intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong bộ môn Sinh học lớp 11 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong bộ môn Sinh học lớp 11 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành" nhằm tìm hiểu về nhận thức của học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành về sức khỏe sinh sản, từ đó đề suất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong bộ môn Sinh học lớp 11 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành

  1. 1 MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: .......................................................... 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 3 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...................................................... 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................... 4 II. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:............................................................................................. 4 2. THỰC TRẠNG. ................................................................................................. 5 3. GIẢI PHÁP. ....................................................................................................... 6 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 26 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ...................................... 29 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29
  2. 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần. Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính và sự hình thành các đặc điểm của giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên.chính vì những lí do đã tăng sự tò mò và muốn khám phá ở các em nên nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: Mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên, sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do thiếu hiểu biết ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này. Trước những nhận định về tình hình thực tế trên tôi nhận thấy rằng việc cung cấp thông tin về giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên hiện nay là việc làm hết sức cần thiết nhắm giúp thanh thiếu niên tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và có sự lựa chọn riêng đồng thời nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Vì vậy vấn đề này đang được lồng ghép ở các môn học: sinh học, địa lí, giáo dục công dân, văn học, ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên nội dung tích hợp đó vẫn còn chung chung chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của học sinh vì vẫn còn nặng về kiến thức của môn học đó. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè
  3. 3 hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này. Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản của các em ở độ tuổi vị thành niên trong đó có học sinh trung học phổ thông mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu, tôi xin đưa ra đề tài: “LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE - SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRONG BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TẤT THÀNH”. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về nhận thức của học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành về sức khỏe sinh sản, từ đó đề suất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh. Thức trạng nhân thức của học sinh lớp 11 trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành về giới tính và sức khỏe sinh sản. Đề suất một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành về giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành. 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Giới hạn về nội dung: Đề tài này chỉ nghiên cứu mức độ nhận thức của học sinh lớp 11trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: là học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành. Đề tài được triển khai qua kinh nghiệm của bản thân vào các giờ dạy chính thức tại trường THPT Nguyễn Tất Thành.
  4. 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu có liên quan về giới tình và sức khỏe sinh sản. * Nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát câu hỏi để xác định tình trạng nhận thức của học sinh lớp 11 trường Nguyễn Tất Thành về giới tính - sức khỏe sinh sản. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Vấn đề về giới tính và sức khỏe sinh sản (SKSS) là một vấn đề mới mẻ, lý thú và nhảy cảm. Vấn đề đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới trong đó có việt nam. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi người lớn. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Sự biến đổi điều chỉnh tâm sinh lí và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều vấn đề về tâm lí nhất so với các lứa tuổi khác. Một số ý kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học sinh những thông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác "tẩy chay" việc đưa giáo dục giới tính vào trường học, coi giáo dục giới tính là "con dao hai lưỡi". Thanh thiếu niên bao gồm cả học sinh THPT chưa có gia đình thường không biết, hoặc không tiếp cận được những dịch vụ kế hoạch hóa gia đình vì vậy nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp
  5. 5 cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu… Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho học sinh. 2. THỰC TRẠNG. a. Thuận lợi: Phòng học được xậy dựng cơ bản, có các phòng chức năng đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập. Trang thiết bị và đố dùng dạy học được cấp theo dự án phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho việc sử dụng đồ dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường có một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao các tổ chức trong trường như: công đoàn, đoàn thanh niên, hội khuyến học … đã phối hợp chặt chẽ, là những tổ chức vững mạnh có hoạt động tập thể như: thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ … b. Khó khăn: Đối với học sinh Một nhóm học sinh còn khá e dè, xấu hổ khi đề đập đến nội dung giới tính Trong chương trình giáo dục chỉ đề cập đến những nội dung đơn giản về sinh sản, nên nhóm học sinh khác còn tò mò, lúng túng chưa biết làm sao mà lại có thai, hay đứng gần nhau thì có bị mang thai không? Các em còn ở giai đoạn trung gian giữa trẻ em và người lớn nên có nhiều vấn đề tế nhị làm cho các em còn ngại ngùng khi tiếp cận kiến thức. Đối với bản thân giáo viên Chương trình giáo dục giới tính chưa được thực hiện phổ biến ở trường học. Giáo viên còn lảng tránh khi đề đập đến nội dung giới tính, không biết có nên vẽ đường cho hươu chạy hay không? Chương trình học thì nặng về kiến thức nên đòi hỏi cả giáo viên và học sinh luôn phải tập trung vào chương trình học ở trường nên không có nhiều thời giờ dành cho việc tìm hiểu kiến thức về giới tính. Đối với các bậc phụ huynh
  6. 6 Hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi và quan tâm đến con em mình. Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng “ Đó là chuyện tế nhị mà”, “ngày xưa bố mẹ có nói về chuyện đó đâu, mà có ai nhắc đến thì cũng đỏ ửng mặt lên xấu hổ rồi, đến tuổi thì chúng tự biết hết ấy mà". Đối với nhà trường Là một trường miền núi nên cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu giảng dạy và học tập. Số học sinh mới tuyển chất lượng giữa các vùng miền không đều nhau, còn có các học sinh là người dân tộc thiểu số,… phần nào đó là các khó khăn trong việc hòa đồng của các em học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục ngoài các môn văn hóa. 3. GIẢI PHÁP. Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh họa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức 1 tiết dạy đòi hỏi sự chuẩn bị trước. Giáo viên có thể tổ chức thành một buổi truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em tạo nhóm, tìm hiểu một số tình huống trong đời sống và tạo dựng các vở kịch trình diễn ở những tiết sau, cho các nhóm khác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn trả lời, kết thúc các tiết mục thì giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rút kinh nghiệm. Giáo viên có thể in tài liệu phát cho học sinh rồi kiểm tra kiến thức các em lĩnh hội được. 3.1. Những nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề giới tính – sức khỏe sinh sản lồng ghép trong các bài dạy. a. Quan niệm về giới tính Giới tính: là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được. b. Tuổi dậy thì và những dấu hiệu của tuổi dậy thì
  7. 7 Tuổi dậy thì Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em phát triển thành người lớn và có khả năng sinh sản. Tuổi bắt đầu dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và chia làm hai giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn trước dậy thì: từ 11-13 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam. - Giai đoạn dậy thì: từ 13-15 tuổi ở nữ và 15-17 tuổi ở nam. - Đến tuổi dậy thì dưới tác động của các hoocmôn sinh dục, cơ thể có những biến đổi trong cơ quan sinh dục và xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh. Những dấu hiệu của tuổi dậy thì Ở nam: Lớn nhanh, cao vọt, vỡ tiếng, giọng ồm, mọc ria mép, lông nách, lông mu, cơ bắp phát triển, cơ quan sinh dục to ra., tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển, xuất hiện mụn trứng cá, xuất tinh lần đầu. Ở nữ: Lớn nhanh, thay đổi giọng nói, mọc lông mu, lông nách, vú phát triển, hông nở rộng, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển, xuất hiện mụn trứng cá, bộ phận sinh dục phát triển, bắt đầu hành kinh. c. Cơ quan sinh dục Cơ quan sinh dục nam Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
  8. 8 Tinh hoàn và tinh trùng Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục nam sản xuất ra tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì. Có 2 loại tinh trùng : tinh trùng X và tinh trùng Y. Cơ quan sinh dục nữ Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ Buồng trứng và trứng Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành. - Trứng bắt đầu rụng từ tuổi dậy thì.
  9. 9 - Tế bào trứng sau khi rụng chỉ có khả năng thụ tinh trong một ngày nếu gặp được tinh trùng. d. Thụ tinh và thụ thai Hiện tượng kinh nguyệt Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ Estrogen, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh (bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt) Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ đều lặp lại một quá trình tương tự gồm hai giai đoạn: Giai đoạn trước rụng trứng: Giai đoạn này kéo dài từ khi bắt đầu hành kinh đến khi rụng trứng, tức khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên hành kinh trong chu kỳ kinh. Giai đoạn sau rụng trứng: Giai đoạn này kéo dài từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau (khoảng 14 ngày). (Chu kì kinh nguyệt, mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng và chu kì kinh nguyệt dưới tác dụng của hoocmôn buồng trứng do hoocmôn tuyến yên chi phối)
  10. 10 Trứng Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín). Trứng bắt rụng từ tuổi dậy thì, tế bào trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng một ngày nếu gặp được tinh trùng. Trứng đã thụ tinh sẽ được làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung và phát triển thành thai. Mỗi chu kì chỉ rụng 1 trứng (có trường hợp nhiều hơn). Trong trứng chỉ chứa nhiễm sắc thể X. (Hình ảnh trứng rụng) Tinh trùng Tế bào sinh dục đực là tinh trùng. Có 2 loại tinh trùng, liên quan đến việc sinh con trai (loại mang nhiễm sắc thể Y) và con gái (loại mang nhiễm sắc thể X). Thụ tinh Thụ tinh là quá trình kết hợp, hoà hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng để tạo thành hợp tử. Nói cách khác, thụ tinh là sự đồng hoá lẫn nhau của giao tử đực (n nhiễm sắc thể) và giao tử cái (n nhiễm sắc thể) để tạo thành hợp tử 2n.
  11. 11 (Sự thụ tinh giữa trứng và tinh) Sự hình thành và phát triển của thai Sau khi thụ tinh, khoảng 30 giờ, hợp tử bắt đầu phân bào, đồng thời di chuyển xuống tử cung nhờ sự chuyển động của các nhung mao và sự nhu động của ống dẫn trứng.. Lúc hợp tử xuống đến tử cung đã có dạng phôi dâu. Phôi bám vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ ở đó, rồi phát triển và lớn dần lên. Đó là sự thụ thai. (Quá trình thụ tinh và thụ thai) Theo chu kì tự nhiên , khoảng 4 tuần, 1 trong 2 buồng trứng sản sinh 1 trứng chín. Hạn hữu có trường hợp rụng nhiều trứng. Nếu cùng được thụ tinh và phát triển tốt sẽ dẫn tới sinh nhiều con. Nhưng cũng có trường hợp từ một trứng phân cắt sâu sẽ tạo thành 2 thai rời hoặc dính nhau. e. Các biện pháp tránh thai phổ biến Biện pháp tránh thai Tác động và hiệu quả Ngăn cản không cho tinh trùng xâm Bao cao su nhập vào dạ con. Hiệu quả : 90% Ngăn cản sự làm tổ của phôi ở dạ Vòng tránh thai con. Hiệu quả : 90% Thuốc diệt tinh trùng Diệt tinh trùng Viên tránh thai (uống, cấy dưới da) Ức chế rụng trứng Phẫu thuật đình sản: Ngăn cản tinh trùng vào dạ con
  12. 12 Thắt ống dẫn tinh Ngăn cản trứng vào vòi dẫn trứng Thắt ống dẫn trứng An toàn tự nhiên: Tránh tinh trùng gặp trứng : Giai đoạn an toàn Không có trứng rụng Xuất tinh ngoài Ngăn cản tinh trùng gặp trứng g. Một số bệnh lây lan qua đường tình dục HIV/AIDS Bệnh lậu Bệnh giang mai 3.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện dạy học lồng ghép giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên đối với các em học sinh lớp 11 ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành: Cách 1: Để khảo sát tình hình nhận thức của học sinh về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục, tôi đã đưa ra một số câu hỏi để các em trả lời hiểu biết của mình (đối chứng áp dung cho 3 lớp 11). Câu hỏi 1: Em có biết khi nào thì người phụ nữ mới có hiện tượng thụ thai? Đáp án: Khi tinh trùng của đàn ông được đưa vào trong âm đạo, tử cung của phụ nữ, tinh trùng gặp trứng rụng của phụ nữ thì người phụ nữ mang thai (đưa tinh trùng vào bằng cách quan hệ tình dục hoặc thụ tinh nhân tạo). Kết quả thu được: Lớp 11A1 11A2 11A7 (40 HS) (45 HS) (37 HS) Trả lời: khi quan hệ tình dục 20 22 15 Trả lời: không biết 8 15 12 Trả lời : đáp án khác 12 8 10
  13. 13 Câu hỏi 2: Khi mang thai ở tuổi học sinh thì có tác hại như thế nào? Đáp án phù hợp gồm các ý sau: Có thai ngoài ý muốn. Khủng hoảng về tâm lí: Trầm cảm, căng thẳng .... Mất danh dự của bản thân và gia đình. Ảnh hưởng tới tương lai. Sau này dễ không có khả năng sinh con nữa. Học hành giảm sút. Tốn kém tiền bạc, mất thời gian. Hao tổn sức lực. Mất tự nhiên. Có thể nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục: nhiễm HIV/AIDS, giang mai, lậu... Cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh , tâm lí chưa trưởng thành, thiếu kinh nghiệm chăm sóc con cái nên có thể gây ra những hậu quả xấu cho bà mẹ và thai nhi.... Kết quả thu được:
  14. 14 Lớp 11A1 11A2 11A7 (40 HS) (45 HS) (37 HS) Trả lời dưới 4 ý 18 28 28 Trả lời từ 4 đến 7 ý 14 12 9 Trả lời từ 8 ý trở lên 8 5 3 Câu hỏi 3: Em sẽ làm gì để tránh bị xâm hại tình dục?(điều tra với nữ Đáp án phù hợp gồm các ý sau: Sống, học tập , lao động, thể dục thể thao lành mạnh. Chơi với bạn khác giới bằng tình bạn chân thành. Tránh chơi ở những nơi vắng vẻ, hữu tình. Không ở trong phòng, trong nhà một mình với bạn khác giới. Đến nhà người khác chơi phải thận trọng (nhất là chỉ có người khác giới mặc dù đã lớn tuổi thì không nên vào). Không uống rượu bia, dùng các chất kích thích. Không nhận tiền, quần áo, đồ ăn, đồ uống của người lạ. Không xem các phim ảnh, sách báo xấu (văn hóa phẩm đồi truy).
  15. 15 Không đi ăn uống hoặc đi chơi xa một mình với người lạ, người khác giới. Đặc biệt là đi chơi khuya. Tránh những cử chỉ va chạm vào cơ thể, vào vùng nhạy cảm như ngực, môi….. Khi bị xâm hại thì chủ động, linh hoạt, khôn khéo, cứng rắn, bình tĩnh tìm mọi cách để thoát thân hoặc ghi lại chứng cứ phạm tội... Thông báo ngay cho gia đình biết để tránh tình trạng bị xâm hại tái diễn hoặc có thai ngoài ý muốn .... Kết quả thu được: Lớp 11A1 11A2 11A7 (24 HS) (27 HS) (19 HS) Trả lời dưới 3 ý 10 15 13 Trả lời từ 3 đến 6 ý 14 11 6 Trả lời từ 7 ý trở lên 0 1 0
  16. 16 Câu hỏi 4: Quan hệ với người mình yêu khi chưa đủ tuổi thành niên có bị vi phạm pháp luật không? (điều tra với nam) Có bị vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tù tùy từng mức vi phạm đối với các độ tuổi khác nhau. Kết quả thu được: Lớp 11A1 11A2 11A7 (16 HS) (18 HS) (18 HS) Trả lời : có 9 8 9 Trả lời : không 7 10 9
  17. 17 Cách 2: Phát phếu thăm dò các kiến thức cơ bản về giới tính – sức khỏa sinh sản vị thành niên, cụ thể: (phát phiếu cho học sinh của 3 lớp 11A1, 11A2, 11A7 ) Trả lời Số Câu hỏi Không Điểm thứ tự Đồng ý đồng ý Em có đồng ý đề cập đến vấn đề giới 1 tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường THPT không? Các bệnh không có khả năng lây truyền 2 qua đường tình dục là : AIDS, lậu, giang mai. Viêm gan B. Mang thai ở tuổi vị thành niên là tốt cho 3 sức khỏe vì tránh được hiện tượng sinh con mắc hội chứng Đao. Phá thai là một trong những biện pháp 4 tránh thai hiệu quả nhanh chóng. Nếu quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn thì có thể sẽ ảnh 5 hưởng trầm trọng đến thể chất lẫn tinh thần của bạn gái. Dùng bao cao su không những tránh 6 thai mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Quan hệ tình dục đúng vào ngày rụng 7 trứng mới có thể thụ thai. Phải quan hệ tình dục trước hôn nhân 8 mới tránh được sự tan vỡ sau này do
  18. 18 chưa hiểu nhau. Nên tránh xa những người nhiễm HIV 9 vì sẽ bị lây bệnh khi tiếp xúc. Ở lứa tuổi vị thành niên không nên tìm 10 hiểu các biện pháp tránh thai. Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm. Tổng điểm 8 -10: Tốt; 6 – 8: Khá; 6 – 5: Trung bình; < 5: yếu. Kết quả : Loại khá, tốt: 39, 17% (42/122 phiếu) Trung bình: 60,83% (79/ 166 phiếu)
  19. 19 3.3. Một số giải pháp để lồng ghép giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT qua bộ môn sinh học 3.3.1.Các bài học có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản: Chương trình sinh học lớp 11 PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ Chương III : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG Nội dung tích hợp: Cung cấp kiến thức về tác dụng của các hoocmon sinh trưởng, nhấn mạnh việc thừa hay thiếu những hoocmon này gây ra ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ, cách điều trị. Cung cấp kiến thức cho học sinh thấy được sự thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì. Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để qua đó giáo dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe sinh sản sau này. BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Nội dung tích hợp: Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai để các em có ý thức và cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và việc mang thai ngoài ý muốn; biết cách để kế hoạch hóa khi lập gia đình sau này. BÀI 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN Nội dung tích hợp: Cung cấp cho học sinh kiến thức về tác động của các hoocmon lên quá trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học sinh biết được việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu có thể đã có thai.
  20. 20 Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh hưởng của stress, lo âu, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng duy trì nòi giống sau này. BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐỂ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI Nội dung tích hợp: Cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu được cơ sở khoa học và cách thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con. Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh thai. 3.3.2. Một số ví dụ về thiết kế bài giảng có nội dung lồng ghép giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên: Bài 47 : ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI (Sinh học 11 cơ bản) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : Trình bày được một số biện pháp làm tăng sinh ở động vật. Kể tên được các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng. Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch 2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát. 3.Thái độ : Học sinh có ý thức vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống. 4. Phát triển năng lực a. Năng lực kiến thức: HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b. Năng lực sống:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2