Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lý thuyết vùng phát triển gần của Vygotxki và ứng dụng trong giảng dạy bộ môn Văn THPT
lượt xem 2
download
Sáng kiến được viết ra nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp sư phạm để vận dụng lí thuyết về vùng phát triển gần trong dạy học bộ môn Văn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lý thuyết vùng phát triển gần của Vygotxki và ứng dụng trong giảng dạy bộ môn Văn THPT
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Lý thuyết vùng phát triển gần của Vygotxki và ứng dụng trong giảng dạy bộ môn Văn THPT 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 16/11/2020 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có):................................................ 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: *Giáo viên thuyết giảng: giáo viên nói nhiều nhưng không hiệu quả bởi học sinh nghe nhưng không nhớ lâu. Lần sau HS vẫn sai lỗi sai tương tự như thế hoặc không biết cách làm bài (ví dụ: làm dạng bài nghị luận có định hướng) *Giáo viên chữa bài: Giáo viên không thể chữa bài cho 100% HS trong lớp bởi cần rất nhiều thời gian để làm việc này, nếu chữa bài cho từng em thì sẽ không đảm bảo kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông đã có những bước tiến rõ rệt so với trước đó, từng bước góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định một trong các định hướng phát triển kinh tế xã hội là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh chóng giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh việc “đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình phương pháp dạy học ở tất cả các cấp, bậc. Tích cực chuẩn bị để thực hiện chương trình giáo dục
- phổ thông mới”. Quy định này phản ánh yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu đào tạo con người với thực trạng lạc hậu nói chung của phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay. Do vậy, ngoài việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp cũng vô cùng quan trọng. Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của người học”. Điều đó có nghĩa là trí tuệ của học sinh chỉ có thể phát triển tốt trong quá trình dạy học khi thầy cô phát huy tốt vai trò của người tổ chức, điều khiển, làm giảm nhẹ khó khăn cho học sinh trong quá trình nhận thức, biết cách khuyến khích, hỗ trợ học sinh tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực trong dạy học. Mặt khác, đối với học sinh, để phát triển trí tuệ, năng lực của mình thì không còn cách nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. Như vậy, giáo viên đảm đương vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ. Hỗ trợ không có nghĩa là làm hộ, khiến các em trở thành thụ động. Hỗ trợ cũng không có nghĩa là điều khiển. Hỗ trợ các em giải quyết vấn đề nhưng đồng thời cũng phải cho các em học được cách tự giải quyết chúng. Nhờ đó mà sau này các em có phương pháp tự học, tự học suốt đời theo xu thế xã hội hóa giáo dục. Để đạt được những mục tiêu trên có nhiều cách thức khác nhau, một trong những biện pháp có hiệu quả cao chính là áp dụng lí thuyết vùng phát triển gần của Vygotxki một lí thuyết dạy học rất quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh. Sự hỗ trợ này được thực hiện bằng cách giúp cho các em giải quyết vấn đề tại một trình độ cao hơn trình độ của các em hiện có, tức vấn đề mà các em đối mặt rơi vào “vùng phát triển gần”. Do đó, giải quyết vấn đề sẽ giúp các em dịch chuyển trình độ hiện tại lên “vùng phát triển gần”. Khi đó dạy học đã tạo ra động lực cho sự phát triển. Xuất phát từ những lí do nêu trên chúng tôi chúng tôi chọn sáng kiến Lý thuyết vùng phát triển gần của Vygotxki và ứng dụng trong giảng dạy bộ
- môn Văn THPT làm đối tượng nghiên cứu của mình. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Sáng kiến được viết ra nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp sư phạm để vận dụng lí thuyết về vùng phát triển gần trong dạy học bộ môn Văn. 7. Nội dung sáng kiến: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 7.1.1 Giải pháp 1: a. Tên giải pháp: Step by step b. Nội dung của giải pháp: Giải pháp được đưa ra dựa trên lí thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vygotxki. Lev Semyonovich Vygotxki là nhà tâm lí học Xô Viết vĩ đại. Chỉ sau gần 10 năm hoạt động như một nhà tâm lí học chuyên nghiệp, ông đã công bố gần 180 công trình khoa học. Ông được thừa nhận là người khai sinh ra Tâm lí học phát triển. Với tư tưởng “dạy học đón đầu và đi trước sự phát triển”, ông cho rằng, trong quá trình dạy học phải xác định hai trình độ phát triển của học sinh: trình độ phát triển hiện tại và vùng phát triển gần (VPTG) Trình độ phát triển hiện tại là trình độ phát triển các chức năng tâm lí của trẻ được hình thành như là kết quả của các thời kì phát triển nhất định đã hoàn tất, được thể hiện ở sự chín muồi, sự kết thúc của chu trình phát triển cho tới thời điểm đó. Nếu giao nhiệm vụ trong trình độ này, đứa trẻ có thể độc lập giải quyết nhiệm vụ đặt ra. VPTG (Zone of Proximal Development) là khoảng cách giữa trình độ phát triển hiện tại của người học được xác định qua việc giải quyết vấn đề một cách độc lập và trình độ phát triển tiềm tàng được xác định thông qua sự hướng dẫn của người lớn hay cộng tác với các thành viên cùng trang lứa có khả năng hơn.
- Như vậy, hai mức độ phát triển trẻ em thể hiện hai mức độ chin muồi của mỗi chức năng tâm lý ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời chúng luôn vân động: vùng phát triển gần nhất hôm nay thì ngày mai sẽ trở thành trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới. Ý nghĩa của việc dạy học theo lí thuyết này được tóm tắt trong sơ đồ sau:
- Vậy làm thế nào để thực hiện dạy học trong VPTG của trẻ, các nhà tâm lí học như Mercer, Wells, Hammond Jeniffer, Jamie Mc Kenzie đã đưa ra khái niệm “bắc giàn” (Scaffolding). “Scaffolding”, tiếng Anh, xuất phát từ lĩnh vực xây dựng với nghĩa tường minh là “một bộ khung tạm thời dùng để nâng đỡ con người và vật liệu sử dụng trong xây dựng , sửa chữa các tòa nhà và các công trình kiến trúc lớn khác.”[34 “Scaffolding” có tác dụng đỡ các kết cấu vật liệu mới xây
- trong ngôi nhà cho đến khi mọi thứ đều cứng cáp, tự các kết cấu này có thể đứng vững thì người thợ có thể gỡ nó ra. Trong nhiều năm đã qua, thuật ngữ “scaffolding” được sử dụng rộng rãi. trong nghiên cứu giáo dục học với nghĩa ẩn dụ rằng, “theo một cách tương tự người thợ xây cung cấp những hỗ trợ tạm thời nhưng cần thiết, người giáo viên cần đưa ra những cấu trúc khuyến khích tạm thời có tác dụng hỗ trợ người học mở mang hiểu biết, các khái niệm và các khả năng mới. Khi người học phát triển khả năng điều khiển về những yếu tố này, người thầy cần rút đi sự khuyến khích, chỉ đưa ra thêm các sự khuyến khích cho sự mở rộng chúng hoặc các phần việc, hiểu biết và khái niệm mới”. Theo nghĩa ẩn dụ này, “scaffolding” nhằm mục đích hỗ trợ người học đạt đến một trình độ cao hơn dựa trên chính năng lực của họ thông qua sự hướng dẫn của người có kiến thức vững vàng hơn. Giáo viên tiến hành thực hiện “scaffoding” tương tự như người thợ tiến hành bắc giàn giáo xây dựng. Do đó, ta có thể hiểu “scaffoding” theo nghĩa là “bắc giàn”. Có thể bắc giàn dựa vào công nghệ, kĩ thuật, công cụ, cũng có thể bắc giàn dựa vào trí tuệ của người biết nhiều hơn. Bắc giàn mang những đặc trưng sau: Có tác dụng mở rộng hiểu biết Đưa ra sự định hướng rõ ràng Đưa ra khuyến khích mang tính tạm thời Có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ đối thoại trong đó kiến thức được cộng tác xây dựng. Vậy, giải pháp Step by step mà chúng tôi đề ra thực chất chính là hoạt động bắc giàn giáo dựa vào Technology và Tools tức công nghệ, kĩ thuật và công cụ dạy học. GV tổ chức hoạt động học thành các bước nhỏ, theo những cấp độ tư duy từ thấp đến cao để học sinh có thể tiếp cận từng bước. Mỗi
- phân môn của bộ môn Văn có những đặc thù riêng nhưng đều thống nhất ở phương pháp tiếp cận: bước từng bước. c. Các bước tiến hành giải pháp: Bước 1: GV xác định mục tiêu dạy và học Bước 2: GV thiết kế các hoạt động dạy học để đạt được mụ tiêu đề ra. Mỗi hoạt động cần được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và tuân thủ nguyên tắc step by step: theo từng cấp độ tư duy (áp dụng thang tư duy Bloom) Bước 3: GV chuyển giao nhiệm vụ tới HS, HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ học tập theo từng bước, theo cấp độ từ dễ đến khó. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Ví dụ 1: Nhiệm vụ học tập: Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trinh bày suy nghĩ của anh chị về hậu quả của việc lạm dụng hộp xốp và túi nilong đựng thức ăn. Quy trình lớp học: Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu dạy học: + Rèn kĩ năng viết đoạn NLXH cho học sinh + Khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường. Bước 2: GV thiết kế hoạt động dạy và học: + Hướng dẫn HS tìm ý, dẫn chứng + Hướng dẫn HS lập dàn ý Thực trạng sử dụng túi nilong và hộp xốp đựng thức ăn như thế nào? Việc lạm dụng túi nilong và hộp xốp đựng thức ăn sẽ gây ra hậu quả ra sao? Em sẽ làm gì để khắc phục tình trạng đó?
- Bước 3: HS viết đoạn NLXH Bước 4: GV đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm bài làm của học sinh. d. Kết quả khi thực hiện giải pháp: Giải pháp trên đây đã được chúng tôi áp dụng thực hiện tại lớp 10 Pháp từ tháng 11/2021. Qua 1 thời gian thực hiện, đến nay, chúng tôi nhận thấy: học sinh nắm vững quy trình thực hiện nhiệm vụ và bài tập theo phương pháp step by step. Ví dụ như: quy trình đọc hiểu văn bản, quy trình viết đoạn nghị luận xã hội, quy trình phân tích đề, lập dàn ý với bài văn nghị luận văn học… như vậy GV đã giúp HS hình thành kĩ năng làm bài. Với kĩ năng đó, học sinh có thể tự học, tự tiếp cận và lĩnh hội nhiệm vụ học tập tương tự mà không cần sự hỗ trợ của giáo viên. Kết quả đánh giá tác động của giải pháp tới học sinh được thống kê như sau: Các kĩ năng làm bài Không nắm Nắm vững kĩ năng, thao vững kĩ năng tác làm bài Trước khi thực hiện giải 60% 40% pháp Sau khi thực hiện giải pháp 20% 80% 7.1.2 Giải pháp 2: a. Tên giải pháp: Người biết nhiều hơn b. Nội dung giải pháp: Đây chính là hoạt động bắc giàn giáo dựa vào knowledgeable others. Giáo viên sẽ nhờ những HS biết nhiều hơn để hỗ trợ những học sinh biết ít hơn trong quá trình chữa bài tập, giải bài tập, đánh giá kết quả học tập. Trong một lớp học, luôn luôn có những học sinh biết nhiều hơn. Những học sinh biết nhiều hơn này có thể giúp đỡ những bạn biết ít hơn. Điều này không những tốt cho những bạn biết ít hơn (vì được hỗ trợ) mà với những bạn biết nhiều hơn đây cũng chính là hoạt động giúp các bạn
- củng cố tri thức của mình. Lí do của điều này, theo Vygotxki lí giải: “Con người không sinh ra với kiến thức có sẵn và kiến thức cũng không thể tách rời bối cảnh xã hội. Chúng ta chỉ có thể thu được kiến thức thông qua một số dạng tương tác trong xã hội với những người cùng l ứ a tuổi hoặc lớn hơn.” Điều này đã gián tiếp nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong dạy học. Dạy bất cứ môn khoa học nào cũng cần chú ý đến kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong giao tiếp giữa các thành viên tham gia vào quá trình dạy học, đưa ra yêu cầu cao trong việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh giúp họ rèn luyện cách diễn đạt, trình bày một vấn đề khoa học mạch lạc. Đó cũng là một cơ sở cho việc tự học. Như thế có nghĩa là khi giúp bạn chữa bài, giảng bài cho bạn, những HS biết nhiều hơn đang thực hành ngôn ngữ và nhờ đó các em trở nên thành thục hơn. Hình minh họa cho thấy, mũi tên màu xanh phân định 2 khu vực nhận thức: dưới mũi tên là khu vực hiện tại người học tự học được một cách độc lập, không cần sự trợ giúp; phần trên mũi tên màu xanh biểu thị khu vực trong tương lai người học có thể vươn tới thông qua sự giúp đỡ của những người
- biết nhiều hơn. Giáo viên vì vậy khi tổ chức hoạt động học cần linh hoạt, tính toán được khả năng của học sinh. Bởi nếu giao những nhiệm vụ học tập quá đơn giản, dễ dàng sẽ khiến học sinh rơi vào tâm lí chán học. Và ngược lại nếu nhiệm vụ đặt ra mang tính thách đố quá cao sẽ dễ khiến người học nản chí bởi cố gắng mãi vẫn không giải quyết được. Vai trò của người biết nhiều hơn do đó vô cùng quan trọng. Người biết nhiều hơn sẽ giúp người học vượt ra khỏi hai trạng thái tâm lí không mong đợi đó. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trong mỗi nhóm cần đảm bảo có 1 học sinh biết nhiều hơn các bạn còn lại. Bước 2: GV cho họp nhóm 8 bạn biết nhiều hơn để thảo luận về đáp án, sau khi nhóm thảo luận xong đưa đáp án cho GV. GV chữa, chỉnh sửa đáp án để 8 HS biết nhiều hơn nắm vững. Bước 3: Mỗi HS biết nhiều hơn sẽ trở về nhóm của mình để chữa bài cho các bạn. Nếu có nhiều thời gian, có thể chữa cho từng bạn. Nếu ít thời gian, gọi 1 bạn trong nhóm đọc bài, HS biết nhiều hơn sẽ chữa bài mẫu, các bạn còn lại trong nhóm nghe, lĩnh hội để có thể tự đánh giá được bài của mình. (HS biết nhiều hơn sẽ chữa bài của bạn bằng bút khác màu) (cần minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mâu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu) Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động này bằng cách gọi ngẫu nhiên 1 học sinh trình bày kết quả của mình. d. Kết quả khi thực hiện giải pháp: Nếu như với phương pháp giảng dạy truyền thống, trong 45 phút của một tiết học, cùng với việc truyền đạt tri thức, cách làm, hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên chỉ có thể chữa bài cho một số em thì với việc áp dụng mô hình học tập người biết nhiều hơn, học sinh nào trong lớp cũng được chữa bài hoặc hướng dẫn nhiệm vụ học tập một cách cụ thể chi tiết. Học
- sinh vì thế sẽ nắm vững kĩ năng hơn, biết mình sai ở đâu và biết cách khắc phục. Không những học sinh được hướng dẫn tiến bộ, bản thân học sinh biết nhiều hơn cũng ngày càng tiến bộ hơn. Bởi quy luật đã được đúc kết: Con người có khả năng ghi nhớ 5% điều ta đọc; 10 % điều ta đọc – nghe; 30% điều ta đọc – nghe – nhìn; 50% điều ta đọc – nghe – nhìn – nói và 90% điều ta nói và làm – dạy lại cho người khác. Người biết nhiều hơn chính là người nói, làm và thực hiện dạy lại điều mình biết cho người khác.
- Nhóm HS biết nhiều hơn thảo luận về đáp án
- Đáp án của nhóm HS biết nhiều hơn sau khi nhận được sự góp ý của GV HS biết nhiều hơn chữa bài mẫu cho 1 bạn trong nhóm Cụ thể, nhờ áp dụng giải pháp người biết nhiều hơn, các học sinh trong lớp đã ngày càng tiến bộ trong học tập và có năng lực tự giải quyết nhiều nhiệm vụ học tập trong khả năng của mình hoặc nhờ vào sự giúp đỡ của người biết nhiều hơn. Thông qua sự đánh giá của giáo viên, thông qua sự tự đo lường của học sinh có thể hệ thống kết quả của giải pháp như sau: Năng lực giải quyết Năng lực tự Giải quyết vấn Giải quyết vấn vấn đề giải quyết vấn đề với sự trợ đề với sự trợ đề giúp của bạn bè giúp của giáo viên
- Trước khi thực hiện 20% 10% 70% giải pháp Sau khi thực hiện 40% 30% 30% giải pháp Kết quả của giải pháp không đánh giá việc giáo viên bị giảm vai trò trong lớp học. Người giáo viên đích thực không chỉ truyền thụ tri thức mà còn dạy phương pháp, kĩ năng, hướng đạo. Và điều quan trọng nhất, thông qua giải pháp này, học sinh đã tự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, biết tìm cách giải quyết vấn đề (nhờ sự trợ giúp của bạn bè) chứ không chỉ phụ thuộc, trông chờ vào giáo viên. Và thông qua người biết nhiều hơn là bạn bè của mình, học sinh còn phát triển nhiều năng lực khác: năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ… Bản thân học sinh biết nhiều hơn cũng đã tiến bộ, kết quả như sau: Năng lực thuyết trình Hiểu rõ vấn đề Hiểu rõ và truyền đạt tốt của học sinh biết nhiều nhưng truyền đạt vấn đề hơn chưa tốt Trước khi thực hiện giải 70% 30% pháp Sau khi thực hiện giải 40% 60% pháp 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: Giải pháp đã được áp dụng tại cơ sở và mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực trong giảng dạy môn Ngữ Văn. Giải pháp có thể áp dụng trong giảng dạy ở tất cả các phân môn: Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn. Bởi phân môn nào giáo viên cũng cần tiếp cận và hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng theo thang tư duy Bloom và luôn có học sinh biết nhiều hơn trong lớp học để hỗ trợ các bạn HS khác trong hoạt động nhóm.
- Sáng kiến còn có thể áp dụng trong giảng dạy các môn học khác như Toán, Lí, Hóa… trong trường học. Nhóm các giải pháp này hoàn toàn có khả năng áp dụng rộng rãi đối với đối tượng học sinh ở mọi vùng miền trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và cả nước, góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Hiệu quả kinh tế: + Với học sinh: học sinh không cần đi học thêm ở đâu xa mà có thể học ngay trên lớp, học từ Thầy Cô và bè bạn của mình; HS cũng không cần tham gia khóa học kĩ năng thuyết trình hay các khóa học viết. Chữa bài cho bạn chính là luyện khả năng thuyết trình, truyền đạt tri thức, rèn luyện diễn đạt. + Với giáo viên: Khi trong lớp có những học sinh biết nhiều hơn và có thể hỗ trợ mình trong giảng dạy, người giáo viên đồng thời phải đối mặt với một thách thức: bản thân mình sẽ có vai trò, vị trí như thế nào trong lớp học và làm thế nào để tổ chức các nhiệm vụ học tập thỏa mãn cả những học sinh bình thường và những học sinh biết nhiều hơn? Thách thức đó khiến người giáo viên phải đổi mới tư duy, không ngừng tự trau dồi tri thức và phương pháp, kĩ năng đồng thời buộc phải tự nâng cao trình độ năng lực của mình. Việc làm này của giáo viên như vậy có thể xem là tiết kiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại, do vậy mang hiệu quả kinh tế khá rõ cho xã hội. Hiệu quả xã hội: thông qua các hoạt động nhóm, các học sinh sẽ trở nên gần gũi, thân tiết hơn, hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến (Chữ ký dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Ngọc Huệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 413 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lý thuyết và bài tập về hóa lập thể hợp chất hữu cơ, phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học trung học phổ thông
38 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 63 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn