Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lý thuyết và bài tập về hóa lập thể hợp chất hữu cơ, phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học trung học phổ thông
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp quá trình học tập, giảng dạy hóa lập thể được dễ dàng và hiệu quả. Làm nền tảng cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sâu hơn của hóa học hữu cơ. - Giúp học sinh rèn kỹ năng tự học tự nghiên cứu, rèn khả năng quan sát, tư duy hình học không gian gắn liền với tư duy của môn hóa học. - Rút ngắn khoảng cách giữa chương trình hóa học phổ thông chuyên hiện nay với nội dung hóa hữu cơ trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lý thuyết và bài tập về hóa lập thể hợp chất hữu cơ, phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học trung học phổ thông
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013 - 2014 I. Tên sáng kiến: Lý thuyết và bài tập về hóa lập thể hợp chất hữu cơ, phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học trung học phổ thông. II. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Đinh Xuân Quang - Học vị: Thạc sỹ - Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy – Tp Ninh Bình. - Điện thoại: 0989134836 Email: dinhquanglvt@gmail.com. III. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Ở trường chuyên, việc dạy và học Hóa lập thể thường thực hiện theo cách: - Giảng dạy theo tài liệu giáo khoa dành riêng cho học sinh chuyên hóa. Tuy nhiên nội dung kiến thức chưa đủ và còn có khoảng cách khá xa so với nội dung chương trình thi Olympic Quốc gia, đặc biệt là Olympic Quốc tế. - Sử dụng các giáo trình có phần hóa lập thể nhưng là dành cho sinh viên. Do đó kiến thức nằm rải rác trong các tài liệu khác nhau. Học sinh muốn hiểu rõ cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức về toán cao cấp và vật lý bậc đại học. - Đa số học sinh chuyên hóa khi học môn hóa lập thể đều chưa được rèn luyện tư duy hình học không gian, khả năng tưởng tượng cấu trúc hợp chất hữu cơ chưa tốt. Hơn nữa, với đặc thù môn học, các giáo viên tự nghiên cứu để giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn. - Trong các tài liệu hiện hành, lý thuyết về hóa học lập thể đã tương đối đầy đủ, nhưng các dạng bài tập thì chưa phong phú và chưa được phân loại rõ 1
- ràng và bó hẹp trong những dạng bài xác định cấu hình, cấu dạng hoặc liên quan tới các kiến thức khác của hóa học hữu cơ ở mức độ đơn giản, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao: Định lượng hóa các thông số cấu trúc, xét cấu trúc không chỉ ở trạng thái tĩnh mà cả trong các phản ứng hóa học. - Với yêu cầu nghiên cứu và giảng dạy hóa lập thể là kỹ năng tưởng tượng không gian thật tốt, nếu không có lời giải và phân tích cách giải thì người đọc khó hiểu rõ bản chất, sẽ giải bài tập một cách máy móc. 2. Giải pháp mới cải tiến a) Tính mới: Tài liệu này đã giải quyết được một số vấn đề mà các giáo trình, các sáng kiến, đề tài trước đây chưa nghiên cứu: 1. Biên soạn nội dung lý thuyết hóa lập thể phù hợp với học sinh trung học phổ thông sao cho với kiến thức co bản nhất về toán học và vật lý thì học sinh vẫn có thể hiểu được, từ đó hình thành kiến thức hóa học hữu cơ nền tảng cho học sinh chuyên. 2. Hệ thống bài tập minh họa gồm 50% bài tập tự xây dựng và và 50% sưu tập. Các bài tập đều có lời giải rõ ràng, phân tích chi tiết để có thể sử dụng sử dụng tài liệu làm giáo trình giảng dạy, giáo trình tự học, tự nghiên cứu. 3. Cập nhật một số nội dung nghiên cứu của các trường đại học quốc tế về vấn đề hóa lập thể (vấn đề về tính toán định lượng, hóa lập thể động, tính chất và cấu trúc). Các vấn đề này chưa hề được nêu trong các giáo trình hiện nay. 4. Tiến hành phân loại các bài tập liên quan đến nội dung chính của hóa học lập thể. Tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu chuyên sâu về hóa học lập thể. b) Tính sáng tạo. - Bám sát yêu cầu cơ bản của việc nghiên cứu hóa học hữu cơ nâng cao, đó là học sinh cần nắm vững một trong các nền tảng để làm cơ sở nghiên cứu các mảng kiến thức khác. 2
- Cụ thể: Từ việc nghiên cứu cấu trúc không gian của chất có thể nắm được ảnh hưởng của cấu trúc đến tính chất của chất hữu cơ. Nhiều tính chất hóa-lý của các chất chỉ được giải thích rõ khi đã biết cấu trúc không gian của các chất. - Tài liệu được triển khai theo từng chương, sát các nội dung cơ bản và nâng cao của hóa học lập thể. Mỗi phần đều có lý thuyết căn bản được soạn thảo phù hợp với kiến thức nền và khả năng tư duy của học sinh chuyên hóa tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu hóa học hữu cơ nâng cao, sau đó là hệ thống các bài tập minh họa từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Chỉ rõ các vấn đề dễ nhầm lẫn và các kiến thức thu được sau khi giải quyết xong vấn đề nêu ra trong bài tập. - Khai thác hiệu quả các tính năng của phần mềm chemoffice để giải quyết khó khăn về tư duy hình học không gian. Các công thức biểu diễn chất hữu cơ được trình bày sao cho trực quan và đảm bảo tính thẩm mỹ. - Phương pháp giúp khai thác hiệu quả bài tập là phân tích cách giải quyết vấn đề đặt ra trong bài toán theo hướng: nêu ưu, nhược điểm của các cách giải thường được sử dụng và đề xuất cách giải nhanh hơn, giúp rèn luyện tư duy tốt hơn. IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: - Tài liệu đã được triển khai áp dụng vào giảng dạy lớp 11 chuyên hóa (năm học 2012-2013) và lớp 11 chuyên hóa (năm học 2013-2014), được học sinh sử dụng hiệu quả. Đề tài đã tham dự hội nghị khoa học các trường chuyên đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 tại Thái Bình, đã được các giáo viên trường chuyên trong khu vực đánh giá cao và đã đạt điểm cao nhất trong tất cả các đề tài dự thi. Tài liệu đã được các giáo viên chuyên Hóa các tỉnh miền Bắc sử dụng để giảng dạy học sinh chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn hóa học. - Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên, sinh viên, học sinh khi nghiên cứu hóa học. Giúp cho việc học tập môn hóa học lập thể được dễ dàng, hiệu quả; không cần mất thời gian, sức lực, trí óc để tìm và tổng hợp kiến thức. 3
- - Nếu phổ biến đề tài này, giáo viên cần nghiên cứu về hóa lập thể sẽ không mất chi phí mua sách hoặc download những tài liệu cần bản quyền. Ước tính: + Chi phí in và đóng bìa 1 cuốn tài liệu (50 trang A4) là 10.000 đồng. + Chi phí mua các giáo trình để có nội dung kiến thức tương tự là 275.000 đồng (gồm giáo trình hóa học hữu cơ- Tác giả Ngô Thị Thuận, giá bìa 150.000 đồng; giáo trình cơ sở lý thuyết hóa học hữu cơ- Tác giả Trần Quốc Sơn, giá bìa 50.000 đồng; Lý thuyết hóa hữu cơ cơ sở-Tác giả Thái Doãn Tĩnh, giá bìa 75.000 đồng). Như vậy chi phí tiết kiệm được cho mỗi học sinh là: 265.000 đồng. Tài liệu sử dụng cho các học sinh và giáo viên chuyên hóa. Nếu tất cả giáo viên chuyên và học sinh chuyên cả nước đều sử dụng thì chi phí tiết kiệm được cho mỗi khóa học sẽ là: 265.000 x 40 (học sinh + giáo viên) x 64 tỉnh = 678,4 triệu đồng/khóa học. - Có thể sử dụng đề tài để giảng dạy hóa lập thể ở trường THPT chuyên, giảng dạy cho sinh viên ngành hóa học mà không mất chi phí bản quyền cho người giáo trình. 2. Hiệu quả xã hội: - Giúp quá trình học tập, giảng dạy hóa lập thể được dễ dàng và hiệu quả. Làm nền tảng cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sâu hơn của hóa học hữu cơ. - Giúp học sinh rèn kỹ năng tự học tự nghiên cứu, rèn khả năng quan sát, tư duy hình học không gian gắn liền với tư duy của môn hóa học. - Rút ngắn khoảng cách giữa chương trình hóa học phổ thông chuyên hiện nay với nội dung hóa hữu cơ trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. 4
- V. Điều kiện và khả năng áp dụng - Đề tài có thể triển khai ở tất cả các lớp chuyên hóa THPT, song song với quá trình học hóa học hữu cơ cơ bản. - Quá trình áp dụng đề tài tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy từ năm 2012 và các trường THPT chuyên một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho thấy đề tài dễ dàng áp dụng và mang lại hiệu quả. Kinh nghiệm quá trình triển khai đề tài cho thấy để sử dụng hiệu quả đề tài, người học nên sử dụng thêm mô hình phân tử các loại hợp chất hữu cơ, phần mềm Chemoffice để giúp cho việc tưởng tượng cấu trúc không gian dễ dàng hơn. - Giáo viên có thể xây dựng thêm các bài tập trên cơ sở sự phân loại bài tập hóa lập thể để làm phong phú thêm kiến thức, tăng cường thêm số lượng bài tập áp dụng. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến ĐINH XUÂN QUANG 5
- PHỤ LỤC Trích nội dung tài liệu: “CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC LẬP THỂ HỢP CHẤT HỮU CƠ”. CHƯƠNG I: CÁC CÔNG THỨC BIỂU DIỄN CẤU TRÚC KHÔNG GIAN. I.1. Lý thuyết cơ bản. Mỗi chất hữu cơ đều có thể biểu diễn bằng nhiều công thức cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, cần hiểu rõ nguyên tắc biểu diễn cấu trúc của mỗi công thức để chọn công thức biểu diễn phù hợp. Hơn nữa cần trang bị tốt cho học sinh kỹ năng tưởng tượng để thấy được sự tương đồng trong các công thức khác loại hoặc cùng một loại công thức nhưng thay đổi góc nhìn hoặc trạng thái của chất cần biểu diễn cấu trúc. I.1.1. Công thức Fischer. − Chiếu phân tử ở một vị trí quy ước lên mặt phẳng giấy: Các liên kết từ nguyên tử trung tâm hướng về phía gần người quan sát được biểu diễn trên trục nằm ngang, các liên kết hướng về phía xa người quan sát được biểu diễn nằm trên trục thẳng đứng; đường này để biểu diễn mạch cacbon chính với nguyên tử cacbon có số oxi hóa cao hơn ở phía trên − Chỉ được xoay công thức Fischer 180O trong mặt phẳng. Nếu xoay 90O trong mặt phẳng hoặc 180O ra ngoài mặt phẳng thì công thức tạo ra sẽ là công thức biểu diễn cấu trúc không gian của chất khác (là đồng phân đối quang của chất đang xét). − Công thức Ficher để biểu diễn cấu hình của C*, không biểu diễn được cấu dạng. I.1.2. Công thức phối cảnh. a) Công thức phối cảnh loại 1 (Chỉ gồm các nét đều). Phân tử được mô tả trong không gian ba chiều, liên kết giữa các nguyên tử cacbon được biểu diễn bằng các đường gấp khúc. Quy ước: từ các đường chéo từ trái sang phải biểu diễn liên kết C−C hướng ra xa người quan sát. c a b a b a b c a b a b c c b a c c - Công thức phối cảnh loại 1 biểu diễn được đầy đủ cấu trúc không gian, nhưng có nhược điểm là cồng kềnh. 6
- b) Công thức phối cảnh loại 2 (Gồm nét đều, nét đậm, nét đứt). - Nét đều biểu diễn liên kết nằm trên mặt phẳng giấy, nét đậm biểu diễn liên kết phía gần người quan sát, nét đứt biểu diễn liên kết xa dần người quan sát. I.1.3. Công thức Newman. Khi nhìn dọc theo một trục liên kết C1−C2, sẽ thấy nguyên tử cacbon C2 ở phía sau bị che khuất, biểu diễn nguyên tử cacbon này bằng 1 vòng tròn, còn nguyên tử C1 nằm ở tâm. Các liên kết xuất phát từ mỗi nguyên tử cacbon tạo thành các góc 120O (Csp 3); 180O (Csp2) trên mặt phẳng giấy. a b a a b c a b b c a b a b c c a b cc b a c c Dạng che khuất Dạng xen kẽ - Công thức Newman thường dùng để minh họa cấu dạng, thể hiện góc không gian giữa các nhóm nguyên tử một cách định lượng nhất. Muốn chuyển công thức Newman và công thức phối cảnh sang công thức Fiser, cần chiếu công thức ở cấu dạng che khuất hoàn toàn theo quy ước đã nêu. I.2. Bài tập vận dụng. Bài I.1: Các cặp công thức sau đây liên quan với nhau như thế nào (đồng phân cấu tạo, đồng phân cấu hình, cùng một chất): Phân tích: HS cần phân biệt được hai chất là đồng phân cấu trúc khi chúng có cùng công thức cấu tạo, nhưng khác nhau về cách sắp xếp các nguyên tử xung quanh một tâm bất đối xứng, mặt phẳng đối xứng, trục đối xứng. GV cần lưu ý HS không nên xác định cấu hình của các chất vì rất mất thời gian và máy móc. Cần quan sát để nhận ra điểm khác nhau. 7
- a) A1 và A2 khác nhau ở vị trí nhóm –OH → là đồng phân cấu tạo. b) B1 và B2 giống nhau ở nguyên tử C phía trước, nhưng khác nhau ở cách sắp xếp các nhóm ở nguyên tử C phía sau → chúng là đồng phân quang học không đối quang. c) C1 và C2 khác nhau ở vị trí các nguyên tử Cl nhưng lại đối xứng trục → là cùng một chất. d) D1 và D2 khác nhau ở cách sắp xếp các nhóm CH3- và C2H5- → là đồng phân hình học. Bài I.2: (Bài tự xây dựng) Chuyển công thức Fischer sau sang công thức phối cảnh và công thức Newman Phân tích: Cần dựa vào công thức Fischer để biết vị trí tương đối của các nhóm nguyên tử, từ đó điền vào công thức phối cảnh. - C* thứ nhất (phía trên): Nhóm CH3 ở phía bên phải, sang công thức phối cảnh cũng ở phía bên phải → hướng nhìn là từ phía trên → nhóm CH2OH phía dưới - C* thứ hai: ở công thức phối cảnh nhóm C2H5 ở phía trên → hướng nhìn là từ phía dưới, Br ở bên trái trong công thức Fischer thì cũng phải ở phía bên trái so với hướng nhìn → nằm ở đường nét đậm: Từ công thức phối cảnh, xoay nguyên tử C một góc nào đó cho tương ứng với công thức Newman từ đó xác định được vị trí của các nhóm chưa biết: Bài I.3: Cho các đồng phân sau đây: Cho biết tương quan lập thể giữa: (T1) và (T2); (T1) và (T3); (T2) và (T4). 8
- Phân tích: Không nên xác định cấu hình của các C*. Phương pháp đơn giản nhất là so sánh các nguyên tử C* bằng cách xét theo chiều các nhóm kích thước nhỏ dần (không so sánh độ ưu tiên). Gọi C*1 có C6H5 > CH3 > H; C*2 có COOC2H5 > NH2 > H. ta thấy: C1: T1 ≡ T2 ≡ T3 ≠ T4 C 2 : T 3 ≡ T1 ≡ T 4 ≠ T 2 → (T1) và (T2) là đồng phân dia; (T1) và (T3) trùng nhau; (T2) và (T4) là đối quang. Bài I.4: (Bài tự xây dựng) Điền các nhóm CH3 và nguyên tử H vào công thức phối cảnh sau đây để hoàn chỉnh công thức phối cảnh của : a) polipropilen isotartic b) polipropilen syndiotartic Phân tích: Polime điều hòa lập thể isotartic hoặc syndiotartic là dạng cấu trúc đều đặn, tất cả cùng một cấu hình C* ở cùng một dạng xen đều hoặc ở dạng sắp xếp luân phiên. Như vậy, có thể điền các nhóm CH3 và nguyên tử H để đảm bảo yêu cầu: - Điều hòa về mặt cấu tạo. - Các nhóm CH3 ở vị trí giống hệt nhau ở mỗi mắt xích (dạng isotartic) hoặc khác nhau luân phiên (syndiotartic) a) b) 9
- CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH DANH PHÁP CẤU HÌNH VÀ SỐ ĐỒNG PHÂN CẤU HÌNH II.1. Lý thuyết cơ bản. Các chất khác nhau về cấu hình nhưng giống nhau về cấu tạo được gọi tên theo một quy ước nhất định. Đồng phân cấu hình gồm đồng phân quang học và đồng phân hình học với các hệ thống danh pháp tương ứng. Trong phạm vi đề tài này, chỉ đề cập đến những hệ thống danh pháp phổ biến. II.1.1. Độ ưu tiên của các nhóm nguyên tử. 1. Các nhóm ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần số điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tử liên kết trực tiếp với C* VD: -I > -Br > -Cl > -F -SO3H > -OH > -NH2 > -CH3 2. Nếu hai nguyên tử gắn trên C* giống nhau thì xét nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử đó. Nếu vẫn không chọn được nhóm ưu tiên thì xét tiếp nguyên tử thứ ba… VD: -CR3 > -CHR2 > -CH2R > -CH3 -NR2 > -NHR > -NH2 3. Một nguyên tử liên kết đôi hay ba tương đương với hai nối đơn hoặc ba nối đơn với nguyên tử đó (chỉ có một liên kết thật, liên kết còn lại giả định có ưu tiên thấp hơn). VD: −CH=O −CH − O> −CH2OH (Vì O O; O > H). O 4. Đồng vị có khối lượng lớn hơn được sắp xếp trước: T > D > H 5. Cấu hình cis ưu tiên hơn trans, R ưu tiên hơn S. II.1.2. Danh pháp đồng phân quang học. a) Điều kiện xuất hiện đồng phân quang học. − Phân tử có đồng phân quang học phải có yếu tố không trùng vật − ảnh. (Vật và ảnh của vật tạo ra trong gương phẳng không thể lồng khít vào nhau, tương tự hai bàn tay của một người bình thường). − Các yếu tố không trùng vật − ảnh bao gồm: + Yếu tố bất đối phân tử: Đồng phân anlen: Dẫn xuất thế của phân tử anlen (CH2=C=CH2). Đồng phân spiran: Hợp chất chứa hai vòng chung đỉnh có nhóm thế khác nhau. Đồng phân cản quay: Hai nửa phân tử liên kết đơn với nhau nhưng không quay tự do được vì sự cản trở không gian. + Yếu tố bất đối nguyên tử: Trong phân tử chứa nguyên tử cacbon bất đối (ký hiệu C*) hoặc các nguyên tử bất đối khác (Si*, S*, N*…). Quan trọng và phổ biến hơn cả là C*abcd (abcd). 10
- b) Danh pháp D, L: − Các nhóm thế ưu tiên ở nguyên tử C* dưới cùng trong công thức Fiser ở bên trái→ cấu hình L và ngược lại. − Thuộc loại cấu hình tương đối: Là cấu hình so sánh giữa hai chất đối quang với nhau hoặc so với một chất làm chuẩn. Chỉ suy được cấu hình của một chất dựa vào cấu hình tương đối khi biết cấu hình thực của chất so sánh. CHO CHO HO H H OH H OH HO H HO H H OH HO H H OH VD: CH 2OH CH2 OH Biết L-glucozơ → D-glucozơ c) Danh pháp R, S: − Thuộc loại cấu hình tuyệt đối: Biểu diễn cấu hình đầy đủ của chất. Xét độ hơn cấp: a>b>c>d. − Trong công thức phối cảnh, nếu nhìn dọc theo trục liên kết C*−d, thấy thứ tự a,b,c theo chiều kim đồng hồ → phân tử có cấu hình R, trái lại nếu trình tự đó ngược chiều kim đông hồ → phân tử có cấu hình S. a a d d b c b c C«ng thøc phèi c¶nh a a d d c b c b − Nếu nhìn vào công thức Fiser thì cấu hình R có trình tự a,b,c ngược chiều kim đồng hồ, còn cấu hình S có chiều ngược lại. CHO CHO H OH HO H CH2 OH CH2 OH anđehit (R) glyxeric và anđehit (S) glyxeric − Khi phân tử có nhiều C* thì mỗi C* có một ký hiệu R hoặc S tuỳ cấu hình của mỗi C*. 11
- II.1.3. Danh pháp đồng phân hình học. a) Điều kiện xuất hiện đồng phân hình học. − Phân tử có bộ phận cứng nhắc làm cản trở sự quay tự do của hai nguyên tử ở bộ phận cứng nhắc đó. Hai nguyên tử hay nhóm nguyên tử ở một nguyên tử của bộ phận cứng nhắc phải khác nhau. VD abC = Cab, ab. − Đồng phân hình học có thể xuất hiện trong các trường hợp sau: + Hệ có n liên kết đôi abC=Ccd (ab, cd); abC=Nd (ab), aN=Nb (a,b có thể đồng nhất hoặc không). Các hệ này có 2n đồng phân hình học (nếu các liên kết đôi này hoàn toàn khác nhau) hoặc nhỏ hơn (nếu có ≥ 1 cặp liên kết đôi giống nhau). + Hệ có số lẻ liên kết C=C liền nhau abC=C=C=Ccd (ab, cd). Hệ cũng chỉ có hai đồng phân hình học. + Hệ vòng no: ví dụ 1,2 − đimetyl xiclopropan có hai đồng phân. b) Hệ danh pháp cis−trans. Đồng phân có hai nhóm thế (ở hai nguyên tử của bộ phận cứng nhắc) phân bố cùng phía so với bộ phận cứng nhắc được gọi là đồng phân cis (hay đồng phân syn) còn đồng phân kia (khác phía) gọi là đồng phân trans (hay đồng phân anti). Cách gọi tên này gặp khó khăn trong nhiều trường hợp mà cả a,b,c,d đều không phải là −H. VD: ClBrC=CFI, EtMeC=CetPr… c) Hệ danh pháp Z, E: Hệ danh pháp này dựa trên nguyên tắc về “độ ưu tiên”. Nếu hai nhóm thế cấp cao hơn cùng phía của bộ phận cứng nhắc gọi là đồng phân Z, nếu khác phía ta có đồng phân E. Như vậy cis và trans But-2-en được gọi tên tương ứng là (Z)- và (E)- but-2-en; các đồng phân syn và anti CH3CH=NOH lần lượt là (E)- và (Z)- axetoxim. II.2. Bài tập vận dụng. Bài II.1: (Bài tự xây dựng) a) Viết một công thức cấu tạo cho mỗi công thức phân tử sau đây để chúng có đồng phân quang học: (A1 ) C4 H8 Cl2 (A2 ) C7 H14 (no) (A3 ) C4 H4 Cl2 (A4 ) C12 H6 Br2I2 b) Viết một công thức cấu tạo cho mỗi công thức phân tử sau đây để chúng có đồng phân hình học: (B1) C5H8 (mạch hở). (B2) C4H6Br2 (mạch vòng), không có C*. (B3) C8H12 (chứa hai vòng no) (B4) Andehit C4H6O. Phân tích: Bài tập này chỉ với mục đích để HS nhận ra được sự xuất hiện đồng phân quang học và đồng phân hình học. Do đó chỉ cần nắm vững các điều kiện xuất hiện mỗi loại đồng phân để chọn công thức cấu tạo cho phù hợp. a) Mỗi chất có thể là một trong số các công thức: (A1): Là dẫn xuất của ankan → phải chứa C*. 12
- CH3-CH2-CHCl-CH2Cl CH3- CHCl- CHCl-CH3 CH3-CHCl -CH2 -CH2Cl (A2): Là hợp chất no → có 2 vòng → thuộc loại đồng phân spiro. (A3): Thuộc loại đồng phân anlen: Cl-CH=C=CH-Cl (A4): Có độ bất bão hòa lớn → là hợp chất thơm, đồng phân quang học thuộc loại cản quay. Br Br I I Br Br I I b) (B1) Phải thuộc loại ankadien CH2=CH-CH=CH-CH3 (B2) Vòng no, đối xứng để không có C*: Br Br (B3) Hai vòng no cần ít nhất 3C → còn 2C tạo liên kết đôi: C3H5-CH=CH-C3H5 Hoặc đồng phân hình học xuất hiện ở vòng no: C3H5-C3H4-CH=CH2 (B4) Liên kết đôi tạo đồng phân hình học: CH3-CH=CH-CHO Bài II.2: (Bài tự xây dựng) Cho các chất hữu cơ sau: a) CH3CHOHCH2CHClCH2CHClCH3 Cl Br b) CH3OCH=CHCH2CH=CHOCH3 d) c) CH3 CH = CH CHOH CH =CH CH3 O OH O CH=CH - COOH Cl Cl e) f) g) OH Cl Cl Cl Br Cl Cl h) Cl i) Cl Xác định số lượng đồng phân cấu hình trong mỗi trường hợp. Phân tích: Trong mỗi trường hợp, cần xác định số trung tâm gây đồng phân cấu hình để từ đó tính được số đồng phân. Tuy nhiên GV cần lưu ý thêm cho HS những trường hợp làm thay đổi số đồng phân so với quy luật thông thường: - Có những C* hoặc liên kết đôi giống nhau. - Vòng cứng nhắc làm khống chế số đồng phân hình học hoặc ràng buộc cấu hình hai nguyên tử C*. 13
- - Các nhóm nguyên tử giống nhau về cấu tạo nhưng khác nhau về cấu hình → xuất hiện C* hoặc đồng phân hình học. a) CH3-C*HOH-CH2-C*HCl-CH2-C*HCl-CH3 có 3 nguyên tử C* khác nhau → có 8 đồng phân. b) CH3OCH=CHCH2CH=CHOCH3 có hai liên kết đôi giống nhau có đồng phân hình học → có 3 đồng phân (Z-Z; E-E, Z-E). c) CH3 CH = CH CHOH CH =CH CH3 có hai liên kết đôi giống nhau có đồng phân hình học và một C* xuất hiện khi hai liên kết đôi có cấu hình khác nhau → có 4 đồng phân cấu hình (Z-Z; E-E, Z-R-E, Z-S-E). d) Có một vòng no hai nhóm thế, có mặt phẳng đối xứng → chỉ có 1 cặp đồng phân hình học. e) Có một C* và một liên kết đôi có đồng phân hình học → có 4 đồng phân cấu hình. f) Có 2 nguyên tử C* giống nhau → có 3 đồng phân. g) Có hai C* giống nhau và bị ràng buộc qua cầu nối vòng 6 cạnh, 2C* còn lại (chứa nhóm -OH) giống nhau vì phân tử có mặt phẳng đối xứng. → Có 2.3 = 6 đồng phân. h) Có 4 liên kết đôi giống nhau và có đồng phân hình học → tạo ra 6 đồng phân (ZZZZ, EEEE, ZZEE, ZZZE, EEEZ, ZEZE) riêng trường hợp ZEZE làm xuất hiện thêm đồng phân hình học ở liên kết đôi ở giữa phân tử. → có tất cả 7 đồng phân. i) Có 4 trung tâm đồng phân hình học và một C*(C ở giữa, bên phải) nhưng có hai trung tâm giống nhau → tạo ra 3.2.2.2 = 24 đồng phân. Trường hợp C* bên trái, ở giữa xuất hiện khi hai liên kết đôi CH=CH-Cl có cấu hình khác nhau → có thêm 8 trường hợp nữa → Có tất cả 32 đồng phân. Bài II.3: (Bài tự xây dựng) Heđion (ký hiệu H) là tên thường COOCH3 của một hương liệu dùng để pha chế một số loại nước hoa nổi tiếng như CK, NO–19, Eausausage, Anais – amais... a) Gọi tên quốc tế của H. O (H) b) Thực ra Heđion là hỗn hợp của 2 đồng phân lập thể COOCH3 COOCH3 O (H1) O (H2) – Quan hệ giữa H1 và H2 như thế nào? – Hỗn hợp đẳng phân tử của H1 và H2 có quang hoạt không? c) Xác định cấu hình của H1 và H2. Phân tích: Bài tập này nhằm củng cố kỹ năng xác định cấu hình C*; khái niệm về các loại đồng phân quang học và tính chất quang hoạt của các chất chứa C*. 14
- a) Tên quốc tế: Metyl (2-Butyl-3-oxoxyclopentyl)etanoat b) H1 và H2 giống nhau ở 1C* và khác nhau ở C* còn lại → Là đồng phân đia. Hỗn hợp H1 và H2 quang hoạt vì không có sự triệt tiêu tính quang hoạt của C* phía trên. c) Cấu hình: H1: S, R H2: S, S. Bài II.4: Cho hợp chất sau A, B là hai đồng phân của axit 3,4–đibromoxiclopentan–1,1–đicacboxylic. Khi đun nóng A cho hai sản phẩm là đồng phân còn B cho một sản phẩm. Viết công thức cấu trúc của A và B. Minh họa bằng phương trình phản ứng. Phân tích: Trước hết, cần giúp HS hiểu được phản ứng decacboxi. Đồng thời HS đã biết được cách xác định cấu trúc hai đồng phân của axit 3,4–đibromoxiclopentan–1,1– đicacboxylic. Trên cơ sở đó, xác định các tình huống có thể xảy ra là một trong hai nhóm COOH sẽ bị tách CO2. So sánh sản phẩm tạo thành có thể biết được số sản phẩm sinh ra. Br Br COOH COOH Br Br COOH COOH Br Br Br Br COOH COOH COOH Br Br Bài II.5: (Bài tự xây dựng) a) Điền ký hiệu *, Z,E, s–cis, s–trans ...vào vị trí thích hợp. O (A) (B) OH COOH H OH OH CH3 COOH b) Trong cơ thể người có chất A (tên là Prosglandin E2) được tạo thành từ axit (5Z, 8Z, 11Z, 14Z) icosatetraenoic (ký hiệu C). Viết công thức cấu trúc của axit này lúc tham gia phản ứng tạo thành A. Phân tích: Các ký hiệu lập thể khi HS đã quen thì có thể dễ dàng điền đúng vào công thức. Nhưng ở ý thứ 2, GV cần lưu ý HS tránh sa đà vào việc tìm hiểu phản ứng tạo thành A. Cần giải thích rõ, đó là một quá trình phức tạp diễn ra dưới tác dụng của enzim, quan trọng là so sánh công thức cấu trúc của axit (5Z, 8Z, 11Z, 14Z) icosatetraenoic với A để từ đó viết bộ khung của C cho phù hợp. 15
- Cấu tạo của C: Bài II.6: (Bài tự xây dựng) Trong chu trình Krebs (quá trình chuyển hóa háo khí trong quá trình hô hấp) có chuyển hóa sau: ABC Với A là HOOC–CH2–C(OH)–CH2–COOH B là HOOC–CH2–C=CH–COOH | | COOH COOH C là HOOC – CHOH – CH(COOH) – CH2– COOH a) Gọi tên A,B,C theo danh pháp IUPAC. b) Chất nào có đồng phân cấu hình? Đó là đồng phân loại gì? Số lượng bao nhiêu? Trong mỗi trường hợp, viết công thức cấu trúc một đồng phân và ghi ký hiệu lập thể. c) Cho 1 mol A phản ứng từ từ với 1 mol NaOH sau đó tiếp tục cho 1 mol NaOH nữa thu được sản phẩm D. Hỏi D có đồng phân cấu hình không. Viết công thức các đồng phân đó. Phân tích: Trong bài tập này, HS chỉ cần lưu ý câu c. Phản ứng của NaOH với A sẽ theo thứ tự với các nhóm –COOH. Và nhóm COOH có tính axit cao nhất sẽ phản ứng trước. Đó là nhóm COOH ở giữa phân tử. Sau đó là một trong hai nhóm COOH còn lại với xác suất là như nhau. a) Tên gọi: A: Axit 2-hidroxipropan-1,2,3-tricacboxylic B: Axit propen-1,2,3-tricacboxylic C: Axit 1-hidroxipropan-1,2,3-tricacboxylic b) B có hai đồng phân hình học. C có bốn đồng phân quang học. c) D là HOOC–CH2–C(OH)–CH2–COONa | COONa 16
- CHƯƠNG III: CẤU DẠNG. III.1. Lý thuyết cơ bản. Cấu dạng là những trạng thái cấu trúc không gian khác nhau sinh ra do sự quay một nhóm nguyên tử này đối với nhóm nguyên tử khác xung quanh liên kết đơn. III-3.1. CẤU DẠNG CỦA HỢP CHẤT MẠCH HỞ. 1) Cấu dạng hợp chất no. - Liên kết đơn C−C đối xứng trục nên mỗi nguyên tử C có thể quay xung quanh trục liên kết tạo nên vô số dạng hình học khác nhau, trong số đó dạng xen kẽ là dạng bền nhất, còn dạng che khuất kém bền nhất. - Trong thực tế C2H6 tồn tại ở dạng xen kẽ. H H H H H H H H H H H H H H H H H H HH H H H H Dạng che khuất Dạng xen kẽ - Đối với các dẫn xuất của C2H6 , ví dụ XCH2−CH2X cấu dạng bền chính là các cấu dạng xen kẽ, trong đó cấu dạng anti thường bền vững hơn cấu dạng syn (trừ trường hợp có liên kết hiđro nội phân tử giữa hai nhóm X). Ví dụ, ở điều kiện thường n-butan tồn tại ~ 70% ở cấu dạng anti và ~30% ở cấu dạng syn (hai dạng chênh lệch nhau ~0,7 kcal/mol). CH3 CH3 H H H CH 3 H H H H CH 3 H anti syn 2. Cấu dạng của hợp chất không no. - Các nguyên tử mang liên kết đôi (O, C…) ở vị trí che khuất H, CH3 … - Các hợp chất có liên kết đôi liên hợp như but-1,3-đien; acrolein … có hai cấu dạng bền có cấu trúc phẳng gọi là cấu dạng s-cis và s−trans. S−trans but-1,3-đien bền hơn cấu dạng s-cis 2,3 kcal/mol. S-cis S-trans 17
- III-3.2. CẤU DẠNG CỦA CÁC HỢP CHẤT VÒNG NO. 1) Những yếu tố làm giảm độ bền và biến dạng vòng no. a) Sức căng Bayer: đó là sức ép hoặc trương góc hóa trị CCC so với góc hóa trị bình thường là 109,5O. b) Sức căng Pitzer: là lực đẩy tương hỗ giữa hai nguyên tử hiđro vở vị trí che khuất. Hai yếu tố trên làm cho hầu hết các vòng no trở nên không phẳng (để bền hơn dạng phẳng tương ứng). Các vòng nhỏ, nhất là vòng 3 cạnh, kém bền vì hai sức căng nói trên và còn vì liên kết C−C biến dạng thành xen phủ một bên. 2) Cấu dạng vòng xiclohexan. a) Hình dạng vòng xiclohexan: vòng xiclohexan không phẳng và có thể có nhiều dạng. Điển hình là dạng ghế và dạng thuyền. Cả hai dạng trên đều không có sức căng Bayer. Nhưng dạng ghế bền hơn dạng thuyền (5,5 kcal/mol) và chiếm tới 99,9% ở nhiệt độ phòng do dạng ghế không có sức căng Pitzer; tất cả 6 hệ thống C−C đều Dạng ghế Dạng thuyền ở cấu dạng xen kẽ tương tự syn-Butan. 1,84A 4 1 4 1 5 H C HH 5 6 3 H 33C 2,49 3 2 HH 2,27A Xiclohexan (dạng thuyền) Butan 5 6 1 CH3 3 H CH 3 2,49A 4 3 2 2 4 H H 6 H 2,5A Xiclohexan (dạng ghế) Butan b) Dẫn xuất thế của xiclohexan: Dẫn xuất một lần thế có hai dạng a và e tồn tại ở trạng thái cân bằng không thể tách riêng. Dạng e bền hơn dạng a. Ví dụ e-Metylxiclohexan chiếm 95% trong hỗn hợp cân bằng 6 6 (ở nhiệt độ phòng). Dạng a kém CH3 bền hơn dạng e chủ yếu vì CH3 ở 1 5 1 5 vị trí syn đối với C3 và C5 (hai 3 3 tương tác syn và hai lực đẩy giữa CH 3 a-CH3 và a-H ở C3 và C5). e-Metylxiclohexan a-Metylxiclohexan Khi xiclohexan có nhóm thế thì các nhóm thế đó có thể đẩy nguyên tử C ở vòng hoặc đẩy nhau với những mức năng lượng nhất định. 18
- 3) Cấu dạng tetrahiđropiran Tương tự xiclohexan, cấu dạng ghế tetrahiđropiran là dạng bền. Vì có dị tử oxi nên có hai dạng ghế ký hiệu là C1 và 1C (C là viết tắt tiếng Anh “Chair” là ghế); chúng ở trạng thái cân bằng và đối xứng nhau qua mặt phẳng gương: O O O C1 1C III.2. Bài tập vận dụng. Bài III.1: (Bài tự xây dựng) Viết công thức Newmen các cấu dạng bền của n–butan xét theo trục liên kết C2-C3. Hai dạng bền nhất có thế năng chênh lệch là 0,9 Kcal/mol. Tính % tồn tại của của mỗi dạng ở 25OC. Phân tích: Mối liên quan giữa chênh lệch năng lượng và % dạng tồn tại của mỗi dạng có thể thiết lập qua biểu thức hằng số cân bằng: ∆G = -R.T.lnK = ∆H – T.∆S Trong đó, HS cần được biết thêm một vấn đề lý thuyết đó là hai cấu dạng chỉ khác nhau do sự quay liên kết nên ∆S ~ 0. lnK = – ∆H quá trình chuyển hóa hai dạng syn anti có hằng số cân bằng tính được là K = 100/23 Nhưng trên thực tế, một cấu dạng anti tồn tại song song với hai cấu dạng syn, do đó 100 dạng anti chiếm = 68,49% còn lại là dạng anti 100 23 23 Bài III.2. Đồng phân meso 2,3-Đibrombutan (dãy A, A1) và đồng phân treo (dãy B, B1, B2) có các cấu dạng xen kẽ: (A1) Giải thích vì sao: a) Thế năng của cấu dạng (A1) cao hơn dạng (B2). b) Dạng A1 thế năng cao nhưng chiếm tới ~30% các dạng xen kẽ của đồng phân meso trong khi đó dạng B2 có thế năng thấp hơn nhưng chỉ chiếm ~20% các dạng xen kẽ của đồng phân treo. c) Trong số các cấu dạng xen kẽ của treo 2,3-Đibrombutan, cấu dạng tồn tại chủ yếu là (B) sau đó là cấu dạng (B1), còn cấu dạng (B2) chiếm tỷ lệ thấp nhất. 19
- Phân tích: Thông thường các chất không phân cực, không có liên kết yếu nội phân tử giữa các nhóm nguyên tử thì xét độ bền dựa vào kích thước các nhóm. Trường hợp các chất có hiện tượng phân cực cần chú ý thêm đến lực hút hoặc lực đẩy giữa các nhóm tích điện. a) A1 kém bền hơn B2 vì cả A1 và B2 đều có một lực đẩy tĩnh điện Br – Br ; một lực đẩy nhóm kích thước lớn CH3 – CH3. Còn B2 không có lực đẩy CH3 – Br. b) Thật ra A1 gồm hai cấu dạng tương đương nên mỗi dạng chỉ tồn tại 15%. Còn B2 chỉ có một dạng. c) Dạng B bền nhất vì hai nguyên tử Br (vừa có bán kính lớn, vừa tích điện âm) không đẩy nhau. Dạng B1 không có tương tác đẩy giữa hai nhóm CH3. Bài III.3: (Bài tự xây dựng) Giải thích: a) Tại sao trans-pent-3-en-2-on tồn tại ở cả hai cấu dạng s-cis và s-trans với tỷ lệ tương đương. b) Metylxiclohexan có cấu dạng nhóm CH3- ở vị trí e (95%) hoặc ở vị trí a (5%) nhưng nhóm t-C4H9 của tert-butylxiclohexan chỉ ở vị trí e. Phân tích: a) Thông thường, HS luôn biết dạng s-trans bền hơn do các cặp e liên kết kích thước lớn. Để giải thích vấn đề cấu dạng s-cis và s-trans có tỷ lệ tương đương, GV cần gợi ý HS viết rõ công thức hai dạng từ đó nhận ra lực hút giữa nguyên tử H và nguyên tử oxi nhờ hiệu ứng liên hợp. b) HS dễ dàng nhận ra Metylxiclohexan có cấu dạng nhóm CH3- ở vị trí e bền hơn do lực đẩy giữa các nhóm kích thước lớn, từ đó suy ra do nhóm tert-butyl kích thước lớn nên không thể tồn tại ở cấu dạng a. Tuy nhiên, kích thước chỉ là nguyên nhân thứ yếu. HS chưa biết nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng tert-butylxiclohexan chỉ ở vị trí e là do một nhóm CH3 của gốc t-C4H9 luông hướng vào trong vòng gây ra lực đẩy rất lớn. Để gợi ý điều này, GV có thể yêu cầu HS viết rõ công thức phối cảnh nhóm C4H9 và so sánh với các nhóm khác khi gắn với vòng để hình dung vị trí các nhóm CH3. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 413 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 63 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lý thuyết vùng phát triển gần của Vygotxki và ứng dụng trong giảng dạy bộ môn Văn THPT
16 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn