Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những biện pháp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động ở tổ chuyên môn trường Trung học phổ thông
lượt xem 3
download
Nghiên cứu đề tài “Những biện pháp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động ở tổ chuyên môn trường Trung học phổ thông”nghiên cứu, vận dụng với mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc và góp phần nhỏ vào sự phát triển của đơn vị nói riêng, ngành giáo dục nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những biện pháp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động ở tổ chuyên môn trường Trung học phổ thông
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ: .................................................................................................................. 1 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:........................................................................................... 2 1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................................... 2 1.1. Khái quát một số vấn đề chung ................................................................................ 2 1.1.1. Khái quát một số hiểu biết chung về Chi bộ Đảng trong trường học ................ 2 1.1.2. Khái quát một số hiểu biết chung về tổ chuyên môn trong trường học.............. 3 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của Chi bộ Đảng và tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông.............................................................................................................................. 3 1.2.1. Vai trò của Chi bộ ................................................................................................. 3 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi bộ .......................................................................... 3 1.2.3. Vai trò của tổ chuyên môn trong trường học ....................................................... 4 1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chuyên môn ......................................................... 4 1.3. Mối quan hệ giữa Chi bộ Đảng và tổ chuyên môn trong trường học........................ 5 1.4. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng đối với hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông ............................................................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................................... 6 2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng đối với hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông hiện nay .......................... 6 2.2. Kết quả tìm hiểu các bài viết, sáng kiến kinh nghiệm đã có: ................................. 7 3. Nội dung các biện pháp................................................................................................. 10 3.1. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương; đặc biệt phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên trong nâng cao sức chiến đấu để thực hiện hiệu quả kế hoạch của tổ chuyên môn ............. 10 3.2. Tổ chức tốt sinh hoạt Chi bộ theo chuyên đề gắn với các nội dung giảng dạy và giáo dục học sinh của tổ chuyên môn ........................................................................... 13 3.3. Tích cực đẩy mạnh việc đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lí các hoạt động chuyên môn; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa lãnh đạo Chi bộ Đảng và đội ngũ cán bộ quản lí hành chính của tổ chuyên môn..................................................................................................................... 15 3.4. Tổ chức giao lưu, kết nối giữa tập thể đảng viên với quần chúng trong tổ chuyên môn để tăng thêm sức mạnh đoàn kết, thống nhất ....................................................... 18 3.5. Tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho cán bộ lãnh đạo, quản lí từ cấp tổ ở trường học ....................................................................... 21 4. Kết quả: .......................................................................................................................... 22 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ..................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 – 2021 các bậc học, ngành học ở nước ta diễn ra trong một bối cảnh xã hội hết sức đặc biệt. Trên thế giới,loài người đang gồng mình chống chọi lại đại dịch COVID - 19, nhiều quốc gia không kiểm soát nổi sự bùng phát của vi rút corona như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…và những “cơn giận dữ của Mẹ thiên nhiên” gây nên bão tuyết, lũ quét, động đất… Còn Việt Nam chúng ta đã trải qua ba lần dịch COVID – 19 bùng phát tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng…; tháng 10 năm 2020, nhân dân miền Trung bị những cơn mưa lũ nhấn chìm trong bể nước, gây nên ngập lụt, sạt lở đất kinh hoàng, cướp đi bao sinh mạng một cách thảm khốc khiến cả dân tộc Việt Nam đau thương vô hạn. Những hiện tượng xã hội đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống con người và xã hội, trong đó có ngành giáo dục.Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở một số địa phương có thời điểm phải tạm dừng để thực hiện giãn cách xã hội, phòng tránh dịch lây lan, bùng phát trong cộng đồng; các hoạt động tập thể và sinh hoạt nơi công cộng phải hạn chế, thậm chí không được tổ chức. Bên cạnh đó, nước ta cũng đang bước vào giai đoạn cuộc cách mạng công nghệ phát triển mạnh mẽ. “Xã hội tri thức”, xã hội hiện đại đổi mới với tốc độ có thể tính bằng giây theo hướng “mở”. Hoàn cảnh xã hội đóđặt ra không ít khó khăn, thách thức cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục trong cả nước nói chung và đơn vị chúng tôi nói riêng. Tuy nhiên, chính những khó khăn, thử thách ấy lại trở thành nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy bước chuyển mình theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa cho ngành giáo dục nói chung, cho các thầy giáo, cô giáo chúng ta nói riêng trong sự nghiệp “trồng người”. Để đáp ứng yêu cầu thời đại, đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ giáo viên đủ phẩm chất và năng lực, có tri thức toàn diện, nhạy bén, năng động, đặc biệt phải có trình độ Tin học và Ngoại ngữ. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là cần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong đơn vị trường học. Bởi vai trò của tổ chuyên môn rất quan trọng, đó là bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lí nhà trường. Nói cách khác, tổ chuyên môn như những “tế bào” góp phần “nuôi sống cơ thể trường học”, đặc biệt là phát triển chất lượng dạy học – một trong những vấn đề hàng đầu quyết định vị trí, “thương hiệu” nhà trường. Vì thế, để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, chúng ta không thể không nói đến vai trò của tổ chức Đảng.Và một trong những giải pháp có tính mới, đem lại hiệu quả cao chính là phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. 1
- Tổ chức Đảng trong trường Trung học phổ thông nói chung, Chi bộ Đảng nói riêng là hạt nhân chính trị, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhằm thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những kết quả nhà trường đạt được gắn liền với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng định hướng đúng đắn, góp phần làm nên những thành tích cho nhà trường. Chính vì thế, việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các Chi bộ Đảng là cực kì quan trọng. Điều đó góp phần tạo nên tính thúc đẩy, thống nhất về tư tưởng, ý chí, sức chiến đấu để nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của tổ chuyên môn trong nhà trường. Hơn nữa, tính chất đặc thù của tổ chức Đảng trong trường học là lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, tuyệt đối trên các lĩnh vực hoạt động. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn, đây cũng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển về chất lượng giáo dục và đào tạo của đơn vị. Trong văn bản chỉ đạo các cấp cũng đã chú trọng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thời đại;nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí như: Chỉ thị 32/CT-UBND tỉnh Nghệ An ngày 19/09/2020 và văn bản văn bản số 1769/SGD&ĐT - GDTrH Nghệ An, ngày 14 tháng 09 năm 2020 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021. Bởi lẽ đó, việc tìm tòi, trăn trở về những biện pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông là một giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chủ trương chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên. Bản thân tôi được giao trọng trách công tác Đảng của Chi bộ và quản lí tổ chuyên môn, từ thực tiễn công tác, tôi càng nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa đề tài nghiên cứu của mình. Từ những lẽ đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Những biện pháp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động ở tổ chuyên môn trường Trung học phổ thông”nghiên cứu, vận dụng với mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc và góp phần nhỏ vào sự phát triển của đơn vị nói riêng, ngành giáo dục nói chung. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái quát một số vấn đề chung 1.1.1. Khái quát một số hiểu biết chung về Chi bộ Đảng trong trường học Chi bộ là một tổ chức Đảng, là một tổ chức lãnh đạo chính trị. Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt với tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay 2
- tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên. Các đơn vị tùy thuộc vào số lượng đảng viên để đề xuất lên cấp trên phê duyệt quyết định thành lập một hay nhiều Chi bộ trong một Đảng bộ. 1.1.2. Khái quát một số hiểu biết chung về tổ chuyên môn trong trường học Tổ chuyên môn là tổ giáo viên theo bộ môn hoặc nhóm bộ môn, là một bộ phận chính thức trong cơ cấu của tổ chức nhà trường, giúp hiệu trưởng điều hành và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, trực tiếp quản lí các hoạt động của giáo viên trong tổ. 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của Chi bộ Đảng và tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông 1.2.1. Vai trò của Chi bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy tốt sẽ bảo đảm giữ vững sức chiến đấu của Chi bộ, ngược lại sức chiến đấu của Chi bộ tốt sẽ là động lực thúc đẩy nâng cao vai trò lãnh đạo. Trong đơn vị trường học, Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường. Chi bộ có vai trò to lớn trong công tác lãnh đạo các hoạt động của đơn vị theo đúng mục tiêu giáo dục đào tạo của Đảng nhằm xây dựng nhà trường không ngừng phát triển. Chi bộ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức lãnh đạo chính trị cho các thành viên, nhân viên và cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đảm bảo việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi bộ Chức năng nhiệm vụ của Chi bộ được ban hành trong các Văn bản Quy định của Ban Bí thư thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Chức năng của chi bộ cơ quan được xác định là “hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh”. Theo quy định tại Điều 1 Quy định số 98-QĐ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2004 về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan.Nhiệm vụ của chi bộ (Nhiệm vụ chính trị của chi bộ) ở cơ quan hay ở cấp xã, cấp huyện có những nhiệm vụ chi tiết cụ thể khác nhau do hoàn cảnh, phạm vi quản lý cũng như chức 3
- năng của chi bộ quyết định. Nhìn chung, Chi bộ có những nhiệm vụ chính là lãnh đạo trong các lĩnh vực, hoạt động sau như: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo thực hiện theo các Nghị quyết của địa phương và cấp trên, thực hiện lãnh đạo theo pháp luật, cải cách môi trường để phát triển kinh tế. Lãnh đạo công tác tư tưởng: về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng chống các quan điểm sai trái,… Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng bộ, chi bộ Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội 1.2.3. Vai trò của tổ chuyên môn trong trường học Theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học quy định ở Điều 16: “Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lí chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ từ đầu năm học” Như vậy, ta có thể hiểu, tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường … được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ 1 đến 2 tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm từ đầu năm học. Trong trường trung học có hai loại tổ chuyên môn phổ biến: tổ đơn môn và liên môn. 1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chuyên môn Trong trường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục. 4
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học. Tổ chuyên môn là đầu mối quản lí mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên. Đặc biệt, tổ chuyên môn là nơi tập hợp đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ. Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên thuộc tổ quản lí. Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghềnghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành. Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. 1.3. Mối quan hệ giữa Chi bộ Đảng và tổ chuyên môn trong trường học Giữa Chi bộ Đảng và tổ chuyên môn trong trường học có mối quan hệ, gắn bó mật thiết, chặt chẽ không thể tách rời. Một trong nhiệm vụ hàng đầu của Chi bộ là lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như: Nghị quyết của Đảng các cấp, các chủ trương, chính sách đổi mới của đất nước, các quy định của ngành... Hoạt động trọng tâm của sự lãnh đạo, chỉ đạo đó là làm cho cán bộ đảng viên, giáo viên nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Chi bộ Đảng phải thực sự coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng; thống nhất từ cấp ủy, cán bộ quản lí tổ chuyên môn, đến các đảng viên, giáo viên. Chi bộ phải thực sự là trung tâm đoàn kết, tạo nên bầu không khí dân chủ và tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm cao của tập thể. 1.4. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng đối với hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt mà Chi bộ phải luôn quan tâm chỉ đạo, đó là hoạt động của tổ và nhóm chuyên môn. Có thể nói sứ mệnh của nhà trường là chất lượng dạy và học. Vì vậy, vai trò của cấp ủy đối với công tác chỉ đạo chuyên môn được xem là một nhiệm vụ chính trị to lớn; mặt khác, cán bộ 5
- quản lí tổ điều hành hoạt động chuyên môn bằng kế hoạch không tách rời với Nghị quyết của Chi bộ. cấp ủy có trách nhiệm xây dựng Nghị quyết để Chi bộ thông qua. Như vậy, cấp tổ điều hành hoạt động chuyên môn trên cơ sở Nghị quyết của Chi bộ. Rõ ràng, cấp ủy đóng vai trò lãnh đạo công tác chuyên môn, còn cán bộ quản lí tổ đóng vai trò điều hành hoạt động chuyên môn. Nội dung giáo dục thường xuyên mà Chi bộ Đảng luôn hướng tới là làm cho mỗi cán bộ đảng viên, giáo viên luôn có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo bằng việc tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Từ đó, chúng ta có thể xác định rằng vai trò lãnh đạo của Chi bộ trong trường học đối với hoạt động ở tổ chuyên môn là hết sức to lớn. Từ những cơ sở lí luận trên, một lần nữa chúng ta nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng đối với hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng việc phát huy vai tròlãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng đối với hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông hiện nay Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một số trường học thành lập Đảng bộ, trong Đảng bộ bao gồm các Chi bộ cơ sở dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ. Nhiệm vụ của các Chi bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ở tổ chức đoàn thể công đoàn, tổ chuyên môn. Qua tìm hiểu thực trạng chung, chúng tôi nhận thấy, các Chi bộ Đảng trường học nói chung và trường chúng tôi nói riêng thực sự được xem là nòng cốt của đơn vị trong các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ đối với hoạt động tổ chuyên môn còn một số điểm chưa hợp lí như: hiệu quả trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn chưa cao; đôi khi thiếu tiếng nói đồng nhất; có lúc việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức sinh hoạt Đảng và sinh hoạt chuyên môn không rõ nét; một bộ phận cán bộ, giáo viên là đảng viên còn an phận, tự thỏa mãn, chưa nắm bắt và cập nhật thời sự xã hội; lười và ngại đổi mới bản thân; chưa thực sự tự giác học hỏi nâng cao trình độ toàn diện để đáp ứng yêu cầu thời đại.Nguyên nhân một phần do có những giai đoạn Chi bộ Đảng chưa phát huy vai trò và sức nặng trong tiếng nói lãnh đạo các hoạt động chuyên môn dẫn đến chất lượng của tổ chuyên môn có phần theo “đường mòn lối cũ”; sinh hoạt chuyên môn lúng túng, đối phó, hoặc có thì rời rạc; đổi mới chưa nhiều, chưa đa dạng. Bên cạnh đó, từ năm học 2018 – 2019, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí ở các cơ sở giáo dục, trường học được tinh gọn; đồng thời các tổ bộ môn trong nhà 6
- trường cũng được nhập, ghép nhiều bộ môn vốn hoạt động độc lập thành tổ chuyên môn mới. Việc thay đổi cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường cũng tạo những khó khăn như các tổ nhóm chuyên môn vốn riêng rẽ thành tổ bộ môn mới,cán bộ quản lí tổ có thay mới, tổ viên gồm nhiều nhóm môn nhập lại. Điều đó đặt ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lí, phải làm sao cho có sự đồng thuận, ăn ý, đều tay giữa các thành viên mới, giữa các nhóm môn mới với nhau, đây không phải là việc dễ dàng. Và xảy ra thực trạng trong sinh hoạt tổ có sự tách biệt nhóm môn, rời rạc, đôi khi khập khiễng, vênh lệch; đặc biệt trong các hoạt động cần trí tuệ và sức mạnh tập thể.Các thành viên chưa thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, tâm tư của đồng nghiệp nên đôi khi chưa tìm được tiếng nói chung. Chính vì thế, chúng tôi thiết nghĩ, cần phải có một sợi dây gắn kết, thống nhất, đem lại sức mạnh tập thể trong các hoạt động của tổ và việc phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông hiện nay. 2.2. Kết quả tìm hiểu các bài viết, sáng kiến kinh nghiệm đã có Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi tìm hiểu, khai thác, tham khảo một số tài liệu liên quan đến lĩnh vực và phạm vi, nội dung đúc rút kinh nghiệm, tôi thu nhận được kết quả sau: Đối với công tác Đảng, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị Hà và Hoàng Đình Tám ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Xuân Ôn, Nghệ An được đăng trên trang http://nghean.edu.vn/he-thong-nghiep-vu/sang- kien-kinh-nghiem/sang-kien-muc/nam-2020/sang-kien-2020-mot-so-giai-phap- lanh-dao-quan-ly-nham-nang-c.html. Nội dung sáng kiến đã đưa ra chín nhóm giải pháp tập trung vào nâng cao hiệu quả chất lượng ôn thi THPT Quốc gia. Công trình công phu, lượng giải pháp nhiều, phạm vi đề tài còn hướng tới mục tiêu dạy ôn thi cuối năm học nhưng chưa đề cập đến sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường để quản lí hoạt động dạy học, đặc biệt là tổ chức Đảng. Tác giả Bùi Văn Hiến – trường tiểu học Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An đã đề cập trong công trình có tên gọi “Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Chi bộ Đảng trong nhà trường” các giải pháp về công tác Đảng trong trường học nhưng vấn đề thúc đẩy hoạt động chuyên môn trong nhà trường chỉ là nội dung của một trong chín giải pháp mà tác giả đưa ra vì thế đề tài đảm bảo tính bao quát phạm vi các vấn đề trong trường học nhưng lại chưa chuyên sâu về vai trò của Chi bộ đảng trong lĩnh vực công tác chuyên môn. Công trình nghiên cứu “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực” đăng trên trang https://tailieu.vn/doc/skkn-day-manh- 7
- cong-tac-phat-trien-dang-vien-trong-truong-trung-hoc-pho-thong-nguyen-trung- truc-1675656.htm chỉ tập trung chủ yếu vào một mảng phát triển đảng viên trong trường học. Trên trang https://text.123doc.net/document/2628876-sang-kien-kinh- nghiem-doi-moi-phuong-phap-to-chuc-hoi-nghi-giao-ban-voi-bi-thu-cac-chi-bo- truc-thuoc-dang-bo-xa.htm có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và bài viết về công tác Đảng nhưng nội dung chủ yếu đề cập đến công tác đảng ở các địa phương như phương pháp tổ chức hội nghị giao ban với các bí thư Chi bộ; công tác quản lí đảng viên; công tác phát triển đảng… Ở lĩnh vực công tác chuyên môn, trên trang: https://xemtailieu.com/tai-lieu/skkn-nhung-bien-phap-quan-ly-to-chuyen- mon-o-truong-thpt-1132104.html có đăng hai công trình sáng kiến kinh nghiệm “Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” của Thạc sĩ Bùi Thị Ngọc và Thạc sĩ Đỗ Thị Thiết – trường Trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; sáng kiến kinh nghiệm “Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” của tác giả Lê Thị Kiều Oanh – trường Trung học phổ thông Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, tôi nhận thấy đúng như tên gọi của đề tài, các đồng nghiệp tập trung khai thác cách thức quản lí hoạt động ở phạm vi tổ chuyên môn. Mặc dù giải pháp hai đề tài đưa ra không giống nhau, mỗi văn bản đều có sáng kiến mang tính khoa học, tính mới nhưng tôi băn khoăn về phạm vi đề tài chưa rộng mở và chưa đề cập tới sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường với tổ để thúc đẩy quản lí chuyên môn. Còn công trình sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp Vũ Văn Linh trên trang https://123doc.net/document/lại đề cập đến các biện pháp quản lí tổ chuyên môn ở cấp Trung học cơ sở với những giải pháp lập kế hoạch, tổ chức tốt kiểm tra đánh giá học sinh, học tập chuyên đề, dạy thao giảng, sinh hoạt chuyên môn; chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chuyên môn (lên lịch, chuẩn bị nội dung, địa điểm); lưu giữ hồ sơ, ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là những biện pháp hiệu quả đối với hoạt động cấp tổ chuyên môn nhưng nếu áp dụng dài lâu và trong bối cảnh giáo dục hiện nay theo tôi cần có sự điều chỉnh, cập nhật thêm. Đến với đề tài “Những biện pháp quản lý Tổ chuyên môn ở trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” trên trang https://xemtailieu.com/tai-lieu/skkn-nhung- bien-phap-quan-ly-to-chuyen-mon-o-truong-thpt-1132104.html của một đồng nghiệp khác đề cập đến các giải pháp tăng cường vai trò của tổ chuyên môn trong quản lí dạy học, tôi thấy, bên cạnh những giải pháp cơ bản như quản lí sinh hoạt tổ, đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn; tăng cường công tác kiểm tra thanh tra giáo viên và tổ chuyên môn thì sáng kiến có đề cập đến vấn đề đánh giá 8
- mối quan hệ của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu và với các tổ chức khác nhưng chưa thật rõ nét. Và còn nhiều sáng kiến của đồng nghiệp có những nội dung liên quanđăng ở địa chỉ https://www.facebook.com/sangkienkinhnghiempro/posts/744239639083348thế nhưng trong khuôn khổ có hạn của sáng kiến tôi không thể đề cập đến tất cả được. Tại một số trang điện tử như: http://quangtri.edu.vn/tin-tuc-su-kien/vai-tro-cua-chi-bo-dang-trong-nha- truong.html; http://baophutho.vn/chinh-tri/xay-dung-dang/201812/vai-tro-lanh-dao-cua-dang- trong-cac-nha-truong-162179; https://hatinh.dcs.vn/hoat-dong-cap-uy/news/vai-tro-vi-tri-cua-chi-bo-va-giai- phap-de-nang-cao-chat-luong-sinh-hoat-chi-bo.html ... Đặc biệt khi đọc bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồng Huế - Ban Tổ chức Tỉnh ủy “Nâng cao hiệu quả thực hiện công tác tổ chức xây dựng Đảng” https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/ đã nêu rõ các nội dung cốt lõi tại Hội nghị tập huấn công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2020 do Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức như sau: trang bị thêm kiến thức về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm tác tổ chức xây dựng Đảng, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng. Như vậy, lãnh đạo Đảng tỉnh nhà cũng hết sức chú trọng vấn đề tập huấn công tác Đảng cho cán bộ lãnh đạo các cấp. Những bài viết trên đã cho tôi nhiều gợi ý quý báu về tri thức lí luận, những giải pháp đã được các tổ chức đảng ở một số địa phương vận dụng có liên quan đến vấn đề tôi đang tìm hiểu, nghiên cứu. Song những bài viết chỉ cung cấp về mặt lí luận, mỗi bài đề cập đến một hai giải pháp dành cho các tổ chức Đảng nói chung, chưa chuyên về tổ chức Đảng trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay. Còn ở một số bài báo điện tử về công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại https://download.vn/bai-tham-luan-ve-cong-tac-xay-dung-khoi-doan-ket-noi-bo; https://dangcongsan.vn… đã giúp ích cho tôi hiểu thêm về những tri thức liên quan đến các giải pháp trong sáng kiến tuy nhiên vấn đề còn dừng lại ở phạm vi bài viết đăng báo. Qua việc tìm hiểu bài viết và sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo trong tổ chức Đảng ở một số cơ quan hành chính…, bản thân tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích; đối sánh để sáng tỏ được nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực và phạm vi đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, tôi chưa thấy bài viết nào đề cập đến vấn đề phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ để thúc đẩy hoạt 9
- động ở tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông; nếu có chỉ ở dạng bài viết đăng báo, hay đăng trên Tạp chí chuyên ngành. Chính vì thế, tôi thêm một lần khẳng định tính mới mẻ của đề tài sáng kiến mình đã chọn nghiên cứu, áp dụng. 3. Nội dung các biện pháp 3.1. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương; đặc biệt phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảngviên trong nâng cao sức chiến đấu đểthực hiện hiệu quảkế hoạch của tổ chuyên môn Chúng tôi nhận thấy trong năm học, tổ chuyên môn do Chi bộ chỉ đạo đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện nhiệm vụ. Những điều đó khiến nội bộ Ban chấp hành Chi bộ trăn trở và lo ngại. Theo chỉ đạo và yêu cầu, quy định của cấp trên về tinh giản bộ máy quản lí hành chính, tổ chúng tôi được thành lập từ năm 2018, thời gian đầu mới nhập ghép tổ, nội bộ vẫn có những đồng chí còn biểu hiện thiếu nhiệt tình, thờ ơ trong các hoạt động chung; một số ít bằng lòng, an phận, sao cũng được, không có động lực và ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó; số ít tị nạnh, so bì khi được giao nhiệm vụ. Thiết nghĩ, đây là những hiện tượng phổ biến trong một tập thể. Nhưng lại là nhưng khó khăn cản trở sự phát triển chuyên môn nói riêng và phong trào hoạt động của tổ nói chung. Trước những khó khăn đó, chúng tôi đã nghĩ đến giải pháp cần phải phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ trong tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương; đặc biệt phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên trong nâng cao sức chiến đấu. Muốn thực hiện được giải pháp nêu trên một cách hiệu quả, Chi bộ phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp lãnh đạo nhà trường về chủ trương, chính sách biểu dương, khen thưởng, kịp thời động viên những gương điển hình trong phong trào hoạt động chuyên môn như đầu tư thiết kế những tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học; dạy thể nghiệm chuyên đề; dẫn dắt học sinh tham gia trải nghiệm thực tế để tìm tòi, sáng tạo; hướng dẫn học sinh làm sản phẩm dự thi sáng tạo khoa học kĩ thuật… Những câu nói, những thông tin, những việc làm có tính chất ghi nhận, ngợi khen kịp thời đóng góp của cấp trên đối với đóng góp của bất cứ giáo viên nào đều tạo nên sự khích lệ, hứng thú và truyền cảm hứng thôi thúc họ tiếp tục nỗ lực, cống hiến trong nghề nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa đó, Chi bộ chúng tôi luôn có những ý kiến tham mưu kịp thời tới ban lãnh đạo nhà trường về vấn đề trên, điều đó khiến các đồng chí của mình rất tin tưởng và đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khi được giao phó. Dẫn một ví dụ về sự thành công trong công tác tham mưu của chúng tôi, đó là vào dịp 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam, theo quy chế nội bộ mỗi tổ công đoàn sẽ lựa chọn tôn vinh hai giáo viên nữ để đề xuất Ban nữ công xem xét suy tôn danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm 10
- việc nhà” cấp trường. Năm nay, tổ chúng tôi có nhiều đồng chí nữ đạt thành tích trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác nhưng so với quy chế thì thật khó khăn khi chúng tôi phải lựa chọn, tất nhiên theo tiêu chí cũng sẽ xếpđược thứ tự. Tuy nhiên, chúng tôi vừa là những thành viên trong Ban nữ công vừa là những cán bộ Chi ủy rất băn khoăn, trăn trở, có cả nuối tiếc cho ba đồng chí đạt danh hiệu Giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh trong chu kì 2019 - 2023 nhưng không đượclọt vào danh sách đề xuất danh hiệu“Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Chúng tôi quyết định tham mưu lên đồng chí Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn với mong muốn cấp trên xem xét,tìm phương án linh động để giải quyết vấn đề đảm bảo động viên, khích lệ được các nữ giáo viên trong phong trào thi đua về chuyên môn cho những năm sau. Bởi một nữ giáo viên đến trường làm tốt công việc của mình là điều đáng được ghi nhận nhưng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc với thành tích nổi bật càng đáng ghi nhận hơn nữa vì người phụ nữ bên cạnh việc cơ quan còn bao nhiêu công việc không tên trong cuộc sống.Công tác tham mưu của chúng tôi đã đạt được kết quả, cả ba đồng chí đều được suy tôn danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp trường. Khi biết thông tin đó, các nữ giáo viên rất phấn khởi, hào hứng, bản thân chúng tôi cũng thoải mái và thông suốt về tư tưởng. Có thể, cóngười cho rằng đây là những việc nhỏ nhặt, bình thường, không đáng kể nhưng tôi thiết nghĩ nhiều việc nhỏ bé, bình thường sẽ góp phần làm nên việc lớn thành công. Muốn các đồng chí của mình làm việc hiệu quả, phát huy hết trách nhiệm, trở thành tiên phong, chúng ta phải đảm bảotrong công việc tinh thần của họ thông suốt, thoải mái, tâm lí hào hứng, phấn khởi. Trong giai đoạn xã hội hiện nay, bên cạnh nhiều cơ hội, ngành giáo dục còn có những thách thức, khó khăn mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần mở đầu bài viết. Thiết nghĩ, để góp phần tháo gỡ những khó khăn, thử thách đó, Chi bộ Đảng cần tích cực chỉ đạo tăng cường đến mỗi đảng viên phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tính tiên phong gương mẫu của người cán bộ, đảng viên phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó không tự nhiên mà có, phải do chính người đảng viên tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày và phấn đấu không ngừng mới có được. Muốn tuyên truyền, khích lệ và khơi dậy lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của tập thể, trước hết các đồng chí cán bộ lãnh đạo, các đảng viên phải là những người nêu gương, đi đầu cho quần chúng noi theo. Trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); Quy định số 101 – QĐ/TW ngày 07 tháng 06 năm 2012 của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 55 – QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 08 QĐ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban chấp hành TW Đảng đều nêu rõ tinh thần 11
- trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Thực hiện định hướng chỉ đạo của Đảng, Chi bộ chúng tôi đã luôn chú trọng công tác tuyên truyền về trách nhiệm nêu gương trong đảng viên, buổi sinh hoạt nào cũng đề cập đến, “mưa dầm thấm đất”, nói nhiều, tuyên truyền nhiều tư tưởng sẽ thấm nhuần trong tâm trí và tinh thần các đồng chí của mình. Hơn nữa, quan điểm chỉ đạo của Chi ủy luôn thống nhất trong hành động, các thành viên trong Ban chấp hành Chi bộ mà đứng đầu là đồng chí Bí thư Chi bộ phải là người nêu gương đầu trong thực hiện nhiệm vụ và phong trào thi đua. Đối với Chi bộ trường học nhiệm vụ chính là lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, ở lĩnh vực này chúng tôi luôn sẵn sàng là những người đi đầu “nói đi đôi với làm” từ việc xây dựng kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện; từ việc tổ chức thảo luận lựa chọn thiết kế các chủ đề dạy học, thiết kế ma trận kiểm tra, đánh giá; các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn luôn có ý kiến đóng góp tích cực, chất lượng. Đặc biệt trong nhiệm vụ dạy bổ trợ kiến thức cho học sinh yếu kém miễn học phí của năm học 2020 -2021 do nhà trường lên kế hoạch tổ chức, cấp ủy và tổ trưởng, tổ phólà những người tự nguyện xung phong nhận nhiệm vụgiảng dạy. Ngay trong thực hiện nề nếp, quy chế giảng dạy và sinh hoạt, chúng tôi luôn chấp hành nghiêm túc, đảm bảo nêu gương cho các đồng chí của mình. Phương hướng chỉ đạo đó của Chi bộ đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong các đảng viên, giáo viên. Mọi người tự giác, trách nhiệm và gương mẫu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được giao phó, thậm chí có những nhiệm vụ còn xung phong tình nguyện thực hiện. Cụ thểtrong các hoạt động chuyên môn, đội ngũ đảng viên trẻ nêu gương xung phong đảm nhận công việc như dạy thực tập chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; các tiết thể nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp với đổi mới phương pháp dạy học; dạy bổ trợ kiến thức cho học sinh yếu kém;thi giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh, có những giáo viên trẻ nhiều năm liên tục đúc rút sáng kiến kinh nghiệm rất hiệu quả, viết sáng kiến cải cách hành chính; công tác bồi dưỡng học sinh Giỏi dự thi cấp Tỉnh; phối hợp với Đoàn trường tổ chức và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh.Tính đến giữa học kì 2 của năm học đã có ba đồng chí tự nguyện dạy bổ trợ kiến thức cho học sinh… Đây đều là những hoạt động chuyên môn đòi hỏi năng lực tay nghề vững vàng, nhưng hơn hết là đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công phu, tâm huyết; có khi chúng tôi thường đùa đó là việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, những công việc mà đa phần giáo viêne ngại và không muốn đảm nhận vì trách nhiệm nặng nề; áp lực về sự được mất, về hiệu quả công việc…là không hề nhỏ.Trong năm học, có 01 đồng chí được Đảng bộ tặng giấy khen là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu (toàn Đảng bộ có 03 đồng chí được tặng giấy khen); 01 đồng chí được Ban giám hiệu khen thưởng có thành tích đột xuất (cả trường có 02 đồng chí được khen thưởng). Những kết quả trên cho thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ đã tạo sự tin tưởng và đồng thuận cho các đảng viên trong Chi bộ và quần chúng trong tổ 12
- chuyên môn. Trong các hoạt động chuyên môn của tổ mà Chi bộ chúng tôi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo luôn đạt được thành tích cao, được cấp trên ghi nhận và đánh giá tốt. Đây là những minh chứng góp phần nói lên sức thuyết phục của giải pháp mà chúng tôi đã đề cập ở trên. 3.2. Tổ chức tốt sinh hoạt Chi bộ theo chuyên đề gắn với các nội dung giảng dạy và giáo dục học sinh của tổ chuyên môn Theo quy định, Chi bộ tổ chức sinh hoạt với hai hình thức sinh hoạt thường kì và sinh hoạt chuyên đề. Việc sinh hoạt thường kì là điều hiển nhiên ở bất cứ Chi bộ nào trong trường học nói riêng và các Chi bộ Đảng nói chung ở các cơ quan, đơn vị khác. Còn đối với các buổi sinh hoạt Chi bộ theo chuyên đề căn cứ theo chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn ở Chi bộ khác trong đơn vị và các Chi bộ trường học trên địa bàn huyện đã nhận thấy việc sinh hoạt Chi bộ theo chuyên đề còn bộc lộ những hạn chế nhất định như mang tính hình thức, việc lựa chọn nội dung sinh hoạt mang tính chất đối phó, thiếu thực tế; không gắn với chuyên môn và giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó,có những Chi bộ lựa chọn nội dung chuyên đề còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực, chưa gắn với thúc đẩy, phát triển chất lượng hoạt động chuyên môn – một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Những nguyên nhân này dẫn đến việc tổ chức sinh hoạt Chi bộ theo chuyên đề còn khô khan, nặng hình thức, không thu hút được nhiều sự quan tâm từ đảng viên. Một số đảng viên còn có suy nghĩ tham gia sinh hoạt Đảng hay không cũng không ảnh hưởng đến bản thân nên có biểu hiện chưa tham gia sinh hoạt đều, đôi khi viện cớ xin nghỉ. Để khắc phục những tồn tại trên, cấp ủy Đảng đã chỉ đạo, triển khai xây dựng kế hoạch sinh hoạt theo chuyên đề cho Chi bộ ngay từ đầu năm, đảm bảo tính chủ động và thống nhất. Bên cạnh đó, cần thực hiện những giải pháp cụ thể để tháo gỡ vướng mắc vấn đề đặt ra như: Trước hết, cấp ủy Đảng chỉ đạo phân công đảng viên trong Chi bộ trực tiếp trao đổi, thảo luận với những đảng viên là cốt cán chuyên môn để nhận được sự tham vấn trong khâu chọn nội dung chuyên đề sinh hoạt Chi bộ. Nội dung lựa chọn ấy đảm bảo thiết thực, hữu ích và tích hợp với các nội dung môn học mà tổ chuyên môn giảng dạy; đồng thời phát huy được thế mạnh của đảng viên về năng lực chuyên môn. Mặt khác, nội dung chuyên đề lựa chọn muốn đáp ứng yêu cầu về tính thiết thực, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc; đồng thời thúc đẩy hoạt động chuyên môn phát triển đòi hỏi cấp ủy Đảng phải làm tốt khâu chỉ đạo lựa chọn nội dung chuyên đề sinh hoạt, thay vì cấp ủy tự quyết định. Việc chỉ đạo tốt ở bước này, Chi bộ sẽ có được những buổi sinh hoạt chuyên đề khoa học, khả thi, chất lượng, thu hút được sự quan tâm đầu tư trí tuệ từ các đảng viên. 13
- Khi lựa chọn được chuyên đề, ban chấp hành Chi bộ dựa vào sự tham mưu của tổ chuyên môn lựa chọn nhân tố trong tập thể đảng viên dự thảo và báo cáo chuyên đề trước Chi bộ. Khi chuyên đề trình bày xong tại buổi sinh hoạt Chi bộ, cấp ủy chỉ đạo và điều hành đảng viên đóng góp ý kiến, nêu cảm nhận về nội dung và ý nghĩa của chuyên đề. Người trình bày sẽ tiếp thu ý kiến và hoàn thiện chuyên đề rồi gửi tới các đảng viên trong Chi bộ. Như thế, không chỉ Chi bộ đã tổ chức tốt nội dung sinh hoạt chuyên đề theo quy định mà các buổi sinh hoạt chuyên đề thực sự là một dịp để các đảng viên học hỏi lẫn nhau và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Việc sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ trở nên sinh động, thu hút sự chú ý quan tâm, nghiên cứu của các đảng viên vì nó gắn sát với nội dung chuyên môn giảng dạy. Từ đó tính Đảng được nâng cao, sức chiến đấu của tổ chức Đảng thêm vững mạnh. Làm tốt những bướctrên, các buổi sinh hoạt Chi bộ tránh được sự đơn điệu, cứng nhắc, nặng về tuyên truyền, huấn thị suông. Điều đáng nói hơn, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, đảng viên được nâng cao nhận thức và bồi dưỡng thêm tri thức. Đương nhiên, điều đó cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tổ chuyên môn ngày càng sôi nổi và có chiều sâu. Với biện pháp trên, năm học qua Chi bộ 3 của Đảng bộ trường Trung học phổ thông Thanh Chương 1 chúng tôi đã thực hiện việc sinh hoạt chuyên đề một cách bài bản, khoa học, phù hợp thực tiễn, có chất lượng nhờ phát huy thế mạnh sở trường, năng lực từ các đảng viênlà cốt cánchuyên môn thuộc Chi bộ phụ trách. Các đồng chí đảng viên tự nguyện đăng kí báo cáo chuyên đề; trên cơ sở đó, cấp ủy chỉ đạo việc lựa chọn, định hướng và thẩm định nội dung chất lượng bản dự thảo chuyên đề báo cáo trước Chi bộ. Các chuyên đề báo cáo về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (tháng 01/2021), chuyên đề “Giải pháp thúc đẩy phong trào học tập môn Ngoại ngữ” (sẽ thực hiện cuối tháng 3/2021); hai chuyên đề chúng tôi lựa chọn đáp ứng được yêu cầu văn bản số 1769/SGD&ĐT- GDTrH Nghệ An, ngày 14 tháng 09 năm 2020 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 đặt ra: tăng cường giáo dục phẩm chất và phát triển năng lực cho người học; tăng cường đầu tư chất lượng học Ngoại ngữ trong nhà trường. Ở chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chúng tôi đổi mới cách thức sinh hoạt, mở rộng đối tượng mời các em đoàn viên ưu tú là cảm tình của Đảng cộng sản Việt Nam (đối tượng Đảng) tham dự. Sau khi nghe báo cáo chuyên đề, các em học sinh trải nghiệm qua hình thức sân khấu hóa Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở cấp trường. Cách thức sinh hoạt này có tác dụng khích lệ, thúc đẩy, tinh thần và nhiệt huyết cho các đảng viên trau dồi sâu về chuyên môn và kĩ năng thuyết trình; phát triển các năng lực như giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt…; tăng thêm tính tự tin, chủ động trong công việc; các đảng viên trong Chi bộ có cơ hội 14
- học hỏi lẫn nhau và khẳng định năng lực bản thân. Bên cạnh đó,các em đoàn viên là cảm tình Đảng được tuyên truyền nhận thức về Đảng; thấm nhuần bài học đạo đức của Bác Hồ một cách tự nhiên, hấp dẫn; không khí sinh hoạt Đảng thêm sôi nổi và mang màu sắc mới. Sức thu hút và tác động tích cực của nội dung chuyên đề mở ra sâu rộng trong đảng viên và học sinh. Có thể nói, đây là kết quả bất ngờ và đáng mừng, góp phần tuyên truyền nhận thức về tư tưởng, giáo dục đạo đức cho đảng viên, giáo viên còn hơn ngàn lời lí thuyết thuần túy. 3.3. Tích cực đẩy mạnh việc đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lí các hoạt động chuyên môn; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa lãnh đạo Chi bộ Đảng và đội ngũ cán bộ quản lí hành chính của tổ chuyên môn Như ở những phần trên bài viết tôi đã đề cập, bối cảnh xã hội của năm học 2020 – 2021 có nhiều “đặc biệt” như dịch bệnh, thiên tai; biến đổi môi trường, khí hậu… Hoàn cảnh đó ảnh hưởng và tác động đến ngành giáo dục không hề nhỏ, bắt buộc chúng ta phải có những thay đổi để kịp thời thích ứng với dịch bệnh trong khi vẫn phải tổ chức dạy và học đáp ứng yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đòi hỏi phải có tư duy mới trước những đổi thay nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ số; tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, hướng vào chiều sâu, thực chất hơn nữa. Làm sao cho việc giáo dục trực tuyến triển khai bài bản hơn, hiệu quả hơn, trở thành một phần của giáo dục thường xuyên chứ không chỉ là một giải pháp tình thế. Vì vậy, ngành giáo dụcnói chung và bậc Trung học phổ thông nói riêng phải tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí các hoạt động toàn diện của nhà trường.Đồng thời, giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo con người trong xã hội ngày nay trở thành những “công dân toàn cầu”. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã chú trọng nhấn mạnh trong nhiệm vụ năm học của toàn ngành là tích cực học tập, ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giáo dục và giảng dạy. Trong ý b mục 3.3 (phần II, mục B) văn bản văn bản số 1769/SGD&ĐT-GDTrH Nghệ An, ngày 14 tháng 09 năm 2020 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 cũng nêu rõ: “Tổ chức tốt việc tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và đại trà; tiếp tục rà soát, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học; triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở GDPT và giáo viên đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường”. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kì 2020 - 2025 cũng đề ra một trong những nhiệm vụ chủ yếu “Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài. Phát triển mạnh 15
- mẽ khoa học công nghệ” Nghị quyết cũng nhấn mạnh chỉ đạo nhiệm vụ đột phá phát triển đó là “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, điều hành”. Thực hiện theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và kế hoạch năm học của đơn vị, chúng tôi xác định một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp thiếtlàphải tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thúc đẩy chất lượng dạy học cho đơn vị.Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra,cùng với lãnh đạo Đảng bộ của đơn vị, Chi bộ Đảng phải thực sự vào cuộc. Việc làm đầu tiên, Chi bộcần triển khai tới các đảng viên, cán bộ, giáo viên các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ một cách đầy đủ, kịp thời. Bởi việc hiểu biết chính xác, cặn kẽ vấn đề sẽ giúp nâng cao nhận thức và thống nhất về mặt tư tưởng cho mọi người. Chính vì thế, đây là lúc Chi bộ phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo qua việc quán triệt tư tưởng, nâng cao nhận thức, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ; đồng thời giúp giáo viên thông suốt về tư tưởng; quyết tâm, đồng thuận tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển chất lượng chuyên môn. Chi bộ sẽ dựa vào lực lượng nòng cốt để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính là đội ngũ đảng viên, từ đó tuyên truyền, nhân rộng và lan tỏa trong giáo viên của tổ chuyên môn. Song song với điều đó, Chi ủy tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường từng bước trang bị thiết bị dạy học hiện đại ở quy mô rộng cho các phòng học, phòng thực hành đảm bảo điều tiết các tiết dạy hợp lí phục vụ cho việc dạy học đổi mới hiện nay. Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tư vấn, hỗ trợcho nhau để khai thác hiệu quả thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và quản lí. Trong nhóm, tổ chuyên môn trình độ Tin học không đồng đều, đặc biệt với những giáo viên dạy nhóm môn xã hội như đảng viên sinh hoạt trong Chi bộ chúng tôi, hay nhóm giáo viên có độ tuổi cao khi việc sử dụng những thiết bị dạy học hiện đại gặp khó khăn nhất định. Vì thế, Chi bộ cần chỉ đạo tích cực việc tăng cường hỗ trợ nhóm về công nghệ thông tin; đồng thời tham mưu để ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo nhóm giáo viên Tin học hoặc những đồng chí có trình độ Tin học tốt hỗ trợ thêm cho nhóm, tổ mình. Trong các buổi học chuyên đề trực tuyến như “Ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy và học tập suốt đời” do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức, học tập các modull của Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, Chi bộ chỉ đạo tổ chuyên môn cho giáo viên học theo nhóm để cùng hỗ trợ nhau về kĩ thuật công nghệ.Những buổi học như thế tạo nên phong trào sinh hoạt tổ chuyên môn sôi nổi, đoàn kết, tự nhiên và thoải mái về tâm lí. Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi, giám sát tổ chuyên môn ở phương diện thực hiện kiểm tra, đánh giá việc quản lí và sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; đưa kết quả kiểm tra vào tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cuối kì, cuối năm học. Chỉ đạo tổ chuyên môn có những hình thức khuyến lệ giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy như cộng thêm 16
- điểm khuyến khích nếu tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả; chú trọng đánh giá giáo án điện tử. Khuyến khích các nhóm giáo viên hỗ trợ nhau thiết kế kế hoạch bài dạy và trao đổi, tham khảo, học hỏi lẫn nhau bằng cách soạn bài trên máy, đưa học liệu lên các trang mạng của nhóm hoặc hộp thư điện tử chung của nhóm. Chi bộ chú trọng việc chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn khai thác hiệu quả phòng dạy học Ngoại ngữ hiện đại; phát huy tích cực các tính năng của bảng thông minh kết nối internet được trang bị ở một số lớp học để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng cho người học. Việc tích cực đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học còn tạo nên sự đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa lãnh đạo Chi bộ và đội ngũ cán bộ cốt cán, quản lí tổ chuyên môn. Quả vậy, trước tình hình dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức tạp, khôn lường ở một số tỉnh trong nước, Chính phủ chủ trương học sinh tạm dừng đến trường nhưng không dừng học/thất học. Trước những khó khăn, thách thức do dịch bệnh gây nên có thể đến bất kì lúc nào, Chi bộ chỉ đạotổ, nhóm chuyên môn sẵn sàng cho phương án dạy học qua internet nếu dịch bùng phát tại địa phương. Đồng thời, Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo tổ, nhóm tăng cường phát huy các phương tiện hiện đại và lợi ích của internet để triển khai các sinh hoạt chuyên môn. Tích cực thực hiện nhiệm vụ dạy và học thông qua các thiết bị hiện đại, thông minh sẽ góp phầnhạn chế tập trung và tiếp xúc đông người, đảm bảo đúng quy định phòng chống dịch của Chính phủ và Bộ Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.Một số cuộc họp cũng được triển khai theo hình thức online, trao đổi thông tin qua nhóm bằng phần mềm zoom, zalo, facebook,học hỏi và hỗ trợ nhau qua trang vn.edu của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An; chỉ đạo sẵn sàng việc điều chỉnh kế hoạch dạy học, tinh giản chương trình theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An trong thời gian phòng chống dịch (năm học 2019- 2020) và năm học 2020 -2021 (nếu có); chỉ đạo triển khai công tác Đảng và chuyên môn trên nhóm mạng riêng của Chi bộ, tổ, nhóm chuyên môn. Các ý kiến thảo luận, trao đổi được thể hiện trong lời bình luận ngay dưới nội dung đăng trên nhóm; hình thức này có hiệu quả tích cực, dễ điểm danh, bắt buộc đồng chí nào cũng phải có ý kiến thông qua lượt bình luận, tương tác để đánh giá thái độ và tinh thần tham gia sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn. Mặt khác, hình thức này cũng tiết kiệm thời gian đi lại, hạn chế tập trung đông người trong mùa dịch bệnh; thông tin cập nhật nhanh chỉ sau vài giây đồng hồ. Nội dung cuộc họp được lưu lại tiện theo dõi, thực hiện, các ý kiến trong cuộc họp cũng được lưu lại và có thể điều chỉnh, bổ sung bất cứ thời gian nào trong buổi họp; đặc biệt đối với những cuộc họp cần ý kiến biểu quyết tập thể thì cách thức quản lí này cũng đảm bảo tính xác thực và chặt chẽ. Đối với các cuộc thi trực tuyến, việc theo dõi, quản lí bằng kết nối internet là vô cùng hiệu quả. Thông thường, có một tình trạng phổ biến là đảng viên, giáo 17
- viên tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động mang tính đối phó hoặc số lượng người tham gia lèo tèo, không đồng đều. Thế nhưng ở Chi bộ chúng tôi đã tổ chức thực hiện tốt cuộc thi các cấp phát động với 100% đảng viên, giáo viên tham gia đạt chất lượng tốt. Để tạo được phong trào thi đua ở lĩnh vực này, Chi bộ triển khai các văn bản hướng dẫn kịp thời tới các đảng viên, giáo viên; sau khi triển khai có sự giám sát, đôn đốc, tổng hợp và công khai kết quả thực hiện trên nhóm riêng của Chi bộ, của tổ chuyên môn; luôn nhắc nhở, động viên, khích lệ các đồng chí tham gia dự thi kịp thời và chất lượng. Nhờ những biện pháp trên, năm học vừa qua tập thể Chi bộ mà nòng cốt là đảng viên trong tổ chuyên môn Ngữ văn – Ngoại ngữ chúng tôi đã đạt được những kết quả cụ thể đáng ghi nhận: 100% đảng viên, giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính; 100% biết soạn giáo án điện tử powpoint; khai thác mạng internet phục vụ giảng dạy; nhiều đồng chí tự cài đặt và sử dụng các phần mềm dạy học qua mạng rất tiện ích như Google Classroom, Zoom, Microsoft Teams…; có bốn nhóm chuyên môn sinh hoạt kết hợp hình thức sinh hoạt trực tiếp và sinh hoạt qua facebook, zalo. 100% tham gia dạy ôn tập, đưa học liệu cho học sinh trên trang vn.edu; 100% tham gia cuộc thi Tìm hiểu ngành Tuyên giáo do Ban Tuyên giáo TW phát động (được xếp thứ Nhất cấp trường); 100% tham gia cuộc thi tìm hiểu Hành chính do Sở GD&ĐT Nghệ An phát động; 100% tham gia cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương (Đảng bộ đạt giải Ba); có 02 đ/c tham gia thi viết sáng kiến kinh nghiệm cải cách hành chính cấp trường và được chọn bài gửi tham dự cuộc thi ở cấp Sở. Như vậy, có thể khẳng định, giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn đã góp phần không nhỏ làm nên thành tích cho các cá nhân và tập thể. 3.4. Tổ chức giao lưu, kết nối giữa tập thể đảng viênvới quần chúng trong tổ chuyên môn để tăng thêm sức mạnh đoàn kết, thống nhất Chúng tôi chọn áp dụng giải pháp trên xuất phát từ tình hình thực tiễn của tổ chuyên môn hiện tại. Như đã đề cập ở phần thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ khi chúng tôi sinh hoạt tổ chuyên môn mới gồm hai bộ môn Ngữ văn và Anh văn (trước đây hai môn thành hai tổ riêng rẽ) đã nảy sinh ra những vướng mắc, khó khăn. Đó là chưa có sự hài hòa, gắn kết giữa các tổ viên, tuy điều đó không biểu hiện rõ ra nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong tổ đã có sự tách biệt/phân biệt theo nhóm môn; cả hai đều cảm thấy chưa quen với cách thức sinh hoạt mới, đặc biệt trong các hoạt động cần sức mạnh tập thể. Đây là một thực trạng chúng tôi rút ra sau khi tìm hiểu ở các tổ chuyên môn trong đơn vị cũng 18
- như ở các trường trên địa bàn Huyện. Có thể nói, đây là một bài toán khó, phần nào cản trở sự phát triển của các hoạt động chuyên môn. Để tháo gỡ vướng mắc này, Chi bộ đưa ra chủ trương quyết tâm xây dựng khối đoàn kết tập thể, phải làm bằng được điều đó, sự đoàn kết là một trong yếu tố tiên quyết để đem đến sự thành công cho một tập thể. Tục ngữ xưa có câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đến naycâu nói trên vẫn luôn có ý nghĩa đúng đắn. Sức mạnh đoàn kết luôn là một thế mạnh để góp phần tạo nên thành công cho một tập thể. Điều đó cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, Người không chỉ nêu ra yêu cầu phải đoàn kết trong tập thể mà còn chỉ rõ sự đoàn kết ấy phải là đoàn kết nhất trí, đoàn kết thống nhất, không phải là đoàn kết giả tạo, hình thức; phải thể hiện sự đoàn kết ngay trong tư tưởng và hành động. Khi một chủ trương, đường lối hay kế hoạch đề ra cần phải có sự thống nhất, đồng thuận, đồng tâm để thực hiện tốt, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Ý thức được điều đó, Chi bộ chúng tôi luôn chú trọng chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ, thống nhất trong ngay trong tập thể, hơn nữa còn tạo mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, đoàn kết giữa đảng viên và quần chúng. Lấy nòng cốt là đảng viên trong tổ, nhóm chuyên môn, Chi bộ tiến hành tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các thành viên trong xây dựng khối đoàn kết tập thể. Đặc điểm của tổ chuyên môn do Chi bộ 3 chúng tôi phụ trách có 15/19 đồng chí giáo viên là đảng viên, số giáo viên là quần chúng còn lại ít ỏi (4 đồng chí). Sự chênh lệch này có lúc gây nên tâm lý e ngại, thiếu cởi mở khi tiếp xúc trong công việc, đôi khi chúng tôi cònnhận thấy sự tách biệt giữa các đồng chí giáo viên là quần chúng và giáo viên là đảng viên.Một đặc điểm nữa ở tổ chúng tôi là số lượng giáo viên nữ áp đảo hoàn toàn (3 giáo viên nam, 17 giáo viên nữ), số giáo viên nữ đông có nhiều thuận lợi trong việc triển khai một số hoạt động ở lĩnh vực văn nghệ, bóng chuyền nữ; đa phần chỉn chu, nghiêm túc trong thực hiện nề nếp và chuyên môn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự chênh lệch nam nữ cũng là hạn chế khi thực hiện các hoạt động cần sự phối hợp nam nữ và hoạt động tập thể cần có sự mạnh mẽ, sôi nổi của các giáo viên nam. Đặc biệt là số giáo viên nữ đông trong một tập thể cũng kéo theo những hạn chế của phái nữ như việc nuôi dạy con cái và chăm lo gia đình choán hết thời gian. Trong sinh hoạt chuyên môn, đôi khi giữ kẽ, giấu “bí quyết” nghề nghiệp, một số đồng chí có tâm lí ít chấp nhận năng lực chuyên môn của người khác; thậm chí đôi khi có biểu hiện ganh nhau, so bì về nhiệm vụ được cấp trên phân công. Đây là những điều khiến cấp ủy Đảng chúng tôi băn khoăn, trăn trở, day dứt làm thế nào để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trên đây. Và từ thực trạng đó, chúng tôi đã đề ra những giải pháp cụ thể: Trước tiên, Chi bộ Đảng đề ra chủ trương làm tốt công tác tư tưởng cho các đồng chí đảng viên và quần chúng; tăng cường tuyên truyền nhận thức về sức 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những vận dụng cơ bản của dãy điện hóa kim loại trong ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học
32 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp quản lý để nâng cao kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi những môn xã hội ở trường THPT Ngô Thì Nhậm
19 p | 37 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên
61 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn