu chuyện truyền ngôn: Một lần giặc Ai Lao sang quấy nhiễu miền Tây, Lý Nhật Quang đem quân từ Bạch Dương (Đô Lương) lên diệt giặc. Qua xã Lạng Điền thì đã tối, 19
- ngài lệnh cho quân sĩ dừng lại hạ trại. Quá nửa đêm một vị thần hiện lên báo mộng: Uy Minh vương đi lần này chưa đánh giặc đã tan. Quả vậy, Lý Nhật Quang chưa động binh giặc đã tháo chạy. Khi trở về Lý Nhật Quang tìm lại nơi mình đã nghỉ chân, hỏi thăm các già làng, Người được biết vùng đất này có đền thờ Hồ Quý một thanh niên trí dũng hơn người, giàu lòng nhân ái đã quên mình xông vào hang ổ của con “Giải hòm” đã thành tinh ở vùng cửa sông để cứu học trò trong làng. Giết chết được quái vật nhưng Hồ Quý đã bị thương nặng và trút hơi thở cuối cùng nơi cửa sông. Dân làng nhớ ơn Hồ Quý vì sự học của con em mà quên mình nên đã lập đền thờ. Hồ Quý linh thiêng thường báo mộng khi có đại sự. Lý Nhật Quang vô cùng cảm động đã vào đền thắp hương, thấy đền còn sơ sài đã xuất thêm tiền để dân làng xây cất đàng hoàng hơn. Ngoài đền có 2 con voi mẹp bằng đá to phủ phục nên dân làng quen gọi đền này là đền Voi Mẹp. Bi hùng, hào sảng là huyền thoại về cái chết của người anh hùng dân tộc, người có công đầu mở mang bờ cõi Anh sơn. Huyền thoại rằng: Lý Nhật Quang trong trận cuối cùng đánh giặc Lão Qua đã bị trọng thương. Tuy giặc đã chém đầu Ngài nhưng Ngài vẫn tiếp tục đặt đầu mình lên cổ và ngồi vững vàng trên lưng ngựa chạy về. Trung quân phải dừng lại Mộ Điền, Mạc Điền để ngài chữa thương. Về đến Bạch Dương thì ngài qua đời. Thương nhớ người anh hùng dân tộc đã có công khai sơn phá thạch, kiến ấp vùng đất này, nhân dân xã Mộ Điền đã lập đền thờ ông và hàng năm ngày 6 tháng giêng làng khai hạ, ba giáp tổ chức rước kiệu về đình làng, tổ chức cúng tế đến ngày 7 mới đưa về đền. Ngày nay xã Vĩnh Sơn đã lập lại đền thờ Lý Nhật Quang to đẹp, đàng hoàng. Hàng năm, nhân dân làng Thượng Thọ, xã Vĩnh Sơn tổ chức lễ hội tại đền ngày 15 tháng 2 và rằm tháng 7 âm lịch. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác hình ảnh trực quan vận dụng vào giảng dạy tiết 3 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - GDCD 12 THPT
23 p | 278 | 55
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số bài toán về mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp vào dạy học
19 p | 148 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p | 127 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 118 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác bất đẳng thức Cauchy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10
32 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa
37 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác ứng dụng một số tính chất hình học để giải quyết các bài toán tọa độ trong phẳng
50 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác hai tính chất của hàm số trong chứng minh bất đẳng thức
30 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai dạy bộ môn Yoga tại TTGDTXHN - Nghệ An
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 54 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác thế mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh
24 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở trường THPT
36 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn