intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp cần thiết của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT thông qua một số hoạt động trải nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Những giải pháp cần thiết của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT thông qua một số hoạt động trải nghiệm" nhằm đáp ứng được những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh, trong đó tập trung vào phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Từ đó xây dựng lớp học thân thiện, đoàn kết và yêu thương, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết để các em dễ dàng hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp cần thiết của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT thông qua một số hoạt động trải nghiệm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN THIẾT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THAY ĐỔI SUY NGHĨ VÀ CẢM XÚC TIÊU CỰC Ở HỌC SINH THPT THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nhóm tác giả: 1. Vũ Thị Tuệ 2. Hoàng Thị Hạnh
  2. Năm học: 2023 - 2024 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Những luận điểm cần được bảo vệ 4 8. Đóng góp mới của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 5 1.1. Một số vấn đề lí luận về suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT 1.1.1. Khái niệm suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực 5 5 1.1.2. Các biểu hiện của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT 7 1.2. Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT 8 1.3. Tác động của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đối với học sinh THPT II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 2.1. Thực trạng của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh trong nhà 9 trường trung học phổ thông hiện nay 2.1.1. Khảo sát các nguyên nhân tác động dẫn đến suy nghĩ và cảm xúc 11 tiêu cực của học sinh THPT 2.1.2. Khảo sát nhu cầu được tôn trọng bản thân, nhu cầu được giáo dục 12 và rèn kỹ năng thay đổi cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực ở học sinh THPT 2.2. Tính cần thiết của tôn trọng sự khác biệt trong nhà trường hiện 13 nay 2.3. Thực trạng ứng phó với suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh 14 trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay
  3. 16 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT CỦA GIÁO VIÊNCHỦ NHIỆM NHẰM GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THAY ĐỔI SUY NGHĨ VÀ CẢM XÚC TIÊU CỰC CHO HỌC SINH THÔNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG THPT 16 2.1. Một số giải pháp cần thiết của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THPT 2.1.1. Giải pháp hướng dẫn học sinh biết cách bảo vệ sức khoẻ và chăm 16 sóc cảm xúc của bản thân 2.1.1.1. Cho học sinh nghe một số câu chuyện, xem video về những con 16 người đang chiến đấu với tử thần để dành lại sự sống 2.1.2. Hướng dẫn học sinh biết cách tránh xa những hội nhóm quái đản 19 trên mạng xã hội 2.2.2.1. Giải thích cho học sinh hiểu rõ bản chất của những hội nhóm 19 quái đản trên mạng xã hội 2.1.2.2. Tổ chức cho học sinh tranh biện về chủ đề “Nên hay không nên 21 tham gia vào các hội nhóm quái đản trên mạng xã hội ” 23 2.1.3. Giải pháp hướng dẫn học sinh chuyển đổi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực thành động lực và mục tiêu phấn đấu 23 2.1.3.1. Giúp học sinh tìm hiểu nguyên nhân vì sao phái chuyển đổi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực thành động lực và mục tiêu phấn đấu 2.1.3.2.Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Bậc thầy tâm trí” 23 2.1.3.3. Cho học sinh xem đoạn video câu chuyện về những suy nghĩ và 25 cảm xúc tiêu cực để rút ra bài học cho bản thân 26 2.1.4. Giải pháp hướng dẫn học sinh hiểu được vai trò của lắng nghe và biết cách lắng nghe 26 2.1.4.1. Hướng dẫn học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của việc biết lắng nghe 2.1.4.2. Tổ chức một số hoạt động để học sinh biết lắng nghe lời cha mẹ 27 và cha mẹ có cơ hội lắng nghe tâm sự của con 2.1.5. Hướng dẫn học sinh tìm đến các câu chuyện truyền cảm hứng về 29 người thật, việc thật để xua tan suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực 2.1.6. Khuyến khích học sinh học viết nhật ký, đọc sách, nghe nhạc, vận 32 động ngoài trời và tham gia các hoạt động xã hội và tha thứ cho chính
  4. mình khi mắc sai lầm 2.1.7. Hướng dẫn học sinh biết cách kiềm chế, kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc 34 tiêu cực 2.1.7.1. Cho học sinh tìm hiểu những hệ luỵ từ việc chúng ta không 34 kiềm chế và kiểm soát được suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực 2.1.7.2.Cho học sinh xem đoạn phim về cách hành xử của Đức Phật trong 35 bộ phim “Cuộc đời Đức Phật” 2.1.7.2. Cho học sinh nghe chuyện ngắn “Câu chuyện hai con sói” 37 39 2.1.8. Giải pháp phối hợp với phụ huynh học sinh để thực hiện các hình thức kỉ luật tích cực trong gia đình 42 2.1.9. Giải pháp hổ trợ tâm lí cho những học sinh 2.1.9.1. Tìm hiểu khái niệm hổ trợ tâm lý 42 2.1.9.2.Cho học sinh xem video về tiêu điểm “Bất ổn tâm lý tuổi mới lớn”, tổ 43 chức diễn đàn với tên gọi “Chữa lành”cho học sinh chia sẻ, trao đổi 2.2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 46 2.2.1. Mục đích khảo sát. 46 2.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 46 2.2.2.1. Nội dung khảo sát 46 2.2.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 47 2.2.3.3. Đối tượng khảo sát 47 2.2.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 48 đã đề xuất 2.2.3.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các 48 giáo viên không làm công tác chủ nhiệm 2.2.3.2. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ các 48 giáo viên làm công tác chủ nhiệm 2.2.3.3. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất được xác định từ 48 học sinh 2.2.4. Sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 48 2.2.5. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 49 PHẦN III. KẾT LUẬN 51 1. Kết luận 51 2. Kiến nghị 52 Tài liệu tham khảo 55 Phụ lục 56
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh GVCN Giáo viên chủ nhiệm THPT Trung học phổ thông
  6. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đời người vốn có nhiều thăng trầm nên không thể tránh khỏi những chuyện không hay có thể ập đến. Lúc đó, hầu hết chúng ta đều sẽ có tâm trạng không vui, những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu xâm chiếm hết tâm trí, khiến ta càng trở nên hỗn loạn. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ấy như quả bóng tuyết càng lăn càng lớn, không chỉ tác động xấu đến tâm lý mà còn làm cho thể chất bị hao mòn theo thời gian.Thỉnh thoảng có một vài suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể không gây ra vấn đề gì quá to tát nhưng nếu những suy nghĩ này lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian thì có thể nhanh chóng “vùi dập” một con người. Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực để có thái độ lạc quan, tích cực trong cuộc sống đó không phải là điều quá khó khăn nhưng cũng không phải dễ dàng. Ở những người trưởng thành, bằng vốn sống và kinh nghiệm của bản thân, họ biết cách chấp nhận những khó khăn và biến cố đến trong cuộc sống, biết cân bằng trạng thái cảm xúc và đối mặt với thực tại để đưa ra cách giải quyết phù hợp. Nhưng đối với những người trẻ tuổi, nhất là các em học sinh THPT, lứa tuổi vừa trẻ con vừa người lớn nên nhận thức, hành động cũng không giống nhau về một vấn đề. Có em chấp nhận được những biến cố bất ngờ xảy ra trong cuộc đời mình và có thể vượt qua. Cũng có những học sinh không thể chấp nhận được điều đó, thậm chí bị “sốc” trước những tình huống, những sự kiện không mong muốn tự nhiên ập đến, tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, dẫn đến mất cân bằng cảm xúc, bi quan, chản nản, mất động lực, niềm tin, sợ hãi và tự ti về bản thân, từ đó dẫn đến những hành động tiêu cực, nặng nề hơn là tìm đến cái chết để “giải thoát” cho sự khủng hoảng về tinh thần mà các em đang phải chịu đựng. Những năm gần đây, số học sinh THPT nghĩ quẩn rồi quyết định tự vẫn tăng lên rất nhiều, điều đó đã vọng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội, trong đó có vai trò của những người làm giáo dục. Suy nghĩ tiêu cực như một "con sâu" đang đục khoét vào cảm xúc của mỗi học sinh, nhất là trong xu thế hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. Nhiều phương tiện truyền thông ra đời như máy tính, điện thoại thông minh, mạng xã hội...đã và đang dẫn dắt biết bao học sinh lao vào thế giới ảo, việc giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ nói, sự quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu giữa bạn bè ngày một ít đi, thay vào đó là những cạm bẫy giăng đầy khắp nơi nơi trong thế giới ảo đầy sự tò mò, lôi cuốn. Biết bao học sinh ngày đêm đang bị tra tấn về tinh thần khi lỡ sa vào những trò chơi, những trang web khiêu dâm, bạo lực, kinh dị...lừa tiền, lừa tình. Và thêm một thực trạng vô cùng đáng sợ nữa là có rất nhiều hội nhóm quái đản “hướng dẫn tự tử” lan tràn trên mạng xã hội đang hoạt động công khai chi phối và điều hành tâm lí rất nhiều học sinh, đẩy các em đi đến bước đường cùng. Thực tế cho thấy rằng, một khi ta mở cánh cửa để đón luồng gió mới, luồng sinh khí mới của văn minh nhân loại thì phải chấp nhận trong luồng gió ấy cũng có 1
  7. rất nhiều khí độc đã và đang tác động tiêu cực đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của mỗi chúng ta, đặc biệt là giới trẻ. Người có trách nhiệm ngăn chặn, sàng lọc và loại bỏ những luồng khí độc ấy trước hết phải là gia đình và thầy cô. Vì vậy, giáo dục và rèn luyện kỹ năng giúp học sinh thay đổi cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực là việc làm cần thiết ở mỗi lớp học, cấp học, nhất là với học sinh THPT. Khi học sinh biết chấp nhận những biến cố xấu xảy ra với mình, coi những điều tiêu cực là "hạt bụi" trong cuộc sống để bản thân không để ý và quan tâm đến nó, tự nhắc nhở bản thân luôn sống tích cực, biết lắng nghe bản thân mình và tìm hiểu nguyên nhân của thói quen suy nghĩ tiêu cực, biết cách gạt bỏ được những suy nghĩ tiêu cực, hướng tới sự tích cực thì thành tích học tập sẽ cao hơn, cuộc sống cũng sẽ nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT rất được quan tâm, có rất nhiều chủ đề được thiết kế dưới dạng hoạt động theo quy trình học dựa vào trải nghiệm, đó là những hoạt động được tổ chức để các em khám phá những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của bản thân, kết nối và chuyển hoá những kinh nghiệm cũ thành kinh nghiệm mới, rèn luyện, áp dụng những kinh nghiệm mới vào giải quyết các tình huống các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống để hình thành những kỹ năng mới. Đó là điều kiện để giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng phát triển năng lực giao tiếp và kỹ năng ứng xử cho học sinh. Là người thường xuyên tiếp xúc và gần gũi với học sinh, hiểu được suy nghĩ, hành động của các em nên giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức và hành động trong thực tiễn cho học sinh. Giúp học sinh khắc phục tình trạng suy nghĩ tiêu cực, thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực bằng cách hướng đến suy nghĩ tích cực để mang lại lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, góp phần nâng cao kết quả học tập. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Những giải pháp cần thiết của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT thông qua một số hoạt động trải nghiệm” để nghiên cứu và thực hiện, với mong muốn đưa ra những giải pháp hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi, góp phần rèn luyện kỹ năng chung sống và thích nghi với mọi hoàn cho học sinh THPT, hạn chế tối đa hiện tượng tự vẫn đang xảy ra khá nghiêm trọng và nhức nhối ở đối tượng học sinh THPT. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh, trong đó tập trung vào phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Từ đó xây dựng lớp học thân thiện, đoàn kết và yêu thương, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết để các em dễ dàng hội nhập. - Hạn chế hiện tượng bạo lực trong trường học, chứng tự kỉ của học sinh, 2
  8. hạn chế việc học sinh nghĩ quẩn rồi tìm đến cái chết để giải thoát, từ việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động cụ thể, giúp học sinh nhận ra những suy nghĩ tiêu cực của bản thân không chỉ gây tổn hại cho chính mình mà còn gây tổn thương rất lớn cho người thân, bạn bè và thầy cô. - Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp giáo dục và rèn luyện học sinh kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực một cách rõ ràng và tiến hành thực hiện ở thực tế. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu - Đề tài được áp dụng thực hiện ở học sinh lớp 10,11,12 trường THPT Nguyễn Duy Trinh. - Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và thực hiện từ tháng 9 năm học 2022- 2023 đến tháng 3 năm học 2023-2024, thực nghiệm ở nhiều lớp thuộc khối THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu chúng tôi không đề xuất và thực hiện được các giải pháp để giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT thì những suy nghĩ tiêu cực sẽ chi phối và ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập và rèn luyện, đến không khí lớp học, nảy sinh nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các em, đến những người thân, bạn bè và thầy cô, thậm chí gây mất mát cho gia đình và xã hội. Điều quan trọng nhất khi chúng tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này chính là mong muốn thông qua những biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực sẽ hình thành nhân cách, giúp các em biết cách đối mặt với những khó khăn, thử thách trong trạng thái tinh thần và suy nghĩ tích cực, hướng tới những điều tốt đẹp hơn, biết vượt qua những biến cố để trưởng thành, rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân tránh lặp lại những sai lầm, đồng thời hạn chế bạo lực học đường, hạn chế việc học sinh bị kỳ thị, cô lập, tẩy chay sẽ dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm cùng những hậu quả đáng tiếc khác. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề về lí luận và thực tiễn của việc giáo dục và rèn luyện cho học sinh thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT. - Xác định các yêu cầu và đề xuất các giải của việc giáo dục và rèn luyện cho học sinh thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở trường THPT. - Tiến hành khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp giáo dục và rèn luyện các kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT mà sáng kiến đề xuất, nhằm kiểm tra và khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 3
  9. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khảo sát, nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT thông qua điều tra, phóng vấn, nghiên cứu các tài liệu, các mẩu chuyện về hậu quả của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đến cuộc sống của con người. - Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nổi cộm hiện đang xảy ra rất nhiều trong trường học như sự tự ti, bất mãn, trầm cảm, không có động cơ học tập và bạo lực học đường, học sinh tự tử. - Tiến hành khảo sát tính khả thi và cấp thiết của những giải pháp đã đề xuất trong đề tài, xử lí số liệu thống kê từ đó rút ra kết luận về tính khả thi và phù hợp của đề tài. 7. Những luận điểm cần cần bảo vệ Xuất phát từ những cơ sở về khái niệm suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, nguyên nhân, vai trò, biểu hiện của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, tính thực tiễn của việc kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, chúng tôi đã đưa ra được các giải pháp cụ thể, tối ưu giúp học sinh biết cách thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, hướng đến những suy nghĩ, cảm xúc tích cực. Và nhận thấy những giải pháp ấy thực sự cần thiết và rất cấp thiết, cần phải thực hiện ngay ở trường THPT để không dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của học sinh, ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường và chứng trầm cảm và tìm cái chết để giải thoát đang khá phố biến hiện nay ở trường học và trong cuộc sống. 8. Đóng góp mới của đề tài - Khẳng định tính mới của đề tài từ trước đến nay chưa có giáo viên nào tiến hành nghiên cứu và thực hiện đó là xác định yêu cầu và đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục và rèn luyện cho học sinh THPT biết thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, hướng đến những điều tích cực, vui vẻ và có ý nghĩa trong cuộc sống. - Giúp học sinh biết chấp nhận những thay đổi của hoàn cảnh và thực tế tác động trực tiếp tới bản thân mình, từ đó biết cách vượt qua những khó khăn, thử thách đặt ra để khẳng định được giá trị sống của bản thân. Góp phần ngăn chặn hiện bị cô lập, chứng trầm cảm, tượng bạo lực học đường và ý định tự tử đang xảy ra trong trường học, xây dựng môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, hạnh phúc, tạo cơ sở hình thành một xã hội văn minh, bình đẳng, tạo dựng được môi trường sống hòa bình, tốt đẹp và nhân ái. - Giúp giáo viên chủ nhiệm và bộ môn có thêm những kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm để thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh, định hướng cho các em nhận thức được tác hại to lớn của những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đến sức khoẻ, học tập và trong cuộc sống thường ngày. - Giúp phụ huynh học sinh có thêm kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, hổ trợ tâm lý và trở thành chỗ dựa bình an nhất cho các con. 4
  10. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số vấn đề lí luận về suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT 1.1.1. Khái niệm suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực - Suy nghĩ tiêu cực: Trong tiếng anh, suy nghĩ tiêu cực được gọi là “negative thoughts”. Hiểu đơn giản thì đây là những suy nghĩ tạo cho chúng ta cảm giác bất an, lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi, sợ hãi, căng thẳng,… - Cảm xúc tiêu cực: Được hiểu một cách đơn giản là những phản ứng cảm xúc khó chịu và gián đoạn. Chẳng hạn như buồn bã, sợ hãi, tức giận, ghen tỵ,… Những cảm giác ngoài gây cảm giác khó chịu thì chúng còn khiến cho bạn khó hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời gây cản trở khả năng hoàn thành mục tiêu của bạn. 1.1.2. Các biểu hiện của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT Học sinh có suy nghĩ tiêu cực: luôn cảm thấy lo lắng, bất an, nhìn nhận cuộc sống với chiều hướng bi quan. Các em thường xuyên lo lắng, bất an, căng thẳng, đứng ngồi không yên và không tin tưởng vào bất kì ai. Nhiều học sinh liên tục đề cập đến những vấn đề bi quan, tiêu cực, luôn đánh giá sự việc theo chiều hướng bế tắc, tuyệt vọng và cảm thấy mù mịt, không có hướng đi cụ thể cho tương lai. Đặc biệt thường xuyên kể lể, than phiền về cuộc sống của bản thân, nghĩ bản thân là người vô dụng. Về thể chất luôn ở trong trạng thái thiếu năng lượng, khí sắc kém, buồn bã, ủ rũ, sợ hãi,… Những học sinh tiêu cực ít khi vui vẻ, nhạy cảm và dễ cáu gắt, có xu hướng sống tách biệt, tự cô lập bản thân, luôn tự ti về bản thân, thiếu trách nhiệm và có thói quen đổ lỗi, thường nghĩ vấn đề theo chiều hướng xấu, thất bại nhưng không nghĩ tới phương án cải thiện, thường lo xa nhưng không có bản kế hoạch cho tương lai, luôn nhìn thấy khó khăn trong các vấn đề, không cảm thấy hứng thú trong cuộc sống và chản nản việc học tập. Học sinh có cảm xúc tiêu cực thường có các biểu hiện như sau: - Buồn bã và đau khổ: Đây là những cảm xúc tiêu cực phổ biến nhất. Cảm xúc này có thể đi kèm với nhiều dạng cảm xúc tồi tệ khác như xấu hổ, tội lỗi, ghen tị, lo lắng, bất an,… - Xấu hổ: Xấu hổ được hiểu đơn giản là cảm xúc tự ý thức khi cảm thấy bản thân thua kém người khác hoặc nhận ra bản thân vừa có những lời nói, hành vi không phù hợp. Dạng cảm xúc này có thể đi kèm với tâm trạng buồn bã, bi quan, chán nản, tự ti, tội lỗi và đau khổ. Tùy theo mức độ của sự việc mà xấu hổ có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể dai dẳng kéo dài. Xấu hổ kéo dài và không thể kiểm soát có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều dạng bệnh tâm 5
  11. lý. Chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách,… - Luôn có cảm giác tội lỗi: Đây là loại cảm xúc tiêu cực thường xuất hiện sau khi bạn phạm phải lỗi lầm. Cảm xúc này có xu hướng đi kèm với cảm giác bi quan, chán nản, buồn bã và đau khổ. Hơn nữa không ít người còn dẫn đến tự trách và dằn vặt bản thân. Cảm giác tội lỗi và sự dằn vặt kéo dài có thể nhấn chìm mọi cảm xúc tích cực. Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ gây ra một số rối loạn tâm lý – tâm thần. Chẳng hạn như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách, hoang tưởng,… - Bất an, lo lắng: Là dạng cảm xúc tiêu cực phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Cảm xúc này có xu hướng xuất hiện kh phải đối mặt với nỗi sợ hay những sự kiện quan trọng gây căng thẳng như các kỳ thi. Cảm giác bất an và lo lắng thường xuất hiện khi đối mặt với nỗi sợ hay các sự kiện căng thẳng. Bên cạnh đó, áp lực học tập, công việc, vấn đề tài chính hay mâu thuẫn trong các mối quan hệ cũng là những yếu tố có thể gây ra lo lắng. Khi đối mặt với cảm xúc lo lắng, bất an các em thường có xu hướng suy nghĩ nhiều, có cái nhìn tiêu cực và bi quan về tương lai. - Sợ hãi: Là một trong những loại cảm xúc tiêu cực có cường độ mạnh. Đây được xem là mức độ cao hơn của cảm xúc lo lắng và bất an. Sợ hãi thường xuất hiện khi bạn phải đối mặt với các sự kiện có tính chất nghiêm trọng. Chẳng hạn như vỡ nợ, bản thân hoặc người thân bị chẩn đoán mắc bệnh nan y, tai nạn, bị đe dọa, uy hiếp, mất người thân đột ngột,… Bên cạnh đó, một số người bị rối loạn lo âu còn có nỗi sợ thái quá và vô lý trước những đối tượng bình thường. Chẳng hạn như không gian kín, các hiện tượng thiên nhiên, đám đông hay côn trùng. Tuy nhiên, nỗi sợ có thể giảm dần theo thời gian khi bạn tiếp xúc và hiểu hơn về thế giới xung quanh. - Tức giận và phẫn nộ: Cũng là loại cảm xúc phố biến, chúng thường xuất hiện khi học sinh phải đối mặt với sự lừa dối hay những sự việc xảy ra không theo mong muốn. Cảm xúc tức giận và phẫn nộ có thể làm các em không kiểm soát được lời nói và hành vi của mình Tức giận và phẫn nộ là cảm xúc tồi tệ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cảm xúc này có thể khiến cho học sinh khó lòng kiểm soát được lời nói cũng như hành vi của bản thân. - Ghen tị và đố kỵ: Là một cảm xúc tiêu cực thường thấy. Nó thường xuất hiện khi học sinh chứng kiến ai đó có năng lực, sức hút hay sự toàn diện hơn bản thân mình như xinh đẹp, học giỏi hơn, có nhiều bạn bè quý mến hơn... Về cơ bản thì sự ghen tị trong cuộc sống là khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều em vì cảm xúc này mà tìm cách hãm hại, nói xấu nhằm hạ nhục danh dự của đối phương. Trong khi đó, nhiều học sinh khác lại lấy sự đố kỵ làm động lực nhằm giúp cho bản thân cố gắng để hoàn thiện hơn mỗi ngày 6
  12. Những đặc điểm dễ nhìn thấy nhất ở những học sinh có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực là đó là tự ti, giận hờn, tức giận, đố kỵ người khác, không tin tưởng bản thân, thiếu trách nhiệm, luôn mệt mỏi, thụ động trọng cuộc sống, có thói quen đổ lỗi, uể oải và thường sống cô lập, học tập một cách máy móc. Có thể thấy suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của một người. Cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực có thể biểu hiện qua rất nhiều các hình thức khác nhau. Nó có thể là lời nói, cử chỉ, hành động hoặc thậm chí là sự im lặng đến đáng sợ. 1.2. Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực ở học sinh THPT. Tùy thuộc vào mỗi người mà các nguyên nhân cũng sẽ khác nhau. Các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể xuất phát từ sự tác động của môi trường, con người bên ngoài, cụ thể là các nguyên nhân sau: - Do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ: Nhiều học sinh luôn hoài niệm về những điều đã qua, luôn ghi nhớ và dằn vặt về những sự thất bại, những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ hiện tại. Thất bại trong quá khứ khiến các em cảm thấy e ngại và luôn có rằng bản thân không thể nào đạt được thành công. Do đó, nhiều học sinh luôn tự nhấn chìm mình vào những điều bi quan, tiêu cực. - Do ảnh hưởng của các sự kiện ngoài ý muốn: Mọi sự việc trong cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Khi dự định hoặc sự kiện xảy ra không giống với kỳ vọng, học sinh rất dễ hình thành những suy nghĩ bi quan. Nhiều em còn dễ dàng cảm thấy thất vọng, mất niềm tin. Ví dụ như khi thi cử không đạt kết quả như mong muốn, bị điểm kém hay trượt trong các kỳ thi, nhiều học sinh bắt đầu tự khiển trách bản thân. Các em suy sụp tinh thần, thậm chí bỏ cuộc, buông thả. - Ảnh hưởng từ những người xung quanh: Đôi khi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu tiêu cực của học sinh xuất phát từ những người bên cạnh. Nếu cha mẹ hoặc người thân gây áp lực trong việc học hành, thi cử, đặt kỳ vọng quá lớn lên con cái sẽ khiến con ngột ngạt. Khi không đạt được mục tiêu, các em sẽ rơi vào trạng thái bi quan, thất vọng. Dần dần, các em hình thành những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, không thể thoát ra khỏi những cảm xúc bi quan này. Nhịp sống kinh tế thị trường đã cuốn nhiều bậc phụ huynh vào vòng xoáy công việc khiến họ không đủ thời gian để chăm sóc, quan tâm con cái. Cụm từ “con nhà người ta” nói về việc bố mẹ thường xuyên so sánh con với những HS học giỏi, đạt kết quả cao trong thi cử để chỉ trích, phê bình hay đặt ra chỉ tiêu cho con mình phấn đấu. Khá nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên đi sự chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp, cũng như chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Bên cạnh đó, mất mát người thân, cha mẹ không hạnh phúc, 7
  13. … cũng là những nguyên nhân khiến các em rơi vào trạng thái bất ổn tâm lý. Ngoài ra, tiếp xúc và trò chuyện với những người có suy nghĩ tiêu cực cũng khiến các em bị ảnh hưởng. Đó là do nội dung các cuộc trò chuyện đều xoay quanh những vấn đề tiêu cực, mệt mỏi. Mặt khác, gia đình không êm ấm có thể khiến các em có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Chính vì thế, lâu dần cũng sẽ bị tác động và hình thành những suy nghĩ tương tự. Về lâu dài, những ảnh hưởng càng nghiêm trọng, và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. - Nguyên nhân từ nhà trường: Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của HS được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em HS với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Tình trạng “bạo lực học đường”, nạn kỳ thị, tẩy chay bạn cùng lớp vẫn còn diễn ra thường xuyên. Một số GV quá nghiêm khắc, tạo nhiều áp lực cho các em, hoặc cư xử một cách thiên vị, ứng xử thiếu tính sư phạm với các HS trong lớp cũng có thể làm cho các em bị căng thẳng. - Tính di truyền: Suy nghĩ tiêu cực cũng có thể tồn tại qua yếu tố di truyền. Theo nhiều nghiên cứu, tình cảm và cảm xúc của con người có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Nếu cha mẹ luôn thể hiện sự tiêu cực về cuộc sống, luôn cảm thấy bế tắc và thể hiện sự bất lực về những khó khăn thì con cái cũng thể hiện phần tính cách tương tự. - Do lối sống không lành mạnh: Sự thiếu tích cực của một người có thể xuất phát từ lối sống không lành mạnh, buông thả của họ. Lối sống và chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và tinh thần. Kinh tế phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Đặc biệt hiện nay khi mạng xã hội xuất hiện ngày càng phổ biến, giới trẻ được tự do, thỏa sức thể hiện nhưng khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận HS sẽ có lối sống bất thường, cô lập xã hội dẫn tới trầm cảm. Đã có những vụ tự tử do quá áp lực trong học tập hay giết người do mắc chứng rối loạn tinh thần, hậu quả của việc nghiện game bạo lực ở lứa tuổi HS. 1.3. Tác động của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đối với học sinh THPT Trong thực tế thì cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro và thách thức. Suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể là dấu hiệu cảnh sự nguy hiểm đang cận kề. Cảm xúc tiêu cực làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng, sự nhiệt huyết trong học tập và trong cuộc sống của các em. Một khi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực không được kiểm soát chúng sẽ dẫn học sinh đến những suy nghĩ và hành động không theo lý trí. Điều này khiến cảm xúc đau khổ, tức giận kéo dài và có thể gây ra những hậu quả khó lường. Cảm xúc tiêu cực đã khiến các em học sinh đôi khi tỏ ra bất cần, không nghe lời thầy cô và bè bạn, dễ bị lôi kéo vào những việc làm xấu. Ngoài ra, còn 8
  14. hay bỏ học, hay nghỉ học không phép, thường xuyên vi phạm nội quy, cãi lại thầy cô, người lớn tuổi… mức độ hành vi xuất hiện khá nhiều ở đối tượng học sinh có cảm xúc tiêu cực diễn ra khá âm thầm, phức tạp. Nếu không kiểm soát và giải tỏa được cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến những hành vi xấu như nói tục, chửi thề, cãi cọ, cáu giận, bất mãn, bạo lực học đường, tự tử... Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xảy ra thường xuyên trong môi trường học đường. Suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực là “mầm móng” của nhiều rối loạn tâm lý ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Nếu không được giải tỏa, những cảm xúc này tích tụ dần khiến trẻ hình thành những suy nghĩ và hành vi sai lệch. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập và phát triển nhân cách của trẻ. Suy nghĩ tiêu cực xâm nhập có thể là một triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu tổng quát (GAD) hoặc một tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Suy nghĩ tiêu cực cũng là triệu chứng của bệnh trầm cảm. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay Học sinh THPT là lứa tuổi mới lớn với nhiều mối quan hệ mới, đồng thời các em phải đối mặt với áp lực học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai với những kì thi cam go thử thách dẫn đến những bất an về tâm lý. Vấn nạn bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh bị tẩy chay, cô lập khỏi nhóm bạn, nhóm lớp đã ảm ảnh tâm lý rất nhiều em, tâm lý tự ti, mặc cảm, sợ hãi, lo âu xuất hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của các em. Trong xu thế hội nhập với việc tiếp cận nhanh, mạnh những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài những lợi ích vô cùng to lớn cũng có rất nhiều tác động xấu trực tiếp lên học sinh. Việc học sinh nghiện faybook,game, các trò chơi ảo qua mạng… đã dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, thiếu tập trung trong học tập, sa sút tinh thần và thể chất. Thậm chí nhiều học sinh bị lừa tiền, lừa tình qua mạng đã không kiểm soát được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực nên đã lựa chọn cái chết để tự giải thoát cho những khổ đau của bản thân. Chính vì vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa ra được những giải pháp thiết thực để giáo dục và rèn luyện cho học sinh các kỹ thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, phòng và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện ở mọ lứa tuổi học sinh, kế cả người lớn, trong đó số lượng người có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực xảy ra mạnh mẽ nhất ở đối tượng học sinh THPT. Để làm rõ hơn thực trạng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam, được nghiên cứu trên quy mô gần 8.000 học sinh từ 13-18 tuổi của 81 trường ở 20 tỉnh, thành vào tháng 10/2021 và cho kết quả như sau: Có 12,59% học sinh thường xuyên, luôn luôn cảm thấy cô đơn và 9
  15. 16,81% thường xuyên khó tập trung vào làm bài tập về nhà, trong khi hơn 15% học sinh thực sự nghĩ đến ý định tự tử. Cuối năm 2022, tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng một số đơn vị cũng công bố một báo cáo về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trường học với khảo sát trên 1.000 học sinh, giáo viên và phụ huynh cũng cho kết quả như sau: Hình ảnh khảo sát về thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh Việt Nam thực hiện vào năm 2022 Điều đặc biệt là gần 50% trẻ tham gia khảo sát này cho rằng cha mẹ khắt khe và áp lực thất bại trong học tập là hai tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các em và đó cũng là những nguyên nhân chính gây ra suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Chúng tôi cũng tiến làm khảo sát nhỏ với mục đích nắm được mức độ nảy sinh những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh hiện nay 10
  16. 2.1.1. Khảo sát các nguyên nhân tác động dẫn đến suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT Có Chưa Tổngsố học Số Tỉ lệ Số Nội dung khảosát Tỉ lệ(%) sinh lượng (%) lượng Em có khi nào nảy sinh suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực do những áp lực 150 145 96% 5 4% từ việc học hành thi cử chưa? Việc sử dụng mạng internet để vào 93,34 facebook, zalo, instagram có ảnh 6,66 150 140 % 10 hưởng xấu đến cảm xúc của em lần % nào chưa? Bản thân em đã khi nào bị tổn thương về thể chất và tinh thần 73,34 26,66 do bị vỡ nợ khi tham gia các trò 150 40 110 % % chơi lừa tiền ảo trên mạng xã hội chưa? Khi bị bố mẹ so sánh với “con nhà người ta” em đã cáu gắt và tự ti về 150 130 88,6% 20 13,4% bản thân lúc nào chưa? Em đã được GV chỉ ra những biện pháp cụ thể rèn luyện kỹ năng thay 150 12 8% 138 92% đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực lúc nào chưa? Em đã bao giờ xuất hiện suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dẫn đến buồn 150 128 91, 49% 22 8,6% bã, lo âu và mất tập trung trong học tập lúc nào chưa? Bảng 1. Khảo sát các nguyên nhân tác động dẫn đến suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT Sau khi khảo sát 150 học sinh 4 lớp gồm 10A; 10D; 10D2 và 12T1, chúng tôi thu được số liệu thể hiện ở bảng 1. Từ bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy về cơ bản phần nhiều học sinh nảy sinh suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực do những áp lực từ việc học hành thi cử (chiếm 96%) còn số học sinh không nảy sinh rất (chiếm 5%), đa số số học sinh sử dụng mạng internet để vào facebook, zalo, instagram có ảnh hưởng xấu đến cảm xúc (chiếm 93,34%) và chỉ có 6,66% học sinh không bị tác động; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh bị tổn thương về thể chất và tinh thần do bị vỡ nợ khi tham gia các trò chơi lừa tiền ảo trên mạng xã hội (chiếm 26,66%), và số học sinh không bị tổn thương nhiều hơn (chiếm 73,34%), đặc biệt số học sinh em đã cáu gắt và tự ti về bản thân lúc bị cha mẹ đem ra so sánh với “con nhà người ta” rất đông (chiếm 86,6%) trong khi số ít còn lại không cáu gắt, tự ti (chiếm 13,4 %) và chỉ có số ít học sinh được GV chỉ ra những biện pháp cụ thể giáo dục và rèn luyện kỷ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực (chiếm 8%), còn lại là chưa có 11
  17. kỷ năng để ứng phó với điều đó (chiếm 92%); phần lớn học sinh đều xuất hiện suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dẫn đến buồn bã, lo âu và mất tập trung trong học tập (chiếm 91,4%) và số cong lại chỉ (chiếm 8,6%). Rõ ràng đây là con số rất đáng quan tâm. Cần bắt đầu phải có các biện pháp để giáo dục và rèn luyện học sinh kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. 2.1.2. Khảo sát nhu cầu được tôn trọng bản thân, nhu cầu được giáo dục và rèn kỹ năng thay đổi cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực ở học sinh THPT Không Rất cần/rất Cần/muốn cần/không muốn muốn Nội dung khảo sát Số Tỉlệ Số Tỉlệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Em có muốn các bạn cô lập, xa lánh, kỳ thị và đánh đập em 150 0% 0 0% 150 100% không? Em có muốn bố mẹ thấu hiểu cho những áp lực học tập của 145 96,7 % 5 3,3 % 0 0% mình và không đưa ra so sánh với “con nhà người ta” không? Em có cần GV chỉ ra các biện pháp giúp mình có kỷ năng kiểm soát, thay đổi các suy 120 135 % 19 12,7 % 11 7, 3% nghĩ và cảm xúc tiêu cực để sống vui vẻ, hạnh phúc và tập trung vào học tập không? Em có muốn muốn bố mẹ giảm bớt kỳ vọng và đặt mục 135 90% 15 10% 0 0% tiêu vừa sức với bản thân mình không? Bảng 2. Khảo sát nhu cầu được tôn trọng bản thân, nhu cầu đượcgiáo dục và rèn kỹ năng thay đổi cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực Sau khi khảo sát 150 học sinh 4 lớp gồm 10A; 10D; 10D2 và 12T1, chúng tôi thu được số liệu thể hiện ở bảng 2. Từ bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy tất cả học sinh đều không muốn các bạn cô lập, xa lánh, kỳ thị và đánh đập (chiếm 100%), trong khi đó có 0% học sinh muốn, rất muốn điều điều đó xảy ra; 96,7% muốn bố mẹ thấu hiểu cho những áp lực học tập của mình và không đưa ra so sánh với “con nhà người ta” còn 5% học sinh muốn điều đó để lấy động lực (chiếm 3,3%) và 0% không muốn ; 80% rất cần, 12,7% học sinh cần và 7,3% học sinh không cần GV chỉ ra các biện pháp giúp mình có kỷ năng kiểm soát, thay đổi các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực để sống vui vẻ, hạnh phúc và tập trung vào học tập, 90% rất muốn, 10% muốn và 0% bố mẹ giảm bớt kỳ vọng và đặt mục tiêu vừa sức với bản thân mình. 12
  18. Kết quả bảng khảo sát thứ hai chứng tỏ cầu nhu cầu được tôn trọng bản thân và nhu cầu cần được giáo dục, rèn kỹ năng thay đổi duy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh rất cao. Vì vậychúng tôi đã quyết định tìm ra các giải pháp để đáp ứng những nhu cầu này của học sinh. 2.2. Tính cần thiết của việc giáo dục và rèn luyện học sinh thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở trường học Một trong những vấn đề cần thiết của nền giáo dục hiện đại là giáo dục kỹ năng chung sống. Cần giáo dục cho học sinh biết chấp nhận và học cách chung sống vì tất cả mọi người trên thế giới nếu đặt lên bàn cân thì chỉ khoảng 5% là điểm giống nhau 95% còn lại là khác nhau. Muốn học cách chung sống và sống hạnh phúc thì trước hết phải thay đổi được suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, phải nhìn cuộc sống bằng ánh mắt lạc quan, hi vọng dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong trường học, người có vai trò quan trọng nhất trong việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất nên có thể nhận thấy được những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc và hành động của các em sớm nhất. Đồng thời GVCN cũng là người có thể gợi cho các em bộc bạch tâm sự của mình nhiều nhất. Do vậy, GVCN là người có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc tiêu cực của học sinh, giúp học sinh chuyển đổi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực sang tích cực. GVCN cũng có khả năng tác động vào tâm lí học sinh, giúp các em giải tỏa những cảm xúc căng thẳng đang gặp phải, từ đó đưa các em ra khỏi những trạng thái tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập. Tuy nhiên không phải GVCN nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ này vì điều đó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm còn là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa học sinh với chính gia đình của mình, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh nên có thời gian tiếp xúc gần gũi với học sinh nhiều hơn vì thế hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của các em vì vậy cần có những biện pháp giáo dục phù hợp nhất để thay đổi học sinh theo chiều hướng tích cực. Vì vậy chúng tôi cũng tiến hành khảo sát mức độ quan tâm của giáo viên chủ nhiệm về giáo dục và rèn luyện kỹ thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT như sau: PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 (Dùng cho giáo viên chủ nhiệm) Khảo sát về mức độ quan tâm của giáo viên chủ nhiệm về giáo dục và rèn luyện kỹnăng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT Phần I: Thông tin cá nhân Họ và tên giáo viên........................................Trường: THPT Nguyễn Duy Trinh 13
  19. Phần II: Nội dung Thầy (cô) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “x” vào ô tươngứng với phương án mình lựa chọn: Câu 1: Giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh ở trường THPT là: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết Câu 2: Thầy ( cô) thấy việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm để giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực học sinh là: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C.Không cần thiết Câu 3: Thầy (cô) đã thực biện pháp nào để giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh lớp mình chủ nhiệm? A. Đã thực hiện B. Chưa thực hiện Sau khi khảo sát trên 68 giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm lớp tạitrường THPT Nghi Lộc Nguyễn Duy Trinh, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng kết quả điều tra về mức độ quan tâm của giáo viên trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cho học sinh: Kết quả điều tra Tổng số giáo Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 viên Rất Không Không Đã Chƣat điều tra Cần Rất cần Cần cần cần cần thực hực thiết thiết thiết thiết thiết thiết hiện hiện 68 65 3 0 50 16 2 14 54 Tỉ lệ 95% 5% 0 74 % 26% 3% 20,5% 79,5% Như vậy, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp đều rất quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT. Tuy nhiên, do còn nhiều điều lí do nên phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn chưa đề ra được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện kỹ năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh. Do vậy, việc đề ra được các biện pháp để giáo dục và rèn luyện kỹ năng năng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cho học sinh thực sự là rất cần thiết. 2.3. Thực trạng ứng phó với suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của học sinh trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng mang tính quyết định về học tập và hướng nghiệp. Các em gặp nhiều vấn đề về tâm lý và mỗi em tự lựa chọn 14
  20. cho mình những phương pháp ứng phó căng thẳng, kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực mà các em cho là phù hợp. Khảo sát 500 HS gồm 250 HS nam và 250 HS nữ trường THPT Nguyễn Duy Trinh về các cách ứng phó của bản thân mỗi khi nảy sinh những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 1 2 3 TT Hành động (Rất thƣờng (Thỉnh (Không xuyên) thoảng) bao giờ) 1. Xem phim, nghe nhạc 315 185 0 2. Đọc sách 39 308 153 3. Chơi game, lên mạng xã hội… 372 124 4 4 Nói chuyện với bạn bè 347 110 43 5 Chia sẻ với người thân 82 323 95 6 Ngồi thiền, nghe các câu chuyện 315 185 0 truyền cảm hứng 7 Chơi thể thao 276 195 29 8 Tham gia các hoạt động xã hội 165 291 44 9 Uống các đồ uống có cồn 17 34 459 10 Sử dụng chất kích thích 8 22 470 11 Gặp GV tư vấn tâm lý 18 31 451 Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS nữ dễ gặp căng thẳng hơn HS nam. Một số bộ phận HS nam chọn cách chơi game, hút thuốc và uống rượu thậm chí là dùng chất kích thích để vượt qua giai đoạn khó khăn về tâm lý. Những biện pháp ứng phó tích cực và mang lại hiệu quả cao như gặp GV tư vấn tâm lý, tham gia hoạt động xã hội, đọc sách được ít học sinh lựa chọn. Qua bảng khảo sát cho thấy, ứng phó căng thẳng, kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ở HS nữ tốt hơn HS nam khi phần lớn các em chọn cách tâm sự với người thân, bè bạn, xem phim, nghe nhạc, đọc sách…và rất ít HS nữ uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích để giải tỏa tâm lý. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2