Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp phòng, chống thuốc lá điện tử xâm nhập học đường tại trường THPT Nghi Lộc 5
lượt xem 14
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu về nhận thức và thái độ của học sinh THPT Nghi Lộc 5 về tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe; Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức và thái độ của học sinh trong nhà trường về tác hại của thuốc lá điện tử và đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của những đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp phòng, chống thuốc lá điện tử xâm nhập học đường tại trường THPT Nghi Lộc 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ngƣời thực hiện : Nguyễn Ánh Dƣơng – Phó hiệu trƣởng Nguyễn Thế Quân – Giáo viên Nhóm: Quản lí : Công tác Đoàn thanh niên. Địa chỉ gmail : duongnlv@gmail.com; Số điện thoại : 0914904228; 0987836136. NĂM HỌC: 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiêm cứu............................................................................................. 2 3. Đối tƣợng nghiêm cứu. ......................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiêm cứu. .......................................................................................... 2 5. Những điểm mới của sáng kiếm kinh nghiệm. ..................................................... 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ. ........................................................................ 4 1. Tổng quan về vấn đề. ............................................................................................ 4 1.1. Điều kiện về kinh tế, xã hội của địa phƣơng...................................................... 4 1.2. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đó về vấn đề.............................................. 4 2. Một số vấn đề lí thuyết. ......................................................................................... 6 2.1. Nhận thức. .......................................................................................................... 6 2.2. Hành vi. .............................................................................................................. 7 2.3. Thái độ................................................................................................................ 8 II. THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ Ở HỌC SINH THPT. ............................................................................. 13 1. Đặc điểm đối tƣợng, phƣơng pháp khảo sát. ...................................................... 13 1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của đối tƣợng khảo sát. .................................................. 13 1.2. Phƣơng pháp khảo sát. ..................................................................................... 14 1.2.1. Phân tích tài liệu. ........................................................................................... 14 1.2.2. Phát phiếu trƣng cầu ý kiến. .......................................................................... 14 1.2.3. Phỏng vấn. ..................................................................................................... 15 1.2.4. Xử lí thông tin, số liệu khảo sát. ................................................................... 15 2. Kết quả nghiên cứu, thực nghiệm. ...................................................................... 15 2.1. Thực trạng về hành vi hút thuốc lá điện tử và nhận thức, thái độ của học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử. ................................................................................ 15 2.1.1. Thực trạng hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh trong trƣờng. ............. 15 2.1.2. Nhận thức của học sinh trong trƣờng về tác hại của thuốc lá điện tử. .......... 18 2.1.3. Thái độ của học sinh đối với hành vi hút thuốc lá điện tử. ........................... 23 2.2. Những hành yếu tố tác động đến hành vi, thái độ của học sinh đối với hành vi hút thuốc lá điện tử. ................................................................................................. 24 2.2.1. Đặc điểm cá nhân, lứa tuổi. ........................................................................... 24 2.2.2. Tác động của gia đình. .................................................................................. 25
- 2.2.3. Tác động của bạn bè. ..................................................................................... 26 2.2.4. Tác động của nhà trƣờng. .............................................................................. 27 2.2.5. Tác động của phƣơng tiện truyền thông. ...................................................... 27 III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. .................................................................................... 28 1. Các giải pháp chủ yếu. ........................................................................................ 28 1.1. Thiết kế tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử. .. 28 1.1.1. Xây dựng cẩm nang “Phòng, chống thuốc lá điện tử” dành cho học sinh và phụ huynh học sinh. ................................................................................................ 28 1.1.2. Thiết kế tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu, báo bảng, bản tin phát thanh… tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá điện tử trong nhà trƣờng. .................................... 29 1.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống thuốc lá điện tử trong nhà trƣờng. .............................................................................................................. 34 1.2.1. Tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm. .............................................. 34 1.2.2. Lồng ghép nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử vào tiết học chính khóa nhƣ: Giáo dục công dân, sinh học, sinh hoạt lớp … ............................ 34 1.2.3. Tổ chức cuộc thi về vẽ tranh, làm video, viết bài phát thanh… về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử. .......................................................................... 36 1.3. Thành lập câu lạc bộ, lập fanpage phục vụ công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử trong nhà trƣờng. .............................................. 38 V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƢỢC ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 41 1. Mục đích khảo sát .............................................................................................. 41 2 .Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ..................................................................... 41 2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 41 2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá. ........................................................ 42 3. Đối tƣợng khảo sát .............................................................................................. 43 4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất............... 43 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất. ...................................................... 43 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. ....................................................... 44 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................... 46 1. Kết luận ............................................................................................................... 46 2. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 48 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 CLB Câu lạc bộ 2 FDA Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ 3 GYTS Global Youth Tobacco Survey - Khảo sát Thuốc lá Thanh niên toàn cầu 4 HTL Hút thuốc lá 5 MV Music video 6 NYTS National Youth Tobacco Survey - Khảo sát quốc gia về thuốc lá Thanh niên 7 THCS Trung học cơ sở 8 THPT Trung học phổ thông 9 TLĐT Thuốc lá điện tử
- PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Theo số liệu cho thấy, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử nói chung đang tăng nhanh, đặc biệt trong nhóm thanh thiếu niên trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Theo số liệu công bố trên báo Sức khỏe và đời sống, điều tra sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành ở Việt Nam năm 2020 cho thấy, tỉ lệ hút thuốc lá điện tử tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%), trong đó nam giới tăng 14 lần, nữ giới tăng 10 lần. Hiện nay, tại Việt Nam, hút thuốc lá điện tử đang rộ lên nhƣ một trào lƣu thời thƣợng trong giới trẻ. Thuốc lá điện tử cũng gây nghiện và độc hại nhƣ thuốc lá truyền thống nhƣng do chƣa hiểu biết đến nơi dẫn đến xu hƣớng sử dụng ngày càng gia tăng. Thuốc lá điện tử hấp dẫn giới trẻ bởi thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói nhƣ kẹo, nhiều hƣơng vị, giá rẻ… quảng cáo thu hút. Ngoài ra, ngƣời bán còn sử dụng giới trẻ, ngƣời nổi tiếng để quảng cáo thuốc lá, đồng thời bán qua các trang thƣơng mại điện tử. Đặc biệt, họ còn che đậy bản chất thực có hại của thuốc lá nhằm đánh lừa ngƣời sử dụng. Tại địa bàn huyện Nghi Lộc nói chung, trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nói riêng đã có dấu hiệu học sinh tiếp cận, sử dụng thuốc lá điện tử chủ yếu đang là khu vực ngoài trƣờng nhƣng nguy cơ xâm nhập vào trong trƣờng là rất cao và sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lƣờng cho môi trƣờng học đƣờng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tƣơng tự thuốc lá thông thƣờng. Thuốc lá điện tử gây hại rất lớn với cơ thể con ngƣời nhƣ: Làm tăng nguy cơ nghiện nicotine với ngƣời đã từng hút và chƣa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thƣơng… Thời gian qua tại địa phƣơng, tác hại của thuốc lá điện tử đã đƣợc cảnh báo rất nhiều và hầu hết sản phẩm này trên thị trƣờng đƣợc khảo sát là không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đƣợc phân phối qua các kênh chính thống. Đồng thời, việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử cũng đã đƣợc các cấp, ngành liên quan tuyên truyền quyết liệt, nhất là tại các trƣờng học. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc lá điện tử ở học sinh tăng cao là do thuốc lá điện tử dễ mua và sử dụng. Thậm chí, nhiều bạn trẻ đang lầm tƣởng thuốc lá điện tử vô hại, không gây nghiện. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng trong một bộ phận học sinh chính là do tâm lý tuổi mới lớn của học sinh muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới và cũng là một cách thể hiện bản thân trƣớc bạn bè nên đã có nhiều học sinh lén lút sử dụng thuốc lá điện tử, dẫn đến tình trạng nhập viện điều trị nhƣ các trƣờng hợp trên. 1
- Nhằm tìm hiểu về nhận thức, thái độ của học sinh trong trƣờng nói chung, những học sinh đã tiếp cận với thuốc lá điện tử nói riêng về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe, qua đó giải thích nguyên nhân sự gia tăng tỉ lệ thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử. Với lí do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Những giải pháp phòng, chống thuốc lá điện tử xâm nhập học đường tại trường THPT Nghi Lộc 5”. Qua nghiên cứu, chúng tôi muốn tìm ra những luận cứ khoa học cụ thể để đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 5 hiện nay, tìm hiểu về nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe và xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến hành vi hút thuốc của học sinh, để từ đó đề xuất một số biện pháp tác động góp phần nâng cao nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của học sinh đối với việc sử dụng thuốc lá điện tử. 2. Mục tiêu nghiêm cứu. - Tìm hiểu về nhận thức và thái độ của học sinh THPT Nghi Lộc 5 về tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe. - Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức và thái độ của học sinh trong nhà trƣờng về tác hại của thuốc lá điện tử và đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của những đối tƣợng sử dụng thuốc lá điện tử. 3. Đối tƣợng nghiêm cứu. Thực hiện đối với học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 5. 4. Nhiệm vụ nghiêm cứu. Thu thập thông tin, phân tích, tìm hiểu thực trạng nhận thức, hành vi của học sinh THPT về tác hại của thuốc lá điện tử. Trong đó có: - Mô tả thực trạng hút thuốc lá điện tử của học sinh THPT hiện nay nói chung - Mô tả nhận thức của học sinh THPT Nghi Lộc 5 về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe. - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới nhận thức và thái độ của học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe. - Đề xuất một số biện pháp tác động, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá điện tử. 5. Những điểm mới của sáng kiếm kinh nghiệm. Qua tìm hiểu, chúng tôi gần nhƣ chƣa thấy có rất đề tài nghiên cứu về hành vi hút thuốc lá điện tử, đặc biệt đối với học sinh THPT mặc dù đây là vấn đề có tác động rất lớn đến môi trƣờng học đƣờng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. 6.1. Phƣơng pháp lí luận. - Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cho dự án nghiên cứu. 2
- - Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến dự án, bao gồm các khái niệm về nhận thức, thái độ, hành vi, thuốc lá điện tử, sức khỏe... - Phƣơng pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những bài viết, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc báo cáo hoặc đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website về các vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, trên cơ sở đó xây dựng các cơ sở lý thuyết để vận dụng vào khảo sát, nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. 6.2. Phƣơng pháp thống kê định tính. - Mục đích: Thu thập dữ liệu cho dự án. - Nội dung: Xây dựng bảng hỏi bao gồm các nội dung đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu. - Phƣơng pháp: Sử dụng bảng hỏi trên google from khảo sát trên khách thể nghiên cứu. 6.3. Phƣơng pháp thống kê định lƣợng. - Mục đích: thu thập những dữ liệu định tính nhằm bổ sung và giải thích cho dữ liệu định lƣợng. - Nội dung: Xây dựng bản hƣớng dẫn phỏng vấn sâu. - Phƣơng pháp: Phỏng vấn sâu học sinh là cán sự lớp – không sử dụng thuốc lá điện tử, học sinh có sử dụng thuốc lá điện tử, học sinh đã từ bỏ đƣợc thuốc lá điện tử. 6.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu. - Mục đích: Xử lý các dữ liệu thu đƣợc từ bảng hỏi. - Nội dung: Phân tích, tập hợp dữ liệu theo từng chủ đề căn cứ theo nội dung nghiên cứu; sau đó thống kê các số liệu thu thập đƣợc. Xử lý các dữ liệu theo tỷ lệ phần %, tính trung bình nhằm so sánh sự khác biệt giữa các nhóm học sinh, nhóm trƣờng… - Phƣơng pháp: Sử dụng phƣơng pháp phân tích và phép tƣ duy biện chứng để đƣa ra những đánh giá, nhận định. Sử dụng phần mềm google from thống kê số liệu. 6.5. Quan sát, đánh giá. - Mục đích: Quan sát nhằm củng cố các phân tích của nghiên cứu nói chung. - Phƣơng pháp: Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, tiến hành quan sát về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh đối với chủ đề nghiên cứu. 3
- PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ. 1. Tổng quan về vấn đề. 1.1. Điều kiện về kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 5 tập trung chủ yếu ở 3 xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc và một số ở Đại Sơn, huyện Đô Lƣơng. Đời sống, kinh tế của đa phần ngƣời dân chƣa thật sự cao do vẫn đang dựa vào nông nghiệp. Cũng bởi điều kiện chƣa phát triên nên một số học sinh có bố, mẹ đi làm ở tỉnh xa hoặc có ngƣời thân xuất khẩu lao động nhƣ Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… Từ lúc mở đƣờng N5, bộ mặt kinh tế, xã hội của các xã có phần đƣợc đổi mới, khởi sắc hơn. Việc khoảng cách nhà đến trƣờng tƣơng đối lớn nên hầu hết các gia đình đều trang bị cho học sinh xe máy điện, xe gắn máy. Việc giao lƣu đến trung tâm huyện Nghi Lộc, trung tâm huyện Đô Lƣơng hay đi Vinh và một số khu vực phát triển tƣơng đối thuận tiện. Trƣờng đóng chân trên địa bàn có số ngƣời dân theo đạo Công giáo tƣơng đối cao, học sinh theo học ở trƣờng chiếm hơn 40% là học sinh công giáo. 1.2. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đó về vấn đề. Trên thế giới và Việt Nam đều nhận thấy mức độ nguy hiểm của Thuốc lá điện tử và đã có những công trình nghiên cứu về loại thuốc này. Tại Châu Âu, số liệu điều tra sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014 và 2018 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm 13-15 tuổi có xu hƣớng tăng nhanh trong cả hai nhóm nam và nữ. Biểu đồ 1: Tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm 13-15 tuổi ở các quốc gia Châu Âu (Điều tra GYTS 2011-2019) 4
- Tại Mỹ, kết quả điều tra quốc gia tình hình sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh trung học năm 2011, 2017 và 2019 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong nhóm tuổi này tăng nhanh chóng: 1,5% (2011), 11,7% (2017) và và 27,5% (2019). Trƣớc tình trạng đó, tháng 2/2020, FDA Mỹ đã ban hành lệnh cấm với các sản phẩm thuốc lá điện tử có hƣơng vị trái phép nhằm giảm sự hấp dẫn với trẻ em và thanh thiếu niên. Nhờ đó, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử giai đoạn 2019- 2020 giảm từ 25,5% xuống 19,6% ở THPT, và từ 10,5% xuống 4,7% ở THCS. Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh trung học cơ sở tại Mỹ (Điều tra NYTS 2011-2019) Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên lứa tuổi 13-15 ở các nƣớc thu nhập thấp và trung bình là khá cao và đang gia tăng song song với thuốc lá điếu: Guam 34,6%, Ba Lan 23,4%, Ucraina 18,4%, Lào 4,3%, Campuchia 2,3% Biểu đồ 3: Tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh từ 13-15 tuổi khu vực Tây Thái Bình Dương (Điều tra GYTS 2011-2019) 5
- Năm 2019 Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát sức khỏe học sinh toàn cầu (GSHS) trong đó có Việt Nam cho thấy tỷ lệ hiện đang hút thuốc lá điện tử (trong 30 ngày qua, có ít nhất 1 ngày sử dụng thuốc lá điện tử) ở học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nƣớc là 2,6%, ở học sinh thành thị là 3,4%. Tại các thành phố lớn, có thể do khả năng chi trả cao hơn hơn và thuốc lá điện tử sẵn có hơn, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện rất đáng quan ngại. Một nghiên cứu khác tại Hà Nội năm 2020 cho thấy tỷ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Thực tế cho thấy trong thời gian qua có nhiều cuộc điều tra đƣợc tiến hành nghiên cứu về tác hại của thuốc lá đến sức khỏe, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá điện tử và đặc biệt là thuốc lá điện tử ở thanh niên. Chƣa có nghiên cứu thực hiện sâu sắc về nhận thức và thái độ của thanh niên, cụ thể là học sinh THPT về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe. Vì vậy, việc đánh giá và tìm hiểu nhận thức, sự biến đổi trong thái độ của học sinh THPT hiện nay là rất cần thiết mới có thể đƣa ra phƣơng án phòng, chống thuốc lá điện tử xâm nhập vào môi trƣờng học đƣờng. 2. Một số vấn đề lí thuyết. 2.1. Nhận thức. Là một quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới quan trong ý thức con ngƣời, nhờ đó con ngƣời tƣ duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Con đƣờng nhận thức đó có đƣợc thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao nhƣ sau: + Nhận thức cảm tính: vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tƣợng. + Nhận thức lý tính: vận dụng khái niệm, phán đoán, suy lý. + Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức đƣợc kiểm nghiệm là đúng hay sai. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà còn để cải tạo thế giới. Vì vậy, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng chỉ đạo đối với thực tiễn. Sự nhận thức là quá trình vận động không ngừng, vì nó gắn liền với hoạt động thực tiễn. Để tiến hành quá trình nhận thức, cần phải sử dụng rất nhiều phƣơng pháp, trong đó chủ yếu là phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, trừu tƣợng hóa, vận dụng con đƣờng nhận thức đi từ cụ thể đến trừu tƣợng và từ trừu tƣợng đến cụ thể. 6
- 2.Cảm giác 1.Thực 3.Tri tiễn giác 7.Chân 4.Biểu lý tƣợng 6.Phán 5.Suy đoán lý Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong hành động của mỗi cá nhân, nhận thức quy định hành vi cá nhân, cá nhân có nhận thức thế nào về các vấn đề xung quanh mình, về thế giới sẽ biểu hiện bằng hành động đó. Vậy khi nói đến nhận thức, theo Vladimir Ilyich Lênin định nghĩa: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con ngƣời, nhƣng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là một quá trình, cả một chuỗi sự trừu tƣợng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật, và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động, phát triển”. Theo từ điển Tâm lý học định nghĩa: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan”. Qua các khái niệm cho thấy nhận thức là sự phản ảnh thế giới khách quan vào trong bộ óc con ngƣời nhƣng sự phản ánh này không đơn giản thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể. Tính tích cực của chủ thể nhận thức thể hiện không chỉ ở sự tác động của chủ thể diễn ra trong quá trình thực tiễn xã hội mà còn ở sự phản ánh khách thể nhƣ là một quá trình sáng tạo, trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt đƣợc bản chất, quy luật của khách thể. Nhận thức chính là kết quả của quá trình xã hội hóa, đó chính là hoạt động lĩnh hội của con ngƣời nhằm hiểu biết về thế giới khách quan, về các sự vật hiện tƣợng và hiểu biết về chính bản thân con ngƣời. Nhƣ vậy nhận thức là sự hiểu biết của con ngƣời về sự vật, hiện tƣợng nào đó ở các mức độ khác nhau, nhận thức đúng hoặc sai, đầy đủ hay không đầy đủ, nông hoặc sâu, tốt hoặc chƣa tốt. 2.2. Hành vi. Các nghiên cứu cho thấy không có một định nghĩa duy nhất nào cho khái niệm hành vi. Theo cách hiểu chung nhất, hành vi phản ánh các hoạt động, hành động do con ngƣời thực hiện dƣới sự tác động của các yếu tố văn hóa, thái độ, tình cảm, giá trị, quyền lực, giao tiếp, niềm tin hoặc bị ép buộc. Khoa học về hành vi phân biệt các khía cạnh khác nhau của hành vi con ngƣời, ví dụ nhƣ hành vi phổ 7
- biến và hành vi bất thƣờng, hành vi chấp nhận dƣợc và hành vi không chấp nhận đƣợc, hành vi tích cực và hành vi tiêu cực, hành vi bản năng và hành vi có tính xã hội cao. Hiểu theo cách đơn giản nhất, hành vi chính là những gì con ngƣời thực hiện (Hernandez and Monroe, 2000). Hiểu sâu hơn, hành vi chính là quá trình quyết định tham gia thực hiện và hành động. Những biểu hiện này đƣợc xác lập khi một cá nhân hay nhóm cho rằng điều đó là có lợi cho họ nhất dựa trên những giá trị của họ cũng nhƣ bối cảnh kinh tế xã hội và các yếu tố khác (Byers, 1996; Matarasso và Nguyễn Việt Dũng, 2002). Vì vậy, hành vi có thể là một hành động đơn lẻ hoặc tập hợp các hoạt động có thể quan sát đƣợc do các cá nhân thực hiện dựa trên những thói quen hoặc quyết định có ý thức của mình. Theo Chisnall (2001), hành vi của một cá nhân bao hàm cả những khía cạnh cá nhân và xã hội, trong đó khía cạnh cá nhân gồm có quá trình tƣ duy (nhận thức, năng lực, tri giác và quá trình học tập), động cơ thúc đẩy (nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng), tính cách cá nhân và thái độ. Khía cạnh xã hội của hành vi con ngƣời gồm có văn hóa (đôi khi cũng đƣợc xem nhƣ một tập hợp hành vi), giai tầng xã hội và tác động của nhóm. Khi nói đến hành vi, hành động của một cá nhân hay một nhóm ngƣời nào đó tồn tại trong một xã hội cụ thể là ta nói đến những hành vi xã hội của nhóm hay cá nhân đó mà thôi. Hành vi xã hội (hành động của xã hội) là một hành vi hƣớng đích gắn bó về nghĩa với hành vi, với cách kỳ vọng đƣợc cảm nhận hay đƣợc phỏng đoán của đối tác tƣơng tác và đƣợc định hƣớng theo chuẩn mực và giá trị xã hội. Theo nghĩa rộng nhất thì mọi hành động của con ngƣời (tức là cả việc làm ra một sản phẩm) không chỉ thể hiện một phản ứng với các kích thích bên trong hay bên ngoài (nhƣ các phản xạ, phản ứng đƣợc quy định bởi tâm lý) mà còn có thể đƣợc gọi là hành động xã hội. 2.3. Thái độ. Trong từ điển tiếng Việt, Thái độ đƣợc định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hƣớng nào đó trƣớc một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con ngƣời hay một sự việc nào đó”. Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” đƣợc viết là “Attitude” và đƣợc định nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”. Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế-thái độ-xã hội đã đƣợc củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”. Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu đƣợc từ bên ngoài, hƣớng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tƣợng nhất định, không phải nhƣ bản thân chúng ra sao mà chúng đƣợc nhận thức ra sao. Một thái độ đƣợc nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tƣợng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hƣởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tƣợng”. 8
- Nhƣ vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó đƣợc cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau. Một trong những định nghĩa đầu tiên về thái độ (attitude) đƣợc Thursntone trình bày vào năm 1931. Thurnstone xem thái độ là một khái niệm tƣơng đối đơn giản: Thái độ là một lƣợng cảm xúc của một ngƣời về/đối với một đối tƣợng. Vài năm sau Allport giới thiệu một định nghĩa rộng hơn về thái độ: “Thái độ là một trạng thái trí tuệ về sự sẵn sàng hồi đáp, đƣợc định hình qua kinh nghiệm, và có tác động một cách “động” và/hoặc trực tiếp đến hành vi”. Sau đó, Triandis và các cộng sự kết hợp ba dạng phản hồi (ý nghĩ, cảm xúc và hành động) thành mô hình ba thành phần của thái độ. Theo mô hình này, thái độ đƣợc xem là có ba thành phần nhận thức gồm có kiến thức về đối tƣợng; cảm xúc là những đánh giá tích cực hay tiêu cực về đối tƣợng; và hành vi là ý định hoặc hành vi dự định thực hiện đối với đối tƣợng. Sau đó, Fishben, tranh luận rằng sẽ hữu ích hơn khi xem thái độ là một khái niệm đơn giản, nó là lƣợng cảm tình của một ngƣời đối với một đối tƣợng. Ngày nay, đa phần các nhà nghiên cứu đồng ý là khái niệm đơn giản về thái độ đƣợc Thurnstone và Fishben là hữu ích. Theo đó thái độ sẽ thể hiện những cảm xúc thiện chí hay không thiện chí về một đối tƣợng. Nhận thức và hành vi dự định đƣợc xem là một khái niệm có liên quan đến thái độ nhƣng nó cũng là những khái niệm cần đƣợc khảo sát tách biệt (Peter và Olson 2002). Nhìn chung có thể hiểu thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con ngƣời đối với đối tƣợng theo một hƣớng nhất định, đƣợc bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của ngƣời đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể. 2.4. Thuốc lá điện tử và tác hại của thuốc lá điện tử. Herbert A. Gilbert đến từ Mỹ là ngƣời đầu tiên đƣa ra ý tƣởng về thuốc lá điện tử vào năm 1963. Tuy nhiên, đến năm 2003, một dƣợc sĩ đông y ngƣời Trung Quốc có tên là Hon Lik (Hàn Lực) đã phát triển ra loại thuốc lá điện tử với hình dáng hiện đại đƣợc sử dụng rộng rãi ngày nay. Hon đã tiết lộ rằng, việc phát triển thuốc lá điện tử của ông xuất phát từ thói quen hút thuốc của chính bản thân và từ cái chết của cha ông do mắc ung thƣ phổi. Cũng vào thời điểm đó, công ty của Hon bắt đầu giới thiệu thuốc lá điện tử tại thị trƣờng Trung Quốc và sau vài năm nó đã lan rộng ra các nƣớc khác trên thế giới. Hiện nay, thuốc lá điện tử cũng đƣợc sử dụng rộng rãi và dƣờng nhƣ nó đã trở thành trào lƣu mới của giới trẻ tại Việt Nam. Thuốc lá điện tử không chứa các nguyên liệu lá thuốc lá nhƣ bình thƣờng mà thực chất nó là một thiết bị mô phỏng có chứa tinh dầu bên trong. Nếu nhƣ điếu thuốc lá thông thƣờng sẽ sử dụng lửa để đốt cháy thì đối với thuốc lá điện tử sẽ sử dụng điện để đốt cháy chất lỏng bên trong nó. Chất lỏng sau khi đƣợc đốt cháy sẽ biến thành một luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống nhƣ hút thuốc lá thật. Do 9
- tính chất không tạo ra khói khi hút cho nên các nhà sản xuất thuốc lá điện tử đã quảng cáo trên thị trƣờng với những khả năng nổi bật nhƣ loại bỏ các chất độc hại và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu. Tuy nhiên, trên thực tế dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá điện tử cũng đều liên quan đến hoạt động hút thuốc lá thông thƣờng. Việc hút thƣờng xuyên bất kỳ loại thuốc lá nào cũng đều không tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn. Hút thuốc lá điện tử và hít phải khói thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Tuổi thọ trung bình của ngƣời hút thuốc lá và hút thuốc lá điện tử ngắn hơn so với ngƣời không hút thuốc từ 5 – 8 năm. Hút thuốc lá điện tử sẽ gây nhiều bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 – 80%. Qua phân tích cho thấy, khi làm nóng và bay hơi Formaldehyde, Acrolein, Acetaldehyde: trong quá trình làm nóng tinh dầu sẽ sản sinh ra một số hóa chất độc hại, chúng đƣợc chuyển thành dạng hơi và lẫn vào trong khói khi ngƣời dùng hít vào. Theo giáo sƣ Benowitz tại Đại học Dƣợc California cho biết, một trong số những loại hóa chất này có thể gây kích ứng và gây viêm mạch máu. Hầu hết thuốc lá điện tử chứa thành phần nicotine và rất nhiều hóa chất độc hại đối với sức khỏe con ngƣời. Tác hại của nicotine đã đƣợc chứng minh rõ ràng. Nicotine là một hợp chất hóa học gây nghiện cao có tác dụng hƣng phấn thần kinh. Sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa nicotine đều có thể dẫn đến nghiện nicotine và các ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe khác. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (dẫn theo tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng chống thuốc lá điện tử của Bộ Giáo dục & Đào tạo), thuốc lá điện tử có những tác hại sau: * Gây nghiện và ảnh hƣởng tới hệ thần kinh: Nicotine trong thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là chất gây nghiện mạnh và rất độc hại, do đó gây hại nhƣ các sản phẩm thuốc lá điếu thông thƣờng. Nicotine làm cho ngƣời hút thuốc lá nhanh chóng bị nghiện thuốc lá (lệ thuộc vào nicotine) dù chỉ sau vài lần hút thuốc. Nicotine có thể vào não bộ từ 7 đến 10 giây sau khi hút thuốc lá điện tử, làm tăng lƣợng dopamine trong não và làm ngƣời hút thuốc cảm thấy sảng khoái. Khi đã bị nghiện thuốc lá, nếu thiếu thuốc lá hoặc dừng hút thuốc sẽ có biểu hiện thèm thuốc, cơ thể mệt mỏi, chán nản, hay cáu kỉnh. Để cai nghiện thuốc lá rất khó và mất nhiều thời gian và công sức. Sử dụng nitcotine liều cao có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Sử dụng nicotine lâu dài làm kìm hãm sự phát triển của não bộ, ảnh hƣởng đến khả năng nhớ, tập trung chú ý và học tập, do vậy đặc biệt tác động đối với trẻ em. Do não bộ của con ngƣời phát triển từ khi sinh ra cho đến khi 25 tuổi, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử dễ dàng bị nghiện nicotine hơn, ảnh hƣởng tới sức khỏe cũng xảy ra sớm hơn và trầm trọng hơn. 10
- Sử dụng nicotine ở tuổi vị thành niên cũng có thể làm tăng nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác (nhƣ ma túy) ở nhóm tuổi này. Hơn nữa, sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ cũng làm tăng khả năng hút thuốc lá trong tƣơng lai. * Bệnh lý đƣờng hô hấp Bệnh „phổi bỏng ngô‟ (popcorn lung) hay còn gọi là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Một bệnh hiếm gặp đƣợc cho là do diacetyl, một trong các hóa chất tạo mùi hƣơng trong khói thuốc lá điện tử có khả năng đi sâu vào phổi gây ra. Các biểu hiện thƣờng gặp là ho, thở khò khè, đau ngực và thở nông. Hiện chƣa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh này - Bệnh viêm phổi lipoid Có liên quan đến hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng (vaping-related lipoid pneumonia) là hậu quả của việc hít các hợp chất dầu có trong dung dịch điện tử. Các axit béo bám dính vào phổi và gây ra phản ứng viêm tại phổi. Các triệu chứng thƣờng gặp là ho mạn tính, thở nông, ho ra máu hoặc đờm có máu. Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. - Hội chứng tổn thƣơng phổi cấp do thuốc lá điện tử (E-cig-arette Acute Lung Injury Syndrome – EVALI) Vitamin E acetate có trong thuốc lá điện tử đƣợc cho là nguyên nhân gây hội chứng này. Các triệu chứng thƣờng gặp là khó thở, ho, đau ngực, sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, thở nhanh và nông. Hình ảnh tổn thương phổi, tim cấp tính liên quan đến thuốc lá điện tử (Nguồn tổ chức y tế thế giới) 11
- - Suy giảm chức năng phổi Kim loại đƣợc giải phóng từ khói thuốc lá điện tử, tùy mức độ tiếp xúc, có khả năng gây ra khó thở, kích ứng phế quản và phổi, kích ứng màng nhầy ở mắt và đƣờng hô hấp trên. * Bệnh lý tim mạch Nicotine làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch. Sử dụng nicotine lâu dài có thể gây suy tim hoặc tử vong. Một số hóa chất độc hại nhƣ carbon monoxide trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. * Ung thƣ Một số hợp chất có trong khói thuốc lá điện tử nhƣ: formaldehyd, acrolein, toluene, chất đặc biệt gây ung thƣ nitrosamine và hy-drocarbon thơm đa vòng, các kim loại nặng (nhƣ niken và chì) có thể gây các thay đổi tế bào liên quan đến ung thƣ tƣơng tự nhƣ ngƣời hút thuốc lá điếu thông thƣờng. Ngoài việc gây nghiện cao, nicotine làm tăng nguy cơ gây ung thƣ thông qua tăng sinh tế bào, mất cân bằng oxy hóa, gây chết tế bào và đột biến DNA, cũng nhƣ sự phát triển của khối u. * Chấn thƣơng Các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể hỏng, lỗi và phát nổ gây ra các chấn thƣơng, bỏng nghiêm trọng (miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xƣơng hàm, cổ). Chỉ riêng tại Hoa Kỳ từ năm 2015 đến 2017, ƣớc tính có khoảng 2.035 vụ nổ thuốc lá điện tử và các tổn thƣơng do bỏng tại các khoa cấp cứu của bệnh viện Hoa Kỳ. Nguồn: https://www.forbes.com/sites/brucelee/2019/06/21/a-vape-pen-explodes-here-is- what-happened-to-the-teen/#7f6cb20a5b58; https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMicm1813769 12
- 2.5. Sức khỏe “Sức khỏe là trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật hay khuyết tật” (Theo định nghĩa về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO) Theo E.Durkheim, sức khỏe là trạng thái một cơ thể mà các cơ may đó đạt tới mức tối đa của chúng còn bệnh tật, ngƣợc lại là tất cả những gì có hiệu quả làm giảm các cơ may đó (mức tối đa tùy thuộc theo từng ngƣời). Ngƣời ta hiểu sức khỏe là một trạng thái nói chung đƣợc ƣa thích hơn bệnh tật. Sức khỏe phải đƣợc nhìn ở trạng thái biến động. Con ngƣời và cộng đồng ngƣời luôn tuân theo lao động giữa hai lực đối kháng. Lực gây tổn hại và lực bảo vệ sực khỏe, sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa hai lực kể trên. Đó là điều chúng ta cần phải biết để có thể dự đoán và dự phòng, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sức khỏe cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trƣờng khác nhau. II. THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ Ở HỌC SINH THPT. 1. Đặc điểm đối tƣợng, phƣơng pháp khảo sát. 1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của đối tƣợng khảo sát. Lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên kéo dài từ 14, 15 – 25 tuổi, đƣợc chia ra làm 2 thời kỳ, từ 14 đến 18 tuổi (thanh niên mới lớn) và từ 18 – 25 tuổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu học sinh ở bậc THPT trong độ tuổi từ 14-18, đây là giai đoạn bƣớc vào thanh niên, học sinh thƣờng chú ý đến hình dáng bên ngoài, quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính đặc thù riêng, sự tự ý thức ở lứa tuổi này xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Thời kỳ này các bạn có địa vị mới trong tập thể, những quan điểm mới về thế giới xung quanh buộc bản thân phải tự ý thức đƣợc đặc điểm nhân cách của mình. Các bạn không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tƣơng lai. Ngoài ra, lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi có sự giao tiếp trong nhóm bạn, mang tính tập thể nhất, điều đó sẽ dễ ảnh hƣởng đến lối sống, hành vi và nhân cách của các bạn học sinh về sau. Ở lứa tuổi học sinh, đây là lứa tuổi mong muốn thể hiện bản thân. Với mong muốn khẳng định cái tôi bản thân rất lớn, dễ bị tác động và du nhập những cái mới lạ, kể cả những thói hƣ tật xấu nhƣ hút thuốc lá, uống rƣợu bia, nghiện hút, cờ bạc, quan hệ tình dục sớm, nạo phá thai… Những thay đổi về cơ thể, kiến thức, tâm lý, tình cảm và thái độ ở tuổi này sẽ quyết định hành vi ở hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Nếu không nhận đƣợc sự quan tâm của cả gia đình và nhà trƣờng thì đây là độ tuổi dễ nhiễm phải những thói hƣ tật xấu nhất. 13
- 1.2. Phƣơng pháp khảo sát. 1.2.1. Phân tích tài liệu. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin trên cơ sở các thông tin có sẵn và thông tin qua thu thập khảo sát thực tế. Phân tích tài liệu sơ cấp: Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua tài liệu nghiên cứu về thuốc lá điện tử nhƣ công văn, sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu hay các trang mạng có cung cấp những thông tin liên quan về vấn đề của đề tài. Phân tích tài liệu thứ cấp: Sau khi đã phân tích các tài liệu có liên quan đến nội dung vấn đề nghiên cứu, tác giả tiếp tục tóm tắt nội dung của các nghiên cứu đó theo trình tự logic của sự kiện, các nhận định, lập luận của các tác giả, xâu chuỗi các thông tin đã thu thập đƣợc theo ý nghĩa của chuỗi sự kiện, sau đó khái quát lên thành những luận điểm lớn. Tác giả tiến hành phân tích một số tài liệu có liên quan đến thực trạng thuốc lá điện tử, nguyên nhân và giải pháp... Ngoài ta còn phân tích các tài liệu liên quan đến sức khỏe và hậu quả về mặt sức khỏe do thuốc lá điện tử gây ra với nhóm hút thuốc lá điện tử chủ động và hút thuốc lá điện tử thụ động. 1.2.2. Phát phiếu trưng cầu ý kiến. Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng đƣợc đề tài thực hiện vào tháng 12/2022. Kết quả thu thập thông tin bằng phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến đã đem lại những kết quả ban đầu. Số liệu từ phiếu trƣng cầu ý kiến là nguồn số liệu chính để phân tích trong đề tài. Đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên không tỷ lệ. - Cách chọn mẫu Quy trình chọn mẫu đƣợc thực hiện một cách ngẫu nhiên với dung lƣợng mẫu dự kiến là 450, nghiên cứu trƣờng hợp rải đều ở các khối, mỗi khối 150 em bao gồm cả nam và nữ. Mẫu phiếu đƣợc thiết kế qua công cụ google form (Các phụ lục). Qua phân tích tài liệu chúng tôi dự đoán đây là hai biến số quan trọng có khả năng ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu. Cơ cấu bảng hỏi nghiên cứu. Tiến hành xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở của nội dung nghiên cứu bao gồm 3 phần sau: Khảo sát về thực trạng hút thuốc lá điện tử của học sinh THPT Tìm hiểu về nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe (cá nhân ngƣời hút và những ngƣời hút thuốc thụ động). Lấy ý kiến của học sinh về vấn đề hút thuốc lá điện tử (ủng hộ/không ủng hộ, khuyến khích/phản đối hành vi hút thuốc). Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh. Lấy ý kiến đề xuất giải pháp phòng/chống hút thuốc lá điện tử trong nhà trƣờng. 14
- 1.2.3. Phỏng vấn. Tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp 5 đối tƣợng: 1 cán bộ lớp, các cá nhân trong lớp (2 học sinh có hành vi hút thuốc lá điện tử và 2 học sinh không hút thuốc lá điện tử) về đề tài đang thực hiện nhằm thu thập sâu hơn những thông tin mà nghiên cứu định lƣợng chƣa thực hiện đƣợc. 1.2.4. Xử lí thông tin, số liệu khảo sát. Sau khi thu đƣợc kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để rút ra kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, giúp đƣa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài. 2. Kết quả nghiên cứu, thực nghiệm. 2.1. Thực trạng về hành vi hút thuốc lá điện tử và nhận thức, thái độ của học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử. 2.1.1. Thực trạng hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh trong trường. Trong nghiên cứu này, tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5, qua phiếu trƣng cầu ý kiến đối với 450 học sinh ở 3 khối cho thấy tỷ lệ học sinh trả lời là “có” với câu hỏi “Bạn có hành vi hút thuốc lá điện tử hay không?” (Phụ lục 1) chiếm tỷ lệ 2,9%, tƣơng ứng với 14 học sinh, trong đó 13 học sinh nam và 1 học sinh nữ. Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ chung của cả nƣớc (khảo sát vào năm 2022 là 3,5%). Sales 3,1% 96,9% Không hút thuốc Có hút thuốc Biểu đồ 4: Tỷ lệ học sinh có hành vi hút thuốc lá điện tử (Đơn vị: %). Biểu đồ trên cho thấy hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh THPT khá phổ biến. Xét mối liên hệ giữa việc học sinh hút thuốc lá điện tử hay không hút thuốc lá điện tử và giới tính ta thấy giữa chúng có mối liên hệ với nhau. Phân tích sâu hơn con số 2,9% học sinh hút thuốc lá điện tử cho thấy chủ yếu những học sinh hút thuốc là học sinh nam chiếm 92,9% còn học sinh nữ chỉ chiếm 7,1%. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh 11 trường THPT Đào Duy Từ
12 p | 153 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn