intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội" này giúp tất cả mọi người khi sử dụng mạng xã hội cần tránh những tác hại nguy hiểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Internet bắt đầu ra đời năm 1974, lúc đó gọi là arpanet. Năm 1983, giao thức TCP / IP chính thức được Quân đội Hoa Kỳ áp dụng làm tiêu chuẩn và tất cả các máy tính kết nối với arpanet phải sử dụng tiêu chuẩn mới này. Vào năm 1984, arpanet được chia thành hai phần: phần đầu tiên, vẫn được gọi là arpanet, được dành riêng cho nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là quân đội, được sử dụng cho mục đích quân sự. Giao thức TCP / IP ngày càng thể hiện nhiều điểm mạnh của nó, đặc biệt là khả năng liên kết các mạng khác một cách dễ dàng. Chính điều này, cùng với các chính sách mở cửa, đã cho phép các mạng thương mại và nghiên cứu kết nối với ARPAnet, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một siêu mạng. Năm 1980, arpanet được coi là trụ cột của Internet. Một cột mốc lịch sử quan trọng của Internet được thành lập vào giữa những năm 1980 khi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ thành lập một mạng lưới các trung tâm máy tính lớn gọi là nsfnet nhiều công ty chuyển từ arpanet sang nsfnet và do đó sau gần 20 năm hoạt động, arpanet kém hiệu quả đã bị ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự hình thành của đường trục nsfnet và các mạng khu vực khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của internet. đến năm 1995, nsfnet được rút gọn thành mạng nghiên cứu và internet vẫn đang phát triển. Với khả năng kết nối rộng mở như vậy, internet đã trở thành mạng lớn nhất thế giới, một mạng lưới xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục. kể từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển tạo ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Sự phát triển như vũ bão này đã tạo ra một thời kỳ bùng nổ của các dịch vụ Internet, Internet kết nối vạn vật, điều này giúp ích cho con người rất nhiều trong cả cuộc sống nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta phát triển internet theo hướng nào để cuộc sống của con người thuận tiện hơn và an toàn hơn. Bên cạnh những lợi ích to lớn của mạng xã hội thì cũng không thể tránh khỏi những tác hại nguy hiểm. Vì vậy, đây là lý do tôi viết đề tài về “Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội”. 1
  2. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này giúp tất cả mọi người khi sử dụng mạng xã hội cần tránh những tác hại nguy hiểm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm có đối tượng nghiên cứu là những hậu quả khi sử dụng mạng xã hội. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã phối hợp nhiều phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, thực nghiệm so sánh, phân tích kết quả thực nghiệm, … phù hợp với môn học thuộc lĩnh vực Tin học. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Thời đại ngày nay là thời đại công nghệ thông tin, tin học hình thành và phát triển như vũ bão, trong đó là mạng Internet phát triển trên toàn cầu. Vì nhu cầu khám phá thông tin của con người ngày càng nhiều nên mạng Internet đảm bảo mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. Mạng Internet phát triển đã giúp cho con người cải thiện về mọi mặt, nhưng bên cạnh đó không thể không nói đến những hạn chế khi sử dụng mạng xã hội. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Giới thiệu khái quát về trường Trường THPT Anh Sơn 3 là một trường thuộc miền Tây Anh Sơn, điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh thuộc đa số là vùng sâu, vùng xa, các em đi học vất vả và rất ít em học sinh có máy tính để phục vụ cho việc học. Đa số các em phải ở trọ nhà dân nên việc tự giác học của các em còn hạn chế. Trường hiện có 22 lớp, đã trang bị 2 phòng học thực hành Tin học đã được kết nối mạng Internet, có lắp đặt máy chiếu, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ cho việc học môn Tin học của nhà trường. Môn Tin học đã áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó không thể không nói đến mạng xã hội. Vấn đề này thì được phần đa học sinh tham gia. 2
  3. 2.2.2 Thực trạng trước khi nghiên cứu Bản thân tôi đã tham gia dạy môn Tin học chính khóa từ năm 2005 tại Trường THPT Anh Sơn 3 và tôi thấy nhu cầu khám phá thông tin của học sinh cũng như mọi người ngày càng nhiều, mạng Internet đã đáp ứng được mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như: học tập, giảng dạy, quản lý, buôn bán, giải trí…Bên cạnh đó thì việc sử dụng mạng xã hội tôi thấy cũng rất nhiều điều còn trăn trở. Vậy thì làm sao để việc sử dụng mạng xã hội đảm bảo an toàn. 2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Cơ sở lý thuyết 2.3.1.1. Giảm tương tác giữa người với người. Mỗi người một điện thoại thông minh hay một máy tính kết nối mạng là có thể không nói chuyện với nhau. 2.3.1.2. Tăng mong muốn gây chú ý Đăng tải những status mơ hồ nhầm câu like và view không còn là chuyện lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn. 2.3.1.3. Xao nhãng mục tiêu cá nhân như học tập Nếu một ai đó quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. 2.3.1.4. Nguy cơ trầm cảm Các chuyên gia nghiên cứu tâm lý cho thấy: nếu một người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng dễ trầm cảm. 2.3.1.5. Giết chết sự sáng tạo Việc sử dụng mạng xã hội nhiều dễ làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tumblr, có tác động suy giảm hoạt động não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. 2.3.1.6. Bạo lực trên mạng Thế hệ học sinh là dễ trở thành “Anh hùng bàn phím”. Các em cảm thấy thoải mái trên mạng nên các em thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu. 3
  4. Vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bất lịch sự hơn hẳn. 2.3.1.7. Tình yêu dễ đổ vỡ Mạng xã hội tưởng chừng là công cụ hiệu quả để “hâm nóng tình cảm”. Nhưng thực tế là lợi thì ít mà hại thì nhiều. Theo nghiên cứu, những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì họ càng có “tật” theo dõi mọi hành động của người ấy, dễ dẫn đến cãi vã và chia tay. 2.3.1.8. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác Việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ. 2.3.1.9. Mất ngủ Ánh sáng từ điện thoại hay máy tính sẽ đánh lừa não của bạn, gây rối loạn nhịp sinh học. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần. 2.3.1.10. Quyền riêng tư Từng có tin đồn các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển. Nguy hiểm nhất là những cuộc gọi giả mạo, lừa đảo. 2.3.2. Biện pháp sử dụng mạng xã hội an toàn 2.3.2.1 Bảo mật thông tin cá nhân: Hạn chế đưa thông tin cá nhân quan trọng lên mạng xã hội: Điển hình là thông tin ngày tháng năm sinh của bản thân. Nếu đưa lên, nên để ở chế độ riêng tư, để người lạ không xem được. Cũng nên hạn chế đăng (hoặc tag) ảnh chính diện của trẻ nhỏ, người thân trong gia đình. 2.3.2.2 Xác minh bạn bè: Chỉ nên kết bạn với những người thân, quen biết ở ngoài đời. Xác minh với bạn bè, người thân trước khi kết bạn trên mạng xã hội. Nên thiết lập chế độ để giới hạn những ai/ứng dụng nào được phép xem thông tin của bạn. 4
  5. 2.3.2.3 Thiết lập an toàn cho tài khoản Facebook: Đầu tiên là mọi người dùng đều nên cài đặt chế độ cảnh báo đăng nhập. Với tính năng này, bạn sẽ nhận được một thông báo mỗi khi một ai đó (hoặc bạn vào các thời điểm) đăng nhập vào tài khoản Facebook từ một máy tính hoặc thiết bị không rõ. Thông báo này sẽ hiển thị rõ thông tin về thời gian, địa điểm và thiết bị mà tài khoản Facebook của bạn vừa đăng nhập. Qua đó giúp bạn kiểm tra được ngay nếu có ai đó chiếm tài khoản của bạn. 2.3.2.4 Thiết lập quyền riêng tư: Trong phần Quyền riêng tư, giới hạn người xem cho các bài viết trong tương lai tại phần "Ai có thể thấy các bài đăng sau này của bạn?". Kiểm tra các hoạt động của tài khoản Facebook tại mục "Sử dụng nhật ký hoạt động". Ẩn các bài viết cá nhân tại dòng thời gian hoặc thiết lập chế độ chỉ cho phép bạn bè đọc. 2.3.2.5 Kiểm tra lại phần hiển thị của các thông tin cá nhân: Click vào Dòng thời gian và gắn thẻ, chọn "Xem với tư cách là" để thấy được những thông tin cá nhân của mình hiển thị với bạn bè, người lạ trên Facebook như thế nào. Truy cập Bảo mật rồi chọn "Địa điểm bạn đã đăng nhập" để xem xét các truy cập đối với tài khoản Facebook của mình. Khi xuất hiện các truy cập bất thường, click vào "kết thúc hoạt động" để ngăn chặn. 2.3.2.6 Sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: Tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một mật khẩu cho mỗi trang web. 2.3.3 Ví dụ: 2.3.3.1. Bảo mật thông tin cá nhân: Bạn luôn nhận được những cuộc gọi tiếp thị bán hàng, đăng kí các dịch vụ dù bạn không hề quan tâm và đăng kí để được tư vấn. Điều này chứng tỏ thông tin cá nhân của bạn đang bị lộ cho bên thứ ba mà bạn không hề biết. Không những bị làm phiền từ các cuộc gọi mà những dữ liệu cá nhân bị rò rỉ như: mật khẩu, địa chỉ, số điện thoại, căn cước công dân,... luôn là món mồi béo bở đối với tin tặc đồng thời gây nên những rủi ro cực kỳ nguy hiểm đối với người dùng internet bị rò rỉ thông tin. Phổ biến nhất chính là dùng chính những thông tin mà bạn lưu lại trên inernet để bán cho bên tội phạm thứ 3 để ăn cắp danh tính vay tiền, lừa đảo, rút tiền,... Khi đó cần thực hiện một số giải pháp sau: - Trình báo cơ quan có thẩm quyền hoặc Bộ Y tế để được trợ giúp cụ thể. - Thông báo cho gia đình, người thân, bạn bè để cùng nhau cảnh giác. 5
  6. - Theo dõi tài khoản ngân hàng, đặt biệt là các giao dịch lạ xem có thay đổi gì không để kịp thời thông báo cho ngân hàng xử lý. - Thay đổi các mật khẩu trên mạng xã hội cũng như các ứng dụng khác thành mật khẩu mạnh, sử dụng bảo mật hai lớp,... - Cảnh giác đối với các số điện thoại lạ đường link lạ, phòng ngừa tin tặc giả mạo. 2.3.3.1.1. Không nhấp vào các đường link lạ trên các trang mạng xã hội Nếu bạn lên mạng xã hội mà có các đường link kiểu giật gân thì bạn cần kiểm tra tên miền trước trên công cụ tìm kiếm của google nhằm biết được xếp hạng uy tín của đường link này. Vì khi bạn nhấp vào các đường link lạ thì kẻ xấu sẽ lấy cắp toàn bộ thông tin của bạn. Do nhu cầu khám phá thông tin ngày càng nhiều, nhất là giới trẻ học sinh, từ đó kẻ xấu xuất hiện trên mạng xã hội gia tăng đột biến. Có người sau khi nhấp vào đường link lạ để tò mò cứ theo sự hướng dẫn các bước thực hiện của kẻ lừa đảo mà tài khoản ngân hàng bị ăn cắp trong một giây lát. Có trường hợp nó bảo nhấp vào đường link để nhận món quà bất ngờ, chỉ vì sự tin tưởng dại dột mà sau khi thực hiện các bước của kẻ lừa đảo để rồi người bị hại đã chuyển khoản cho nó. 2.3.3.1.2 Sử dụng mật khẩu mạnh: Nhiều người thường đặt mật khẩu và họ tên, ngày sinh, hay dãy số 123456789…, đó là một sai lầm đáng tiếc vì kẻ gian dễ dàng đánh cắp. Bởi vậy, bạn cần đặt mật khẩu gồm: Ký tự hoa, ký tự thường, số và ký tự đặc biệt. Ví dụ: Bg6538@@ 2.3.3.1.3 Thay đổi mật khẩu định kỳ: Khoảng vài tháng bạn cần thay đổi mật khẩu 1 lần tránh kẻ xấu đoán được mật khẩu của bạn. 2.3.3.1.4. Không nên tin tưởng với người lạ qua mạng Với những người mới quen biết qua mạng, bạn cần phải hết sức đề cao cảnh giác và không bao giờ cung cấp bất cứ thông tin của mình cho họ. Với những người bạn thân quen mà có những biểu hiện nghi ngờ thì bạn cũng hết sức cảnh giác vì có thể những tài khoản này đang bị kẻ xấu điều khiển. 6
  7. 2.3.3.1.5 Không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội Nếu bạn hay chia sẻ những hoạt động, việc làm của mình, công khai lên mạng mình đang ở đâu, làm gì thì kẻ xấu vào theo dõi, biết lịch trình của mình và rồi nó sẽ gây nhiều phiền toái cho mình. Ví dụ: Có người khoe đang ở ngân hàng rút một khoản tiền rất lớn đăng lên mạng xã hội thì vô tình kẻ trộm nó sẽ theo dõi mình từng ngày và đến lúc nó sẽ tìm cách để chiếm lấy tiền của mình. 2.3.3.1.6 Luôn kiểm tra website cung cấp dịch vụ Hiện nay, có một số website giả danh trên môi trường mạng nhằm chiếm lấy thông tin và quyền truy cập vào các dữ liệu quan trọng của bạn như tài khoản mạng xã hội. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra lại bằng google tìm kiếm để biết được đây có phải là website chính thống hay không. 2.3.3.1.7 Nên đăng xuất sau khi sử dụng các trang mạng xã hội. Khi thực hiện đăng nhập sử dụng các dịch vụ trên mạng hay liên kết với các tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch với thiết bị công cộng bạn nên đăng xuất sau khi sử dụng xong. Việc duy trì kết nối có thể biến bạn trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ thông qua các lỗ hổng bảo mật. 2.3.3.1.8 Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm lạ, không rõ nguồn gốc. Bạn tuyệt đối không nên cài đặt các phần mềm lạ trên mạng xã hội, vì có thể sau khi bạn cài đặt các phần mềm này nó sẽ điều khiển thiết bị của bạn hoặc nó định vị vị trí của bạn. Bạn nên cài đặt các phần mềm chính thống. 2.3.3.1.9 Đọc kỹ các điều khoản trước khi sử dụng. Khi sử dụng bất kỳ ứng dụng nào trên mạng xã hội thì bạn nên đọc kỹ vì những ứng dụng này đang thu thập mọi thông tin từ bạn, vì vậy bạn nên từ chối sử dụng các điều khoản này để bảo mật thông tin của bạn. 2.3.3.1.10 Nên cài đặt các phần mềm diệt virus uy tín Bạn nên cài đặt trên thiết bị điện thoại/máy tính phần mềm diệt virus uy tín để nó phát hiện nhanh các mã độc (malware) đang hoạt động trong thiết bị của bạn, đồng thời sẽ có phương hướng giải quyết tiếp theo nhanh chóng. 2.3.3.2 Xác minh bạn bè: 2.3.3.2.1 Không nên kết bạn với người lạ trên mạng Việc xác minh bạn bè trên mạng xã hội là rất quan trọng. Vì nếu bạn kết bạn tràn lan trên mạng xã hội thì dễ bị kẻ xấu lừa đảo. 7
  8. Nếu bạn kết bạn trên facebook với một người nước ngoài khác giới thì có thể bạn dễ bị gài bẫy là chúng sẽ lừa tình sau đó lừa tiền. Nó sẽ giả vờ nhắn tin yêu đương, khi biết bạn có tình cảm với nó thì nó sẽ lừa chuyển quà khủng, bạn muốn lấy được món quà này thì phải mất phí và không chỉ mất phí một lần mà rất nhiều lần. Có người đã bị nó lừa cả chục tỷ đồng. Nếu gặp trường hợp này bạn phải báo và làm việc với công an để nhờ công an giải quyết. Có người kết bạn với người lạ, nó thường xuyên hỏi thăm bạn đang làm gì, ở đâu, giả vờ kết thân bạn để thăm dò mọi thông tin của bạn như anh em, bạn bè người thân của bạn, sau một thời gian nó bán bạn cho một môi giới nào đó, bạn đến đó không biết ở đâu, không quen biết ai, và rồi bạn bị mất tích một cách bí ẩn. 2.3.3.2.2 Không nên chấp nhận lới mời kết bạn khi chưa xác minh họ là ai Hiện nay, kẻ xấu thường lên mạng xã hội đăng ảnh đại diện rất đẹp, sang chảnh, tỏ vẻ họ là người thành đạt để được nhiều người kết bạn, là cái bẫy dễ lừa đảo, vì vậy bạn hết sức tỉnh táo, phải tìm hiểu trước họ là ai rồi mới chấp nhận kết bạn. 2.3.3.2.3 Người kết bạn lại lấy ảnh người thân quen. Có thể kẻ lừa đảo sẽ tìm hiểu bạn bè của bạn qua mạng xã hội, nó có thể lấy ảnh đại diện là một người bạn mà bạn quen biết để rồi dần dần làm quen với bạn. Trên mạng xã hội bạn nên ẩn bạn bè của mình, để người khác không biết ai là bạn của bạn trên mạng xã hội. 2.3.3.3 Thiết lập an toàn cho tài khoản Facebook: Nếu bạn sử dụng facebook mà không biết bảo vệ tài khoản facebook an toàn thì dễ bị kẻ xấu đột nhập vào facebook của bạn và nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, người thân của mình để vay tiền. Khi gặp trường hợp này bạn phải vào facebook bảo vệ 2 lớp, đổi lại mật khẩu an toàn bao gồm chữ cái in hoa, chữ cái in thường, chữ số, ký tự đặc biệt. 2.3.3.3.1. Sử dụng tên thật Bạn nên đặt tên facebook là tên thật của mình và xác nhận số căn cước công dân sẽ giúp tài khoản của bạn an toàn hơn. Ngoài ra nó cũng giúp bạn tránh trường hợp bị báo cáo do sử dụng tên giả. Cách thay đổi tên: Vào facebook/Cài đặt/Chung/ở phần tên bạn ấn vào chỉnh sửa và thay đổi nó. 8
  9. 2.3.3.3.2. Tên đăng nhập là tên thật dễ nhớ và ngắn gọn Hãy đặt tên đăng nhập tài khoản của mình là tên thật và ngắn gọn để dễ nhớ, có thể là số điện thoại, gmail hay biệt danh của bạn vì sẽ có những trường hợp bạn quên đi mật khẩu của mình thì tên tài khoản dễ nhớ sẽ cứu cánh cho bạn. Cách đặt tên đăng nhập: Vào Facebook/Cài đặt/Chung/Bấm chỉnh sửa ở tên người dùng và chỉnh sửa. 2.3.3.3.3 Sử dụng đến phần liên hệ trong cài đặt Người dùng nên thiết lập 2 tài khoản email trên facebook, bao gồm một email chính và một email phụ. Vì khi bị ngắt liên kết với email chính, facebook vẫn cho phép người dùng một tuần để yêu cầu kháng lại bằng email phụ. Nếu khi tài khoản facebook có vấn đề gì mà email chính không sử dụng được thì bạn sử dụng email phụ. Cách thực hiện: Vào Facebook/Cài đặt/Chung/Thêm email ở mục liên hệ. Bạn cũng nên thiết lập số điện thoại trên facebook vì nó giúp bạn tìm lại tài khoản facebook nếu bị mất. 2.3.3.3.4. Cách đặt mật khẩu trên facebook Bạn không nên đặt mật khẩu dễ đoán như họ tên, ngày sinh, số điện thoại của mình mà bạn cần đặt mật khẩu facebook bao gồm: ký tự hoa, ký tự thường, số, ký tự đặc biệt. Ví dụ: Bk@1698 Cách thực hiện: Vào Facebook/Cài đặt/Bảo mật và đăng nhập/Gõ mật khẩu mạnh. 2.3.3.3.5 Bật bảo mật xác thực 2 yếu tố Sau khi kích hoạt tính năng, mỗi lần đăng nhập vào một thiết bị lạ, ngay lập tức thông báo sẽ được gửi về thiết bị tin cậy, theo đó thiết bị này đã được thiết lập trước. Cách thực hiện: Vào Facebook/Cài đặt/Bảo mật và đăng nhập/Sử dụng xác thực 2 yếu tố. 2.3.3.3.6 Chọn từ 3 đến 5 người bạn tin cậy Bạn bè tin cậy sẽ giúp bạn lấy lại tài khoản facebook bị mất. Do đó sẽ giảm đi khả năng hack tài khoản của các hacker. Cách thực hiện: Vào Facebook/Cài đặt/Bảo mật và đăng nhập/Chọn 3 đến 5 người bạn để liên hệ nếu tài khoản facebook của bạn bị khóa thì kích hoạt chức năng này là được. 9
  10. 2.3.3.3.7 Tránh sử dụng các ứng dụng không có nguồn gốc rõ ràng Khi bạn cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc thì buộc bạn phải trải qua các bước xác nhận cung cấp các thông tin cho ứng dụng. Điều này có thể khiến tài khoản bị lộ token, các hacker dễ dàng ăn cắp tài khoản facebook của bạn. Cách thực hiện: Vào Facebook/Cài đặt/Ứng dụng và trang web. 2.3.3.4 Thiết lập quyền riêng tư Khi bạn đăng lên facebook một sự kiện hoặc một tấm ảnh nào đó mà để chế độ công khai thì dễ bị kẻ xấu truy tìm thông tin của bạn để lừa đảo. Vì vậy, bạn phải cài chế độ quyền riêng tư là ai có thể vào xem thông tin mà bạn đăng, đó có thể là bạn bè chứ không phải tất cả mọi người. Có nhiều link trên facebook khi ai đó truy cập vào thì nó sẽ đánh cắp tài khoản facebook. Hoặc có những bạn trẻ bị kẻ xấu gắn link game ăn tiền. Một vài lần chơi đầu nó cho người chơi thắng vài trăm nghìn để khi người chơi nạp tiền mấy chục triệu trở lên thì sẽ bị thua hết tài khoản. Đây là chiêu trò lừa đảo thế hệ trẻ học sinh còn non dại, dễ bị dụ dỗ vào bẫy của chúng, nên tuyên truyền cho các em khi học bài mạng Internet để các em không bị mắc bẫy của kẻ lừa đảo. 2.3.3.5 Kiểm tra lại phần hiển thị của các thông tin cá nhân Thông tin cá nhân trên facebook hay zalo…không nên chính xác, công khai cho mọi người biết, vì nếu vậy thì dễ bị kẻ xấu truy tìm thông tin của mình và lừa đảo tài sản, tiền bạc…Ví dụ bạn công khai số điện thoại thì kẻ xấu vào gọi làm phiền và lừa tiền. Vì vậy, thông tin cá nhân nên bí mật. Cách xem thông tin trên facebook: - Mở Facebook. - Nhấn vào dấu 3 gạch ở góc trên bên phải facebook. - Nhấn vào trang cá nhân của bạn. - Nhấn vào xem thông tin giới thiệu của bạn. - Chọn thông tin bạn muốn chỉnh sửa. - Nhấn vào biểu tượng cái bút/Chọn chỉnh sửa hoặc nhấn Thêm ở từng thông tin để thêm mới thông tin. Có nhiều thông tin bạn cần chỉnh sửa gồm: - Công việc của bạn. - Học vấn: Tên trường THCS, THPT, Đại học với chuyên ngành cụ thể. - Nơi từng sống: Tỉnh, thành phố nơi bạn đang sống hoặc quê quán của bạn. - Thông tin liên hệ: Số điện thoại, địa chỉ, địa chỉ mail,…của bạn. 10
  11. - Thông tin cơ bản: Giới tính và ngày tháng năm sinh của bạn. - Các tên khác: Biệt danh trên facebook của bạn. - Mối quan hệ: Tình trạng mối quan hệ hiện tại của bạn là độc thân hay đã kết hôn, hẹn hò… - Thành viên trong gia đình: Nhập tên thành viên, chọn mối quan hệ hiện tại là bố, mẹ, anh, chị em ruột… Cuối cùng bạn ấn lưu. Sau khi nhập thông tin cá nhân mà bạn muốn chỉnh sửa hoặc thêm mới, bạn có thể tùy chỉnh quyền riêng tư để chọn ai có thể xem được thông tin của bạn. Phần thông tin cá nhân bạn nên để quyền riêng tư là chỉ mình tôi thì không ai có thể biết mọi thông tin trên trang facebook của bạn. Điều đó sẽ tránh được những kẻ xấu muốn truy cập vào facebook của bạn để lấy thông tin. 2.3.3.6 Sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: Nếu bạn cài mật khẩu facebook đơn giản như họ tên, ngày sinh thì dễ bị lộ và kẻ xấu vào hack facebook của mình để nhắn cho bạn bè, người thân vay tiền… Vì vậy, mật khẩu facebook phải đặt gồm: chữ in hoa, chữ in thường, chữ số và ký tự đặc biệt. 2.3.3.7 Cách cài đặt bảo mật cho zalo đúng cách, giúp bạn nhắn tin an toàn nhất: 2.3.3.7.1 Nâng cấp mã hóa đầu cuối: Mã hóa đầu cuối giúp các cuộc trò chuyện của bạn bảo mật tuyệt đối. Tin nhắn được mã hóa khi gửi và nhận. Điều này giúp cuộc trò chuyện của bạn an toàn hơn rất nhiều. Người ngoài cuộc trò chuyện, kể cả zalo không đọc được tin nhắn. Cách mã hóa tin nhắn zalo: - Bạn hãy cập nhật phiên bản zalo mới nhất trên điện thoại và máy tính bạn đã đăng nhập zalo trong vòng 7 ngày gấn nhất. - Mở cuộc trò chuyện bạn muốn, chọn mục tùy chọn/Mã hóa đầu cuối. - Bạn sẽ được zalo giới thiệu về tính năng này, nhấn Nâng cấp mã hóa đầu cuối là xong. Quá trình nâng cấp sẽ không thành công nếu người kia chưa cập nhật zalo phiên bản mới. 2.3.3.7.2 Kiếm soát quyền xem nhật ký Nhật ký zalo là nơi lưu giữ lại những khoảnh khắc, những kỷ niệm đáng nhớ hay những tâm sự riêng của bản thân mỗi người dùng. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập cho phép ai được quyền xem nhật ký của bạn hoặc thiết lập nhật ký của mình hiển thị trong một khoảng thời gian cụ thể ví dụ như 1 tuần, 1 tháng hay một khoảng thời gian nào đó. 11
  12. Cách thiết lập quyền xem nhật ký zalo: Mở Zalo/Cài đặt/Quyền riêng tư/Cho phép bạn bè xem nhật ký/Tiến hành điều chỉnh thời gian xem. Khi đó bạn bè trên zalo chỉ xem được nhật ký mà bạn đăng tải trong khoảng thời gian bạn thiết lập, còn lại những nhật ký khác sẽ bị ẩn, chỉ có bạn mới xem được. 2.3.3.7.3 Mở “Tin nhắn tự xóa” Tự động xóa tin nhắn trên zalo giúp bạn bảo vệ được cuộc trò chuyện có tính riêng tư, bạn có thể bật tính năng này lên để hạn chế được thông tin cuộc trò chuyện bị lộ ra ngoài một cách an toàn tuyệt đối. a. Cách thực hiện thiết lập tin nhắn tự xóa trên zalo điện thoại: Mở Zalo trên điện thoại/Chọn cuộc hội thoại tin nhắn mà bạn muốn thiết lập tự xóa/Nhấn vào menu bên phải trên cùng/Lướt xuống dưới cùng/Chọn Tin nhắn tự xóa/Thiết lập thời gian tự động xóa. b. Cách nhắn tin tự xóa trên Zalo máy tính: Bạn mở Zalo trên máy tính/Mở cuộc hội thoại mà bạn muốn thiết lập tin nhắn tự xóa/ Thiết lập thời gian. 2.3.3.7.4 Cài đặt nguồn kết bạn Zalo có thể kết bạn thông qua số điện thoại, tên người dùng, mã QR, nhóm chung, danh thiếp hoặc đề xuất người quen. Tuy nhiên bạn không muốn kết bạn nhiều thì thực hiện: Vào Zalo/Chọn Cá nhân/Vào biểu tượng cài đặt phía trên bên phải màn hình/Chọn quyền riêng tư - Chọn nhận lời mời kết bạn từ các nguồn/Tắt đi các nguồn mà bạn không muốn. 2.3.3.7.5. Đăng xuất từ xa Zalo cho phép bạn có thể xem lại những thiết bị mà bạn đã đăng nhập tài khoản một cách dễ dàng và từ đó đăng xuất từ xa tài khoản của mình. Để xem tài khoản zalo của mình đăng nhập những thiết bị nào thì thực hiện: Bạn mở Zalo trên điện thoại/Cá nhân/Cài đặt/Quyền riêng tư/Lịch sử đăng nhập/Xem lịch sử đăng nhập của mình, muốn đăng xuất tài khoản thì ấn vào đăng xuất. 12
  13. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 2.4.1 Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến: Tôi đã thực hiện 2 phiếu khảo sát trên google form: Một phiếu khảo sát dành cho giáo viên Trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An theo đường link https://forms.gle/wN9FByrmCxkhQiBD9. Một phiếu khảo sát dành cho học sinh Trường THPT Anh Sơn 3 ở một số lớp theo đường lnk: https://forms.gle/fASbcdiguBPYnj7W9 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên một số Trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An: Có 36 giáo viên được khảo sát gồm các trường: THPT Anh Sơn 3, THPT Anh Sơn 1, THPT Con Cuông, THPT Hà Huy Tập, THPT Thanh Chương 1, THPT Đô Lương 1, THPT Nguyễn Sỹ Sách. Trong phần khảo sát dành cho giáo viên THPT tôi đã đưa ra 2 câu hỏi: Câu 1: Theo thầy (cô) chúng ta có cần các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin trên mạng xã hội hay không? Ở câu 1 có 36 giáo viên đưa ra câu trả lời/36 giáo viên được khảo sát trong đó có 30/36 giáo viên chọn phương án rất cần thiết chiếm tỷ lệ 83.3% và 6/36 giáo viên chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 16.7%, không có giáo viên nào chọn mục không cần thiết chiếm tỷ lệ 0%, không có giáo viên nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. Câu 2: Tuyên truyền các biện pháp để bảo mật thông tin trên mạng xã hội cho mọi người có khả thi không? Ở câu 2 có 36/36 giáo viên đưa ra câu trả lời trong đó có 29 /36 giáo viên chọn phương án rất cần thiết chiếm tỷ lệ 80.6%, còn lại có 7/36 giáo viên chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 19.4%, không có giáo viên nào chọn mục không cần thiết chiếm tỷ lệ 0%, không có giáo viên nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. 13
  14. 14
  15. 15
  16. 16
  17. 17
  18. 18
  19. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của SKKN “Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội” (Dành cho học sinh THPT Trường THPT Anh Sơn 3). Có 83 em được khảo sát tại các lớp : 11C3, 11C5, 12C2, 12C3, 12C4 và 12C7 với 5 câu hỏi: Câu 1: Theo em, khi sử dụng mạng xã hội chúng ta có cần phải có các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội hay không? Ở câu 1: có 80/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 90.9%, có 8/88 em chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 9.1%, không có em nào chọn phương án không cần thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. Câu 2: Theo em, đề tài "Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin trên mạng xã hội" áp dụng trong mỗi học sinh chúng ta có khả thi không? Ở câu 2 có 64/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 72.7%, có 24/88 em chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 27.3%, không có em nào chọn phương án không cần thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. Câu 3: Theo em, sau khi cô chia sẻ đề tài "Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin trên mạng xã hội" bản thân em thấy hiệu quả của đề tài này có cấp thiết hay không khi em lên mạng xã hội? Ở câu 3 có 68/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 77.3%, có 20/88 em chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 22.7%, không có em nào chọn phương án không cần thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. Câu 4: Sau khi cô dạy cho chúng ta đề tài " Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin trên mạng xã hội" bản thân em thấy đề tài này có khả thi hay không khi em lên mạng xã hội? Ở câu 4 có 62/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 70.5%, có 26/88 em chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 29.5%, không có em nào chọn phương án không cần thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. Câu 5: Theo em, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, chúng ta có cần thiết biết đến những tác hại khi sử dụng mạng xã hội hay không? Ở câu 5 có 73/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 83%, có 15/88 em chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 17%, không có em nào chọn phương án không cần thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1